Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngKinh tế năm 2024 phấn đấu đạt mức tăng trưởng 7%

Kinh tế năm 2024 phấn đấu đạt mức tăng trưởng 7%


Sau mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng của quý II và 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật kịch bản tăng trưởng năm 2024, với mục tiêu “phấn đấu cả năm đạt mức tăng trưởng 7%”.

Nửa đầu năm 2024: Tăng trưởng do đâu?

Một sự đồng thuận rất lớn từ các thành viên Chính phủ và cả lãnh đạo các địa phương khi thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2024. Theo đó, với tăng trưởng GDP quý II ước đạt 6,93% và 6 tháng ước đạt 6,42%, vượt cận trên kịch bản được đưa ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP, hoàn toàn có thể khẳng định về sự phục hồi trở lại của nền kinh tế.

Báo cáo tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh điều này. Theo Bộ trưởng, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều địa phương đã nỗ lực, quyết tâm, có cách làm hay, sáng tạo để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm. Chẳng hạn, Bắc Giang đã đạt mức tăng trưởng GRDP 6 tháng lên tới 14,14%, Khánh Hòa là 12,73%, Thanh Hóa 11,5%, Hải Phòng 10,32%, Hải Dương là 10%…





Đơn hàng tăng nhanh là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất công nghiệp và xuất khẩu trong những tháng tới

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhiều địa phương đã góp phần quan trọng đưa tăng trưởng GDP của cả nước đạt mức khá cao trong quý II và 6 tháng vừa qua. “Các động lực tăng trưởng từ phía cung tiếp tục chuyển biến tích cực, các động lực tăng trưởng từ phía cầu phục hồi tích cực hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Theo đó, về phía cung, khu vực nông, lâm, thủy sản và dịch vụ duy trì đà tăng khá; khu vực công nghiệp và xây dựng phục hồi nhanh, là động lực dẫn dắt cho tăng trưởng. Cụ thể, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý II tăng 8,55%, tính chung 6 tháng tăng 7,54%; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo quý II tăng 10,04%, tính chung 6 tháng tăng 8,67%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 6 tháng tăng 8,6%; khách quốc tế 6 tháng đạt trên 8,8 triệu lượt người, tăng 58,4%. Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng, nhất là xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản. 6 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 190 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước…

Trong khi đó, về phía cầu, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý II tăng 7,5% so với cùng kỳ; 6 tháng tăng 6,8%, trong đó đầu tư tư nhân tăng 6,7% – trong khi cùng kỳ năm 2023 chỉ tăng 1,8%. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký 6 tháng đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ, trong đó vốn đăng ký mới đạt hơn 9,5 tỷ USD, tăng 46,9%; vốn thực hiện khoảng 10,8 tỷ USD, tăng 8,2%.

Nhấn mạnh các chỉ số kinh tế vĩ mô, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư đã khẳng định, đấy là những lý do vì sao tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm lại tích cực như vậy.

Thực tế, khi số liệu thống kê về tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm được công bố, không ít ý kiến nghi ngờ, tại sao trong bối cảnh khó khăn hiện nay, tăng trưởng GDP lại đạt mức cao như vậy. Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định, phải “hoàn toàn tin tưởng vào số liệu thống kê”. 

“Các động lực tăng trưởng chủ đạo đều tăng trưởng mạnh, cả sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều phục hồi mạnh mẽ. Dịch vụ tăng trưởng rất tốt, là điểm sáng của nền kinh tế. Ngành nông nghiệp cũng tăng trưởng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Tất nhiên, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế, có những điểm tối màu, như ngành bán lẻ khó khăn, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn cao, thị trường bất động sản cũng khó…, nhưng gam màu sáng vẫn là chủ đạo.

Phấn đấu đạt mức tăng trưởng 7%

Sau mức tăng trưởng tích cực của quý II và 6 tháng đầu năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dựa trên dự báo cả năm, đã cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024. Theo đó, có 2 kịch bản tăng trưởng được đưa ra.

Cụ thể, kịch bản 1, tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,5% (cận trên mục tiêu Quốc hội quyết nghị). Theo đó, tăng trưởng quý III là 6,5%, quý IV là 6,6% (kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP là 6,7% và 7,0%).

