Trang chủKinh tếNông nghiệpĐà Nẵng: Phát huy hiệu quả nguồn lực tín dụng chính sách...

Đà Nẵng: Phát huy hiệu quả nguồn lực tín dụng chính sách xã hội


Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, cấp ủy, chính quyền thành phố xác định một trong các giải pháp quan trọng thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế – xã hội là sử dụng hiệu quả nguồn lực tín dụng chính sách xã hội thông qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH).

Thực tiễn cho thấy, sau gần 30 năm trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã có những bước phát triển nhanh, từng bước khẳng định vị thế của một đô thị hiện đại, văn minh. Thành phố có diện tích 1.285 km2 (bao gồm 06 quận: Hải Châu, Cẩm Lệ, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà; 02 huyện là huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa). Toàn thành phố có trên 300 nghìn hộ dân với dân số trên 1.195 nghìn người.

Trong những năm qua, Thành ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa triển khai tốt Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW (sau đây viết tắt là Kết luận số 06-KL/TW). Chính quyền thành phố dành sự quan tâm ngày càng lớn cả về chính sách và nguồn lực nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của thành phố.





Phiên giao dịch tại điểm giao dịch cấp xã tại TP Đà Nẵng (Ảnh: Công Thái)

Triển khai Chỉ thị 40 trên tinh thần “Nhận thức đúng, hành động đúng”

Báo cáo của Thành ủy Đà Nẵng tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tín dụng chính sách nêu rõ, các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác đã quan tâm phối hợp trong việc thực hiện các hoạt động tín dụng chính sách xã hội, chỉ đạo cấp cơ sở phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với NHCSXH và chính quyền địa phương trong việc thực hiện đầy đủ các nội dung ủy thác; thực hiện công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV); tập trung hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn theo quy định; đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn; tăng cường kiểm tra giám sát, hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về tín dụng chính sách xã hội… Lồng ghép với các chương trình, dự án của các hội; làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hòa Vang chủ động phối hợp với các hội, đoàn thể thực hiện tốt hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn góp phần xây dựng huyện Hoà Vang đạt chuẩn nông thôn mới.

Chất lượng các nội dung được ủy thác ngày càng được nâng cao. NHCSXH và các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác tổ chức giao ban theo định kỳ hằng quý đối với cấp thành phố, cấp quận, huyện và hằng tháng đối với phường, xã. NHCSXH đã phối hợp với ủy ban nhân dân, các tổ chức chính trị – xã hội các cấp tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ giảm nghèo, hội đoàn thể các cấp và ban quản lý tổ TK&VV; thường xuyên báo cáo với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Số liệu đến ngày 30/6/2024, tổng dư nợ ủy thác đạt 4.940,66 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,58% tổng dư nợ. Trong đó: Hội Liên hiệp Phụ nữ quản lý dư nợ 1.706,76 tỷ đồng, Hội Nông dân quản lý dư nợ 1.097,56 tỷ đồng, Hội Cựu chiến binh quản lý dư nợ 1.166,89 tỷ đồng, Đoàn Thanh niên quản lý dư nợ 969,43 tỷ đồng. Chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV được củng cố nâng cao; toàn thành phố có 1.913 Tổ TK&VV, trong đó 1.910 tổ TK&VV đạt loại tốt, khá. Huy động vốn thông qua tổ TK&VV là 273 tỷ đồng.

Thực hiện chủ trương huy động nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội, các cấp, các ngành đã tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vào một đầu mối là NHCSXH; tăng cường bổ sung nguồn vốn địa phương (cấp thành phố và cấp huyện) để ủy thác cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Theo thống kê sơ bộ, đến ngày 30/6/2024, tổng nguồn vốn đạt 5.022,72 tỷ đồng, tăng 3.802,77 tỷ đồng (311,77%) so với năm 2014, trong đó: Nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt 2.817,88 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56%/tổng nguồn vốn, tăng 1.688,77 tỷ đồng (149,57%) so với năm 2014( ); nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương đạt 2.204,56 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44%, tăng 2.113,95 tỷ đồng (2.332,87%) so với năm 2014.

UBND các cấp đã ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Nguồn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW đến ngày 30/6/2024 đạt 2.113,95 tỷ đồng (trong đó: thành phố tăng 2.102,6 tỷ đồng, huyện Hòa Vang tăng 11,3 tỷ đồng), nâng tổng nguồn vốn nhận ủy thác của địa phương đến ngày 30/6/2024 đạt 2.204,56 tỷ đồng.

