Trang chủNewsThời sựtrả lương theo mức tăng GDP sẽ chống tham nhũng từ đầu

trả lương theo mức tăng GDP sẽ chống tham nhũng từ đầu


Tổng quỹ lương của cán bộ, công chức, viên chức tăng 30% là chưa bình đẳng

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) bày tỏ thống nhất với Tờ trình của Chính phủ cần thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách liên quan theo lộ trình, phù hợp từng bước, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, phù hợp với khả năng chi trả của ngân sách. Đại biểu cho rằng, việc bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương còn bất cập do đưa phụ cấp công vụ 25% vào bảng lương mới dẫn đến lương cơ bản của công chức tăng bình quân là 23,25% (thấp so với viên chức tăng bình quân là 54,3% và mức tăng 43,96% của lực lượng vũ trang).

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) - Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) – Ảnh: Quochoi.vn

“Tổng quỹ lương của cán bộ, công chức, viên chức tăng 30% và lực lượng vũ trang tăng 51,93% là chưa bình đẳng với các đối tượng hưởng lương, chưa phù hợp với bảng lương mới theo dự kiến. Mức lương thấp nhất của nhân viên bậc 1, trung cấp, tập sự trong bảng lương tập sự thấp so với mức tăng lương, mức bình quân của công chức, dễ gây tâm tư không ổn định khi chúng ta cải cách tiền lương” – đại biểu Phạm Văn Hòa nêu.

Bên cạnh đó, theo đại biểu, khi chuyển xếp từ lương cũ sang lương mới đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo đang hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ với phụ cấp chức vụ lãnh đạo sẽ rất khó khăn do nhiều bậc lương cũ như: ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp, viên chức khác nhau lại được xếp vào một mức lương chức vụ mới dẫn đến có nhiều trường hợp có mức lương thấp hơn so với mức lương hiện hưởng. Ngoài ra, tính lương theo vị trí việc làm còn phải sửa đổi rất nhiều quy định của Đảng, Nhà nước về chính sách, chế độ gắn với mức lương cơ sở hiện hành.

Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng phân tích, phát sinh chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ trước và sau ngày 1/7/2024, cũng như bỏ phụ cấp nghề thâm niên của một số công chức, viên chức chuyên ngành khiến lương mới giảm nhiều – nhất là ở vùng cao, khó khăn, phụ cấp ưu đãi dẫn đến tâm tư cho công chức, viên chức.

Quang cảnh phiên làm việc chiều 26/6
Quang cảnh phiên làm việc chiều 26/6

Các nhà giáo vẫn tiếp tục điệp khúc “câu đợi, câu chờ”

Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho rằng, giải pháp điều chỉnh tăng lương cơ sở đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang khu vực công từ 1,8 triệu đồng lên 2.340 nghìn đồng, tăng 30%, tăng vào quỹ tiền thưởng 10% quỹ lương cơ bản sẽ áp dụng từ ngày 1/7/2024 đã đáp ứng được một phần sự mong mỏi của cử tri, nhưng do chưa áp dụng chính sách cải cách tiền lương nên chúng ta vẫn tiếp tục áp dụng thang bảng lương, chế độ phụ cấp như hiện hành. Vì thế, một số bộ phận công chức, viên chức khu vực công, trong đó có công chức, viên chức ngành giáo dục vẫn còn rất nhiều tâm tư và băn khoăn.

Theo đại biểu Dương Minh Ánh, từ năm 2013, sau khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đến nay, nhiều chính sách lớn về đổi mới giáo dục đã được ban hành, yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cả về chất và lượng ngày càng cao, tạo áp lực không nhỏ lên vai các nhà giáo nhưng chính sách tiền lương lại chỉ áp dụng Nghị quyết 29, đó là lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong bảng lương hệ thống lương hành chính sự nghiệp. Sau 11 năm đến nay quy định này vẫn nằm nguyên trên giấy, chưa được triển khai.

Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội)
Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội)

Trong suốt thời gian qua, các nhà giáo vẫn luôn cố gắng cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, luôn động viên nhau hãy chờ đợi và hi vọng rồi một ngày nào đó sẽ có sự thay đổi lớn về chính sách tiền lương. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, các nhà giáo vẫn sẽ tiếp tục điệp khúc “câu đợi, câu chờ” cho đến khi có chính sách cải cách tiền lương mới ban hành.

“Tôi tha thiết đề nghị với Quốc hội, Chính phủ khi nghiên cứu chính sách cải cách tiền lương tới đây cần thể chế hóa các chủ trương của Đảng bằng luật hoặc các văn bản dưới luật về chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp nghề đối với các nhà giáo” – đại biểu Dương Minh Ánh nêu.

