Trang chủChính trịQuân sựNhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 6: Lần mò xuống...

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc – Kỳ 6: Lần mò xuống Trường Sa


Thượng tá Trần Như Hải, nguyên chỉ huy trưởng đảo Phan Vinh A (Trường Sa) là một trong những chỉ huy đảo có thâm niên nhất ở Trường Sa nên có rất nhiều chuyện kể về các cuộc đấu tranh với tàu cá Trung Quốc.




Nhóm tàu cá dân binh Trung Quốc (trái) đi gần đảo Sinh Tồn Đông (Trường Sa), tháng 1.2017.

Ông Hải cho biết: Tàu cá Trung Quốc tập trung nhiều nhất tại khu vực Trường Sa từ tháng 2 đến tháng 5. Đặc biệt là cụm đảo Sinh Tồn, có thời điểm xung quanh đá Huy Gơ (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ cuối tháng 2.1988) có hàng trăm tàu cá Trung Quốc tập trung, ban đêm bật đèn như thành phố nổi.

Có khi các tàu cá Trung Quốc kéo dài đến gần đảo Sinh Tồn Đông (do bộ đội lữ đoàn 146, Vùng 4 hải quân đang đóng quân), bởi Sinh Tồn Đông chỉ cách Huy Gơ 4 hải lý (7,5 km), khiến xuồng CQ của đảo và tàu trực phải liên tục xua đuổi.




Ngư dân Trung Quốc đánh bắt hải sản trong bãi cạn Ba Đầu (Trường Sa), phía xa là tàu dân binh bảo vệ, tháng 3.2020.

Các tàu cá Trung Quốc thường bật giàn đèn dùng lưới đánh bắt cá ban đêm. Có khi đi vào sát mép xanh của đảo và nối nhau vây xung quanh. Buổi sáng, các tàu cá kéo nhau ra xa, neo đậu thành cặp hoặc cụm vài chục chiếc, nghỉ ngơi.

Ban ngày, chỉ một số tàu làm nghề câu hoạt động ở bãi cạn không người, hạ thuyền nhỏ cho ngư dân (1 – 2 người/ xuồng), chạy vào bãi san hô để câu cá hoặc lặn bắt mò tìm san hô, hải sâm…




Các xuồng CQ của đảo Sinh Tồn xuất phát đi làm nhiệm vụ xua đuổi tàu cá Trung Quốc, tháng 1.2018.

Bên cạnh các tàu cá, có rất nhiều tàu giả dạng tàu cá, cũng treo đèn và lưới nhưng không bao giờ đánh bắt, chỉ nhăm nhe vào sát mép xanh các đảo để… nghe ngóng.

Một số tàu cá còn thường trực bảo vệ các bãi đá mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm của Việt Nam, xây dựng thành căn cứ quân sự hiện đại (Chữ Thập, Xu Bi, Châu Viên, Vành Khăn, Gạc Ma, Huy Gơ, Ga Ven).

Cứ phát hiện tàu thuyền  phương tiện nổi của nước khác đi vào gần 12 hải lý, là tàu cá bảo vệ sẽ lao ra ngăn cản, xua đuổi, thậm chí húc ủi đâm va không cho vào sâu hơn và gọi các tàu hải cảnh, tàu quân sự từ khu vực khác đến can thiệp.




Tàu cá vỏ gỗ Trung Quốc (màu xanh, nằm giữa 2 tàu vận tải) làm nhiệm vụ bảo vệ, trong quá trình Trung Quốc tôn tạo, xây dựng căn cứ quân sự trái phép trên bãi Gạc Ma (cưỡng chiếm của Việt Nam, tháng 3.1988). Hình chụp tháng 4.2013

“Cuối 2012 đến đầu 2013, khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng trái phép trên các bãi đã cưỡng chiếm của Việt Nam, các tàu cá Trung Quốc tham gia áp tải, dẫn đường các tàu công trình, chở máy móc vật liệu. Nhiều tàu vận tải Việt Nam chở hàng hóa ra các đảo cho bộ đội, bị các tàu cá dân binh Trung Quốc áp sát, thậm chí cản mũi ép chuyển hướng”, thiếu tá Vũ Đức Vinh, nguyên chính trị phó đảo Sinh Tồn Đông (Trường Sa) kể lại.




