Trang chủNewsThời sựLuật Thủ đô tạo cơ chế khuyến khích hoạt động đổi mới...

Luật Thủ đô tạo cơ chế khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo


Theo đó, điều 25 Luật Thủ đô về thử nghiệm có kiểm soát nêu rõ: thử nghiệm có kiểm soát là việc thử nghiệm công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo trong điều kiện thực tế với phạm vi được giới hạn dưới sự kiểm soát đặc biệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong một số lĩnh vực có khả năng mang lại giá trị và hiệu quả cao về kinh tế – xã hội mà pháp luật chưa có quy định, chưa cho phép thực hiện hoặc quy định hiện hành của pháp luật không còn phù hợp.

Việc cho phép thử nghiệm kiểm soát nhằm khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo và làm cơ sở để cơ quan Nhà nước xem xét, đánh giá các rủi ro có thể phát sinh trước khi quyết định đưa vào ứng dụng chính thức, qua đó xác định cơ chế quản lý, điều chỉnh phù hợp.

Luật cũng nêu rõ, thử nghiệm có kiểm soát có thể bị giới hạn về không gian địa lý triển khai thực hiện; về quy mô thử nghiệm; về đối tượng được tham gia sử dụng công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, tham gia mô hình kinh doanh được thử nghiệm; về số lượng người dùng hoặc các giới hạn cần thiết khác.

Quang cảnh phiên họp của Quốc hội thông qua Luật Thủ đô 
Quang cảnh phiên họp của Quốc hội thông qua Luật Thủ đô 

Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm và có thể được gia hạn 1 lần không quá 3 năm.

Luật cũng quy định UBND TP Hà Nội cho phép thử nghiệm có kiểm soát dưới hình thức cấp phép có thời hạn đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mà pháp luật chưa có quy định, chưa cho phép thực hiện hoặc cấp phép có thời hạn; đồng thời miễn trừ áp dụng một số quy định của pháp luật trong phạm vi giới hạn thử nghiệm đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh đã có quy định của pháp luật nhưng không đủ cụ thể hoặc không còn phù hợp trong phạm vi giới hạn được xác định phù hợp với đánh giá về mức độ rủi ro và khả năng kiểm soát của UBND TP.

Theo Luật này, điều kiện cấp phép thử nghiệm có kiểm soát bao gồm: công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh có tính đổi mới sáng tạo có phạm vi ứng dụng, triển khai trên địa bàn TP Hà Nội, ưu tiên đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh triển khai trong phạm vi khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, Trung tâm đổi mới sáng tạo của TP.

Công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh có triển vọng mang lại giá trị, hiệu quả cao về kinh tế – xã hội, ưu tiên trong lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm của TP; không xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn và lợi ích xã hội;

Tổ chức, doanh nghiệp đề xuất thử nghiệm có phương án thử nghiệm, trong đó có đánh giá về các lợi ích và rủi ro đối với bên tham gia thử nghiệm, người dùng, các bên liên quan khác, đối với an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính cạnh tranh của thị trường; cam kết trách nhiệm về sự an toàn của người dùng và bên có liên quan; các biện pháp kiểm soát rủi ro; cơ chế giải quyết khiếu nại của người dùng; phạm vi và các biện pháp bồi thường thiệt hại; đồng thời cung cấp thông tin, tài liệu chứng minh năng lực phù hợp với phương án thử nghiệm đã đề xuất;

Các đại biểu bấm nút thông qua Luật Thủ đô ngày 28/6
Các đại biểu bấm nút thông qua Luật Thủ đô ngày 28/6

Trước khi thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đã trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Theo đó, với nội dung thử nghiệm có kiểm soát, dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng: không cho phép thử nghiệm trong lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lĩnh vực về biến đổi, chỉnh sửa gen người (điểm b khoản 3 Điều 25); (