Cùng với tăng lương phải có giải pháp bình ổn giá

Quan tâm góp ý về cách thức trả lương, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương) cho biết, trong Nghị quyết 27/2018 của Trung ương có nêu là chúng ta đã cải cách tiền lương tới 4 lần, lần gần nhất là năm 2003. Nếu so sánh nền kinh tế năm 2003, lúc đó GDP của chúng ta khoảng 45 tỷ USD và hiện nay là hơn 450 tỷ USD, tức là tăng lên khoảng 10 lần. Việc tích trữ được 913 nghìn tỷ để trả lương cho đợt này là một nỗ lực rất lớn trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương). Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương). Ảnh: Quochoi.vn

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng Chính phủ xem xét đưa ra công thức trả lương theo mức tăng GDP: GDP tăng đến đâu thay đổi tiền lương tới đó. Việc tăng lương theo GDP sẽ giúp cán bộ, công chức yên tâm về thu nhập, gắn bó lâu dài với công việc và cũng là cách chống tham nhũng ngay từ đầu bởi vì lúc đó lương đủ lớn, đủ trang trải, nuôi gia đình, xứng đáng thì họ sẽ không muốn tham nhũng và e ngại khi dính vào tham nhũng vì sẽ có thể mất đi nguồn thu nhập rất lớn.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam) đề nghị bên cạnh tăng lương vẫn tiếp tục phải đẩy mạnh hơn nữa cải cách tinh giản bộ máy biên chế. Đời sống được tăng mức lương nhưng song song đó là tinh gọn bộ máy và tinh giản biên biên chế vẫn phải tích cực hơn nữa.

Đại biểu cho biết, thực tế trước khi tăng lương thì giá đã tăng trước một đoạn. Vì thế, cùng với tăng lương cần có giải pháp để bình ổn giá, nhất là các mặt hàng tiêu dùng. Đồng thời, phải quan tâm đến vấn đề giảm trừ gia cảnh, lương tăng 30% thì ít nhất giảm trừ gia cảnh cũng phải tăng được 30%, thậm chí phải đến 50%.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/dai-bieu-quoc-hoi-tra-luong-theo-muc-tang-gdp-se-chong-tham-nhung-tu-dau.html

Cùng chủ đề

Thông tin mới về nâng mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ cho phép nghiên cứu điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh, bổ sung các khoản giảm trừ đặc thù, góp phần giảm gánh nặng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Loạt kiến nghị từ các bộ, ngành, địa phương Trong quá trình xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính đã nhận được nhiều ý kiến từ các bộ, ngành, địa phương đề xuất...

Nhân viên ngân hàng kiếm 50 triệu/tháng; chi trả bảo hiểm xe máy chỉ 4% số thu

Cách tính mức giảm trừ gia cảnh mới; thu thuế 2.500 tỷ đồng từ hộ, cá nhân kinh doanh online; ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú USD; Temu vẫn tạm dừng hoạt động... là những thông tin kinh tế đáng chú ý tuần qua. Cách tính mức giảm trừ gia cảnh theo quy định mới nhất Mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay được áp dụng theo Nghị quyết...

Cách đăng ký và cách tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Người nộp thuế có thể tham khảo nội dung hướng dẫn dưới đây về cách đăng ký và cách tính giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc khi tính thuế thu nhập cá nhân. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc Trường hợp người phụ thuộc là con: + Con dưới 18 tuổi: Hồ sơ chứng minh là bản chụp giấy khai sinh và bản chụp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (nếu có). + Con từ 18...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về “ao ước” trong điều động, thuyên chuyển giáo viên

(NLĐO)- Ngày 7-2, tiếp tục phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo ...

Đề nghị bổ sung thêm tiêu chí với nhà giáo nghỉ hưu trước tuổi

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, sáng 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương

Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, theo TS Nguyễn Đức Kiên - nguyên Tổ trưởng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, việc mở rộng áp dụng các cơ chế chính sách đặc thù như tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, tăng cường phân cấp phân quyền về các địa phương hay đơn giản hóa thủ tục hành chính cần phải làm. Dưới đây là trao đổi của TS Nguyễn Đức Kiên...

Rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13/CĐ-TTg ngày 8/2/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án. Thời gian quan, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung...

