Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBất ngờ trường tỉnh doanh thu gần 400 tỉ đồng

Bất ngờ trường tỉnh doanh thu gần 400 tỉ đồng


Bất ngờ trường tỉnh doanh thu gần 400 tỉ đồng- Ảnh 1.

Một tiết học nghiệp vụ ngân hàng của sinh viên ngành tài chính ngân hàng, khoa kinh tế Trường ĐH Thủ Dầu Một – Ảnh: QA

Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, TS NGUYỄN QUỐC CƯỜNG – hiệu trưởng Trường ĐH Thủ Dầu Một (TDMU) – cho biết có được doanh thu lớn như vậy là do thực hiện tự chủ, trường chuyển từ tư duy quản lý sang tư duy phục vụ, phụng sự người học.

Từ tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng đều chuyển từ tư duy quản lý sang tư duy phục vụ và phụng sự. Công tác quản trị của trường đã có bước chuyển từ mô hình hành chính sang mô hình dịch vụ giáo dục và đào tạo, cung cấp dịch vụ tốt đến giảng viên và người học.

TS NGUYỄN QUỐC CƯỜNG

Doanh thu phần lớn đến từ học phí

* Trong bối cảnh Nhà nước đẩy mạnh tự chủ đại học, là trường đại học trực thuộc UBND tỉnh, trường có những thuận lợi và khó khăn gì, thưa ông?

Bất ngờ trường tỉnh doanh thu gần 400 tỉ đồng- Ảnh 2.

TS NGUYỄN QUỐC CƯỜNG

-Trước hết phải khẳng định tự chủ là thuộc tính vốn có của giáo dục đại học. Thực hiện tự chủ là xu thế tất yếu và cũng là mục tiêu, nhiệm vụ mà TDMU xác định từ rất sớm. 

Tháng 7-2019 khi Luật GDĐH có hiệu lực, TDMU báo cáo với Bộ GD-ĐT, UBND tỉnh và công bố thực hiện tự chủ đại học. Năm 2022, trường tự chủ tài chính chi thường xuyên.

Tự chủ đại học vừa là cơ hội, động lực và cũng là thách thức. Cơ hội, động lực là trường sẽ chủ động, năng động, sáng tạo, kịp thời đưa ra các quyết định trong tuyển sinh, tổ chức đào tạo; các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, kết nối doanh nghiệp, hợp tác quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động; chủ động trong việc huy động các nguồn nhân lực, tài chính góp phần nâng cao chất lượng hoạt động.

Tuy nhiên, tự chủ đại học cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Trước hết là phải bảo đảm chất lượng, liên tục cải tiến, nâng cao các mặt hoạt động và hội nhập quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, càng khắt khe của thị trường lao động; yêu cầu về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình với người học và xã hội ngày càng cao. Đây là những thách thức mà trường phải phấn đấu, chắc chắn phải thực hiện đúng và đủ.

* Doanh thu năm học 2022-2023 của trường gần 400 tỉ đồng, phần lớn vẫn đến từ học phí. Ông đánh giá thế nào về kết quả này của trường và vấn đề tự chủ tài chính của đại học nói chung?

-Theo Bộ GD-ĐT, đến nay có khoảng 35% số trường đại học tự bảo đảm chi thường xuyên; số trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư chưa nhiều. Nguồn thu chủ yếu từ học phí là một thách thức chung của giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh tự chủ. TDMU nằm trong nhóm các trường đảm bảo chi thường xuyên từ năm 2022 và là một trong số ít trường đại học trực thuộc UBND tỉnh sớm tự chủ tài chính.

Nguồn thu từ học phí là chính cũng là điều tất yếu. Bởi sứ mệnh đầu tiên của một trường đại học là đào tạo, sản phẩm chính mà trường cung ứng cho xã hội chính là sản phẩm đào tạo, tức sinh viên và học viên ra trường. Thu từ học phí là tiền đề rất quan trọng để TDMU tự chủ tài chính. Đây là động lực, giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động.

* Vậy Trường ĐH Thủ Dầu Một đã có những giải pháp nào để nâng cao chất lượng, thưa ông?

-TDMU đã và đang có những bước chuyển mạnh trong các mặt hoạt động. Từ tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng đều chuyển từ tư duy quản lý sang tư duy phục vụ và phụng sự. Công tác quản trị của trường đã có bước chuyển từ mô hình hành chính sang mô hình dịch vụ giáo dục và đào tạo, cung cấp dịch vụ tốt đến giảng viên và người học.

