Trang chủNewsThế giớiNgân hàng Thung lũng Silicon sụp đổ: Mỹ nỗ lực ngăn "hiệu...

Ngân hàng Thung lũng Silicon sụp đổ: Mỹ nỗ lực ngăn “hiệu ứng domino”


Không lâu sau khi Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) sụp đổ hôm 10-3, nỗi lo về “hiệu ứng domino” đối với các ngân hàng khu vực khác ở Mỹ đã xuất hiện nếu cơ quan quản lý không tìm được người mua lại SVB để bảo vệ các khoản tiền gửi không được bảo hiểm.

Theo Reuters, SVB là ngân hàng lớn nhất bị sụp đổ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Việc này làm rúng động các thị trường tài chính thế giới, khiến hàng tỉ USD tiền gửi của các công ty, nhà đầu tư bị “mắc kẹt”. Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đang tìm kiếm một ngân hàng khác sẵn sàng sáp nhập với SVB trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng.

Với tài sản 209 tỉ USD và 175,4 tỉ USD tiền gửi tính đến cuối năm 2022, SVB (trụ sở ở TP Santa Clara, bang California) là ngân hàng lớn thứ 16 ở Mỹ. SVB chủ yếu cung cấp dịch vụ cho các công ty khởi nghiệp và nhà đầu tư ở Thung lũng Silicon. Quy mô của ngân hàng này khiến số ứng viên tiềm năng có thể sớm nhất trí về một thỏa thuận như nêu trên là không nhiều.

Ngân hàng Thung lũng Silicon sụp đổ: Mỹ nỗ lực ngăn hiệu ứng domino - Ảnh 1.

Trụ sở Ngân hàng Thung lũng Silicon ở TP Santa Clara, bang California – Mỹ hôm 10-3. Ảnh: REUTERS

Bên cạnh đó, theo trang Bloomberg, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và FDIC còn đang xem xét thành lập một quỹ, cho phép các cơ quan quản lý bảo vệ tiền gửi tại những ngân hàng đang gặp khó khăn theo sau sự sụp đổ của SVB.

Nhà chức trách Mỹ đã thảo luận với lãnh đạo các ngân hàng với hy vọng rằng biện pháp này nếu được thực hiện sẽ giúp trấn an người gửi tiền, ngăn chặn sự hoảng loạn. Ngoài ra, FDIC hôm 11-3 còn làm việc với lãnh đạo nhiều ngân hàng nhỏ và vừa về tình hình tài chính của họ.

SVB sụp đổ sau khi nỗ lực huy động vốn không thành và một loạt công ty khởi nghiệp rút tiền do lo ngại về tình hình tài chính của ngân hàng này. Trước đó, SVB đối mặt sức ép ngày một lớn do nguồn vốn tại Thung lũng Silicon cạn dần, xuất phát từ việc kinh tế tăng trưởng chậm lại và lãi suất cơ bản tăng nhanh chóng.

Ông Jonas Goltermann, chuyên gia tại Công ty Capital Economics (Anh), nói với đài CNN rằng lý do SVB gặp rắc rối là phụ thuộc nhiều vào một số ngành công nghiệp trong lúc hầu hết ngân hàng khác có hoạt động đa dạng hơn.

Sở Đổi mới và Bảo vệ tài chính California (DFPI) đã đóng cửa ngân hàng này và chỉ định FDIC làm đơn vị xử lý tài sản của SVB. Nhà Trắng hôm 11-3 cho biết Tổng thống Joe Biden đã nói chuyện với ông Gavin Newsom, Thống đốc bang California, về nỗ lực xử lý cuộc khủng hoảng. Ông Newsom khẳng định: “Mọi người đang làm việc với FDIC để ổn định tình hình càng nhanh càng tốt”.

Một số chuyên gia và nhà đầu tư nổi bật cảnh báo rằng nếu không có giải pháp nào đạt được trước ngày 13-3, những ngân hàng khác có thể gặp sức ép nếu người dân lo lắng về tiền gửi của mình. Công ty Tư vấn tài chính Kroll (Mỹ) nhận định một vụ phá sản kiểu SVB sẽ không xảy ra với ngân hàng lớn nhưng các ngân hàng cộng đồng nhỏ có nguy cơ đối mặt rủi ro.