Dấu ấn công nghệ ngành bê tông

Thay đổi rõ nét Đại diện Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, trước năm 1990, phần lớn bê tông trộn tại công trường được định lượng thủ công và trộn bằng máy trộn tự do loại nhỏ nên năng suất, chất lượng, độ ổn định thấp, cả nước chỉ đạt khoảng 300.000 - 500.000m3 mỗi năm. Bắt đầu từ thập niên 90, ngành công nghiệp bê tông nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ...

Galaxy S26 Ultra được trang bị camera selfie ẩn dưới màn hình

Có nguồn tin tiết lộ việc Galaxy S26 Ultra hiện đang trong giai đoạn tạo mẫu ban đầu và các nguyên mẫu này không có phần cắt camera selfie có thể nhìn thấy trên màn hình. Cụ thể: một nguồn tin trên X cho biết Samsung muốn sử dụng camera dưới màn hình cho mẫu flagship tiếp theo của hãng. Hiện, công nghệ này cũng đang được trang bị trên dòng Galaxy Z Fold và người dùng có thể...

Xiaomi 15 Ultra sẽ dùng chip Snapdragon 8 Elite

Mới đây, một thiết bị Xiaomi có số model 25010PN30G đã xuất hiện trên nền tảng chuẩn AI Geekbench. Giới phân tích cho rằng đây chính là mẫu flagship Xiaomi 15 Ultra sắp ra mắt. Theo đó, mẫu máy kế nhiệm Xiaomi 14 Ultra sẽ chạy trên trên hệ điều hành Android 15 ngay khi xuất xưởng. Tốc độ xung nhịp CPU của chip khẳng định khẳng định lại các báo cáo trước đó về việc thiết bị sẽ...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Xử lý nghiêm vụ ứng xử thiếu văn hóa tại tháp Nghinh Phong

(NLĐO) - Lãnh đạo TP Tuy Hòa yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc thành viên tổ an ninh trật tự tại Quảng trường Nghinh Phong có ứng xử thiếu văn hóa. ...

Hành trang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho TPHCM và Đông Nam Bộ

(Dân trí) - Những di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn mãi, là nguồn động lực lớn để đất nước, trong đó có TPHCM và vùng Đông Nam Bộ vượt qua bất kỳ khó khăn, thách thức nào.   Trong 13 năm giữ cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần vào TPHCM thăm và làm việc. Ngoài những chỉ đạo, định hướng trực tiếp cho Đảng bộ...

Cùng chuyên mục

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực, với nội dung then chốt là "siết chặt" hoạt động dạy thêm, học thêm của giáo viên và học sinh....

Hai cháu nhỏ 3 tuổi chết đuối thương tâm

(NLĐO) – Gia cảnh hai cháu đều rất khó khăn. Sau khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình lo hậu sự cho các nạn nhân. ...

Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích thiệt mạng trong cuộc đấu súng

(CLO) Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đấu súng dữ dội tại khu rừng rậm ở miền trung Ấn Độ vào ngày 9/2, khi lực lượng an ninh tăng cường chiến dịch trấn áp cuộc nổi loạn kéo dài hàng thập...

Thủ tướng đôn đốc rà soát, tháo gỡ các dự án khó khăn, tồn đọng kéo dài

(NLĐO)- Sau ngày 15-2, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án sẽ bị thanh tra để xử lý nghiêm ...

Mới nhất

Siêu đề án 355km metro tại TP.HCM: Chính phủ trình gì lên Quốc hội?

Các cơ chế, chính sách đặc biệt chính là tiền đề, nền tảng để hai thành phố lớn nhất của cả nước bắt đầu cuộc cách mạng xây dựng mạng lưới metro. ...

Ngành hàng thiết bị vệ sinh Viglacera: Những nỗ lực bứt tốc – Tổng công ty Viglacera

Gần 150 đại diện cho các Nhà phân phối tiêu biểu trên toàn quốc của ngành hàng sứ vệ sinh và sen vòi Viglacera đã dành nhiều thời gian đến tham quan tìm hiểu các nhà máy sản xuất, “mục sở thị” các dòng sản phẩm mới nhất cùng hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại hàng...

Hàng nghìn du khách về với hội Lim Xuân Ất Tỵ

(CLO) Hội Lim là lễ hội truyền thống của 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão, huyện Tiên Du,...

Trai làng tranh nhau bắt vịt dưới ao, 3 chàng trai may mắn ẵm luôn 12 triệu đồng

Ngày 12 tháng Giêng hàng năm, làng Lại Yên (huyện Hoài Đức, Hà Nội) diễn ra hội thi bắt vịt dưới ao, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tới theo dõi và cổ vũ. ...

Mới nhất