Kịch bản 2, tăng trưởng GDP cả năm đạt 7%, trong đó, tăng trưởng quý III là 7,4%, quý IV là 7,6%, cao hơn kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP là 0,7 điểm phần trăm và 0,6 điểm phần trăm.

Đưa ra hai kịch bản, nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lựa chọn kịch bản tăng trưởng cả năm 6,5-7%, phấn đấu đạt mức cao (7%). Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị như vậy dựa trên 6 yếu tố. Đó là xu hướng tăng trưởng tích cực từ các khu vực kinh tế; đầu tư tư nhân và doanh nghiệp nhà nước phục hồi nhanh hơn, đầu tư nước ngoài duy trì được đà tăng trưởng tích cực; duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhất là việc tập trung vào các thị trường lớn đang có dấu hiệu chậm lại như Trung Quốc, Nhật Bản…

Bên cạnh đó, du lịch và tiêu dùng tăng trưởng nhanh hơn, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế; các chính sách, quy định pháp luật mới chuẩn bị ban hành và có hiệu lực; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực, quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các địa phương đầu tàu kinh tế.

“Nếu đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh hơn, nếu các địa phương này tăng trưởng cao hơn, tốc độ tăng trưởng năm 2024 có khả năng sẽ đạt, thậm chí vượt cận trên mục tiêu Quốc hội đề ra (6,5%)”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Đúng là đang có nhiều kỳ vọng về sự tăng tốc của nền kinh tế trong 2 quý cuối năm, để cả năm có thể đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng 6,5%. Sự tăng mạnh trở lại của Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) có thể là một trong những chỉ dấu tích cực. Theo S&P Global, Chỉ số PMI của Việt Nam đã tăng mạnh lên 54,7 điểm trong tháng 6, so với mức 50,3 điểm của tháng 5. Kết quả này không chỉ cho thấy sức khỏe ngành sản xuất cải thiện tháng thứ ba liên tiếp, mà còn cho thấy các điều kiện kinh doanh đã mạnh lên đáng kể.

“Ngành sản xuất của Việt Nam sôi động trở lại vào thời điểm giữa năm, vượt qua tình trạng tăng trưởng tương đối khiêm tốn trong những tháng gần đây, nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh”, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence nói.

Đơn hàng tăng nhanh sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất công nghiệp và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ trong những tháng tới, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng như sự phục hồi của khu vực doanh nghiệp.

Trong khi đó, dù Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB giữ dự báo, tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam sẽ đạt 6%, song vẫn nhấn mạnh về “hoạt động mạnh mẽ” của cả hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Đấy là lý do khiến tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức cao trong quý II và 6 tháng, vượt xa mức 3,84% trong nửa đầu năm 2023.

“Kết quả khả quan này tạo ra tín hiệu tích cực cho thời gian còn lại của năm nay, sau năm 2023 đầy khó khăn và thử thách”, UOB nhận định.

Dồn lực cho tăng trưởng

Dù xu hướng hiện nay của nền kinh tế là tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng và đây chính là nền tảng để phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng 6,5%, nhưng một cách thẳng thắn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, khó khăn, thách thức trong các tháng còn lại là rất lớn.

Ngoài các yếu tố như ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro, áp lực lạm phát còn lớn, trong khi lạm phát thường tăng vào cuối năm và có những yếu tố tác động rất khó dự báo, đặc biệt là biến động giá cả thế giới, tâm lý, kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, các động lực tăng trưởng còn nhiều khó khăn, thách thức, cần tập trung cải thiện, tháo gỡ để tạo đột phá cho tăng trưởng cả năm.

Chẳng hạn, về phía cung, tăng trưởng của khu vực nông nghiệp và dịch vụ, du lịch trong 6 tháng qua tuy bám sát kịch bản tại Nghị quyết 01/NQ-CP, nhưng đang đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao, áp lực cạnh tranh gay gắt. Hay khu vực công nghiệp và xây dựng tuy là động lực chính cho tăng trưởng và cũng đã tăng trưởng cao hơn so với kịch bản đề ra trong 6 tháng, nhưng phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi kinh tế và sức mua tại các thị trường xuất khẩu lớn.

