Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhKiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá tiêu dùng tăng

Kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá tiêu dùng tăng


Mức lạm phát phù hợp để hỗ trợ tăng trưởng

Theo báo cáo quý II của Tổng cục Thống kê (TCTK), Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý II/2024 tăng 4,39% so với cùng kỳ. Nguyên nhân, theo TCTK là do giá các nhóm hàng thiết yếu tăng như Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; giao thông… Trong đó tăng cao nhất là nhóm giáo dục với mức tăng 8,15%; tiếp theo là nhóm thuốc và dịch vụ y tế với mức tăng 7,63%.

Tính chung, CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 4,08% so với cùng kỳ năm 2023. Bà Nguyễn Thu Oanh – Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (TCTK) đánh giá, đây là “mức lạm phát phù hợp để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nằm trong mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm nay (từ 4 – 4,5%)”. Đồng thời, lạm phát 6 tháng đầu năm cũng đang theo xu hướng của kịch bản giá TCTK đã xây dựng từ đầu năm. “Để đạt mức mục tiêu 4,5% của cả năm 2024 thì dư địa cho bình quân 6 tháng cuối năm là 4,9% so với cùng kỳ năm trước” – bà Oanh nhận định.

Ngoài ra, theo đại diện TCTK, dự báo có một số yếu tố thuận lợi cho việc kiềm chế lạm phát trong thời gian tới. Cụ thể, lạm phát toàn cầu đang tiếp tục xu hướng hạ nhiệt, giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh nhập khẩu lạm phát. Các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất 6 tháng cuối năm góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Với nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, Việt Nam tránh được rủi ro, thách thức về an ninh lương thực đang có khả năng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới.

Bên cạnh đó, còn phải kể đến kinh nghiệm điều hành giá, sự chỉ đạo quyết liệt, phản ứng kịp thời của Chính phủ sẽ giúp hạn chế tác động cộng hưởng của việc điều chỉnh giá lên lạm phát, ổn định tâm lý kỳ vọng lạm phát. Do đó, đại diện TCTK đánh giá “khả năng thực hiện đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát mà Quốc hội đề ra cho năm nay là khả thi”.

Tăng lương có tác động đến Chỉ số CPI?

CPI quý II cũng như 6 tháng đầu năm 2024 được đánh giá tăng cao. Điều này khiến cho những lo ngại về việc chỉ số này sẽ có đà tăng tiếp, đặc biệt trong bối cảnh Quốc hội đã đồng ý tăng lương tối thiểu vùng và tăng mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2024.

Trước lo ngại này, bà Nguyễn Thu Oanh thông tin, tính từ năm 2009 đến 1/7/2024, mức lương cơ sở đã tăng khoảng 280%, lương tối thiểu vùng tăng khoảng 480%, trong khi CPI tăng khoảng 108%. “Như vậy sau 15 năm, tốc độ tăng lương cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của CPI. Điều này cho thấy, Chính phủ luôn hướng tới mục tiêu tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương, tạo động lực nâng cao năng suất lao động” – bà Oanh nhận định.

Đại diện TCTK đánh giá, việc tăng lương góp phần nâng cao đời sống của Nhân dân, đóng góp cho tăng trưởng của nền kinh tế, làm cho sức mua của dân cư được tăng lên, khi quan hệ cung – cầu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến giá cả. Nhưng, nếu như trước đây giá thường tăng khi lương tăng, thậm chí giá tăng ngay khi có chủ trương về chính sách tăng lương, thì trong những năm trở lại đây, Chính phủ, người dân cũng như thị trường đã thích ứng, không bị tác động nhiều nên ít xảy ra chuyện tăng giá khi tăng lương mà chủ yếu tạo ra kỳ vọng lạm phát.

