Trang chủKinh tếNông nghiệpChợ làng lạ lùng ở An Giang, trên bến dưới thuyền, tấp...

Chợ làng lạ lùng ở An Giang, trên bến dưới thuyền, tấp nập cả năm chỉ bán cây tầm vông thẳng tuột


Chợ làng lạ lùng ở An Giang, trên bến dưới thuyền, tấp nập cả năm chỉ bán cây tầm vông thẳng tuột- Ảnh 1.

Ghe chở cây tầm vông của thương buôn chuẩn bị xuất bến ở chợ Tầm Vông trên địa bàn xã Lương Phi, huyện huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang).

Chợ làng lạ lùng ở An Giang, trên bến dưới thuyền, tấp nập cả năm chỉ bán cây tầm vông thẳng tuột- Ảnh 2.

Chợ mua bán cây tầm vông ở vùng Bảy Núi, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) không bảng hiệu.

Mờ sáng, tiết trời Bảy Núi còn đang ngáy ngủ, những tiểu thương đã vội vã chạy ghe đến thu mua tầm vông. Từ lâu, chợ “độc lạ” này vẫn hoạt động náo nhiệt, bởi tiếng trả giá, tiếng cười nói huyên thuyên giữa tiểu thương và nhà vườn. 

Bước xuống mé kênh, hàng loạt chiếc ghe chành mũi đỏ đậu kẹo nẹo chờ chở tầm vông. Ngồi bệt trên đê, anh Chau Sóc ăn vội gói xôi vò đường cát lót dạ, để chuẩn bị khuân vác thuê tầm vông xuống ghe cho tiểu thương.

Mặc dù chợ tầm vông không bảng hiệu, nhưng được thương buôn khắp nơi đổ xô về đây tấp nập. Gặp anh Hậu (45 tuổi, quê ở tỉnh Sóc Trăng) đang tỉ mẩn lựa từng cây tầm vông phân loại, rồi chất xuống ghe để kịp rời bến trong buổi chiều tà. 

Tính đến nay, anh Hậu đã bén duyên với nghề buôn tầm vông ngót nghét 20 năm. Ngày trước, anh là tay thương buôn lá dừa nước lợp nhà nổi tiếng khắp miền Tây. Sau này, việc buôn bán lá dừa nước ế ẩm, anh Hậu chuyển qua nghề buôn tầm vông tới bây giờ.

“Ông già tôi chuyên đi ghe đếm lá dừa chở bán các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, rồi lên tận vùng Bảy Núi bán cho người ta lợp nhà. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu dùng lá lợp nhà không còn thịnh như trước, nhiều thương buôn giải nghệ. Bắt nhịp nhu cầu bà con miệt dưới chuộng cây tầm vông dùng trong sinh hoạt gia đình, tôi chuyển sang nghề buôn tầm vông tại vùng Bảy Núi” – anh Hậu trần tình.

Chợ làng lạ lùng ở An Giang, trên bến dưới thuyền, tấp nập cả năm chỉ bán cây tầm vông thẳng tuột- Ảnh 3.

Chợ bờ kênh Bến Xã (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) chỉ mua bán một mặt hàng duy nhất trong vùng, đó là cây tầm vông. Cây tầm vông (tre tầm vông) là một loại cây thuộc họ tre có tên thường gọi là cây trúc thái hay trúc xiêm la, được trồng nhiều ở Đông Nam Á, trong đó có tỉnh An Giang và một số tỉnh khu vực Đông Nam bộ của Việt Nam.

Giải quyết việc làm tại chỗ

Thổ nhưỡng vùng Bảy Núi coi vậy mà khắc nghiệt, chịu 6 tháng nắng ròng rã. Buổi sáng rất mát dịu, ai cũng hít thở khí hậu trong lành. Nhưng khi đứng bóng, trời rắc nắng, hanh hao rất khó chịu. Mùa này, các triền núi khô cằn, nhiều cây rừng rụng lá trơ trọi do thiếu nước. 