Việc huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội chủ yếu qua hình thức gửi tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân. Số dư huy động tiền gửi của tổ chức, cá nhân đến ngày 30/6/2024 đạt 202,25 tỷ đồng, tăng 194,78 tỷ đồng so với năm 2014. Nhằm tạo điều kiện cho tổ viên Tổ TK&VV thực hành tiết kiệm và từng bước tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng, thời gian qua, NHCSXH đã đẩy mạnh thực hiện huy động tiền gửi thông qua các Tổ TK&VV. Đến ngày 30/6/2024, đạt 273,14 tỷ đồng, tăng 186,33 tỷ đồng (tăng 214,64%) so với năm 2014.

Hiện nay, thành phố đang triển khai thực hiện 26 chương trình tín dụng (14 chương trình tín dụng chính sách của Trung ương và 12 chương trình tín dụng chính sách địa phương quy định). Tổng doanh số cho vay từ đầu năm 2014 đến nay đạt 11.090,55 tỷ đồng, với 247.164 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; doanh số thu nợ đạt 7.718,04 tỷ đồng. Đến ngày 30/6/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 5.011,73 tỷ đồng, tăng 3.794,70 tỷ đồng so năm 2014, với 85.919 hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, bình quân một hộ dư nợ đạt 58,33 triệu đồng, tăng 43,18 triệu đồng so năm 2014; người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, có thể khẳng định đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân và ngày càng đi vào cuộc sống, củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững; xây dựng nông thôn mới; đảm bảo an sinh xã hội; ổn định chính trị, an ninh quốc phòng; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Những kết quả đạt được trong thời gian qua đã khẳng định vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố, là công cụ, giải pháp có tính căn cơ, lâu dài để địa phương thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi, phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Thành tựu đã đạt được của tín dụng chính sách có thể được đánh giá là “điểm sáng” và là một trong những “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo của Việt Nam, khẳng định sự đúng đắn, hiệu quả trong việc duy trì và phát triển mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng với tính ưu việt và những đặc thù riêng có của NHCSXH khác với các tổ chức tín dụng tại địa phương.

Tín dụng chính sách xã hội được thực hiện thông qua NHCSXH đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi, “tín dụng đen”, đặc biệt là những vùng nông thôn, là một công cụ kinh tế thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến với những đối tượng dễ bị tổn thương; là một trong những đòn bẩy kinh tế kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.

Thống kê của NHCSXH TP Đà Nẵng nêu rõ, giai đoạn 2014-2024, NHCSXH đã giải ngân 11.090,55 tỷ đồng, thu nợ 7.178,04 tỷ đồng; hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH đã giúp 247.164 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn NHCSXH. Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần hoàn thành Đề án giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 trước 02 năm, với 20.293 hộ thoát nghèo (có 6.514 hộ nghèo theo chuẩn Trung ương); tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 140.400 lao động; 10.946 học sinh, sinh viên được vay vốn để trang trải chi phí học tập; cho vay xây dựng, nâng cấp, cải tạo 49.795 công trình nước sạch, công trình vệ sinh môi trường mới; giúp người dân trên địa bàn huyện Hòa Vang có nguồn vốn để xây dựng hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và hệ thống vệ sinh trong nhà đảm bảo an toàn về sức khỏe và phòng chống ô nhiễm môi trường nông thôn, góp phần vào việc thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn huyện…

5 bài học kinh nghiệm từ thập kỷ triển khai Chỉ thị 40

Thành ủy Đà Nẵng nói chung, các cơ quan liên quan trực tiếp đến triển khai Chỉ thị 40 về tín dụng chính sách nói riêng đều thống nhất qua chặng đường một thập kỷ triển khai Chỉ thị, đến nay, địa phương đã đúc rút ra 5 bài học kinh nghiệm quan trọng, đó là:

Thứ nhất, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội đối với tín dụng chính sách xã hội: Đảng lãnh đạo – Chính quyền điều hành – NHCSXH tham mưu – Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát – tổ chức chính trị – xã hội phối hợp, đóng vai trò quan trọng trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Nơi nào thể hiện rõ vai trò lãnh đạo, sự quan tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương thì nơi đó có chất lượng tín dụng, quy mô tín dụng được nâng cao, các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận tín dụng chính sách nhiều, có điều kiện để phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.

Thứ hai, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến tín dụng chính sách xã hội: Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến tín dụng chính sách xã hội nhằm huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tín dụng chính sách xã hội. Cơ chế, chính sách được Trung ương và địa phương nghiên cứu ban hành, điều chỉnh kịp thời và phù hợp hơn với thực tiễn. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến đúng các đối tượng thụ hưởng.