Tự chủ tài chính cũng tác động đáng kể đến nhận thức và hành động trong việc xác lập mối quan hệ giữa nhà trường với các bên liên quan, nhà trường với doanh nghiệp và xã hội.

Đối với một trường đại học, đúng là nếu chỉ có nguồn thu từ học phí thì sự phát triển chưa vững chắc. Tuy nhiên, nỗ lực của TDMU thời gian qua về cơ bản đã thể hiện đúng tinh thần, quan điểm của nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của Đảng; nghị quyết 19/2017 về nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp.

Bất ngờ trường tỉnh doanh thu gần 400 tỉ đồng- Ảnh 5.

Sinh viên Trường đại học Thủ Dầu Một thực hành tại trường

Lợi thế của đại học địa phương

* Trường có kế hoạch nào để thay đổi tỉ lệ các nguồn thu của trường trong thời gian tới?

Bất ngờ trường tỉnh doanh thu gần 400 tỉ đồng- Ảnh 6.

– Đa dạng hóa nguồn thu, tăng nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ đại học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nhà trường.

Hiện nay, trường đã và đang tái cấu trúc các mặt hoạt động hướng đến tự chủ sâu: Trường tự chủ, phân quyền tự chủ đến các đơn vị, rõ vị trí việc làm, rõ KPIs của từng vị trí việc làm để từ đó nâng cao năng suất, hiệu suất làm việc, nâng cao chất lượng phục vụ. 

Trường đang xây dựng đề án đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó tính tới việc mở rộng không gian phát triển, mở ra lĩnh vực hoạt động mới, tăng cường các hoạt động dịch vụ giáo dục để đa dạng hóa nguồn thu.

* Nhiều ý kiến cho rằng chất lượng đào tạo của trường đại học ở tỉnh có khoảng cách so với trường ở thành phố lớn. Ông đánh giá nhận định này thế nào và giải pháp của trường cho vấn đề này?

– Với môi trường như tỉnh Bình Dương hiện nay, Trường đại học Thủ Dầu Một không cho rằng chất lượng đào tạo ở tỉnh lại khác biệt với chất lượng đào tạo ở thành phố lớn. Trường đại học địa phương có sứ mệnh, lợi thế và cơ hội của trường đại học địa phương. 

Chúng tôi có lợi thế “trong lòng cộng đồng”, nhà trường dễ dàng thấu hiểu những vấn đề của địa phương, những tín hiệu kinh tế xã hội của địa phương để từ đó thiết kế chương trình và đổi mới nội dung giảng dạy phù hợp, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cho địa phương.

Thực tiễn đào tạo của Trường đại học Thủ Dầu Một đã kiểm nghiệm. Tỉ lệ sinh viên thường trú tại Bình Dương luôn chiếm trên 60% quy mô đào tạo của trường; kế đến là Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai…. 

Các em là người dân Bình Dương, sinh trưởng và học tập ở Bình Dương. Ngoài việc am hiểu tường tận đời sống xã hội ở địa phương, các em còn tự thiết lập mạng lưới “khách hàng” như một lẽ tự nhiên, từ gia đình, họ hàng đến bạn bè.

Khi một doanh nghiệp, tổ chức tuyển dụng, các em sinh viên này luôn luôn được một số điểm ưu tiên nhất định. Một tỉnh năng động và là “thủ phủ công nghiệp” của cả nước, với trên 30.000 doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài lớn như Bình Dương, chúng ta không quá lo lắng về điều kiện cọ xát thực tế của sinh viên so với các thành phố lớn.

Tuy nhiên, trường cũng thường xuyên quan tâm, cập nhật thông tin, kết nối sát sao để tạo môi trường sống và học tập cho sinh viên theo hướng cọ xát thực tế nhiều hơn, tự tin và có khả năng làm việc độc lập.

Đóng góp cho phát triển của tỉnh và Đông Nam Bộ

* Những năm gần đây, số lượng công bố quốc tế của trường có tín hiệu tích cực so với trước đây. Đây hoàn toàn là năng lực nội bộ của trường hay có sự hợp tác như một số trường đại học khác?