Để tránh hiện tượng “té nước theo mưa” khi lương tăng có thể xảy ra, TCTK khuyến nghị một số giải pháp kiểm soát thị trường. Theo đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường triển khai và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá; Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đặc biệt tránh điều chỉnh giá các dịch vụ do Nhà nước quản lý như dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, điện sinh hoạt cùng với thời điểm tăng lương 1/7/2024, dễ gây lạm phát kỳ vọng kéo giá các hàng hóa, dịch vụ khác tăng theo.

Ngoài ra, còn có các hoạt động chủ động khác có thể tác động khiến việc tăng lương không tác động đến tăng giá, từ đó sẽ ít tác động đến CPI như kêu gọi các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn, thương hiệu uy tín, chiếm thị phần cao và là đầu mối của các chuỗi cung ứng; Khuyến khích trung tâm thương mại, siêu thị tổ chức các đợt khuyến mại hàng hóa nhằm kích cầu tiêu dùng cùng thời điểm lương tăng. Song song với đó, các Bộ, ngành, địa phương phải chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm nhằm bảo đảm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.

Dự báo sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2024 tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, GDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,42%.

Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng phục hồi tích cực, ngành công nghiệp duy trì đà tăng trưởng, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng khá, đáp ứng nhu cầu đơn hàng mới của doanh nghiệp; Đặc biệt 6 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu tăng trở lại, bảo đảm cung cấp nguyên, nhiên vật liệu và máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước, khu vực nông, lâm, thủy sản và dịch vụ vẫn duy trì ổn định.

Tuy nhiên, bên cạnh đó một số ngành vẫn còn nhiều khó khăn, chưa hồi phục như sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 3%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 1,7%.

TCTK đánh giá, kết quả tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 6,42%, cao hơn mức tăng trưởng mục tiêu cận trên tại Nghị quyết 01 đề ra (5,5 – 6%) là một dấu hiệu tích cực cho mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024. Kết quả này cho thấy hiệu quả của những nỗ lực, sát sao, kịp thời trong điều hành chính sách của Chính phủ, Nhà nước, Bộ, ngành và sự cố gắng, quyết tâm của các địa phương, doanh nghiệp, người dân trên con đường khôi phục và phát triển kinh tế.

Căn cứ diễn biến tình hình thế giới, kết quả hoạt động kinh tế trong nước 6 tháng đầu năm và một số nhận định về tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm và nếu không có biến động lớn, TCTK cho rằng có khả năng Việt Nam sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024 trong khoảng 6 – 6,5%.





Nguồn: https://baophapluat.vn/kiem-soat-lam-phat-trong-boi-canh-gia-tieu-dung-tang-post517273.html

Cùng chủ đề

Di sản kinh tế của cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden

Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden rời Nhà Trắng với di sản là nền kinh tế vững mạnh, thị trường việc làm đạt những thành tựu lịch sử, nhưng lạm phát vẫn ở mức cao. Trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Biden, tiêu dùng tại Mỹ sôi động, nền kinh tế tăng trưởng ổn định và không rơi vào suy thoái như dự báo. Các nhà kinh tế cho biết những thành tựu càng ấn...

Lạm phát Anh giảm xuống 2,5%

Lạm phát tại Vương quốc Anh giảm xuống 2,5% trong tháng 12 năm 2024, thấp hơn dự đoán, với tốc độ tăng giá lõi cũng tiếp tục chậm lại. Lạm phát tại Vương quốc Anh giảm xuống 2,5% trong tháng 12 năm 2024, thấp hơn dự đoán, với tốc độ tăng giá lõi cũng tiếp tục chậm lại, theo số liệu vừa công bố của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh. Chỉ...

Kinh tế Mỹ có thể không cần đến các cải cách lớn

Chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump có lẽ sẽ thành công nếu duy trì nền kinh tế hiện đang hoạt động rất tốt. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã vận động tranh cử với các lời hứa về áp đặt thuế nhập khẩu cao, hạn chế nghiêm ngặt nhập cư, nới lỏng quy định và thu nhỏ quy mô chính phủ, nhưng nền kinh tế mà ông tiếp quản...