Trong khi đó, tăng trưởng ngành xây dựng phụ thuộc vào sự phục hồi thị trường bất động sản, tiến độ tháo gỡ vướng mắc, triển khai các dự án đầu tư, đầu tư công. “Các ngành, lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, AI, chíp, bán dẫn… chưa có chuyển biến rõ nét, nguy cơ không bắt kịp được với thế giới và khu vực”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận.

Đây là điều đáng lưu tâm, bởi trong các chỉ đạo gần đây, Thủ tướng Chính phủ luôn nhấn mạnh việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Khi các động lực này chưa có “chuyển biến rõ nét”, thì khó có thể kỳ vọng sự tăng trưởng bứt phá của nền kinh tế.

Trong khi đó, về phía cầu, thì đầu tư phục hồi còn chậm. Sức mua trong nước 6 tháng tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2023 và giai đoạn 2015-2019. Tăng trưởng xuất khẩu cũng đang có xu hướng chậm lại.

“Bên cạnh các địa phương có tốc độ tăng trưởng tốt, còn 13 địa phương tăng trưởng 6 tháng dưới 5%, trong đó Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 1,42%, Sơn La tăng 0,67%, Bắc Ninh tăng 2,32%, Quảng Nam tăng 2,68%…”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm việc với 20 hiệp hội và khảo sát khoảng 30.000 doanh nghiệp, thì thấy rằng, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là nhu cầu thị trường thấp, áp lực cạnh tranh và chi phí sản xuất tăng cao. Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp khó khăn về tài chính, lãi suất vay vốn và thủ tục hành chính…

Những khó khăn đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6,5%, thậm chí là phấn đấu đạt mức 7% trong năm nay. Vì thế, trong chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để dồn lực cho tăng trưởng, phải tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng nội địa và đặc biệt là đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công… Sự nỗ lực của các địa phương, đặc biệt là các đầu tàu kinh tế cũng rất quan trọng để giữ vững đà phục hồi của nền kinh tế.

“Để có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5-8% trong năm nay, tăng trưởng GRDP quý III của TP.HCM phải đạt trên 7%, và quý IV phải cao hơn nữa”, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nói và cho biết, để tăng tốc trong 2 quý còn lại, Thành phố sẽ nỗ lực, tìm mọi giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng.





Nguồn: https://baodautu.vn/kinh-te-nam-2024-phan-dau-dat-muc-tang-truong-7-d219446.html

Cùng chủ đề

Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp tham gia thực hiện những nhiệm vụ, dự án lớn của đất nước trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà...

Cải cách thuế và kỳ vọng từ cộng đồng doanh nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước kỳ vọng, những thay đổi về chính sách thuế của Việt Nam sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo thực hành thuế công bằng và điều chỉnh hệ thống thuế của Việt Nam theo các tiêu chuẩn toàn cầu. Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước kỳ vọng, những thay đổi về chính sách thuế của Việt Nam sẽ tạo môi trường...

Góc nhìn TTCK tuần 10-14/2: Kiểm định kháng cự mạnh 1.280

Thị trường có thể đi ngang tích lũy và dòng tiền sẽ luân chuyển nhanh giữa các nhóm cổ phiếu để tìm kiếm các cơ hội ngắn hạn. Góc nhìn TTCK tuần 10-14/2: Kiểm định kháng cự mạnh 1.280 - 1.300 điểmThị trường có thể đi ngang tích lũy và dòng tiền sẽ luân chuyển nhanh giữa các nhóm cổ phiếu để tìm kiếm các cơ hội ngắn hạn. ...

Làm gì để GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Nâng chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 với điều kiện nợ công tăng lên ngưỡng cảnh báo đặt ra nhiều thách thức về hiệu quả sử dụng vốn, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và khả năng trả nợ. Nâng chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 với điều kiện nợ công tăng lên ngưỡng cảnh báo đặt ra nhiều thách thức về hiệu quả sử dụng vốn, kiểm...

Các tỉnh thành được “giao KPI tăng trưởng”, Bắc Giang cao nhất

(Dân trí) - Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương. Các địa phương đều phải đạt GRDP từ 8% trở lên, trong đó Bắc Giang, Ninh Thuận, Hải Phòng có mục tiêu tăng trưởng cao nhất. Tại Nghị quyết 25 vừa được ban hành, Chính phủ giao tổng sản phẩm địa phương (GRDP) phải từ 8% trở lên. Trong đó, nhiều địa phương cần có tốc độ tăng trưởng hai chữ số,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng”

VIS Rating cho rằng, sau một loạt các cải cách quy định và triển khai luật chứng khoán mới, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng. “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng”VIS Rating cho rằng, sau một loạt các cải cách quy định và triển khai luật chứng khoán mới, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng. ...

