Trang chủKinh tếNông nghiệp10 làng vùng núi Thiên Thai ở Bắc Ninh tổ chức lễ...

10 làng vùng núi Thiên Thai ở Bắc Ninh tổ chức lễ hội tôn vinh nhà khoa bảng đầu tiên của Việt Nam


 Lễ hội Thập Đình là lễ hội truyền thống của 10 làng thuộc vùng núi Thiên Thai (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) có từ lâu đời và được duy trì trao truyền qua nhiều thế kỷ đến ngày nay. 

Lễ hội là hoạt động văn hóa tâm linh cộng đồng tiêu biểu thể hiện sự biết ơn và tưởng nhớ tướng Doãn Công – Đào Nương – hai vợ chồng cùng là danh tướng của Hai Bà Trưng và Thái sư Lê Văn Thịnh – Tiến sỹ, Thủ khoa của khoa thi chọn hiền tài đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ở thời Lý (năm 1075).

Theo truyền thống, vào ngày 6-2 âm lịch của các năm Thân, Tý, Thìn, nhân dân 10 làng gồm “ngũ đình nội” và “ngũ đình ngoại” tưng bừng mở hội Thập Đình và tổ chức lễ rước quy mô lớn. 

“Ngũ đình nội” là đình của 5 làng cùng thờ Doãn Công – Đào Nương và Thái sư Lê Văn Thịnh gồm: Bảo Tháp, Yên Việt, Đông Cao, Hiệp Sơn, Hương Vinh. Đây là những làng quần tụ quanh núi Thiên Thai. 

“Ngũ đình ngoại” là đình của 5 làng thờ Doãn Công – Đào Nương, hoặc thờ Thái sư Lê Văn Thịnh làm Thành hoàng, gồm: Huề Đông, Địch Trung thờ Doãn Công – Đào Nương; đình làng Chi Nhị thờ Lê Văn Thịnh vì ông là người có công mở trường dạy học giáo hóa cho dân làng; đình làng Phú Ninh (thị trấn Gia Bình) thờ Thái sư Lê Văn Thịnh; đình làng Thi Xá (còn gọi Vân Xá, thuộc Cách Bi, Quế Võ) là quê hương của thân mẫu Lê Văn Thịnh.

Nghiên cứu về lễ hội Bắc Ninh của cố TS.Trần Đình Luyện chỉ dẫn: Trong Thập Đình thì làng Bảo Tháp là nơi vợ chồng tướng Doãn Công – Đào Nương cư trú và tuyển mộ quân sĩ khởi nghĩa và cũng là quê hương của Thái sư Lê Văn Thịnh. Do đó, làng Bảo Tháp có trách nhiệm chủ trì lo mua sắm lễ vật và giữ vai trò chủ tế. 

Khu vực đình làng Bảo Tháp cũng là không gian trung tâm của lễ hội Thập Đình. Vào ngày chính hội mồng 6 tháng 2 âm lịch sẽ diễn ra Đại lễ rước do 10 làng phối hợp tổ chức, cùng tiến về đình làng Bảo Tháp – Đình Cả để tế lễ công đồng. 

Làng Bảo Tháp tổ chức rước kiệu ra đầu làng đón các làng trong “Thập Đình”. Các làng khác theo đường bộ và đường sông rước về Đình Cả.

 Đoàn rước với sự tham gia của hàng nghìn người trong trang phục truyền thống lộng lẫy cùng lúc kéo về, khắp vùng rợp cờ lọng, kiệu bát cống, siêu đao, tàn quạt rực rỡ sắc màu trong tiếng trống, chiêng vang động cả vùng sông núi Thiên Thai.

10 làng vùng núi Thiên Thai ở Bắc Ninh tổ chức lễ hội tôn vinh nhà khoa bảng đầu tiên của Việt Nam- Ảnh 1.

Ngày chính hội Thập Đình gồm 10 làng ở huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh), cả vùng sông núi Thiên Thai trống chiêng vang vọng, cờ lọng rực rỡ… (ảnh tư liệu).