Thứ ba, bố trí, huy động nguồn lực thực hiện tín dụng chính sách xã hội: Trung ương và địa phương phải luôn quan tâm tạo lập nguồn vốn để tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Tăng cường nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội là tăng cường nguồn vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách để họ tiếp cận, làm quen dịch vụ tài chính, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống.

Thứ tư, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH trên địa bàn: Từ khi ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW, NHCSXH có điều kiện tổ chức hoạt động tốt hơn nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao; hoạt động của NHCSXH không ngừng được củng cố, nâng cao, đảm bảo ổn định, hiệu quả bộ máy, ngày càng triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách. Đã định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đóng góp vào hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Thứ năm, việc triển khai sáng tạo, xây dựng và tổ chức thực hiện thành công mô hình tổ chức, phương thức hoạt động tín dụng chính sách phù hợp với điều kiện thực tế, qua đó huy động được sức mạnh của các tổ chức chính trị – xã hội và toàn xã hội dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Mô hình tổ chức hoạt động, quản trị, điều hành, tác nghiệp; phương thức quản lý cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc thông qua các tổ chức chính trị – xã hội, xây dựng mạng lưới hoạt động Tổ TK&VV, điểm giao dịch xã là thực hiện tốt công tác xã hội hóa ngân hàng, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, đưa hoạt động của NHCSXH đến gần dân, tiết giảm được thời gian và chi phí. Mối quan hệ NHCSXH, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội được hình thành và không ngừng vun đắp, làm việc trách nhiệm, tận tâm, tận tụy, sống nghĩa tình, sẻ chia, chung một mục đích vì hạnh phúc của người nghèo, vì an sinh xã hội và quyết tâm không ai bị bỏ lại phía sau.

Đại diện Thành ủy Đà Nẵng khẳng định, tới đây, Thành ủy cùng hệ thống chính trị toàn Thành phố mà hạt nhân là Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp của Thành phố sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả Chỉ thị 40 về tín dụng chính sách. Theo đó, Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu, tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội đối với tín dụng chính sách xã hội; Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến tín dụng chính sách xã hội phù hợp với thực tiễn; Bố trí, huy động nguồn lực thực hiện tín dụng chính sách xã hội; Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của NHCSXH trên địa bàn./.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/da-nang-phat-huy-hieu-qua-nguon-luc-tin-dung-chinh-sach-xa-hoi-153743.html

Cùng chủ đề

Tín dụng chính sách đưa đường cho “Đảng viên đi trước”

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã...

Tín dụng chính sách trở thành điểm tựa cho hộ gia đình khó khăn

Sáng ngày 7/1/2025, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) quận Liên Chiểu đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động tín dụng chính sách năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Không khí hội nghị rộn ràng, đầy niềm tin và sự lạc quan trước những kết quả tích cực trong năm 2024, với những con số biết nói đã phản ánh một năm lao động...

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.Chỉ thị số 40-CT/TW...

Về công tác phong trào xóa đói giảm nghèo

Nhớ mãi Ngân hàng chính sách ở muôn nơi Giúp đỡ bà con đẹp cuộc đời Vay vốn làm ăn, giàu phát đạt Giải ngân sản xuất, tậu xe hơi Hộ nghèo đã giảm, tăng thu nhập Hộ đói không còn, sống thảnh thơi Nước mạnh, dân giàu, nhà hạnh phúc Nhân dân ghi...

Chỉ thị số 40-CT/TW: “Cánh tay” nối dài của Đảng trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Bài 3)

Nhiều kết quả quan trọng đạt được trong 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội đang và sẽ trở thành điểm tựa để các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh Hoà Bình tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đưa hoạt động tín dụng chính sách phát triển...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ưu tiên vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo

Chiều 7/2, trong khuôn khổ Phiên họp thứ 42, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030. Nghị quyết này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong đầu tư công, hướng đến thúc đẩy tăng trưởng...

Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BTC hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản. Sửa tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản ...

Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 5/2/2025 phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Một số lĩnh vực khoa học, công nghệ và ứng dụng năng lượng nguyên tử của Việt Nam có thế mạnh vươn lên đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. ...

Chuyển đổi tư duy là then chốt cho nông nghiệp Việt Nam

Nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng "xanh", ít phát thải và bền vững. Để hiện thực hóa mục tiêu này, vai trò của các đối tác quốc tế, trong đó có FAO, là vô cùng quan trọng. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan làm việc với đoàn lãnh đạo cấp cao...

Bài đọc nhiều

Phát hiện gà tiền mặt đỏ và nhiều loài động vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa

Bẫy ảnh đã phát hiện nhiều loài động vật đặc hữu nguy cấp cực kỳ quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam như: gà tiền mặt đỏ, gà lôi hông tía, gà so họng trắng… xuất hiện ở Vườn Quốc gia Núi Chúa ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh...