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo “gỡ khó” dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3

Ngày 7/2, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Phong vừa đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3. Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo “gỡ khó” cho dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3Ngày 7/2, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Phong vừa đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Đường ven...

Bất động sản Bắc Giang cất cánh nhờ quy hoạch vùng Đông Bắc Thủ đô

Bắc Giang đang là một mảnh ghép quan trọng của bức tranh kinh tế Đông Bắc vùng Thủ đô, đóng vai trò kết nối Hà Nội, Hải Phòng với biên giới Lạng Sơn, đầu mối đồng bằng sông Hồng của vùng với các tỉnh Đông Bắc. Đặc biệt, TP. Bắc Giang được quy hoạch trở thành đô thị loại I vào năm 2030 sẽ tạo ra nhiều cộng hưởng kinh tế xã hội cho địa phương, trong đó có...

Lương CEO Yeah1 tăng lên 2,55 tỷ đồng/năm sau thành công của “Anh trai, Chị đẹp”

Nhờ sự thành công của "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Chị đẹp đạp gió", mức lương của Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc Yeah1 đã tăng 300 - 338 triệu đồng trong năm vừa qua. Lương CEO Yeah1 tăng lên 2,55 tỷ đồng/năm sau thành công của “Anh trai, Chị đẹp”Nhờ sự thành công của "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Chị đẹp đạp gió", mức lương của Tổng giám đốc và Phó tổng giám...

Cải cách thuế và kỳ vọng từ cộng đồng doanh nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước kỳ vọng, những thay đổi về chính sách thuế của Việt Nam sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo thực hành thuế công bằng và điều chỉnh hệ thống thuế của Việt Nam theo các tiêu chuẩn toàn cầu. Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước kỳ vọng, những thay đổi về chính sách thuế của Việt Nam sẽ tạo môi trường...

Bài đọc nhiều

Làm rõ phương án VEC vay vốn trái phiếu Chính phủ mở rộng cao tốc TP.HCM

Phương án Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC vay lại vốn trái phiếu Chính phủ để mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành sẽ khó đảm bảo tiến độ hoàn thành như lãnh đạo Chính phủ đặt ra. Làm rõ phương án VEC vay vốn trái phiếu Chính phủ mở rộng cao tốc TP.HCM - Long ThànhPhương án Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam...

TCP Việt Nam và dấu ấn vì cộng đồng

Là văn phòng quốc tế đầu tiên của Tập đoàn nước giải khát hàng đầu Thái Lan - Tập đoàn TCP, TCP Việt Nam kiên định theo đuổi sứ mệnh “Tiếp năng lượng, bừng sức sống” thông qua các hoạt động bền vững và ý nghĩa, góp phần tích cực vào sự phát triển của cộng đồng, môi trường, xã hội nói chung cũng như thế hệ thanh niên Việt Nam nói riêng.

Sức hút của bất động sản lễ hội tại Phú Quốc United Center

(Dân trí) - Vinhomes triển khai chính sách bán hàng ưu đãi cho bộ sản phẩm bất động sản lễ hội Festi-Mashup tại Phú Quốc United Center, tạo lợi thế cho nhà đầu tư. Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tưBộ ba sản phẩm bất động sản (BĐS) lễ hội Festi-Mashup của Phú Quốc Untied Center gồm FestiHome, FestiShop và FestiCation thu hút giới đầu tư ngay từ khi ra mắt nhờ những chính sách bán hàng."Khi tận dụng lợi...

Tháng đầu năm 2025, hơn 4,33 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam

Việt Nam đã có khởi đầu khá suôn sẻ trong thu hút đầu tư nước ngoài năm 2025. Chỉ trong tháng đầu năm, đã có hơn 4,33 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng đầu năm 2025, hơn 4,33 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt NamViệt Nam đã có khởi đầu khá suôn sẻ trong thu hút đầu tư nước ngoài năm 2025....