Một thập kỷ lạm phát thấp

CPI năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023. Như vậy, đây là năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam thành công trong việc kiểm soát lạm phát trung bình ở mức dưới 4%. Điểm tên 3 nguyên nhân chính Theo số liệu mới nhất được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2024 đã tăng 0,29% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước,...

Dự báo lạm phát năm 2025 sẽ được kiểm soát ở mức từ 3 – 4,5%

Tại sự kiện do Viện Kinh tế -Tài chính (Học viện Tài chính) và Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tổ chức này, TS. Nguyễn Đức Độ Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính), nhận định: Bên cạnh các yếu tố về tiền tệ, tỷ giá, lạm phát trong năm 2025 còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như tăng trưởng kinh tế thế giới và giá dầu, giá nguyên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng giao nhiệm vụ đầu năm mới với ngành ngân hàng

- Sáng 3/2, ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng năm mới, giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng trong năm 2025 và thời gian tới. Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ đầu năm mới với...

Tăng cao lượng du khách đến Quảng Bình dịp Tết

02/02/2025 12:46 Du khách đến Phong Nha - Kẻ Bàng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025. (PLVN) - 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ (25/1 đến 2/2), lượng khách đến Quảng Bình ước đạt 163.400 lượt, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Khách nội địa ước đạt 158.615 lượt, tăng 10,1% so với cùng kỳ, khách quốc tế ước đạt 4.785 lượt, tăng 24,1% so với dịp Tết Giáp Thìn 2024. ...

‘Nâng bước’ phát triển từ việc đa dạng các loại hình du lịch ở Việt Nam

Xu hướng tất yếu Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 50km, bao bọc xung quanh bởi hồ Đồng Mô, cùng những ngọn đồi tự nhiên thơ mộng, xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) đang dần chuyển dịch từ một địa phương thuần nông sang kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch. Chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, ông Trần Long Vân...

Tầm cao mới của Thành phố cửa biển

(PLVN) - Sau khi xác lập và giữ nhiều kỷ lục về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) suốt nhiều năm, Hải Phòng chọn 2025 là năm đẩy mạnh chương trình mở rộng không gian phát triển kinh tế, nhằm nâng cao vị thế Thành phố (TP), mở rộng không gian thu hút đầu tư, tạo đà phát triển bước vào kỷ nguyên mới cùng đất nước. Những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng...

Ngày đầu năm mới, biển người váy áo xúng xính check-in Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam

01/02/2025 12:24 (PLVN) -  “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Từ mùng 4 Tết, với người Việt chính là thời gian du Xuân, vãn cảnh, vừa để cầu mong những điều tốt lành trong năm mới, vừa có khoảng thời gian ý nghĩa bên người thân. Năm nay, Lễ hội Ánh sáng phương Đông - lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam tại Ocean City chính là điểm đến không thể bỏ...

Bài đọc nhiều

Hà Nội tạm đình chỉ quán bún riêu bán 1,2 triệu đồng 3 bát ngày mùng 1 Tết

Chủ tịch UBND phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Hoàng Thị Tuyết Lan cho biết đã yêu cầu đình chỉ hoạt động quán bún riêu bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún ngày mùng 1 Tết. Tối 31-1 (tức mùng 3...

Kỳ vọng chinh phục đỉnh gần nhất 1.280 điểm

Trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ tiếp tục tăng điểm và chinh phục vùng đỉnh gần nhất tại 1.280 điểm với động lực chính sẽ xoay quanh nhóm ngân hàng và bán lẻ. Chứng khoán tuần đầu sau Tết Nguyên đán: Kỳ vọng chinh phục đỉnh gần nhất 1.280 điểmTrong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ tiếp tục tăng điểm và chinh phục vùng đỉnh gần nhất tại 1.280 điểm với động lực chính sẽ xoay quanh nhóm...

Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD sau Tết

(NLĐO) - Đồng USD mạnh lên trên thị trường quốc tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tỉ giá USD/VNĐ. ...

