Trang chủNewsDu lịchHai thế hệ nghệ nhân Hà Nội quảng bá du lịch làng...

Hai thế hệ nghệ nhân Hà Nội quảng bá du lịch làng nghề


Nghệ nhân Phan Thị Thuận trình diễn thao tác rút tơ sen tại Festival Nghề truyền thống Huế năm 2023. Ảnh: Thanh Hương  
Nghệ nhân Phan Thị Thuận trình diễn thao tác rút tơ sen tại Festival Nghề truyền thống Huế năm 2023. Ảnh: Thanh Hương  

Người “giữ hồn” truyền thống quê hương

Là làng nghề nằm trong tuyến du lịch mới “Khám phá con đường di sản Nam Thăng Long” do Sở Du lịch Hà Nội khai trương hồi tháng 4/2024, nghề dệt tơ tằm Phùng Xá, huyện Mỹ Đức với điểm đến cơ sở sản xuất của nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (SN 1954) trở thành địa điểm hút khách du lịch.

Trước đó, xưởng dệt đón lượng khách tự phát theo các tour du lịch lẻ, thì nay nhiều đoàn du khách biết đến tuyến du lịch mới, số lượng khách tham quan trải nghiệm cũng tăng đáng kể. Đồng hành tour du lịch của Thủ đô, đòi hỏi tổ chức tour cũng phải chuyên nghiệp hơn trong cách phục vụ. Nghệ nhân Phan Thị Thuận chủ động sửa sang lại xưởng dệt, bố trí không gian phòng khách, khu vực trải nghiệm thực tế tại xưởng dệt và khu trồng sen…

Dù không trải qua lớp đào tạo hướng dẫn viên du lịch bài bản nhưng tình yêu son sắt với nghề dệt truyền thống giúp người nghệ nhân ở tuổi 70 kể rành mạch câu chuyện nghề dệt, ý tưởng bắt con tằm nhả tơ tự dệt đến nghề dệt lụa tơ sen độc đáo. Giống như “con tằm nhả tơ”, hết lòng truyền tải nét đẹp của nghề đến với du khách.

Say mê với nghề dệt, nghệ nhân Phan Thị Thuận không chỉ giữ hồn giá trị của văn hóa truyền thống còn sáng tạo nhiều sản phẩm độc, lạ, đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của khách hàng. Trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, làng dệt truyền thống Phùng Xá khó tránh khỏi sự thăng trầm. Quyết tâm làm “sống dậy” nghề dệt truyền thống quê hương, nghệ nhân Phan Thị Thuận không ngừng mày mò đưa ý tưởng bắt con tằm nhả tơ tự dệt, dày công nghiên cứu làm ra sợi tơ sen và dệt ra lụa tơ sen.

Với 2 sản phẩm tơ tằm và tơ sen được sản xuất bằng công nghệ mới, nghệ nhân Phan Thị Thuận thành lập Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 20 lao động địa phương với mức lương trung bình 4,5 triệu đồng/1 tháng (số lượng lao động sử dụng mùa vụ 1.500 người). Sản phẩm lụa tơ sen được nhiều khách hàng Pháp, Mỹ, Nhật Bản… đặt hàng và thường đặt hàng từ trước mùa sen.

Trước đó, bà Thuận từng nhận lời mời tham gia quảng bá sản phẩm làng nghề Hà Nội tại các hội chợ du lịch, Festival du lịch nên cũng có chút ít kinh nghiệm đón ý du khách và biết nhu cầu mua sắm của du khách quốc tế Vì vậy, xưởng dệt có gian trưng bày sản phẩm để du khách đến tham quan có thể mua làm quà tặng, lưu niệm.

Nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát trao tặng món quà tranh in khắc gỗ cho du khách quốc tế. Ảnh: NVCC  
Nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát trao tặng món quà tranh in khắc gỗ cho du khách quốc tế. Ảnh: NVCC  

“Chắp cánh” tình yêu nghề truyền thống

Với tình yêu nghề, tài năng của tuổi trẻ, Nguyễn Tấn Phát (SN 1983) được UBND TP Hà Nội phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội, ngành nghề khảm trai, sơn mài năm 2017.