Tỉ phú Bill Ackman cũng cảnh báo việc không bảo vệ được người gửi tiền trong vụ SVB có thể dẫn đến việc rút tiền gửi không được bảo hiểm tại các ngân hàng khác. FDIC cho biết tính đến cuối năm 2022, 89% trong tổng số 175 tỉ USD tiền gửi ở SVB không được bảo hiểm.

Tuy nhiên, một số chuyên gia trấn an rằng tác động của vụ SVB sụp đổ sẽ không đe dọa đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng Mỹ. Họ cũng chỉ ra rằng SVB có mô hình kinh doanh riêng, ít phụ thuộc vào tiền gửi cá nhân như các ngân hàng truyền thống. 

Tác động toàn cầu

Hãng tin AP nhận định sự sụp đổ của SVB đang gây ra tác động toàn cầu. Từ các nhà sản xuất rượu vang ở bang California – Mỹ đến các công ty khởi nghiệp ở châu Âu đều chịu ảnh hưởng và đang tìm kiếm biện pháp xử lý sau khi ngân hàng của họ đột ngột dừng hoạt động. Không chỉ doanh nghiệp mà cả nhân viên của họ cũng lo lắng bởi tiền lương có thể chịu tác động vì cuộc khủng hoảng. Nhiều khách hàng của SVB là công ty khởi nghiệp. Họ gửi hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu USD trong ngân hàng này để điều hành công ty và trả lương nhân viên.

Ngân hàng Trung ương Anh tuyên bố tài sản của SVB tại nước này sẽ được bán để trả cho các chủ nợ. Trong khi đó, theo trang Bloomberg, cổ phiếu của các ngân hàng ở châu Á cũng sụt giảm do cuộc khủng hoảng SVB. Tuy nhiên, rủi ro đối với khu vực này được cho là sẽ không lớn nhờ triển vọng tăng trưởng mạnh hơn, khách hàng của các ngân hàng đa dạng và chất lượng tài sản được cải thiện…

Reuters ngày 12-3 dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ mọi tác động từ cuộc khủng hoảng SVB đối với các thị trường trong nước. Tuy nhiên, giới chuyên gia Hàn Quốc nhận định ảnh hưởng của vụ việc sẽ không lan sang các hệ thống tài chính khác.

Tại Ấn Độ, một số công ty khởi nghiệp như Bluestone, PayTM, One97 Communications & Bharat Financial Inclusion đang lo ngại số tiền gọi vốn của họ có thể bị mắc kẹt trong SVB, từ đó dẫn tới cuộc khủng hoảng tiền mặt và buộc họ cắt giảm chi phí, trì hoãn các dự án hoặc sa thải nhân viên.

Phạm Nghĩa





Nguồn

Cùng chủ đề

EVN ủng hộ Tổng công ty Phát điện 1 làm nhiệt điện Quảng Trị hơn 2 tỉ đô la

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đánh giá Tổng công ty Phát điện 1 có năng lực, kinh nghiệm, nguồn vốn…đầu tư, vận hành các nhà máy nhiệt điện nên đề nghị để đơn vị này làm chủ đầu tư nhiệt điện Quảng Trị. ...

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 tôn vinh Việt Nam

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk, vùng đất đầy nắng, gió và là xứ sở cà phê robusta nổi tiếng thế giới.

TPHCM lập tổ kiểm tra dạy thêm, học thêm

TPO - UBND quận 12 giao Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trì, phối hợp với UBND các phường thành lập tổ kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn trong tháng 2/2025. TPO - UBND quận 12 giao Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trì, phối hợp với UBND các phường thành lập tổ kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn trong tháng 2/2025. ...

Sau năm lãi lớn, Thế Giới Di Động cho nhân viên mua ‘rẻ’ cổ phiếu cả ngàn tỉ

Thế Giới Di Động vừa thông qua việc phát hành hơn 19,93 triệu cổ phiếu ưu đãi giá 10.000 đồng. Chủ tịch Nguyễn Đức Tài và các thành viên hội đồng quản trị không điều hành không tham gia chính sách này. Công ty...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Cò” đất thành “trùm” buôn dữ liệu

(NLĐO) - Từ môi giới bất động sản, một thanh niên 9X trở thành kẻ cầm đầu đường dây mua bán dữ liệu cá nhân với quy mô "khủng" ...

Công an thông tin vụ người đàn ông trung niên đấm tài xế trên phố

(NLĐO)- Theo công an, tài xế điều khiển ô tô nhãn hiệu KIA Carnival màu đen đỗ trước cửa rạp đám cưới nên bị người đàn ông đấm ...

