Trang chủKinh tếNông nghiệpGò Tân Tiệp cao 4m, kiến trúc cổ xưa thời Phú Nam...

Gò Tân Tiệp cao 4m, kiến trúc cổ xưa thời Phú Nam của văn hóa Óc Eo, quy mô lớn nhất Tiền Giang


Theo “Địa chí Tiền Giang”, di tích Gò Tân Hiệp (tọa lạc tại ấp Cá, thị trấn Tân Hiệp, nay thuộc khu làm việc của Huyện ủy Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) diện tích phần gò 4.157 m2, nằm trong thửa đất 9.895 m2, đỉnh gò cao hơn so mặt đất khoảng 4,5 m. 

Đây là di tích kiến trúc có quy mô được xem là lớn nhất ở Tiền Giang.

Gò Tân Tiệp cao 4m, kiến trúc cổ xưa thời Phú Nam của văn hóa Óc Eo, quy mô lớn nhất Tiền Giang- Ảnh 1.

Gò Tân Hiệp hiện nay tọa lạc tại ấp Cá, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Theo đánh giá của các nhà khoa học khảo cổ, Gò Tân Hiệp có thể là một trung tâm tôn giáo có quy mô lớn của thời kỳ Phù Nam, thuộc dòng văn hóa Óc Eo.

Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Lê Ái Siêm cho biết: Đây là di tích khá độc đáo về kiến trúc, hình thể, quy mô. 

Tuy nhiên, không có nhiều tư liệu về di tích này. Khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 1995, Bảo tàng Tiền Giang có mời một số nhà khoa học của Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ (TP. Hồ Chí Minh) đến khảo sát gò Tân Hiệp. Tiếp đó, Tiến sĩ NIXI, người Nhật, đến khảo sát thực tế và nghiên cứu gò này.

Theo đánh giá của Tiến sĩ NIXI và một số nhà khoa học, qua các vết tích còn lưu lại tại gò Tân Hiệp và một số khu vực lân cận cho thấy, đây có thể là một trung tâm tôn giáo có quy mô lớn của thời kỳ Phù Nam.

Theo khảo sát chuyên môn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang, các di tích khảo sát được tại gò Tân Hiệp thuộc dòng văn hóa Óc Eo, phát triển cách đây hơn 1.000 năm, do các yếu tố về tự nhiên, đất đai hình thành, khoảng thời gian tạo dựng nên gò thì chưa rõ.

Gò nhân tạo này được bó nền (bọc nền) bằng gạch có hình vuông với chiều cao khoảng 4 m. 

Gạch bó nền có kích thước giống gạch tại di tích Gò Thành (huyện Chợ Gạo).

Trước đây, tại khu vực này còn một tảng đá lớn rộng khoảng 1,5 m nằm bên ngoài thành gạch cũ. Trên mặt gò, các kiến trúc đã bị sụp đổ.

Thời Mỹ xâm lược đã xây dựng các công trình phục vụ quân sự tại đây. Nay thành gạch không còn vết tích cũ. 

Qua khảo sát, có thể đoán định di tích là kiến trúc trung tâm có liên quan đến tôn giáo vào thời kỳ Óc Eo muộn (thế kỷ VII – XIII).

Còn theo quyển “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân thị trấn Tân Hiệp”, liên quan đến gò Tân Hiệp, nhiều người dân tại đây cho biết, theo ông bà xưa truyền lại, lúc lập làng, khu vực phía sau gò vẫn còn hoang phế, nên gọi là gò Rừng.

Trước mặt Gò Tân Hiệp theo góc Đông Tây có hai cây dầu rất to, dân quen gọi là cây dầu đôi, ở sau chùa Bà. Trên gò cao này có một ngôi chùa bỏ hoang phế, cư dân gọi là chùa Đằng Thổ.

Sau đó, Pháp cho cất một ngôi trường học trên đồi, gọi là Trường Sơ học Tân Hiệp (3 năm đầu của bậc tiểu học). Lúc xây dựng trường đã đào được tại đồi các tượng thờ. Năm 1995, gò Tân Hiệp được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Do được hình thành từ lâu đời, thuộc dòng văn hóa rất nổi tiếng, thể hiện tiêu biểu về đặc trưng văn hóa Nam bộ từ xa xưa, nên ngày 15-12-2000, UBND tỉnh ban hành Quyết định 09 về bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh, quyết định bảo vệ có nhiều di tích trên địa bàn tỉnh, trong đó có gò Tân Hiệp.