Từng tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, nhưng chàng trai trẻ chọn “neo đậu bến quê” để khởi nghiệp. Phát huy lợi thế sẵn có của Làng cổ Đường Lâm, Nguyễn Tấn Phát xây dựng mô hình Phát Studio, nơi trưng bày sản phẩm khảm trai, sơn mài trên nền gỗ. Trong không gian nhà cổ, nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát tận dụng từng bờ tường, góc sân để bày biện các sản phẩm thiết kế, giống như một “bảo tàng mini”.

Từ góc nhìn của người học thiết kế cùng với cái nôi thừa hưởng từ bố và ông nội là những thợ điêu khắc đình chùa, miếu mạo nên các sản phẩm khảm trai, sơn mài có hình thù riêng. Nổi bật là tác phẩm “Cổng di sản Thăng Long” đạt giải “Thiết kế sản phẩm quà tặng du lịch Hà Nội năm 2022” là một bộ sản phẩm quà tặng riêng của Hà Nội.

Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023, không gian trưng bày sáng tạo “Sơn Tây, miền di sản” với mô hình chú trâu độc đáo tái hiện thùng lúa, mái ngói đặc trưng của Làng cổ Đường Lâm do nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát thiết kế tạo dấu ấn với du khách tham quan.

Hơn 10 năm qua, Nguyễn Tấn Phát còn được biết đến là người thầy truyền nghề mỹ thuật truyền thống miễn phí cho các em nhỏ và du khách quốc tế. Thông qua chương trình “Chuỗi ngày hoạt động yêu thương” tổ chức định kỳ hàng năm vào mỗi dịp nghỉ hè, hàng nghìn em nhỏ được tham gia hoạt động làm tranh in khắc gỗ, khách du lịch được hướng dẫn hoàn thành tác phẩm tranh khắc gỗ sơn mài.

Làng cổ Đường Lâm từng được mệnh danh làng cổ “độc nhất vô nhị” vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng để giữ chân du khách đến Đường Lâm ngoài nhà cổ, chum tương, chùm đá ong, giếng làng…, nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát trăn trở tìm hướng đi riêng.

Đó là việc “khoác áo mới” cho Làng cổ Đường Lâm từ chính các hoạt động cộng đồng, những không gian sáng tạo để gia tăng trải nghiệm cho du khách. Ngôi nhà OCOP Mông Phụ hay còn gọi là “Nghề làng” là địa chỉ tổ chức “Lớp truyền nghề mỹ thuật truyền thống miễn phí”. Tại đây, nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát tổ chức các buổi dạy trải nghiệm miễn phí nghề truyền thống: tò he, tranh in khắc gỗ, sơn màu, gốm vào buổi sáng thứ 5, thứ 7, chủ nhật hàng tuần.

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát từng chia sẻ: “Trẻ học được nghề truyền thống sẽ giúp giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh nhiều nghề truyền thống đang dần mai một. Việc tham gia vào các hoạt động học nghề truyền thống, sáng tạo giúp trẻ hiểu và trân trọng hơn di sản văn hóa của dân tộc mình”.

Hà Nội là vùng đất trăm nghề, có truyền thống lịch sử nghìn năm văn hiến, kết tinh những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trong dòng chảy lịch sử, việc giữ hồn làng nghề truyền thống không chỉ là bảo tồn mà còn phải phát huy giá trị văn hóa đến với cộng đồng. Những nghệ nhân như bà Phan Thị Thuận hay anh Nguyễn Tấn Phát không chỉ là người “giữ hồn” làng nghề truyền thống quê hương, còn góp sức quảng bá, phát triển nghề dệt Phùng Xá, nghệ thuật sơn mài lan tỏa và vươn tầm quốc tế.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/hai-the-he-nghe-nhan-ha-noi-quang-ba-du-lich-lang-nghe.html