Đưa ra nguyên tắc giới hạn các nhóm quy định của pháp luật mà tổ chức, doanh nghiệp thực hiện thử nghiệm có kiểm soát có thể được phép không áp dụng, trên cơ sở đó, HĐND TP sẽ quyết định phạm vi không áp dụng các quy định của pháp luật phù hợp với từng dự án cụ thể cũng như yêu cầu, mục đích thử nghiệm (khoản 5 Điều 25). Đồng thời, quy định cụ thể hơn việc miễn trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra cho Nhà nước, loại trừ trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự đối với tổ chức, doanh nghiệp thử nghiệm, cá nhân thực hiện thử nghiệm trong trường hợp đã tuân thủ đúng và đầy đủ nội dung quy định và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền (điểm d khoản 4, điểm h khoản 7 Điều 25);

Bổ sung, chỉnh lý quy định về điều chỉnh, gia hạn, chấm dứt thử nghiệm và làm rõ chế độ báo cáo của UBND TP , của cơ quan hướng dẫn quá trình thử nghiệm (điểm b và điểm e khoản 6, điểm e và điểm g khoản 7 Điều 25);

Bổ sung trách nhiệm của Chính phủ trong việc tổ chức xem xét, đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện các nội dung thử nghiệm để hoàn thiện pháp luật làm cơ sở cho việc áp dụng chính thức (khoản 10 Điều 25).



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/luat-thu-do-tao-co-che-khuyen-khich-hoat-dong-doi-moi-sang-tao.html

Cùng chủ đề

Phân cấp, phân quyền, nâng cao trách nhiệm chính quyền địa phương

Kinhtedothi - Để tránh lãng phí nguồn lực đất đai trong lĩnh vực giao thông nói chung và trông giữ xe nói riêng, cần có các chính sách đặc thù gắn với Luật Thủ đô sửa đổi, đồng thời chính quyền địa phương phải nâng cao trách nhiệm dám nghĩ, dám làm. Đó là những trao đổi của Thạc sĩ quản lý đô thị Phan Trường Thành với Kinh tế & Đô thị xung quanh vấn đề Hà Nội đang thiếu điểm trông giữ...

Trao giải Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thủ đô 2024”

Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thủ đô 2024” nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức của đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên nhà trường về Luật Thủ đô 2024; khơi dậy ở cán bộ, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô, xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện...

Luật Thủ đô 2024 tạo cơ sở để đa dạng hóa loại hình giáo dục

Ngày 31/10, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Tác động của Luật Thủ đô 2024 đến các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội". Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cho biết: Luật Thủ đô 2024 được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 28/6/2024, gồm 7 chương, 54 điều với...

Hội Liên hiệp thanh niên phải là tổ chức truyền thêm năng lượng cho thế hệ trẻ

Ngày 15/10, Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam TP Hà Nội lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 chính thức khai mạc trọng thể. Đại hội diễn ra với tinh thần hành động "Yêu nước - Tiên phong - Gương mẫu - Đoàn kết - Sáng tạo - Vươn xa". Dự Đại hội có Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Bí thư Thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi một số điều của 7 luật

Tại Phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, trước sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội, các văn bản pháp luật về tài chính cũng đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nên cần phải được rà soát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung. Theo đó, Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cụ thể hóa chế tài quản lý phát triển đô thị

Thêm công cụ để quản lý Quy chế quản lý kiến trúc TP Hà Nội (gọi tắt là Quy chế) được UBND TP Hà Nội ban hành là “bộ nguyên tắc” để các cấp chính quyền, cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý trong lĩnh vực kiến trúc. Với Hà Nội, Quy chế này có ý nghĩa quan trọng, là bước cụ thể hóa chế tài để quản lý phát triển đô thị, nông thôn sau...

Hậu Giang thông qua các đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi - Ngày 4/2, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thông qua các đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị tỉnh. Tại Hội nghị, sau khi nghe lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang thông qua tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc phê duyệt các đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ...

Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không Nhân dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không nhân dân. Luật Phòng không Nhân dân số 49/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 ngày 27/11/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không Nhân dân (PKND) nhằm mục đích xác định cụ...

đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ hội Khai ấn đền Trần 2025

Kinhtedothi - Sáng 4/2, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đã nghe lãnh đạo thành phố Nam Định báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội Khai ấn đền Trần Xuân Ất Tỵ 2025. Tham dự hội nghị còn có đồng chí Trần Lê Đoài, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở: Giao thông vận tải, Văn hóa - Thể thao và...

không để tình trạng ăn Tết kéo dài, lơ là công việc

Sáng 4/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị của Ban Bí thư đánh giá công tác triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ; chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm của T.Ư các cấp ủy thời gian tới. Hội nghị đánh giá, cấp ủy, chính quyền các cấp đã chủ động, kịp thời tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy...

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Dấu ấn hoạt động đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong những năm qua, công tác đối ngoại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có dấu ấn to lớn, sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp gỡ nhân sĩ và thế hệ trẻ hai nước, tháng 12.2023, tại Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn Gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới...

Mỹ sa thải các quan chức và có thể đóng cửa cơ quan viện trợ USAID

(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sa thải hai quan chức an ninh cấp cao của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) vào cuối tuần qua sau khi họ tìm cách ngăn cản đại diện từ Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) của Elon Musk tiếp...

Cùng chuyên mục

Chạy đua đầu tư mở rộng đội tàu vận tải biển

Nhiều doanh nghiệp vận tải biển đang lên kế hoạch mở rộng đội tàu với nhiều chủng loại từ các tàu container, tàu hàng rời, tàu dầu, giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh, củng cố thị phần. ...

Trung Quốc sẽ triển khai robot bay để tìm nước trên Mặt trăng

(CLO) Trung Quốc sẽ triển khai một robot bay đến mặt xa của Mặt trăng vào năm tới để tìm kiếm nguồn nước đóng băng, một tài nguyên có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng trong tương lai. ...

Xôn xao clip cô gái không mặc quần áo bất ngờ rơi khỏi xe ôtô

(NLĐO) - Một đoạn clip ghi lại hình ảnh một cô gái không mặc quần áo bất ngờ rơi khỏi xe ôtô đang chạy trên đường khiến cư dân mạng xôn xao ...

Báo in ngày 5-2: Phải niêm yết giá!

(NLĐO) - Cẩn trọng đặt phòng qua ứng dụng, mạng xã hội; An toàn giao thông, nhìn từ những con số và Metro số 1 thúc đẩy phát triển đường sắt đô thị;... ...

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Bí thư thứ nhất ĐCS Cuba, Chủ tịch nước CH Cuba

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định lại lập trường của Việt Nam ủng hộ các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong việc yêu cầu chấm dứt cấm vận chống Cuba. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Tối 4/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz-Canel. Thay mặt Đảng, Nhà nước, nhân dân Cuba...

Mới nhất

Sự thật video bé gái ở Thái Nguyên thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ

(Dân trí) - Đoạn video bé gái ở Thái Nguyên ngoan ngoãn nộp tiền lì xì cho mẹ với "khuôn mặt thất thần", biểu cảm "buồn như sắp khóc" đã gây bão mạng xã hội. Ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết), gia đình anh Nguyễn Duy Vũ (31 tuổi, ở Thái Nguyên) đi chúc Tết người thân. Trong giây phút...

Viện Lãnh đạo, Quản trị và Quản lý Việt Nam phải tạo nên các DN, tổ chức xuất sắc

Viện Lãnh đạo, Quản trị và Quản lý Việt Nam có một ngôi sao dẫn lối là tạo nên các DN và tổ chức Việt Nam xuất sắc. Một tổ chức phải có bộ 3 không thể tách rời gồm người dẫn lối, người thực thi và người làm cho tổ chức ấy bền vững. Báo VietNamNet xin giới thiệu...

Cụ thể hóa chế tài quản lý phát triển đô thị

Thêm công cụ để quản lý Quy chế quản lý kiến trúc TP Hà Nội (gọi tắt là Quy chế) được UBND TP Hà Nội ban hành là “bộ nguyên tắc” để các cấp chính quyền, cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý trong lĩnh vực kiến trúc. Với Hà Nội, Quy chế này có ý...

Năm học mới, tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM thực hiện ra sao?

Tuyển sinh đầu cấp ở các lớp 1, 6, 10 tại các thành phố lớn luôn được nhiều phụ huynh quan tâm. Để...

Mới nhất