-Trường đại học Thủ Dầu Một chủ trương hợp tác trong nhiều hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Kết quả công bố quốc tế của trường trong thời gian gần đây là một phần của sự hợp tác trong hoạt động khoa học. Nhờ có hoạt động hợp tác mà tỉ lệ giảng viên công bố quốc tế của trường không ngừng tăng, đến nay đã hình thành các nhóm nghiên cứu, công bố quốc tế khá thuần thục.

Đóng góp của trường cho kinh tế xã hội của tỉnh, của vùng Đông Nam Bộ rõ nét hơn thông qua các đề tài nghiên cứu được ứng dụng và chuyển giao, thông qua những hội thảo, những tư vấn, khuyến nghị về chính sách…



Nguồn: https://tuoitre.vn/bat-ngo-truong-tinh-doanh-thu-gan-400-ti-dong-20240723084831243.htm

Cùng chủ đề

Vì sao đại học thu sai 37 tỷ học phí nhưng không trả lại sinh viên?

Sáng nay (16/10), trao đổi với PV VietNamNet, đại diện truyền thông của Trường ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho hay, liên quan đến thông tin nộp vào ngân sách Nhà nước 37 tỷ đồng thu sai học phí của sinh viên gây xôn xao, nhà trường sẽ có thông cáo báo chí để lý giải. Trước đó, Trường ĐH Thủ Dầu Một đã nộp vào ngân sách Nhà nước 37 tỷ đồng. Đây là số tiền được...

Trường ĐH Thủ Dầu Một nộp ngân sách 37 tỷ thu sai học phí

Sáng nay (16/10), trao đổi với PV VietNamNet, đại diện truyền thông của Trường ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho hay, liên quan đến thông tin nộp vào ngân sách Nhà nước 37 tỷ đồng thu sai học phí của sinh viên gây xôn xao, nhà trường sẽ có thông cáo báo chí để lý giải. Trước đó, Trường ĐH Thủ Dầu Một đã nộp vào ngân sách Nhà nước 37 tỷ đồng. Đây là số tiền được...

Thu sai học phí 37 tỉ đồng nhưng không trả sinh viên, Trường đại học Thủ Dầu Một nói gì?

Ngày 15-10, liên quan thông tin Trường đại học Thủ Dầu Một (trường công lập trực thuộc UBND tỉnh Bình Dương) thu sai học phí 37 tỉ đồng nhưng nộp lại ngân sách chứ không trả sinh viên, lãnh đạo nhà trường đã có phản hồi. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, TS Đoàn Ngọc Xuân - hiệu trưởng Trường đại học...

Nhiều nhà khoa học hàng đầu sắp đến Bình Dương hiến kế phát triển TDTT

Vào lúc 7g30 ngày 29-3-2024 tại Hội trường Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương (đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) sẽ diễn ra Tọa đàm khoa học Đề án Phát triển Thể dục thể thao tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: Kết quả bước đầu và những vần đề đặt ra. Buổi Tọa đàm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP.HCM tăng quy mô chương trình bình ổn thị trường

Theo ngành công thương TP.HCM, năm 2025 TP sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm soát chất lượng hàng hóa, chương trình bình ổn thị trường, hoạt động xuất khẩu nhằm kiềm chế lạm phát, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của TP. ...

Chủ đầu tư hóa dầu Long Sơn 5 tỉ USD tiết lộ kế hoạch tái vận hành

Dự án hóa dầu Long Sơn với tổng mức đầu tư 5 tỉ USD phải ngưng vận hành thương mại sau thời gian ngắn đi vào hoạt động, chủ đầu tư đã lên tiếng về khả năng vận hành trở lại của nhà máy này. ...

Hai nữ đại gia kín tiếng chi nửa nghìn tỉ nắm vốn Địa ốc Hoàng Quân

Chi tiết vốn góp chủ sở hữu Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân có sự thay đổi. Bà Phan Thị Thanh Ngà và Nguyễn Thị Ngọc là những cổ đông mới xuất hiện, với số tiền góp hơn 520 tỉ đồng. ...

Độc lạ dịp Valentine: nhẫn chỉ mua 1 lần, uống trà sữa được tặng sổ chứng nhận tình yêu

Không chỉ 'đua' tung khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn dành cho các cặp đôi dịp Valentine, nhiều thương hiệu năm nay còn sáng tạo những ý tưởng kinh doanh độc đáo, mang đến trải nghiệm bất ngờ cho khách hàng. Bên cạnh ra...