Tàu dân binh Quế Bắc Ngư 39168 và 1 tàu dân binh khác của Trung Quốc, neo đậu ở bãi Ba Kè (Bà Rịa Vũng Tàu), tháng 12.2016

Ở khu vực DK1, thềm lục địa phía Nam, cũng có nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm, nhất là các bãi Ba Kè, Tư Chính, Phúc Tần, Huyền Trân…

Trung tá Nguyễn Văn Hùng, nguyên chỉ huy trưởng nhà giàn Tư Chính B (DK1/5) kể: Từ trước 2008, các tàu cá Trung Quốc có khi vào đánh bắt cách nhà giàn chỉ 1 hải lý.

Từ năm 2009 trở đi, do ta tăng cường tàu trực bảo vệ chủ quyền, nên các tàu Trung Quốc rút ra ngoài xa 5 – 6 hải lý.

Mấy năm gần đây, lượng tàu dân binh Trung Quốc đến các bãi ngầm thuộc DK1 tăng đột biến. Nhiều tàu chỉ thả trôi hoặc neo đậu quan sát hoạt động của bộ đội, công nhân trên các nhà giàn.




Bộ đội nhà giàn DK1 quan sát hoạt động của tàu cá Trung Quốc trong khu vực, tháng 12.2016

Tuy tàu cá Trung Quốc có nhiều phương thức hoạt động, nhưng ở các vùng biển Trường Sa và DK1, Bộ Quốc phòng đã tăng cường tàu trực bảo vệ chủ quyền của hải quân, cảnh sát biển và số lượng lớn các tàu kiểm ngư của Bộ NN – PTNT cùng tham gia bảo vệ ngư trường, tuần tra kiểm soát các hoạt động trên vùng biển Trường Sa, DK1.




Biên đội tàu của Chi đội Kiểm ngư 2, Bộ NN&PTNT phối hợp cùng tàu của Vùng 2 hải quân chuẩn bị làm nhiệm vụ xua đuổi tàu cá Trung Quốc vào gần các nhà giàn, bảo vệ chủ quyền, tháng 12.2016.

Đại tá Nguyễn Công Sơn, nguyên phó chính ủy Vùng 4 hải quân cho biết: “Những năm về trước, việc tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo nước ta rất nghiêm trọng, nhất là khu vực quần đảo Trường Sa, bằng số lượng đông, trang bị hiện đại… tàu thuyền Trung Quốc luôn tỏ thái độ ngang ngược và coi thường luật pháp quốc tế, co cụm, thách thức các lực lượng của ta. Với tinh thần kiên quyết tuyên truyền, xua đuổi, giữ vững đối sách, các lực lượng của Vùng 4 Hải quân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đấu tranh, làm sạch vùng biển, đẩy lực lượng tàu thuyền Trung Quốc ra xa đảo”.

Đại tá Sơn khẳng định: “Đến nay, tỉ lệ tàu thuyền đánh cá của ngư dân và các lực lượng của ta đã chiếm ưu thế trên các khu vực biển, đảo Trường Sa, vừa làm nhiệm vụ đánh bắt, vừa tham gia đấu tranh, vừa khẳng định chủ quyền của Tổ quốc”…




2 tàu kiểm ngư (màu trắng, phía xa) Việt Nam đang xua đuổi nhóm tàu dân binh Trung Quốc trên bãi Ba Kè, tháng 1.2017.

Một số hình ảnh tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép ở khu vực quần đảo Trường Sa, DK1 và hoạt động của bộ đội hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư, biên phòng trong việc canh gác, nắm tình hình hoạt động, tuần tra kiểm soát, ngăn cản đẩy đuổi các phương tiện vi phạm… do PV Thanh Niên thực hiện trong các chuyến công tác:




Tàu cá Quỳnh Quỳnh Hải 02093 (màu xanh, phải) bảo vệ tàu vận tải Trung Quốc chở máy móc ra xây dựng trái phép trên bãi Gạc Ma, tháng 4.2013.




