Trang chủNewsThời sựưu tiên áp dụng Luật Thủ đô trong hệ thống pháp luật

ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô trong hệ thống pháp luật


Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn TP Hà Nội): 

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn

Trong thực tiễn thời gian qua, khi triển khai cụ thể hóa các cơ chế, chính sách được định hướng quy định trong Luật Thủ đô năm 2012, có nhiều nội dung vướng phải các quy định pháp luật, các luật khác có liên quan dẫn đến không mang tính khả thi, mất đi tính đặc thù vượt trội cần thiết và không thể triển khai được. Vấn đề này cũng đang là khó khăn, vướng mắc đối với TP Hồ Chí Minh khi tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 và nguyên nhân là do chưa có quy định hướng dẫn cụ thể khi triển khai áp dụng. 

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn TP Hà Nội)
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn TP Hà Nội)

Khi Luật Thủ đô năm 2012 được thông qua, Bí thư Thành ủy lúc đó, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII của Hà Nội là đồng chí Phạm Quang Nghị đã rất kiên quyết, kiên trì bảo vệ điều khoản liên quan đến điều kiện cư trú để làm giảm việc tăng dân số cơ học ở Thủ đô. Đây chính là ưu điểm vượt trội, nhưng sau này Luật Cư trú và các nghị định hướng dẫn gần như xóa sổ điều này trong Luật Thủ đô. Chính từ điều khoản bị vô hiệu này mà mỗi năm Thủ đô tăng thêm dân số cơ học khoảng 200.000 người, tạo sức ép vô cùng to lớn lên kết cấu hạ tầng của thành phố. Từ đây, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, quá tải trường học làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của Thủ đô.

Tôi thống nhất rất cao nội dung quy định tại Điều 4 về áp dụng Luật Thủ đô tại dự thảo Luật lần này, đặc biệt là nội dung quy định tại khoản 3. Các nội dung đề cập có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giải quyết, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn đã kéo dài và được xác định là một trong những điều kiện tiên quyết, đảm bảo thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi) có hiệu quả, thực sự là những chính sách vượt trội, khả thi khi tổ chức triển khai thực hiện. 

Khoản 1 Điều 4 áp dụng đối với trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Thủ đô với các luật, nghị quyết Quốc hội về cùng một vấn đề mà chưa bao quát hết trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết nội dung của Luật Thủ đô hay văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để thực hiện thẩm quyền được giao trong Luật Thủ đô. Vì vậy, quy định tại khoản 3 Điều 4 là hết sức cần thiết, bởi Luật Thủ đô là một đạo luật có tính chất đặc biệt, đặc thù, phân quyền mạnh mẽ cho một cấp chính quyền địa phương, là chính quyền TP Hà Nội được thực hiện một số thẩm quyền mà các luật hiện hành khác đang giao cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hay các cơ quan khác ở Trung ương thực hiện. 

Do đó, không thể tránh khỏi có trường hợp cùng một vấn đề, đồng thời có cả quy định trong các văn bản quy định chi tiết hay thực hiện thẩm quyền Luật Thủ đô giao và quy định trong các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hay các bộ chuyên ngành. Trong trường hợp này, cần xác định rõ văn bản được ban hành theo quy định của Luật Thủ đô được áp dụng để minh bạch hóa, tạo sự yên tâm cho các chủ thể trong quá trình thi hành pháp luật. 

Đại biểu Cầm Thị Mẫn (Đoàn tỉnh Thanh Hoá)
Đại biểu Cầm Thị Mẫn (Đoàn tỉnh Thanh Hoá)

Đại biểu Cầm Thị Mẫn (Đoàn tỉnh Thanh Hoá)

Áp dụng Luật Thủ đô bảo đảm sự thận trọng, khách quan

Quy định về áp dụng Luật Thủ đô tại Điều 4 rất quan trọng vì liên quan đến hiệu lực, hiệu quả thi hành luật này trong thực tiễn. 

Có thể thấy, với nhiều quy định mang tính đặc thù, tạo cơ chế riêng cho TP Hà Nội thì việc xử lý mối quan hệ giữa Luật Thủ đô và các luật, nghị quyết khác của Quốc hội, việc áp dụng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của Chính phủ, bộ, ngành là hết sức cần thiết. 

Theo đó, tôi tán thành với nội dung quy định tại khoản 2 Điều 4 là trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau ngày Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành, có quy định khác với quy định của Luật Thủ đô về cùng một vấn đề mà cần áp dụng thì phải quy định cụ thể ngay trong luật, nghị quyết đó. Trường hợp chưa quy định cụ thể việc áp dụng pháp luật và việc áp dụng quy định đó cần thiết cho việc xây dựng, phát triển quản lý và bảo vệ Thủ đô thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc áp dụng theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. 