Xưa kia, hội Thập Đình kéo dài đến ngày 10-2 mới tế giã đám. Cùng với phần lễ rước và tế lễ uy nghiêm, phần hội có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức tại trung tâm lễ hội làng Bảo Tháp và các làng Thập Đình như đấu vật, đu tiên, đốt cây bông, cờ người, đu cây, hát chèo, hát ca trù, diễn tuồng… 

Sau này, tham gia tổ chức lễ hội không chỉ có 10 làng của Thập Đình mà còn có thêm các làng: Nội Phú (thị trấn Gia Bình), Nghĩa Thắng (Đông Cứu), Trạc Nhiệt (Quế Võ) – nơi thân mẫu của Thái sư Lê Văn Thịnh qua đời, làng Đình Tổ (Thuận Thành) – nơi an nghỉ của Thái sư Lê Văn Thịnh trên đường về quê và làng Ích Phú (xã Song Giang).

Lễ hội Thập Đình xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức quy mô cấp huyện nhân kỷ niệm 25 năm tái lập huyện Gia Bình; kỷ niệm 30 năm đền thờ Lê Văn Thịnh được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; 20 năm đình Bảo Tháp và 10 năm đền thờ Doãn Công – Đào Nương được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. 

Ông Nguyễn Hồng Phúc, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) cho biết: Năm nay, hội Thập Đình diễn ra từ ngày 14 đến 16-3 (tức từ ngày 5 đến 7-2 âm lịch) gồm phần lễ và phần hội. 

Phần lễ có lễ mộc dục, nghi thức rước lư hương về tế lễ nhập tịch tại đình Bảo Tháp. Ngày chính hội 6-2 rước kiệu của 10 làng với quy mô hơn 1.000 người tham gia. 

Phần hội gồm các hoạt động giao lưu thể thao, văn hóa văn nghệ như: Hát Quan họ, diễn chèo, giao hữu bóng đá, bóng chuyền hơi, cầu lông, kéo co… và nhiều trò chơi dân gian độc đáo.

Nhân dân và du khách trảy hội Thập Đình, sau khi dâng hương hoa, lễ vật tế thánh tại đình Bảo Tháp sẽ đến vãng cảnh chùa Thiên Thư, thăm đền thờ Doãn Công để tìm hiểu lịch sử, giá trị nhân văn cao đẹp về các bậc tiền nhân tài cao đức trọng có công lao to lớn với nước với dân. 

Đặc biệt, một di tích du khách không thể bỏ qua là đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh đang lưu giữ Bảo vật quốc gia “Rồng đá” Đến đây, du khách được tìm hiểu thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của vị quan khoa bảng danh tiếng thời Lý. 

Ông là một nhà giáo mẫu mực, đức độ của nước Đại Việt và là một nhà ngoại giao xuất chúng, một danh nhân văn hóa kiệt xuất với tài kinh bang tế thế, một nhà cải cách chính trị, kinh tế đại tài đưa đất nước phát triển cường thịnh. 

Tên tuổi Thái sư Lê Văn Thịnh được khắc ghi trên bảng vàng, bia đá, trở thành niềm tự hào trong lịch sử khoa cử nước ta. Công lao của ông được các triều đại ghi nhận, lưu truyền trong sắc phong, ngọc phả và trong đời sống tinh thần của nhân dân. 

Nhiều nơi lập đền thờ và tôn ông làm Thành hoàng làng. Nhiều con đường và ngôi trường vinh dự được mang tên Lê Văn Thịnh.

Trong một hội thảo khoa học về di sản lễ hội cuối năm 2020, TS Nguyễn Hữu Mùi (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) đánh giá: Lễ hội ở Việt Nam nói chung, ở Bắc Ninh nói riêng có lịch sử lâu đời với nhiều hình thái và tính chất khác nhau, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa con người Việt Nam. 

Song, phần lớn lễ hội đang diễn ra trên mọi miền đất nước là tôn vinh các vị thần hoặc Thành hoàng là võ tướng. Điều đặc biệt ở lễ hội Thập Đình là bên cạnh các võ tướng còn có Thái sư Lê Văn Thịnh là nhà khoa bảng đầu tiên của nước ta đã được nhân dân Bắc Ninh tôn thờ làm Thành hoàng và mở lễ hội tri ân. 