Đề xuất áp dụng mô hình trường THCS trong Trường THPT chuyên Chu Văn An

Đây là chia sẻ của ông Trần Thế Cương, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tại lễ công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An sáng 13-2. Phát biểu...

Bài đọc nhiều

Bộ GD&ĐT cho phép tổ chức dạy thêm học sinh cuối cấp

Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh thành cấp kinh phí cho các trường tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh hoàn cảnh khó khăn, học sinh cuối cấp. Nội dung trên được nêu trong công văn Bộ GD&ĐT gửi đến các địa phương ngày 11/2, về việc tăng cường chỉ đạo giáo dục phổ thông.Theo đó, Bộ đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các trường tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh,...

Hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, giúp học sinh chú tâm học tập

  Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm. Thông tư này quy định “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Hiện nay, nhiều trường học đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh sử...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Bộ GD-ĐT yêu cầu tuyển sinh đầu cấp không gây áp lực học thêm

Bộ GD-ĐT vừa có công văn về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Bộ GD-ĐT cho hay, Bộ đã ban hành văn bản quy định, hướng dẫn về thực hiện hiệu quả quản trị nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, thực hiện công tác tuyển sinh đầu cấp và thi tốt nghiệp THPT... theo Chương trình phổ thông 2018, đồng...

Lịch nghỉ hè năm học 2024-2025 của học sinh cả nước

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025, trong đó có lịch nghỉ hè của học sinh trong toàn quốc.

Cùng chuyên mục

Đề xuất áp dụng mô hình trường THCS trong Trường THPT chuyên Chu Văn An

Đây là chia sẻ của ông Trần Thế Cương, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tại lễ công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An sáng 13-2. Phát biểu...

Thông tư 29 không cấm dạy thêm, học thêm

Trước nhiều luồng dư luận xoay quanh việc Thông tư 29 sẽ được áp dụng như thế nào, ông Hồ Tấn Minh - Chánh văn phòng Sở GDĐT TP.HCM khẳng định không cấm dạy thêm, học thêm. ...

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM lý giải một số quy định về dạy thêm, học thêm

Ông Hồ Tấn Minh - chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - đã lý giải một số vướng mắc của giáo viên, phụ huynh và học sinh về thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ 14-2. ...

Vì sao khó tuyển giáo viên tiếng Anh cho trường tiểu học, THCS?

Một trong những nguyên nhân khiến các địa phương chưa tuyển dụng hết số biên chế được giao bổ sung là thiếu nguồn tuyển. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, số liệu thống kê tại thời điểm tháng 1-2024, cấp tiểu học và...

Sở GD&ĐT nói gì về quy định dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29?

Tại họp báo cung cấp thông tin các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vào chiều 13/2, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT thành phố đã thông tin về Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm học thêm chính thức có hiệu lực...

Mới nhất

Á hậu Kim Duyên ngày càng gợi cảm, tiết lộ cuộc sống kín tiếng

Á hậu Phạm Kim Duyên tái xuất với hình ảnh gợi cảm sau giảm cân. Cô tiết lộ cuộc sống kín tiếng, dành thời gian kinh doanh, thiện nguyện thay vì dấn thân showbiz. Phạm Kim Duyên sinh năm 1993, là Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam Toàn cầu 2013. Đây cũng là cuộc thi Hà Anh đoạt á...

Giá vé máy bay bao giờ giảm?

(NLĐO) - Nhận diện điểm nghẽn để tháo gỡ; Rộn rã ngày tòng quân; Từ TikToker triệu view đến trùm lừa đảo ngàn tỉ… là những bài viết đáng chú ý ...

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane nhấn mạnh quan hệ hai nước Việt Nam - Lào đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất. ...

Xu hướng hẹn hò mới trong dịp Lễ tình nhân

Ứng dụng hẹn hò vừa cập nhật tính năng Khám phá, bổ sung các sở thích mới giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm nửa kia phù hợp hơn. Trong dịp...

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến Hội đồng thẩm định đề án điều chỉnh Quy hoạch điện …

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, lãnh đạo các đơn vị chuyên môn của Bộ Công Thương: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Vụ Pháp chế, Vụ Dầu khí và Than, Viện Năng lượng…; đại diện các bộ, ngành là thành viên của Hội đồng thẩm định;...

Mới nhất