Trang chủChính trịNgoại giaoTriển vọng dần tươi sáng!

Triển vọng dần tươi sáng!

Ngân hàng thế giới (WB) nhận định, triển vọng tăng trưởng của thế giới đang tươi sáng hơn. Tuy nhiên, sự gia tăng các rào cản thương mại mới và các chính sách bảo hộ lan rộng đã gây ra mối đe dọa lâu dài cho tăng trưởng toàn cầu.

Ngân hàng thế giới (WB) nhận định, triển vọng tăng trưởng của thế giới đang tươi sáng hơn.
Ngân hàng thế giới nhận định, triển vọng tăng trưởng của thế giới đang tươi sáng hơn.

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất, WB nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ ổn định ở mức 2,6% trong năm nay, cao hơn so với dự báo hồi tháng 1 là 2,4% và dự đoán, sẽ tăng lên 2,7% vào năm 2025.

Triển vọng mong manh cho nửa cuối 2024?

Indermit Gill, Nhà kinh tế trưởng của WB, nhận định, “bốn năm sau những “rung chuyển” gây ra do đại dịch Covid-19, xung đột quân sự ở Ukraine, Trung Đông, lạm phát và thắt chặt tiền tệ, có vẻ như tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang ổn định”.

Tuy nhiên, tăng trưởng chậm chạp tiếp tục ám ảnh các nền kinh tế nghèo nhất thế giới, vẫn đang phải vật lộn với lạm phát và gánh nặng nợ cao. WB lưu ý, trong ba năm tới, các nền kinh tế chiếm hơn 80% dân số thế giới sẽ có mức tăng trưởng chậm hơn so với thập kỷ trước đại dịch. Trong khi, các dự báo tốt hơn đang được dẫn dắt bởi khả năng phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới – Mỹ. Nhưng các nền kinh tế tiên tiến châu Âu và Nhật Bản chỉ đang tăng trưởng với tốc độ 1,5%/năm, với sản lượng vẫn ở mức thấp. Ngược lại, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đang tăng trưởng với tốc độ 4%, dẫn đầu là Trung Quốc và Indonesia.

Trong Báo cáo tình hình và triển vọng kinh tế thế giới, Liên hợp quốc (LHQ) đánh giá triển vọng kinh tế toàn cầu được cải thiện so với dự báo trước đây, các nền kinh tế lớn đã tránh được suy thoái nghiêm trọng, dù vẫn đối mặt với một số thách thức. Hầu hết các nền kinh tế lớn đã nỗ lực giảm lạm phát mà không khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và dẫn tới suy thoái.

Cụ thể, Báo cáo mới nhất của LHQ dự báo, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm 2024 và 2,8% trong năm 2025, tăng nhẹ so với dự báo hồi đầu năm là 2,4% cho năm 2024 và 2,7% đối với năm 2025. LHQ nâng dự báo kinh tế thế giới nhờ triển vọng kinh tế lạc quan hơn tại Mỹ, quốc gia có thể đạt mức tăng trưởng 2,3% trong năm nay và một số nền kinh tế mới nổi hàng đầu như Brazil, Ấn Độ và Nga. Kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 4,8% năm 2024, tăng nhẹ so với mức 4,7% trong dự báo hồi tháng Một.

Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) tụt lại sau. Theo đó, kinh tế toàn cầu trong năm nay duy trì mức tăng trưởng 3,1% như năm ngoái và tăng tốc lên mức 3,2% trong năm tới. Trong báo cáo hồi tháng 2/2024, các dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm tới ở các mức tương ứng 2,9% và 3%.

Tuy nhiên, trong nửa cuối năm, bất chấp các triển vọng được cải thiện, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phải đối mặt với sự bất ổn đáng kể từ xung đột Nga – Ukraine và “điểm nóng” Israel – Hamas ở Gaza có thể lan ra khu vực rộng lớn hơn. Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ – Trung Quốc cũng gia tăng và có thể khiến thương mại quốc tế bất ổn hơn. EU xem xét các khoản thuế mới đối với công nghệ năng lượng xanh của Trung Quốc, khi mối lo ngại ngày càng tăng về năng lực công nghiệp dư thừa của nước này…

Trong triển vọng mong manh như vậy, WB lưu ý, “các chính sách bóp méo thương mại” như thuế quan và trợ cấp tăng mạnh kể từ sau đại dịch Covid-19. WB cảnh báo rằng, các biện pháp như vậy đang có xu hướng bóp méo chuỗi cung ứng, khiến chúng kém hiệu quả hơn, “nắn” các dòng chảy thương mại chuyển hướng để tránh thuế nhập khẩu.