Nhóm tàu cá Trung Quốc gồm 2 tàu vỏ sắt và 2 tàu vỏ gỗ áp tải tàu vận tải (trái) chở máy móc, vật liệu ra xây dựng trái phép trên bãi Huy Gơ (Trường Sa), tháng 5.2013




Tàu cá dân binh Trung Quốc trực bảo vệ căn cứ phi pháp trên bãi Gạc Ma, tháng 6.2015




Tàu dân binh Trung Quốc trực bảo vệ căn cứ phi pháp trên bãi Huy Gơ (Trường Sa), tháng 6.2015




Các tàu cá dân binh Trung Quốc neo đậu bảo vệ căn cứ phi pháp trên bãi Ga Ven (Trường Sa), tháng 6.2015




Các tàu dân binh Trung Quốc sẵn sàng ngăn cản, đẩy đuổi các tàu nước khác vào gần căn cứ mà họ xây dựng trái phép trên các bãi đá đã cưỡng chiếm của Việt Nam




Tàu cá dân binh Trung Quốc đi sau theo dõi tàu hải quân Việt Nam làm nhiệm vụ trên khu vực DK1, tháng 1.2017.




Nguồn: https://thanhnien.vn/nhan-dang-tau-ca-trung-quoc-ky-6-lan-mo-xuong-truong-sa-185988371.htm

Cùng chủ đề

‘Chúc Tết bằng loa, tặng quà qua dây’ nhà giàn DK1

TPO - Trong điều kiện sóng to, gió lớn, các chiến sĩ, thành viên đoàn công tác không thể tiếp cận nhà giàn DK1. Việc trao quà Tết phải thực hiện bằng cách buộc dây thừng thả xuống biển, lời chúc Tết cũng được gửi bằng loa phóng thanh trên tàu. 27/01/2025 | 12:07 ...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải trao quà Tết tại Quảng Nam

(NLĐO) – Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải trao tặng hàng trăm suất quà Tết cho người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. ...

Omachi mang không khí xuân rạng rỡ đến với Trường Sa

Ở nơi đầu sóng ngọn gió, mùa xuân tại Trường Sa luôn tràn ngập sức sống cùng tiếng cười ấm áp của tình đồng đội. Và Omachi mang theo hương vị quê nhà như một lời chúc năm mới đầy yêu thương gửi tới những chú bộ đội hải quân đang ngày đêm canh giữ bình yên cho Tổ quốc. Sắc xuân rực rỡ giữa lòng biển trời Trường Sa Tết là mùa của đoàn viên, là thời khắc khơi...

Những chuyến hàng Tết gửi mùa xuân từ đất liền đã đến Trường Sa

Gần Tết Nguyên đán 2025, những chuyến hàng Tết gửi “hơi ấm” mùa xuân từ đất liền đã đến tay bộ đội, người dân tại quần đảo Trường Sa, từ túi thực phẩm, thùng quân y tới tủ đông, chú heo lớn… Nụ cười "tỏa nắng" của chiến sĩ trẻ trên đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa khi đang thực hiện việc kéo những xe hàng Tết vừa được bốc xếp từ ca nô lên bờ. Cuối tháng 12-2024,...

Trực thăng cấp cứu bệnh nhân viêm màng não ở Trường Sa

(Dân trí) - Một quân nhân mắc bệnh nặng tại đảo An Bang (Trường Sa) đã được trực thăng đưa về Bệnh viện 175 TPHCM để cấp cứu. Rạng sáng 4/1, Bệnh viện Quân y 175 (TPHCM) tiếp nhận một bệnh nhân được chuyển đến bằng trực thăng từ quần đảo Trường sa.Bệnh nhân là Trung úy Đỗ Minh Vương (sinh năm 1997), đang công tác trên đảo An Bang (huyện đảo Trường Sa, Việt Nam).Lúc 0h12 ngày 4/1, trực...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình xin nghỉ hưu trước 4 năm

Còn gần 4 năm công tác nhưng Giám đốc sở Du lịch Quảng Bình đã xin nghỉ hưu trước tuổi. Đồng thời, có 11 cán bộ chủ chốt ở tỉnh và huyện cũng xin nghỉ hưu, tạo điều kiện cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Ngày 7/2, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết, đến thời điểm này có 12 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình quản lý xin nghỉ hưu...

5 trưởng phòng Công an tỉnh Hải Dương xin nghỉ công tác trước tuổi

5 trưởng phòng thuộc Công an tỉnh Hải Dương có nguyện vọng được nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện cho tổ chức sắp xếp cán bộ, tinh gọn bộ máy. Chiều nay (7/2), Công an tỉnh Hải Dương tổ chức công bố, trao quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về việc cho nghỉ hưu trước tuổi đối với 5 trưởng phòng và 1 phó trưởng phòng. Trước đó (ngày 5/2), Phòng Tổ chức cán bộ đã nhận...