Quảng Trị thống nhất ý tưởng Quy hoạch đô thị Cảng hàng không 3.400 hecta

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị vừa có thông báo kết luận của quyền Chủ tịch UBND tỉnh sau khi nhà đầu tư báo cáo ý tưởng Quy hoạch tổ hợp công nghiệp hàng không - logistic - dịch vụ - thương mại sân bay Quảng Trị. Quảng Trị thống nhất ý tưởng Quy hoạch đô thị Cảng hàng không 3.400 haVăn phòng UBND tỉnh Quảng Trị vừa có thông báo kết luận của quyền Chủ tịch UBND tỉnh sau...

Cùng chuyên mục

Bất động sản TP HCM như mô hình kim tự tháp bị lộn ngược đầu

(CLO) Việc thị trường chỉ còn nhà ở cao cấp, không còn nhà ở vừa túi tiền dẫn đến việc thị trường nhà ở TP HCM phát triển không cân bằng, không bền vững như mô hình kim tự tháp bị lộn ngược đầu”, ...

Hấp lực hút nhà đầu tư về khu Đông TPHCM

(Dân trí) - Năm 2025, thị trường bất động sản bước vào chu kỳ mới với nhiều dự báo tích cực. Tại TPHCM, phân khúc căn hộ cao cấp gây chú ý, nhất là các dự án quy mô lớn tại khu Đông, nổi bật là The Opus One. Phân khúc căn hộ cao cấp trong chu kỳ tăng trưởng mớiTheo đánh giá của SSI Research, năm 2025, thị trường nhà đất sẽ phát triển sôi động hơn năm trước...

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo “gỡ khó” dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3

Ngày 7/2, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Phong vừa đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3. Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo “gỡ khó” cho dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3Ngày 7/2, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Phong vừa đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Đường ven...

Bộ trưởng Giao thông chỉ đạo xử lý vụ bung khe co giãn đường cao tốc làm nhiều ô tô nổ lốp

TPO - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kịp thời phát hiện các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng công trình để yêu cầu nhà thầu sửa chữa, khắc phục. TPO - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra định kỳ,...

Kiến nghị ưu đãi cho người 18-45 tuổi mua nhà lần đầu

(NLĐO)- Kiến nghị xây dựng cơ chế cho người trẻ từ 18-45 tuổi mua nhà lần đầu được vay với lãi suất khoảng 6%-7%/năm ...

Mới nhất

Ra quân hưởng ứng phong trào “Đường tàu

Trong không khí phấn khởi của mùa xuân, ngày 10/02, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức lễ phát động phong trào "Đường tàu - Đường hoa" và chương trình “Tết trồng cây” xuân Ất Tỵ 2025 tại ga Kép. Đây là một hoạt động thể hiện tinh thần trách nhiệm của ngành đường sắt với môi...

Thủ tướng giao các bộ bàn thảo, cam kết cùng doanh nghiệp tư nhân làm các dự án lớn

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ, trao đổi với doanh nghiệp để thảo luận, thống nhất cam kết triển khai các nhiệm vụ cụ thể, đồng thời tích cực tham gia thực hiện các dự án trọng điểm, góp phần thúc đẩy...

Thực hư vụ 2 nam du khách rơi thẳng từ cáp treo xuống thung lũng

TRUNG QUỐC - Trên mạng xã hội mới đây lan truyền một video ghi lại cảnh 2 du khách rơi xuống một thung lũng ở Ôn Châu khiến nhiều người tin đây là vụ tai nạn nghiêm trọng, đồng thời chỉ trích ban quản lý khu danh thắng. Theo The Paper, đoạn video được quay tại Công viên rừng quốc...

Hệ thống Y tế 315 phát triển 250 phòng khám trên cả nước

Sự phát triển nhanh, rộng khắp cả nước của Hệ thống Y tế 315 đã bắt đầu vẽ lại bức tranh toàn cảnh về chăm sóc sức khoẻ và y tế của Việt Nam với sự hiện diện hơn 160 phòng khám và dự tính tăng trưởng 250 phòng khám trong năm 2025. Ngoài ra, trong chiến...

Xem xét thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển mạng lưới đường sắt đô thị

Kinhtedothi- Sáng 10/2, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội họp phiên toàn thể mở rộng về Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Đây là nghị quyết quan...

Mới nhất