Tuy nhiên, cây tầm vông lại thích nghi với vùng đất cát núi, phát triển tốt, ít tốn công chăm sóc. Nhờ vậy, bà con đã ứng dụng mô hình trồng tầm vông bất cứ nơi đâu trên mảnh đất núi. Ngang qua Bụng Ông Địa, rồi đến Ô Tà Sóc, đâu đâu cũng bắt gặp rừng tầm vông trải dài, trông như cảnh vật trong phim cổ trang.

Ghé dưới chân đồi Ma Thiên Lãnh, gặp người dân đang thu hoạch tầm vông bán cho thương lái. Giữa trưa nắng gắt, chúng tôi tiếp tục men theo con lộ nhựa chạy thẳng về thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). 

Dưới chân núi Dài, núi Tượng, tầm vông được người dân trồng quanh nhà, kiếm thêm thu nhập. Thỉnh thoảng bắt gặp xe công nông chở tầm vông xuống chợ bán.

Chợ làng lạ lùng ở An Giang, trên bến dưới thuyền, tấp nập cả năm chỉ bán cây tầm vông thẳng tuột- Ảnh 4.

Công đoạn “nướng” cây tầm vông trên lửa than củi để uốn thẳng thân cây.

Cây tầm vông không chỉ là nguồn thu nhập của nhà vườn Bảy Núi mà còn giải quyết công ăn, việc làm đối với số đông lao động Khmer nhàn rỗi ở địa phương, với các công việc chặt, uốn, chở, vác tầm vông xuống ghe. 

Anh Chau Sóc chuyên uốn tầm vông, mỗi ngày “nướng” hơn 900 cây tầm vông, thu nhập 450.000 đồng, có tiền dư dả trang trải trong dịp Tết.

Anh Chau Khươn ở xã Lương Phi (huyện Tri Tôn) cho hay, mỗi ngày tại chợ tầm vông này có hơn 20 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer vác thuê tầm vông.

Nhân công chất tầm vông xuống ghe nhận tiền công 500 đồng/cây, bình quân mỗi người thu nhập 400.000 – 500.000 đồng/ngày. Hoạt động mua bán tầm vông diễn ra 10 tháng, giải quyết việc làm số đông lao động ở địa phương.

Chợ làng lạ lùng ở An Giang, trên bến dưới thuyền, tấp nập cả năm chỉ bán cây tầm vông thẳng tuột- Ảnh 5.
Chợ làng lạ lùng ở An Giang, trên bến dưới thuyền, tấp nập cả năm chỉ bán cây tầm vông thẳng tuột- Ảnh 6.

Thương buôn miệt dưới

Từ xã Lương Phi lên thị trấn Ba Chúc, 2 bên con lộ có nhiều bãi tầm vông lớn đang hoạt động hết công suất để kịp giao những chuyến hàng cuối năm. Mỗi vựa tiêu thụ trên 30.000 cây tầm vông. Nhiều nhân công đang hì hục đốt lò dưới cái nắng để uốn tầm vông.

Cây tầm vông uốn thẳng thớm sẽ được chủ vựa trả công 500 đồng, bình quân một người uốn 1.000 cây tầm vông/ngày, thu nhập ngót nghét 500.000 đồng. 

Ông Được (chủ vựa tầm vông) nói rằng, mùa này bà con ở núi Dài đang vào vụ thu hoạch tầm vông. Mỗi ngày, vựa của ông Được thu mua trên 3.000 cây tầm vông mang về uốn cho thẳng rồi vận chuyển xuống chợ bán.

Cái chợ tầm vông ở kênh Bến Xã toàn thương buôn miệt dưới lên thu gom tầm vông. Cây tầm vông sinh trưởng ở vùng khắc nghiệt nên thân rất chắc, dẻo dai.

Khi được uốn xong, tầm vông có thể dùng làm nhiều vật dụng, như: Sào, cầu thang, cột, kèo… rất hiệu quả.