Đồng quan điểm, các chuyên gia của LHQ cho rằng, triển vọng kinh tế chỉ lạc quan một cách thận trọng, do lãi suất cao kéo dài, nợ xấu và rủi ro địa chính trị leo thang tiếp tục là rào cản đối với tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Các cú sốc khí hậu nghiêm trọng đặt ra nhiều thách thức cho triển vọng kinh tế toàn cầu, khiến thành tựu phát triển nhiều thập kỷ có thể bị đe dọa. Sự thay đổi chóng mặt về công nghệ – bao gồm cả trí tuệ nhân tạo – đang mang lại nhiều cơ hội và rủi ro mới cho nền kinh tế thế giới.

Định hình cán cân kinh tế quốc tế đa cực

Trang mạng Eurasiareview bình luận, nền chính trị của thế giới đang chịu chấn động và trọng tâm của nó đang dịch chuyển. Tây Âu và một phần phía Đông đang rơi vào tình trạng mù mờ, lục địa già châu Âu mất dần sức hấp dẫn.

Đầu năm 2010, bình luận trên tờ Telegraph, GS. Gary Becker – người từng đoạt giải Nobel kinh tế năm 1992, khẳng định “châu Á sẽ là trung tâm hấp dẫn mới của thế giới”. Sẽ có lợi cho Mỹ nếu chấp nhận sự thật rằng, sự phát triển khách quan về nhân khẩu học, kinh tế và xã hội đang biến châu Á trở thành trung tâm hấp dẫn chính của thế giới trong thế kỷ XXI.

Sự dịch chuyển trọng tâm từ khu vực Đại Tây Dương sang Đông và Nam Á là phát triển tất yếu đã được hình thành trong nhiều thập kỷ. Một vấn đề chính trị thú vị là Moscow và Washington chỉ tham gia gián tiếp vào quá trình đó. Từ nay trở đi, ảnh hưởng ngày càng tăng của các quốc gia trong khu vực này không bị phủ nhận hay cản trở bởi uy thế chính trị của họ.

Trong bối cảnh này, mối quan hệ Nga – Trung Quốc hiện đang ở đỉnh cao. Hai “gã khổng lồ” về kinh tế đang cùng nhau tạo thành một nền tảng vững chắc cho một trật tự quốc tế đa cực và cân bằng mới. Theo GS. Gary Becker, cơ sở hợp tác Nga – Trung đã vượt qua thử thách gần 30 năm, cùng vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng quốc tế trong những thập kỷ gần đây. Vì vậy, một điều phương Tây phải hiểu là “lớp cát mà họ cảm thấy đang dịch chuyển dưới chân còn sâu hơn nhiều và đây là những cơn địa chấn không thể ngăn chặn được”.

Theo Báo cáo Triển vọng kinh tế và tiến trình hội nhập châu Á 2024 được công bố tại Diễn đàn Bác Ngao tháng 3/2024, kinh tế châu Á tiếp tục đứng trước không ít thách thức bên trong và bên ngoài, nhưng sẽ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhờ các động lực tiêu dùng khá mạnh mẽ và chính sách tài khóa chủ động.

Lĩnh vực thương mại và du lịch của châu Á dự kiến đảo ngược xu hướng giảm nhờ các động lực chính là sự phát triển mạnh mẽ của thương mại kỹ thuật số, sự phục hồi nhanh chóng của du lịch, cũng như những tiến triển trong việc triển khai các thỏa thuận kinh tế – thương mại… như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Về thu hút đầu tư, châu Á được đánh giá “vẫn tràn đầy sức sống và là điểm đến đầu tư hấp dẫn”, dòng vốn FDI chủ yếu chảy vào bốn lĩnh vực chính là tiêu dùng, công nghiệp, điện tử và bán dẫn… Đây là một tín hiệu tích cực, bởi khi vốn đầu tư chảy nhiều hơn vào các ngành như sản xuất tiên tiến, sẽ góp phần cải thiện năng suất và nâng cao đáng kể giá trị gia tăng cho các sản phẩm của châu Á.