Nông sản chủ lực xuất khẩu gặp khó ngay đầu năm 2025

Đối mặt nhiều thách thức Năm 2025, ngành nông sản Việt Nam đối mặt những thách thức lớn khi các thị trường xuất khẩu chủ lực liên tục áp dụng những quy định mới, đặt ra rào cản không nhỏ cho doanh nghiệp và nông dân trong nước. Đơn cử như sầu riêng, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngay đầu năm, Trung Quốc (thị trường tiêu thụ chính của sầu riêng Việt Nam) đã...

Đây chính là loại hàng nông sản tăng gấp 5-6 lần ngày thường ở Đà Lạt

So với những ngày trước Tết, giá hoa đồng tiền ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tăng gấp 5-6 lần, đạt từ 120.000 – 130.000 đồng/bó (bó 20 cành). Cùng với đó, nhiều loại hoa cũng tăng giá khiến người dân phấn khởi. ...

Bỏ lúa chuyển sang trồng bưởi, trai đất Lâm Đồng có bí quyết ra quả trĩu trịt, 10 trái đẹp cả 10

Một nông dân còn rất trẻ đã chuyển đổi đất lúa sang trồng bưởi da xanh. Những trái bưởi da xanh ruột đỏ, được xây dựng thành sản phẩm OCOP địa phương, mang lại những vụ quả ngọt. ...

Quảng Nam: Sau 10 năm lên phường

Những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp xây dựng phường...

Cùng chuyên mục

Một giống nho mới, trông như ngón tay, ngon như hàng nhập khẩu chính thức được phép trồng đại trà tại Ninh Thuận

Theo thông tin từ TS.Phan Công Kiên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố (Bộ Nông nghiệp và PTNT), giống nho NH04-102 chính thức được phép phát triển sản xuất tại Ninh Thuận. ...

Một người dân Quảng Trị câu được con cá chình dài tới 1,2m, nặng 14kg

2 ngày nay, cư dân mạng tỉnh Quảng Trị chú ý đến một con cá chình “khủng” được một chủ cửa hàng mua từ người đi câu. ...

Biến động ở thị trường Mỹ, Trung Quốc đang tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam như thế nào?

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kết quả khả quan so với cùng kỳ năm 2024, khi...

Xã “nghèo rớt mồng tơi” ở TP HCM nay dân đã có thu nhập 100 triệu/người/năm, nông thôn mới hiện đại

Từ một xã nghèo nhất của TP.HCM, nhờ xây dựng Chương trình nông thôn mới, xã Bình Lợi (huyện Bình Chánh) đã trở thành một trong những xã có thu nhập cao nhất của TP. ...

Dân tình đang kéo lên một cái hồ bên dòng suối nước nóng cách trung tâm TP Yên Bái 110km

Từ Hà Nội, chỉ với hơn 5 giờ đồng hồ di chuyển về phía tây bắc, chúng tôi đã có được một kỳ nghỉ dưỡng thú vị và sảng khoái nhờ làn nước khoáng nóng ở thị trấn Trạm Tấu (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái). ...

Mới nhất

Ngôi đền thờ thần rắn

TPO - Đền Kinh Hạ được xây dựng vào đời nhà Nguyễn, nơi đây thờ thần Rắn làm thành hoàng làng, một trong những tín ngưỡng sơ khai của người Việt cổ. 09/02/2025 | 19:16 ...

Siêu đề án 355km metro tại TP.HCM: Chính phủ trình gì lên Quốc hội?

Các cơ chế, chính sách đặc biệt chính là tiền đề, nền tảng để hai thành phố lớn nhất của cả nước bắt đầu cuộc cách mạng xây dựng mạng lưới metro. ...

Phát hiện mới về vi nhựa trong não người

Một nghiên cứu được công bố ngày 3/2 trên tạp chí Nature Medicine cho thấy sự gia tăng đáng kinh ngạc vi nhựa và nano nhựa trong não người. Các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều mảnh và vảy polyme cực nhỏ trong mô não người đã tử vong.

Ngành hàng thiết bị vệ sinh Viglacera: Những nỗ lực bứt tốc – Tổng công ty Viglacera

Gần 150 đại diện cho các Nhà phân phối tiêu biểu trên toàn quốc của ngành hàng sứ vệ sinh và sen vòi Viglacera đã dành nhiều thời gian đến tham quan tìm hiểu các nhà máy sản xuất, “mục sở thị” các dòng sản phẩm mới nhất cùng hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại hàng...

Mới nhất