Chợ làng lạ lùng ở An Giang, trên bến dưới thuyền, tấp nập cả năm chỉ bán cây tầm vông thẳng tuột- Ảnh 7.

Một rừng cây tầm vông ở vùng Bảy Núi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Chị Nguyễn Thị Thùy Trang (43 tuổi, quê tỉnh Bạc Liêu), có 20 năm theo nghề buôn tầm vông cho rằng, cây tầm vông tốt nhất phải kể đến vùng triền núi Dài. Bà con miệt dưới rất chuộng cây tầm vông nơi đây sử dụng cất trại, cắm cọc, cắm đường ven nuôi tôm… Bởi, cây tầm vông vùng Bảy Núi rất chất lượng, ít bị mối mọt ăn.

Chị Trang nhớ lại, ngày trước, con kênh Bến Xã chỉ vài ba ghe mũi đỏ miệt dưới lên thu mua tầm vông. Dần dà tăng lên vài chục chiếc, riết nơi đây tạo thành một cái chợ thu mua tầm vông.

Chỉ tay về đứa con trai lớn vừa tròn 20 tuổi, chị Trang bộc bạch: “Thằng con trai lớn bao nhiêu tuổi thì ngần ấy thời gian vợ chồng tôi theo cái nghề buôn tầm vông. Mỗi chuyến đi, chiếc ghe của tôi chở trên 9.000 cây tầm vông các loại. 

Tầm vông loại tốt giá 15.000 đồng/cây, loại nhỏ hơn 10.000 đồng/cây, loại nhỏ nhất 5.000 đồng/cây. Khi vận chuyển về bán cho các vựa miệt dưới, bỏ sở hụi kiếm 5 – 6 triệu đồng/chuyến, thu nhập khá ổn định”.

Từ lâu, khu vực núi Dài được xem là “thủ phủ” của vùng đất trồng tầm vông. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang)-Trần Thanh Liêm cho biết, địa phương có hơn 100 hộ trồng tầm vông, với diện tích khoảng 80ha. Những năm qua, nhờ cây tầm vông, nhiều bà con đã thoát nghèo, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.

Cây tầm vông đã trở thành loài cây đặc hữu, mang giá trị kinh tế cao ở vùng Bảy Núi của tỉnh An Giang. Nhiều thương buôn bờ kênh Bến Xã nườm nượp, rồi hình thành cái chợ tầm vông độc nhất miền Tây.





Nguồn: https://danviet.vn/cho-lang-la-lung-o-an-giang-tren-ben-duoi-thuyen-tap-nap-ca-nam-chi-ban-cay-tam-vong-thang-tuot-20240703143044997.htm

Cùng chủ đề

Long Châu Hậu là tên cũ của tỉnh nào?

Long Châu Hậu là tỉnh cÅ© ở khu vá»±c miền Tây Nam Bộ, do chính quyền Việt Nam Dân chá»§ Cộng hòa lập vào năm 1947. Campuchia​Theo cổng thông tin tỉnh, An Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sông Tiền và sông Hậu chảy qua, đường biên giới với chiều dài gần 100 km, giáp hai tỉnh Kandal và Takeo của nước bạn Campuchia. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.536,76 km². An Giang có 11 đơn vị hành chính trực...

An Giang đón bằng công nhận của UNESCO và khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

(Tổ Quốc) - Tối 19/3, tại Khu Du lịch quốc gia Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, tổ chức Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại và...

Hình ảnh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam nhận bằng UNESCO

Hàng nghìn người dân, đại biểu có mặt tại Khu du lịch quốc gia Núi Sam, TP Châu Đốc (tỉnh An Giang) tham dự lễ đón bằng UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể. ...

Châu Đốc sẽ đón khoảng 2.000 người tham dự một sự kiện đặc biệt

(NLĐO) – Sự kiện đặc biệt này sẽ diễn ra tại TP Châu Đốc, tỉnh An Giang vào ngày 19-3 tới ...