Ông là minh chứng sinh động cho một trí thức lớn của dân tộc, có nhiều công lao với đất nước ở thời Lý. Vì vậy, lễ hội Thập Đình cũng là một hoạt động ý nghĩa trong sự nghiệp khuyến học, khuyến tài của người dân Bắc Ninh – quê hương văn hiến giàu truyền thống hiếu học khoa bảng vang danh khắp cả nước.





Nguồn: https://danviet.vn/10-lang-vung-nui-thien-thai-o-bac-ninh-to-chuc-le-hoi-ton-vinh-nha-khoa-bang-dau-tien-cua-viet-nam-20240626200909985.htm

Cùng chủ đề

Xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Làm việc với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh chiều 13/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhất trí với kiến nghị tỉnh Bắc Ninh tập trung huy động các nguồn lực trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. ...

Quảng Ninh dẫn đầu về mức thưởng học sinh giỏi, 700 triệu đồng/giải

Hà Nội vừa "góp mặt" vào danh sách những địa phương chi tiền thưởng hàng trăm triệu đồng cho học sinh giỏi cấp quốc tế. Vậy tỉnh, thành nào đang mạnh tay nhất trong việc khen thưởng này? ...

Tham mưu, xây dựng chính sách đặc thù riêng để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Tại Hội thảo tham vấn về định hướng hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2026-2035, bà Nguyễn Thị Hằng, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bắc Ninh, đã chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ...

700 liền anh, liền chị tham dự Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh

Sáng 15/11, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh lần thứ Nhất năm 2024.

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 44.500 tỷ đồng tại Bắc Ninh

(Dân trí) - Dự án Khu đô thị mới phía Tây Bắc (Khu 1) do Tập đoàn Vingroup tại TP Bắc Ninh đề xuất có quy mô gần 268 ha, tổng vốn đầu tư gần 44.500 tỷ đồng. UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có Văn bản số 436 gửi Bộ Quốc phòng và Bộ Công an lấy ý kiến thẩm định hồ sơ chấp nhận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới phía...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sau Tết Nguyên đán, giáo viên “tìm” học sinh đến lớp

Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, học sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cơ bản đến lớp đầy đủ. Tuy nhiên, một số ít học sinh vẫn còn ở nhà, thầy cô giáo đã đến nhà thăm hỏi, động viên học sinh trở lại lớp. ...

Loại lá được ví như thần dược chữa bệnh cảm cúm, khó tiêu nhưng nếu dùng sai cách thì tác hại như thế nào?

Không chỉ là một loại rau gia vị, lá bạc hà còn là loại thảo dược có tác dụng chữa khó tiêu, chống cảm cúm và cải thiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích... Tuy nhiên, nếu dùng sai cách hoặc lạm dụng thì có thể gây...

VQG nổi tiếng này ở Đắk Lắk, dân cùng ngành chức năng bảo vệ cây cổ thụ, động vật hoang dã

Nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Yok Don, người dân buôn Drăng Phôk (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) không còn nghe theo lời kẻ xấu vào rừng khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã, động vật rừng trái phép, họ đã trở thành...

Ở xã này của Đắk Lắk đang có lễ hội gì mà các cô gái đẹp nhất đều xuất hiện?

Mỗi năm vào mùng 6 Tết, người dân Tày, Nùng tại xã Cư M’gar (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) lại tưng bừng mở lễ hội Lồng tồng cầu cho mùa màng bội thu. Nhưng điều đặc biệt là trong nghi lễ thiêng liêng này, phải có sự góp mặt của...

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Bài đọc nhiều

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Kinh đô cổ xưa xây dừng thời nhà Hậu Lê rộng hơn 200ha có chính điện dát vàng lớn nhất Thanh Hóa

Chính điện Lam Kinh (thuộc quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là công trình có quy mô kiến trúc gỗ lim xanh lớn nhất Việt Nam, quan trọng nhất tại Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, nơi để các...

Trồng hẹ thành công, loại rau giàu vitamin nhóm B, lắm canxi, dân Bà Rịa-Vũng Tàu có lương cao

Những ngày này, bà Vũ Thị Hoa, KP Kim Sơn, phường Kim Dinh, (TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đang thu hoạch 3.000m2 hẹ. Theo bà Hoa, nơi đây là vùng đất pha cát, tơi xốp nên phù hợp trồng loại cây ăn lá như...