Cùng chủ đề

kinh nghiệm thăm “cổ trấn” của Hà Nội mới nhất 2024

Làng cổ Đường Lâm có gì? Làng cổ Đường Lâm nằm cách 44 km về phía tây của trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Tuy thường được gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng...

kinh nghiệm thăm làng cổ Đường Lâm mới nhất 2024

Làng cổ Đường Lâm có gì? Làng cổ Đường Lâm nằm cách 44 km về phía tây của trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Tuy thường được gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát huy tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường

Kinhtedothi - Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Học và làm theo tư tưởng của Bác đã tạo...

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, kiến tạo kỷ nguyên phát triển mới

Kinhtedothi - Trong 95 năm qua (3/2/1930 - 3/2/2025), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đất nước đã đi qua những giai đoạn lịch sử quan trọng trong tiến trình phát triển, được thế giới công nhận. Đó là nền tảng, giúp Việt Nam tích lũy thế và lực, kiến tạo sự bứt phá trong giai đoạn tiếp theo, mở ra một Kỷ nguyên...

Để Hà Nội thêm xanh mỗi ngày

Các địa phương tích cực triển khai Trong những năm qua, huyện Sóc Sơn là một trong những địa phương hưởng ứng tích cực nhất phong trào Tết trồng cây đầu Xuân của TP Hà Nội. Theo thống kê, trong năm 2024, địa phương này đã trồng được tổng số 28.553 cây xanh các loại. Kết quả trên đạt 190,3% kế hoạch của huyện và đạt tới 259,6% kế hoạch TP Hà Nội giao. Tỷ lệ cây xanh sinh trưởng...

Sử dụng rượu bia ngày Tết đúng cách để an toàn

Uống có chừng mực Chúng ta cần biết giới hạn của bản thân, không cố uống quá sức. Hạn chế số lượng rượu bia trong một lần uống. Hạn chế rượu bia như sau: Uống ≤ 2 đơn vị cồn/ngày ở nam; Uống ≤ 1 đơn vị cồn/ngày ở nữ và người nhẹ cân. 01 đơn vị cồn = 14 gram cồn tinh khiết; tương đương 354 ml bia 5% cồn, hoặc 150 ml rượu vang 12% cồn, 45 ml rượu...

5 thực phẩm ngày Tết nhanh hỏng nếu để trong tủ lạnh

Khoai tây Theo Mashed, khoai tây là một trong những thực phẩm phổ biến và được tích trữ nhiều vào ngày Tết. Tuy nhiên, bạn không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh. Điều này là do khi chúng được bảo quản ở nhiệt độ lạnh như vậy, tinh bột sẽ bị phân hủy, khiến khoai tây có kết cấu sạn và ngọt khó chịu. Điều này cũng khiến chúng chuyển sang màu sẫm hơn khi chiên, và hoàn toàn...

Bài đọc nhiều

Từ món ăn của nghĩa quân Tây Sơn thành đặc sản đất võ Bình Định

(NLĐO) – “Đất võ, trời văn” Bình Định có rất nhiều đặc sản ẩm thực nổi tiếng. Trong đó, món bánh cuốn Tây Sơn còn gắn với những trận chiến lịch sử. ...

Tết yên bình ở làng chài trên vịnh Hạ Long

Ngày đầu năm mới, tôi có dịp đến thăm Vung Viêng, làng chài được báo chí quốc tế đánh giá là một trong 16 làng chài đẹp nhất thế giới. Khung cảnh yên bình, không gian tĩnh lặng, khác hẳn với phố phường. ...

Đông đảo người dân đến đền Củi chiêm bái đầu năm

Những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, đông đảo du khách đến tham quan, chiêm bái tại đền Củi (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Hà Tĩnh: Đông đảo người dân đến đền Củi chiêm bái đầu năm ...