Gia đình sắp đón được nữ sinh rời nhà từ mùng 5 Tết

Liên quan vụ nữ sinh 17 tuổi ở TP Sơn La rời nhà đi cùng người lạ từ mùng 5 Tết, mẹ của nữ sinh này vừa cho biết lộ trình đưa con gái trở về nhà. Tối 7/2, trao đổi với PV VietNamNet, bà Cà Thị Xuân (mẹ cháu Quàng Hương G.) cho biết, gia đình đã liên lạc và biết con gái đang ở tỉnh Lâm Đồng. Người thân của bà Xuân từ TP Cần Thơ đã đến tỉnh...

Hải Phòng dự chi hơn 6.000 tỷ đồng hỗ trợ người nghỉ hưu trước tuổi

Hải Phòng dự chi hơn 6.000 tỷ đồng hỗ trợ thêm cho công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi bằng một lần kinh phí được hưởng theo Nghị định 178/2024. Trong đó dự kiến chi cho khối giáo dục, y tế 4.500 tỷ đồng. Kỳ họp chuyên đề của HĐND TP Hải Phòng dự kiến diễn ra vào cuối tháng 2 tới đây sẽ xem xét nhiều nội dung, trong đó có dự thảo đề án chế độ, chính...

Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy xin nghỉ hưu trước tuổi

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải xin nghỉ trước tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Tối 7/2, lãnh đạo Tỉnh ủy Hà Tĩnh xác nhận, ông Lê Ngọc Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và ông Võ Hồng Hải - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy đã làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi. Cụ thể, ông...

Bài đọc nhiều

Gặp mặt kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống Học viện Hậu cần

Chiều 14-6, Học viện Hậu cần tổ chức gặp mặt đại biểu lãnh đạo địa phương và các đơn vị đóng quân trên địa bàn, nhân kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống Học viện Hậu cần (15-6-1951 / 15-6-2023). ...

Ký kết chương trình phối hợp công tác giữa Đảng ủy Học viện Hải quân và Thành ủy Nha Trang

Chiều 1-6, Đảng ủy Học viện Hải quân và Thành ủy Nha Trang tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2023-2025. Đồng chí Hồ Văn Mừng, Ủy viên dự khuyết...

Yêu cầu “3 thực chất” trong Hội thi cán bộ giảng dạy chính trị năm 2023 của Học viện Hậu cần

Sáng 6-6, Học viện Hậu cần khai mạc Hội thi cán bộ giảng dạy chính trị năm 2023. Thiếu tướng Lê Thành Long, Phó chính ủy Học viện Hậu cần dự và phát biểu khai mạc. ...

Học viện Hậu cần tổ chức tri ân nguồn cội, thắm tình quân dân

Chiều 12-6, đoàn công tác Học viện Hậu cần do Thiếu tướng Phan Tùng Sơn, Giám đốc Học viện làm trưởng đoàn đã tổ chức tham quan, học tập truyền thống, thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo và Trường mầm non xã Yên Đổ tại xã Yên Đổ (Phú Lương, Thái Nguyên). ...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Tăng tốc triển khai bệnh án điện tử

Xử lý, công khai giáo viên dạy thêm sai quy định; Trào lưu kinh doanh “túi mù” nở rộ và Vàng thần tài bớt “nóng” là 3...

Thị trường UPCoM và HNX đầu 2025: Lượng tiền sang tay giảm

Lượng tiền 'sang tay' mua bán trên cả sàn chứng khoán Hà Nội và thị trường UPCoM trong tháng đầu tiên của năm 2025 đều giảm. Trong khi đó, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh. ...

Văn phòng Trung ương Đảng cần tiên phong gương mẫu đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Chiều 7/2, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ công tác của Chánh văn phòng Trung ương Đảng.

Cá lóc nướng ‘phủ sóng’, giá giảm nhanh

Đến đầu giờ chiều ngày vía Thần Tài (7-2), giá cá lóc nướng chỉ còn khoảng 80.000 đồng/con, giảm 20.000-30.000 đồng/con so với buổi sáng. ...

Mới nhất