Nuôi cá chép giòn, cá đặc sản sông Đuống, toàn con to bự, tỷ phú Bắc Ninh hễ bán là hết veo

Những hộ nuôi cá đặc sản-cá chép giòn ở Bắc Ninh ai nấy đều phấn khởi bởi giá cá bán cao dịp Tết vẫn đắt hàng. Thương lái săn lùng, mua cá chép giòn với giá 120.000 đồng/kg. Có hộ tỷ phú Bắc...

Cá sọc dưa Tây Nguyên, cá khổng lồ ở dòng sông Sê San sống thọ tới 50 năm, là cá đặc sản nhà giàu

Giữa mây trời non nước đại ngàn Tây Nguyên, thiên nhiên đã ban tặng cho dòng sông Sê San nhiều loài cá đặc sản, trong đó cá sọc dưa có hương vị đặc biệt thơm ngon. Loài cá đặc sản này có tuổi thọ tới 50 năm và đạt trọng lượng...

Cùng chuyên mục

Loại lá được ví như thần dược chữa bệnh cảm cúm, khó tiêu nhưng nếu dùng sai cách thì tác hại như thế nào?

Không chỉ là một loại rau gia vị, lá bạc hà còn là loại thảo dược có tác dụng chữa khó tiêu, chống cảm cúm và cải thiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích... Tuy nhiên, nếu dùng sai cách hoặc lạm dụng thì có thể gây...

VQG nổi tiếng này ở Đắk Lắk, dân cùng ngành chức năng bảo vệ cây cổ thụ, động vật hoang dã

Nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Yok Don, người dân buôn Drăng Phôk (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) không còn nghe theo lời kẻ xấu vào rừng khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã, động vật rừng trái phép, họ đã trở thành...

Ở xã này của Đắk Lắk đang có lễ hội gì mà các cô gái đẹp nhất đều xuất hiện?

Mỗi năm vào mùng 6 Tết, người dân Tày, Nùng tại xã Cư M’gar (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) lại tưng bừng mở lễ hội Lồng tồng cầu cho mùa màng bội thu. Nhưng điều đặc biệt là trong nghi lễ thiêng liêng này, phải có sự góp mặt của...

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Yên Minh (Hà Giang): Tín dụng chính sách “đưa đường” và đảng viên đi trước

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở trắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng ở nơi đây, phải nhắc đến những đảng viên thành viên Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh...

Mới nhất

Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế và bài học cho TP.HCM

Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, có nhiều con đường khác nhau trong việc phát triển Trung tâm tài chính quốc tế (IFC) để TP.HCM và Đà Nẵng có thể học hỏi. Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, có nhiều con đường khác nhau trong việc phát triển Trung tâm tài chính quốc tế (IFC) để...

Lấy lại tinh thần từ ‘hội chứng sau Tết’

Kỳ nghỉ Tết là khoảng thời gian sum vầy, vui chơi, nhưng cũng có thể gây xáo trộn nhịp sống của nhiều người. Khi chuỗi ngày nghỉ lễ dài kết thúc, không ít người rơi vào cảm giác buồn chán, hụt hẫng, thậm chí ảnh hưởng tinh...

Khen Mexico về phản ứng với sắc lệnh thuế quan, Mỹ tặng “phần quà” giá trị

Ngày 3/2, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết, chính quyền Mỹ đã đồng ý tạm dừng áp dụng thuế quan toàn diện đối với nước này trong 1 tháng trong khi hai bên đang đàm phán để đạt được thỏa thuận.

Tăng tốc hoàn thành sớm 3.000km cao tốc

Sáng 3/2, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh chủ trì hội nghị giao ban triển khai công tác tháng 2/2025. Một trong những nội dung trọng tâm được Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh là việc hoàn thành mục tiêu 3.000km đường bộ cao tốc trong năm nay. ...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật 95 năm – Ánh sáng soi đường

(CLO) Tối 3/2/2025, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội, đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới với...

Mới nhất