3 xe tải tông liên hoàn trên đường Đỗ Mười, tài xế mắc kẹt trong xe

(NLĐO) - Vụ tai nạn liên hoàn trên đường Đỗ Mười khiến 1 xe tải leo con lươn, 1 xe tải lật ngang giữa đường, tài xế bị mắc kẹt trong cabin ...

Phó trưởng công an thị xã bị cách chức vì quan hệ bất chính

(NLĐO) – Trung tá Trần Tấn Tài bị cách chức Phó trưởng Công an thị xã Tân Châu (An Giang) do có quan hệ bất chính với phụ nữ đã có gia đình. ...

Liên tiếp mở các đường bay quốc tế

(NLĐO)- Từ ngày 30-3, Vietnam Airlines sẽ chính thức khai thác đường bay thẳng từ TP HCM tới Bắc Kinh (Trung Quốc) thông qua sân bay Bắc Kinh Đại Hưng (PKX). ...

Bài đọc nhiều

Mỹ phê duyệt gói vũ khí 7,4 tỉ USD cho Israel

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê duyệt các gói bán vũ khí trị giá 7,4 tỉ USD cho Israel sau khi cố vấn Mỹ về Trung Đông lập lờ về việc cung cấp siêu bom cho đồng minh. ...

Lần đầu tiêm kích F-35 Mỹ chạm mặt Su-57 Nga tại triển lãm hàng không

Công chúng trong ngày 10.2 chứng kiến hai mẫu tiêm kích chủ lực của Mỹ và Nga đã cùng xuất hiện tại triển lãm hàng không Ấn Độ (Aero India 2025). ...

Thủ tướng Campuchia thăm Philippines vào tuần tới

Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr sẽ chào đón Thủ tướng Campuchia Hun Manet trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Philippines từ ngày 10-11/2.

Ấn Độ quyết tâm tự lực quốc phòng, niềm tin vào Nga giúp Moscow “xưng vương” trong mảng bán vũ khí

Ngày 10/2, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cam kết, nước này sẽ thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thiết bị quốc phòng trong những năm tới, đồng thời khẳng định, Nga vẫn là đối tác lâu năm và đáng tin cậy trong lĩnh vực này.

Cùng chuyên mục

Bộ trưởng Libya trúng đạn trong một âm mưu ám sát ở thủ đô Tripoli

Ông Adel Jumaa, Bộ trưởng các vấn đề nội các của chính phủ Libya, đã bị thương trong một âm mưu ám sát ở đường phố thủ đô Tripoli hôm nay (12.2). ...

Máy bay chở Hoàng hậu Vương quốc Bỉ phải hạ cánh ưu tiên vì sự cố

Chuyến công du Costa Rica của Hoàng hậu Vương quốc Bỉ Mathilde đã xảy ra sự cố, buộc phải sử dụng quyền đáp ưu tiên khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế San José Juan Santamaria. ...

Nga gạt phắt ý tưởng mới của Ukraine, Tổng thống Pháp có kế hoạch đến Đông Nam Á, Trung Quốc nhắc nhở Mỹ về...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nga tuyên bố không bao giờ đổi đất với Ukraine

Hôm nay (12.2), Điện Kremlin nhấn mạnh Nga sẽ không bao giờ thảo luận khả năng trao đổi lãnh thổ Ukraine mà nước này đang kiểm soát để lấy những vùng đất ở tỉnh miền tây Kursk đang nằm trong tay quân đội...

Philippines muốn mua 2 tàu ngầm, hé lộ hoạt động chung với Mỹ ở Biển Đông

Philippines đang tìm cách mua thêm vũ khí để hiện đại hóa kho vũ khí của mình, trong đó có tên lửa BrahMos bổ sung từ Ấn Độ và ít nhất 2 tàu ngầm. ...

Mới nhất

Giải bài toán ‘khát’ nhân lực AI ở Việt Nam

DNVN - Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá có nhiều bước tiến và phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này...

“Cò” đất thành “trùm” buôn dữ liệu

(NLĐO) - Từ môi giới bất động sản, một thanh niên 9X trở thành kẻ cầm đầu đường dây mua bán dữ liệu cá nhân với quy...

Công an thông tin vụ người đàn ông trung niên đấm tài xế trên phố

(NLĐO)- Theo công an, tài xế điều khiển ô tô nhãn hiệu KIA Carnival màu đen đỗ trước cửa rạp đám cưới nên bị người đàn ông...

Mới nhất