Miền Tây vào mùa thu hoạch lớn nhất năm, giá lúa gạo lại đang giảm mạnh

Giá lúa gạo tại ĐBSCL liên tục dao động lúc tăng, lúc giảm khiến nông dân lo lắng. Còn doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng do chưa ký được hợp đồng xuất khẩu, lượng gạo tồn kho, thiếu vốn. Do đó giá lúa vụ đông xuân giảm mạnh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, bão số 2 vẫn tác động đến thời tiết miền Bắc những ngày tới thế nào?

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 02 ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10; tại Trà Cổ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; tại...

Làng chài câu mực ở Quảng Ngãi vươn khơi

Câu mực khơi ở Quảng Ngãi là nghề lênh đênh trên biển nhiều ngày nhất. Một năm, các ngư dân bám biển 9 tháng và chỉ về đất liền có 3 tháng. Những ngày cuối tháng Giêng, các ngư dân lại tất bật chuẩn bị vươn khơi, bám biển.Hiện nay, dung tích các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ đạt trên 50% công suất thiết kế. Để bảo đảm nước tưới tiêu, các địa...

Vừa thả cá ở hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh, hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, lớn nhất Đông Nam Á

Đợt thả cá giống xuống hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) được thực hiện trong hai ngày 8 và 9.11, dự kiến sẽ có khoảng 237.735 con cá giống các loại, gồm: cá chép, mè hoa, trắm cỏ, cá tra, cá sặc rằn và tôm càng xanh được thả xuống hồ Tiếng ...

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Câu chuyện về giá cả (Bài 1)

Từ khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghề sản xuất muối Bạc Liêu là nghề di sản được bảo tồn, thì sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với nghề muối được tốt hơn. Nhiều chương trình, dự án để vực dậy nghề làm muối, diện tích sản xuất muối bắt đầu tăng trở lại. Tuy nhiên, để diêm dân "sống" được với hạt muối, thì hạt muối phải tiếp tục được...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp Từ cuối năm 2024 đến cuối tháng 2/2025, giá lúa trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên đến nửa đầu tháng 3/2025, giá gạo xuất khẩu của Việt...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Ấn Độ đánh giá cao việc hợp tác trùng tu nhóm tháp E, F Mỹ Sơn

VHO - Đến thăm trực tiếp công trường trùng tu nhóm tháp E, F tại khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam đã đánh giá cao sự hợp tác từ phía tỉnh Quảng Nam, các chuyên gia cũng như lực lượng...

Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2025 (VIX50)

Năm 2025 đánh dấu cột mốc quan trọng – lần thứ năm liên tiếp Bảng xếp hạng Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả (VIX50) được Vietnam Report công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đại chúng tiêu biểu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Được triển khai từ năm 2020, Top...

Tinh hoa hội tụ và tiếng vọng văn hóa Việt

VHO - Sáng qua 29.6, tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Sở Văn hóa và Thể thao TP đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia và khai mạc trưng bày chuyên đề Bảo vật Quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP.HCM. Sự kiện đánh dấu cột...

Hòa Phát hỗ trợ xây dựng hơn 1.500 căn, góp sức giúp nhiều địa phương về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột...

Từ cuối năm 2023 đến nay, Tập đoàn Hòa Phát đã đồng hành cùng nhiều địa phương trên cả nước, chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, nhà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách. Cụ thể, Hòa Phát đã dành trên 80 tỷ đồng hỗ trợ nhiều...

KHÁM PHÁ HAI THÁI CỰC CẢM XÚC CỦA QUÝ CÔ HIỆN ĐẠI

Phụ nữ hiện đại là những bản thể đa chiều: vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng, vừa lý trí vừa đầy cảm xúc, vừa theo đuổi sự nghiệp riêng vừa khát khao yêu và được yêu. Và chính từ những đối cực ấy, vẻ đẹp của họ trở nên rực rỡ, bí ẩn và không ngừng truyền cảm...

Mới nhất