Thúc đẩy phát triển du lịch trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(Tổ Quốc) - Du lịch Việt Nam đang trên hành trình phát triển cùng kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây là giai đoạn quan trọng để ngành du lịch củng cố sức mạnh, cùng góp sức đưa đất nước tiến xa hơn bằng những thành tựu...

Dòng người đổ về Khu du lịch Núi Sam ngày đầu năm mới

Từ sáng sớm 29/1, tức mùng 1 Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, dòng người xe từ khắp nơi đổ về Khu du lịch quốc gia Núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang để hành hương, lễ bái Bà Chúa xứ Núi Sam, tham quan, check-in tại Cáp treo Núi Sam. ...

Cùng chuyên mục

Nam Định: Tấp nập người dân, du khách đến đền Trần du Xuân Ất Tỵ 2025

Theo Trưởng Ban quản lý Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần-Chùa Tháp, tỉnh Nam Định, những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, Khu di tích đón hàng nghìn lượt khách đến thăm quan, chiêm bái, du Xuân.Hà Nam: Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024Nam Định: Dòng người tấp nập đổ về Đền Trần trước giờ Khai Ấn Mãn nhãn với tiết mục bán thực cảnh trong đêm khai mạc đền...

Thái Bình: Đông đảo nhân dân nô nức trẩy hội chùa Keo mùa Xuân 2025

Lễ hội chùa Keo mùa Xuân năm 2025 diễn ra từ ngày 1-5/2 (tức mùng 4 đến mùng 8 tháng Giêng); đây là năm thứ 2 lễ hội được tổ chức trong 5 ngày thay vì 1 ngày mùng 4 tháng Giêng như mọi năm trước đây.Thái Bình hồi sinh làng nghề dệt đũi Nam Cao gắn với du lịch cộng đồngXây dựng Thái Bình trở thành đô thị xanh, văn minh, hiện đại, có bản sắc riêngHàng nghìn...

Du lịch sinh thái ở trại rắn lớn nhất miệt vườn

Trại rắn Đồng Tâm được xem là “vương quốc” của các loài rắn ở Việt Nam. Thời gian qua nơi đây đang bảo tồn hàng nghìn con rắn thuộc hơn 50 loài khác nhau, trong đó có nhiều loài rắn cực hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng. Đặc biệt, đây còn là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút hàng chục ngàn du khách mỗi năm… ...

Người dân nô nức đi lễ Đền Ông Hoàng Mười cầu may

(NLĐO) - Trong những ngày đầu năm Ất Tỵ, mỗi ngày có hàng chục ngàn người dân nô nức đi lễ Đền Ông Hoàng Mười cầu bình an, phúc lộc ...

Gần 120 ngàn khách du lịch đến Huế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lượng khách đến Huế ước đạt hơn 118.600 lượt, doanh thu từ du lịch ước đạt 178 tỷ đồng. Ngày 1/2, thông tin từ Sở Du lịch thành phố Huế cho biết,...

Mới nhất

Cộng đồng doanh nghiệp tại Campuchia đồng hành kiến tạo một Việt Nam hùng cường

Là một người Campuchia gốc Việt, Tiến sỹ Heng LiHong thực sự cảm nhận được niềm tự hào và tin tưởng vào mục tiêu mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link “Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, cống hiến và phát huy tinh thần yêu nước để góp phần xây...

Những lớp học “chạy” ở TP HCM đón đầu kỳ thi tốt nghiệp

(NLĐO)- Bắt nguồn từ mô hình lớp nhằm giải quyết yêu cầu dạy các môn tự chọn, những lớp học "chạy" ở TP HCM ngày càng được...

Tăng lên mốc cao nhất mọi thời

Giá vàng hôm nay 01/02/2025: Giá vàng đã tăng vọt lên hơn 2.800 USD khi các mối đe dọa về thuế quan làm bùng nổ đợt tăng giá kỷ lục. Giá vàng hôm nay 01/02/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 01/02/2025, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của...

Mới nhất