Tăng lên mức cao nhất mọi thời đại

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay đã phá kỷ lục cũ để tăng lên đỉnh cao nhất khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế quan mới ...

Sân bay đông khách quay lại sau Tết

Nhà ga nội địa sân bay Tân Sơn Nhất bắt đầu ghi nhận lượng khách quay trở lại sau Tết đông đúc. Taxi, xe công nghệ ở sân bay được yêu cầu tăng 25% số lượng xe để đáp ứng nhu cầu khách. Để...

Cùng chuyên mục

Cổ phiếu nhà Quốc Cường Gia Lai lại nổi sóng

(NLĐO)- Lợi nhuận quý IV/2024 của Quốc Cường Gia Lai đã tăng mạnh hơn 400% so cùng kỳ do đẩy mạnh việc bán căn hộ cho khách ...

Tiếp tục xuất hiện doanh nghiệp báo lãi kỷ lục năm vừa qua

Tập đoàn PAN (mã chứng khoán PAN) ghi nhận tổng doanh thu năm vừa qua là 16.184 tỉ đồng, tăng 23% so với 2023 và vượt 9% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 1.148 tỉ đồng, tăng 41% so với năm 2023. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất mà PAN đạt được trong lịch sử hoạt động và là năm thứ ba liên tiếp lập kỷ lục lợi nhuận. Theo giải trình...

Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn tăng vọt, tiến sát 91 triệu đồng/lượng

(NLĐO) - Giá vàng thế giới lập kỷ lục mới, thúc đẩy giá vàng trong nước tăng mạnh vào sáng nay, 4-2 ...

Một lãnh đạo VPBank tính chi hàng trăm tỷ đồng mua khớp lệnh 30 triệu cổ phiếu VPB

Với giá cổ phiếu VPB đóng cửa ngày 3/2 ở mức 18.500 đồng/cổ phiếu, bà Phạm Thị Nhung - Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Phó tổng giám đốc thường trực của VPBank ước tính cần chi 555 tỷ đồng. Một lãnh đạo VPBank tính chi hàng trăm tỷ đồng mua khớp lệnh 30 triệu cổ phiếu VPBVới giá cổ phiếu VPB đóng cửa ngày 3/2 ở mức 18.500 đồng/cổ phiếu, bà Phạm Thị Nhung - Thành...

Giá chung cư Hà Nội qua đỉnh sốt, chủ nhà đang cắt lãi chứ không phải cắt lỗ, lộ diện dự án nhà ở...

Nhận định “sân chơi” của nhà đầu tư trong năm 2025, giá chung cư Hà Nội đã qua đỉnh sốt, dự án nhà ở xã hội đắt nhất Thủ đô, quy định về cấp sổ đỏ cho đất được giao sử dụng nhiều năm chưa có quy hoạch… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Mới nhất

Gạo nguyên liệu tăng nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay ngày 4/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều. Thị trường lượng ít, gạo nguyên liệu tăng nhẹ, lúa tươi bình ổn. Giá lúa gạo hôm nay ngày 4/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động. Gạo nguyên liệu các loại nhích...

Tổng thống Mỹ ‘gạ’ Ukraine đem thứ quý giá này đổi lấy viện trợ, phong thanh tin đồn về kế hoạch Trump-Putin ‘hất cẳng’...

Ngày 3/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thẳng thắn bày tỏ ý định muốn Ukraine phải trao đổi "có đi có lại" nếu muốn nhận viện trợ từ Washington.

Một nam thanh niên mất tích khi đi lễ chùa đầu năm

(NLĐO) - Lực lượng chức năng đã tổ chức tìm kiếm một nam thanh niên mất tích khi đi lễ chùa dịp đầu năm ...

Cổ phiếu nhà Quốc Cường Gia Lai lại nổi sóng

(NLĐO)- Lợi nhuận quý IV/2024 của Quốc Cường Gia Lai đã tăng mạnh hơn 400% so cùng kỳ do đẩy mạnh việc bán căn hộ cho...

Mới nhất