“Chúng tôi rất quý trọng các giá trị lịch sử – văn hóa để lại và đã có nhiều hành động cụ thể, như đi tìm, phát hiện ra nhiều di tích, vết tích lịch sử để nghiên cứu, lưu giữ, tuyên truyền lại cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, ngày nay, không ít giá trị văn hóa dần bị mai một. Mất mát về kinh tế thì có thể bù đắp hoặc làm lại được, nhưng mất mát nguồn tài nguyên văn hóa là mất mát không thể bù đắp, không thể cứu vãn được. Vì vậy, tôi rất mong thế hệ trẻ hãy xem việc gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa – lịch sử là trách nhiệm của mình, để truyền lại các thế hệ con em mình về các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc…”, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Lê Ái Siêm chia sẻ.





Nguồn: https://danviet.vn/go-tan-tiep-cao-4m-kien-truc-co-xua-thoi-phu-nam-cua-van-hoa-oc-eo-quy-mo-lon-nhat-tien-giang-2024062719461088.htm

Cùng chủ đề

Mở hàng loạt mỏ cát để cung cấp cho các dự án giao thông

Đến nay Tiền Giang đã cấp 12 giấy phép khai thác cát sông, Bến Tre đang chuẩn bị khai thác 3 mỏ cát để cung cấp cát lấp cho các dự án giao thông. Ông Nguyễn Minh Cảnh - phó chủ tịch UBND tỉnh...

Báo An Giang bàn giao nhà Đại đoàn kết trên địa bàn huyện Châu Thành

(CLO) Ngày 25/2, Báo An Giang phối hợp với Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Châu Thành tổ chức Lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho gia đình ông Nguyễn Văn Dũng (hộ cận nghèo, sinh năm 1970, ngụ ấp Thạnh Phú, xã Bình...

Trồng bắp ra trái to bự ở Tiền Giang, giá bán trái bắp tăng cao chưa từng thấy, dân bẻ bán là trúng

Ông Huỳnh Văn Lượng, Giám đốc HTX NNDV nông thôn Bình Nhì (huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) cho biết, diện tích trồng bắp của thành viên Hợp tác xã hiện khoảng vài chục ha. Năm nay, người dân trúng giá bắp. Với giá bắp 5.300 đồng/trái như hiện tại,...

Vô một khu rừng nổi tiếng vùng Đồng Tháp Mười ở Tiền Giang thấy loài chim hoang dã chân dài lạ lắm

Trong không gian xanh mát và yên bình, đồng loạt hàng trăm con chim hoang dã bay lượn, những tổ chim lúc lỉu trên cành tràm cao vài chục mét...Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) với đặc trưng của vùng đất ngập phèn... ...

Sầu riêng, loại quả ngon từ cây tiền tỷ là cây sầu riêng, ở Tiền Giang, cứ 1ha nông dân lãi vài tỷ

Hiện nay ở Tiền Giang, giá sầu riêng Ri6 thương lái thu mua từ 135.000 đồng đến 140.000 đồng/kg, tăng hơn khoảng 30% so với tháng trước. Với năng suất sầu riêng bình quân đạt từ 20 tấn đến 25 tấn/ha, mỗi ha trồng sầu riêng thu hoạch đúng thời điểm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Ở nơi này của Ninh Thuận, dân trồng “rau hoàng đế”, giàu protein, chả có Cholesterol, bán hút hàng

Một ngày cuối tháng 9, PV Dân Việt tìm về làng Chăm thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận) cách trung tâm TP Phan Rang - Tháp Chàm 6km. Đây là địa phương...

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ...

Ký kết 5 biên bản ghi nhớ thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là nước nổi tiếng với nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tuy nhiên sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được trên 45% nhu cầu, do đó hàng năm Nhật Bản vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng nông sản. Đây chính là lợi...

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở. ...

Trồng hoa lan la liệt ở Bình Dương, loài hoa quý tộc tuôn bông như suối, cản chả kịp, bán liền tay

Nhu cầu về hoa lan ngày càng cao, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế gia đình. Anh Ngô Thanh Tùng ngụ tại tổ 3, ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương sau...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất