Trang chủNewsNhân quyềnĐể công dân Việt Nam di cư an toàn, hợp pháp, tránh...

Để công dân Việt Nam di cư an toàn, hợp pháp, tránh rơi vào cạm bẫy mua bán người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nêu những nguy cơ lao động Việt Nam thường gặp khi làm việc ở nước ngoài và đưa ra lời khuyên với công dân Việt Nam chuẩn bị đi làm việc xa xứ, thúc đẩy di cư an toàn.

Để công dân Việt Nam di cư an toàn, hợp pháp
Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang tại khóa tập huấn về di cư an toàn và bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài . (Ảnh: Tuấn Việt)

Bên lề khóa tập huấn về di cư an toàn và bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài (25-26/6), Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang đã trả lời phỏng vấn Báo Thế giới & Việt Nam về công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài trong bối cảnh nhiều công dân bị lừa đi làm việc bởi các cơ sở trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á ngày càng nhức nhối.

Xin bà cho biết những khó khăn, nguy cơ mà lao động Việt Nam thường gặp phải khi đi làm việc ở nước ngoài?

Hiện nay, công dân đi làm việc ở nước ngoài theo nhiều hình thức rất đa dạng: thông qua các công ty dịch vụ, các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài; theo chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ mà Việt Nam đã ký kết với một số nước, các chương trình lao động thời vụ, hợp tác lao động qua biên giới ở cấp địa phương với Hàn Quốc và Trung Quốc. Ngoài ra, còn có một bộ phận người lao động tự phát, trong khu vực biên giới hoặc ở lại nước ngoài làm việc bằng con đường du lịch.

Theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), hiện có khoảng 650.000 người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, nhiều nhất là tại khu vực Đông Bắc Á. Lao động nữ chiếm hơn 30% đến hơn 40% theo từng thị trường và từng giai đoạn. Nếu tính cả những người đang lao động theo hình thức khác thì con số thực tế còn lớn hơn rất nhiều.

Trong quá trình làm việc ở nước ngoài, người lao động Việt Nam có thể gặp nhiều khó khăn, nguy cơ khác nhau, tùy theo từng hình thức đi làm việc ở nước ngoài và loại hình công việc. Những khó khăn dễ nhận thấy nhất là rào cản ngôn ngữ, giao tiếp, sự khác biệt về văn hóa lối sống, việc khó tiếp cận với các dịch vụ y tế, bảo trợ xã hội, những vấn đề về tâm lý khi phải xa gia đình, người thân, một mình nơi xứ người.

Bên cạnh đó, người lao động cũng có thể đối mặt với những nguy cơ bị tổn thương như bị thu giữ giấy tờ tùy thân, bị phân biệt đối xử, bị ngược đãi, bị làm việc quá giờ, bị tai nạn, không được trả lương theo hợp đồng, không được bảo đảm điều kiện làm việc, bị ép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật… Và đối với nhóm người làm việc theo các kênh không chính thức, thì rủi ro còn nhiều hơn thế.

Đặc biệt, tình trạng công dân bị lừa đi làm việc tại các cơ sở lừa đảo trực tuyến trong khu vực Đông Nam Á thời gian qua cho thấy những nguy cơ đó đã trở thành vấn đề hết sức nhức nhối khi quyền và lợi ích chính đáng của công dân bị xâm phạm nghiêm trọng, nhiều người trong số họ trở thành nạn nhân của các loại tội phạm, nhất là tội phạm mạng, hoặc trở thành nạn nhân bị mua bán.

Để công dân Việt Nam di cư an toàn, hợp pháp, tránh rơi vào cạm bẫy mua bán người
Trung tâm Lao động ngoài nước – Bộ LĐTBXH tổ chức khóa học tiếng Hàn để tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc. (Nguồn: Hà Nội mới)

Trước tình trạng công dân Việt Nam bị bóc lột tại các cơ sở lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng, công tác bảo hộ và hồi hương công dân Việt Nam trong các trường hợp này đang được triển khai như thế nào?

Thời gian qua, tình hình công dân bị đưa sang một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines (trung chuyển qua Thái Lan) nhằm mục đích ép buộc làm việc tại các cơ sở lừa đảo trực tuyến tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp.

Theo tổng hợp sơ bộ của Cục Lãnh sự, từ 2021 đến nay, có khoảng 4.000 công dân được các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải cứu, hỗ trợ và đưa về nước; một số trường hợp được xác định là nạn nhân bị mua bán.

Trước thực trạng trên, Bộ Ngoại giao cùng với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài luôn theo dõi sát tình hình, tăng cường tuyên truyền, cảnh báo, triển khai ngay các công tác xác minh, giải cứu khi nhận được thông tin từ cơ quan chức năng trong nước, từ gia đình, người thân của công dân thông qua trao đổi, làm việc chặt chẽ với cơ quan chức năng nước sở tại cũng như trong nước và các tổ chức có liên quan nhằm kịp thời bảo hộ, hỗ trợ và đưa công dân về nước.

Dù thực tế gặp vô vàn khó khăn trong việc tiếp cận, xử lý nhưng thời gian qua công tác này đã được triển khai hết sức tích cực và kịp thời, với tinh thần trách nhiệm rất cao và hơn hết là xuất phát từ sự đồng cảm, chia sẻ sâu sắc với những tổn thương mà công dân đã phải trải qua.

Theo đánh giá của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), vấn đề này đang trở nên báo động trên toàn cầu do có sự liên hệ chặt chẽ của các loại hình tội phạm có tổ chức khác nhau cùng với việc lạm dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo, đòi hỏi trách nhiệm hợp tác ứng phó, giải quyết của tất cả các quốc gia.

Do đó, trong phạm vi của mình, Bộ Ngoại giao cũng đang tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực, đề nghị trao đổi, phối hợp chặt chẽ trong giải cứu công dân tại các cơ sở lừa đảo trực tuyến, xác định những trường hợp nạn nhân của mua bán người, tăng cường hợp tác đấu tranh, ngăn chặn loại tội phạm này.

Bà có thể đưa ra lời khuyên dành cho các lao động Việt Nam đang chuẩn bị đi làm việc ở nước ngoài và các công dân Việt Nam đang lao động ở nước ngoài mà gặp phải các tình huống khẩn cấp hoặc khủng hoảng?

Người lao động Việt Nam có ý định đi làm việc ở nước ngoài cần tìm hiểu kỹ thông tin về chương trình hợp tác lao động, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được đăng tải trên các trang thông tin của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH, các cơ quan chức năng địa phương.

Người lao động cần chuẩn bị sẵn sàng không chỉ về trình độ, chuyên môn mà còn về kiến thức chính sách pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận, nội dung hợp đồng, cách thức ứng xử, vấn đề phòng, chống mua bán người, cưỡng bức lao động. Đây là những thông tin được cung cấp qua các chương trình giáo dục định hướng.

Đồng thời, người lao động cũng cần chủ động tăng cường ngoại ngữ, có ý thức tuân thủ pháp luật Việt Nam và nước ngoài. Trong quá trình làm việc ở nước ngoài, nếu có vấn đề phát sinh, người lao động cần trao đổi và khiếu nại với người sử dụng lao động, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi, cũng như các cơ quan đầu mối trong hợp tác lao động giữa Việt Nam và nước ngoài, đề nghị có biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích của mình.

Đối với những trường hợp đi làm việc không thông qua các doanh nghiệp dịch vụ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cần tìm hiểu kỹ nội dung công việc, địa điểm dự kiến làm việc, chế độ, quyền lợi được hưởng hợp đồng lao đồng có tin cậy hay không, nhân thân người giới thiệu… trước khi quyết định xuất cảnh.

Trong trường hợp tình huống khẩn cấp và khủng hoảng, công dân Việt Nam nói chung cũng như người lao động Việt Nam ở nước ngoài nói riêng, cần liên hệ ngay với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại thông qua số điện thoại đường dây nóng của cơ quan đại diện hoặc liên hệ với Tổng đài bảo hộ công dân của Bộ Ngoại giao (+84 981848484). Đồng thời, công dân Việt Nam cần tuân thủ hướng dẫn của các cơ quan chức năng sở tại.

Theo bà, chúng ta cần làm gì để thúc đẩy di cư an toàn trong thời gian tới?

Sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, các dòng di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài đã phục hồi trở lại và có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, năm 2023 có gần 160.000 người ra nước ngoài làm việc.

Vì vậy, tôi cho rằng trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục triển khai đồng bộ một số biện pháp sau để tạo lập môi trường di cư an toàn, hợp pháp cho công dân:

Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền về các kênh di cư hợp pháp, an toàn hiện có, rủi ro của di cư qua kênh không chính thức, mua bán người, thủ đoạn của tội phạm mua bán người, đưa người di cư trái phép, tăng cường giáo dục phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến di cư, lao động, học tập ở nước ngoài, hướng đến những đối tượng cụ thể, bao gồm những trường hợp dễ bị tổn thương, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, của người di cư, đặc biệt là những người chuẩn bị di cư ra nước ngoài.

Thứ hai, tăng cường quản lý cư trú, xuất nhập cảnh, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hoạt động đưa người di cư trái phép, mua bán người, mở rộng các kênh di cư hợp pháp, an toàn với các nước, để người di cư có thể lựa chọn các kênh di cư hợp pháp phù hợp với bản thân, bởi lẽ di cư là sự lựa chọn chứ không phải là cần thiết, qua đó giúp ngăn chặn tình trạng đưa người di cư trái phép và mua bán người.

Thứ ba, nâng cao phối hợp liên ngành, tăng cường nhận thức chung và hành động chung trong giải quyết các vấn đề di cư và quản lý di cư nhằm thúc đẩy việc triển khai Thoả thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GMC) của Liên hợp quốc theo Kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/3/2020.

Xin cảm ơn bà!





Nguồn: https://baoquocte.vn/de-cong-dan-viet-nam-di-cu-an-toan-hop-phap-tranh-roi-vao-cam-bay-mua-ban-nguoi-276484.html

Cùng chủ đề

Hoa Kỳ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người

Đó là nhận định của Văn phòng theo dõi và chống mua bán người (J/TIP) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 13-14/1 của ông Jonathan Turley, Phó Giám đốc J/TIP.

Ông Biden có động thái mới giúp 900.000 người di cư không bị trục xuất

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 10.1 đã gia hạn một chương trình nhằm giúp khoảng 900.000 người di cư từ 4 quốc gia được phép làm việc thêm 18 tháng. ...

TP HCM yêu cầu xử lý nghiêm các hoạt động tư vấn du học, đào tạo nghề vi phạm pháp luật

(NLĐO) - Nhiều phản ánh về hoạt động tư vấn du học, đào tạo nghề, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài... có dấu hiệu vi phạm pháp luật ...

Sẵn sàng bảo hộ công dân Việt Nam trong vụ lật phà ở Hàn Quốc

(VTC News) - Bộ Ngoại giao trả lời câu hỏi của phóng viên về khả năng gia nhập nhóm BRICS và các biện pháp bảo hộ công dân trong vụ lật phà ở Hàn Quốc, động đất ở Trung Quốc. Tại họp báo thường kỳ chiều 9/1, đề cập vụ lật phà tại Hàn Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, các cơ quan đại diện Việt Nam đang làm việc chặt chẽ với cơ quan...

Mexico sẵn sàng tiếp nhận người nước ngoài bị Mỹ trục xuất

(CLO) Mexico đã mở khả năng tiếp nhận những người di cư không phải người Mexico bị Mỹ trục xuất. Trước đó, nước này từng đề nghị Tổng thống đắc cử Donald Trump hồi hương trực tiếp những người này về quốc gia xuất xứ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà lãnh đạo thân Nga vào “cuộc đua bầu cử” lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?

Các cử tri Belarus đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 26/1 để chọn ra người đứng đầu đất nước trong số 5 ứng cử viên.

Công nghệ chip di động, gaming và AI

Các hãng sản xuất sẽ tiếp tục cải tiến thiết kế, nâng cấp công nghệ phần cứng và phần mềm, trong khi người dùng cũng kỳ vọng vào những trải nghiệm sử dụng mượt mà và mạnh mẽ hơn. Dưới đây là những xu hướng chính sẽ định hình thị trường laptop trong năm 2025.

Người Việt rộn ràng sắm Tết trên các sàn thương mại điện tử

Từ những món ăn truyền thống, trang phục mới, tới đồ trang trí nhà cửa, người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đang rộn ràng, tất bật trong mùa mua sắm cuối năm.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị truy tố về tội kích động nổi loạn

Các công tố viên đã truy tố Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang bị tạm giam về tội lãnh đạo một cuộc nổi loạn thông qua việc áp đặt thiết quân luật ngắn ngủi hồi tháng trước.

Quyết tâm bám biển, bám tàu, bám đảo bảo vệ vùng biển của Tổ quốc

Nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ, Đại tá Vũ Anh Tuấn, Chủ nhiệm Chính trị Hải quân đã trả lời phỏng vấn báo chí về công tác trực sẵn sàng chiến đấu dịp Tết.

Bài đọc nhiều

29 trường học tham gia Ngày hội truyền thông dự phòng bệnh không lây nhiễm

Ngày 25/09, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Plan International Việt Nam tổ chức sự kiện “Ngày hội truyền thông dự phòng bệnh không lây nhiễm” tại Trường THPT Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Thời tiết hôm nay (26/9): Bắc Bộ ngày nắng, có mưa rải rác Hội sách Hà Nội diễn ra từ ngày...

Quyết tâm năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 9/11/2024 về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Cả nước còn khoảng 315.000 hộ cần được hỗ trợ nhà ở Trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở, nhất là nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ...

Thủ tướng Malaysia cam kết “cứng rắn” trong cuộc chiến chống tham nhũng và đói nghèo

Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Anwar Ibrahim quyết tâm chấm dứt các hành vi tham nhũng và vi phạm pháp luật mà theo ông, dường như đã trở thành hệ thống và gây tổn hại cho các chính quyền trước đây.

Cùng chuyên mục

Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã có thông điệp chúc mừng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nữ giám đốc độc lập chiếm gần 25% tại top 100 công ty Hàn Quốc

Số lượng nữ giám đốc độc lập tại 100 công ty hàng đầu Hàn Quốc tiếp tục tăng vào năm 2024.

MTTQ Việt Nam dành hơn 1 tỷ đồng thăm hỏi, động viên y, bác sĩ và bệnh nhân ung thư

Nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà cho bệnh nhân ung thư với 800 suất quà, tổng trị giá 1,04 tỷ đồng. Ngày 25/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và Đoàn công tác Trung...

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Mới nhất

HLV Shin Tae-yong nhận đủ tiền đền bù, chúc Indonesia dự World Cup

Chiều 26/1, HLV Shin Tae-yong chính thức nói lời chia tay với Indonesia. Nhà cầm quân cùng nhóm trợ lý Hàn Quốc trở về quê nhà sau quá trình thanh lý hợp đồng. Ông Shin có thể nhận đến 3,6 triệu USD tiền đền bù từ Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) cho hơn 2,5 năm hợp đồng...

Đừng tạo niềm vui từ nỗi buồn của người bán hoa Tết

Việc cố tình đợi đến 29 - 30 Tết mới mua hoa Tết để ép giá các thương nhân là điều không nên, cần tránh trên cả phương diện phong tục lẫn đạo đức... Những ngày cận Tết, giữa không khí hối hả và cái lạnh len lỏi của mùa đông Hà Nội, câu chuyện về...

Giá trong nước đi ngang

Dự báo giá cà phê ngày mai 27/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 27/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 26/1/2025 giá cà phê Robusta...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà Tết tại Cần Thơ

Ngày 26/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường cùng đoàn công tác Trung ương thăm, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán Ất tỵ năm 2025 tại TP Cần Thơ. ...

Mới nhất

Giá trong nước đi ngang