Ngoài ra, hàng loạt chính sách điều tiết vĩ mô của các nền kinh tế lớn, dự kiến tiếp tục phát huy tác dụng và góp phần củng cố đà phục hồi của kinh tế châu Á trong năm nay.

Châu Á hiện có có tới ba trong số năm nền kinh tế lớn nhất thế giới. Riêng Trung Quốc đóng góp hơn 30% cho tăng trưởng toàn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ những năm gần đây khiến châu Á trở thành mắt xích không thể thiếu trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư hay sản xuất… Và tác động dễ nhận thấy nhất, đó là xu hướng dịch chuyển trọng tâm kinh tế từ phương Tây sang phương Đông, qua đó định hình cán cân kinh tế quốc tế đa cực và cân bằng hơn.

Với các nước trong khu vực, việc các nền kinh tế lớn phát triển ổn định mang lại nhiều cơ hội cho mở rộng thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng chuỗi cung ứng. Ngoài ra, vai trò đầu tàu của các nền kinh tế này cũng là tiền đề quan trọng để thúc đẩy giao lưu, hợp tác và tiến trình hội nhập khu vực.

Tất nhiên, đi kèm với tương lai sáng sủa cũng là không ít thách thức, đòi hỏi các nền kinh tế nhỏ hơn trong khu vực phải nỗ lực cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, cũng như cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh để có thể tăng cường năng lực cạnh tranh trong thương mại và đầu tư.

Với vị thế là trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu, sản xuất và xuất khẩu nhiều loại hàng hóa cho thế giới, kinh tế khu vực châu Á đang ngày càng khẳng định vai trò to lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Sự hợp tác và liên kết kinh tế ngày càng tăng giữa các quốc gia châu Á chắc chắn sẽ giúp khu vực này nâng cao vị thế hơn nữa trong tương lai.





Nguồn: https://baoquocte.vn/kinh-te-toan-cau-trien-vong-dan-tuoi-sang-275701.html

Cùng chủ đề

Thực hiện toàn diện, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM, điểm lại những thành quả nổi bật năm 2024 của TP HCM ...

Công ty cao su doanh thu 5.000 tỉ đồng có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Đình Khoát - thành viên hội đồng quản trị, giữ chức vụ tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumina). Ngày 24-1, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su...

Hà Nội dự kiến thành lập, mở rộng thêm 15-20 cụm công nghiệp

(Dân trí) - UBND TP Hà Nội cho biết đã hoàn thành xây dựng hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công từ năm 2021 đến năm 2024 trên địa bàn thành phố. UBND TP Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 20 về kế hoạch quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn năm 2025.Theo kế hoạch, TP Hà Nội đặt mục tiêu khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm...

Thu hút kiều hối cho phát triển đất nước

Năm 2024 lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng cao kỷ lục, ước đạt 16 tỷ USD. Vậy làm sao tiếp tục thu hút kiều hối, các nguồn lực để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? ...

Di sản kinh tế của cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden

Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden rời Nhà Trắng với di sản là nền kinh tế vững mạnh, thị trường việc làm đạt những thành tựu lịch sử, nhưng lạm phát vẫn ở mức cao. Trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Biden, tiêu dùng tại Mỹ sôi động, nền kinh tế tăng trưởng ổn định và không rơi vào suy thoái như dự báo. Các nhà kinh tế cho biết những thành tựu càng ấn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triều Tiên tuyên bố duy trì các biện pháp đáp trả mạnh mẽ nhất một quốc gia “từ A đến Z”

Mặc dù ông Trump đã có những cử chỉ thiện chí với nhà lãnh đạo Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng vẫn "lên gân' mỗi khi diễn ra tập trận Mỹ-Hàn.

Ông Trump hé lộ về chuyến công du quốc tế đầu tiên, kỳ vọng “một món hời lớn”

Ông Trump nhấn mạnh rằng điểm đến nước ngoài đầu tiên của ông có thể là Saudi Arabia.

Mỹ cân nhắc giải pháp mới để cung cấp vũ khí cho Ukraine, “một mũi tên trúng hai đích”

Washington đang cân nhắc việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine bằng tiền thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa. Cách tiếp cận này có thể là một phần của giải pháp toàn diện nhằm hỗ trợ Ukraine và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã có thông điệp chúc mừng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bài đọc nhiều

Giá ổn định; Dịch tả heo châu Phi lan rộng, người chăn nuôi tìm giải pháp tình thế

Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay ổn định tại cả ba miền. Hiện tại, cả nước đang giao dịch trong khoảng 58.000-64.000 đồng/kg. Dịch tả heo châu Phi lan rộng, người chăn nuôi tìm giải pháp tình thế bán heo khi chưa đủ tuổi.

Những điểm sáng trong ngoại giao văn hóa Việt Nam – Trung Quốc

Ngoại giao văn hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm qua. Thông qua kết nối kinh tế văn hóa, đẩy mạnh truyền thông văn hóa và tăng cường hợp tác giáo dục văn hóa góp phần gia tăng chiều sâu mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia láng giềng. Giao lưu sân khấu truyền thống Việt Nam-Trung Quốc năm 2018....

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá vàng thế giới sẽ bật tăng, vàng “chiến thắng” trong cuộc đua bầu cử Mỹ 2024?

Giá vàng hôm nay 3/7/2024, ghi nhận biến động của giá vàng nhẫn theo đà tăng của thị trường thế giới. Giá vàng thế giới được cho vẫn trong xu hướng tăng mạnh khi mức giá chung vẫn duy trì ở mức hỗ trợ trên 2.300 USD/ounce.

Dự báo sự khó lường của thị trường dầu thế giới nửa cuối năm 2024

Trong nửa cuối năm 2024, thị trường dầu thế giới diễn biến khó lường, chịu tác động của nhiều yếu tố như việc điều chỉnh kế hoạch sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước sản xuất dầu đồng minh (OPEC+), các dự báo trái chiều về nhu cầu dầu hay căng thẳng tại Trung Đông.

Cùng chuyên mục

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Giá xăng dầu hôm nay 26/1: Tuần giảm giá

Giá xăng dầu hôm nay 26/1, tuần này, giá dầu Brent đã giảm 2,8%, giá dầu WTI giảm 4,1%. Giá dầu chính thức khép lại chuỗi 4 tuần tăng liên tiếp và xác lập tuần giảm đầu tiên trong vòng 5 tuần qua.

Đồng NDT tăng tốc trong thương mại quốc tế, tiền Trung Quốc hiện giữ vững vị trí này trong rổ tiền tệ?

Theo SWIFT, tỷ trọng của đồng NDT trong thanh toán quốc tế giảm nhẹ từ 3,89% trong tháng 11, khi đồng NDT lấy lại vị trí của mình từ đồng Yen.

Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Thị trường carbon tại Việt Nam sẽ được triển khai thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028 và giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029.

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế

Tại cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế. Tối 24/1, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio. ...

Mới nhất

Bình Định duyệt chủ trương thực hiện dự án đường ven biển nối Hoài Nhơn với Quảng Ngãi

Chủ tịch tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương thực hiện Dự án Đường ven biển đoạn cầu Thiện Chánh đi Quảng Ngãi với chiều dài hơn 3 km, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.080 tỷ đồng. Bình Định duyệt chủ trương thực hiện dự án đường ven biển nối Hoài Nhơn với Quảng NgãiChủ tịch tỉnh Bình...

Gamuda Land Việt Nam mở rộng quỹ đất, thúc đẩy dự án QTP tại miền Bắc

Với các dự án khu đô thị đẳng cấp và chiến lược tiên phong trong ngành bất động sản, Gamuda Land đang tiếp tục mở rộng và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, một trong những thị trường bất động sản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực. Gamuda Land Việt Nam mở rộng quỹ đất, thúc...

Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025

Trong không khí rộn ràng chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất tỵ 2025, UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn. Thái Bình: Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025Trong không...

Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025

SSI Digital Ventures được quản lý bởi SSIAM. Nền tảng đầu tư này thành lập với mục tiêu hỗ trợ các start-up công nghệ xây dựng giá trị bền vững thông qua các giải pháp đổi mới sáng tạo. Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025SSI Digital Ventures được quản lý bởi...

Mới nhất