Quy định như vậy sẽ bảo đảm sự thận trọng, khách quan và tính thống nhất trong việc xác định nội dung nào là cần thiết, nội dung nào chưa thực sự cần thiết phải áp dụng trong quá trình xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Nếu áp dụng tương tự như quy định tại Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh là giao cho HĐND TP Hà Nội được quyết định sẽ tăng tính chủ động cho địa phương, nhưng lại khó bảo đảm tính khách quan, toàn diện, tính hệ thống và tính minh bạch, đặc biệt đây là luật áp dụng riêng cho thành phố, không phải nghị quyết riêng của Quốc hội hay nghị quyết thí điểm.

Cũng tại Điều 4, khoản 3 quy định văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung của Luật Thủ đô. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để thực hiện thẩm quyền được giao trong Luật Thủ đô được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề. Tôi cho rằng, với quy định như vậy sẽ giúp triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, tránh gặp phải các vướng mắc từng có sau khi Luật Thủ đô năm 2012 được ban hành. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các nội dung phân quyền cho chính quyền TP Hà Nội. 

Tuy nhiên, ở khía cạnh bảo đảm tính hệ thống và thứ bậc hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật, Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, tham khảo ý kiến của Chính phủ, các cơ quan liên quan, các chuyên gia để chỉnh lý, hoàn thiện quy định này, bởi vì hiện nay công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật đã từng bước được tổ chức bài bản, quy củ hơn nên việc phát hiện các văn bản có dấu hiệu trái luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các quy định, quyết định, các nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của các Bộ trưởng thường xuyên được chú trọng. 



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/dai-bieu-quoc-hoi-uu-tien-ap-dung-luat-thu-do-trong-he-thong-phap-luat.html

Cùng chủ đề

Chung sức, chung lòng thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

(NLĐO)- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các ĐBQH, cán bộ, viên chức, người lao động Văn phòng Quốc hội nỗ lực phấn đấu nhân đôi thành tích của năm 2024 ...

Na Uy đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Gia đình và các vấn đề văn hóa, Quốc hội Na Uy cho biết, Na Uy đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực. Sáng 20/1, tại Nhà Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong và Đoàn nghị sĩ Quốc hội Na Uy do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Gia đình và các...

Cho thôi làm nhiệm vụ với một đại biểu Quốc hội

NLĐO) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết cho ông Dương Văn An, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội ...

Các bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân lĩnh án

(NLĐO) - Sau thời gian nghị án kéo dài, sáng 13-1, HĐXX TAND tỉnh Thái Bình đã tuyên án đối với bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng 3 đồng phạm ...

Phát huy trí tuệ, trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ của đại biểu dân cử

Kinhtedothi - Chiều 9/1, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai công tác năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

khẩn trương lấy nước sông Hồng bổ cập vào sông Tô Lịch

Kinhtedothi - Ngày 5/2, Văn phòng UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 40/TB-VPUB về kết luận của Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh tại buổi họp nghe báo cáo về phương án bổ cập nước vào sông Tô Lịch nhằm cải thiện môi trường. Trước đó, ngày 4/2/2025, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh đã chủ trì buổi họp nghe báo cáo về phương án bổ cập nước vào sông Tô Lịch nhằm cải thiện...

4 tư thế yoga hỗ trợ giảm đau lưng hiệu quả

  Tư thế góc nghiêng một bên (Utthita Parsvakonasana) Giúp kéo giãn cột sống, giảm áp lực lên lưng dưới. Tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và chân. Cách thực hiện: Đứng thẳng, bước chân phải lên trước, hạ thấp đầu gối phải tạo góc 90 độ. Đặt tay phải xuống sàn hoặc lên đùi phải, tay trái vươn qua đầu. Giữ tư thế 20-30 giây, hít thở đều. Đổi bên và lặp lại. Tư thế cây cầu (Setu Bandhasana) Giảm đau lưng dưới, cải thiện...

khẩn trương xử lý tài sản công, trụ sở làm việc dôi dư

Kinhtedothi - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024, UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các địa phương nhanh chóng lập phương án xử lý đối với tài sản công, trụ sở làm việc không còn sử dụng, hoặc không đúng mục đích… Việc này nhằm tránh lãng phí, thất thoát tài sản Nhà nước, đảm bảo khai thác hiệu quả nguồn lực...

Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tuyến làm Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Cụ thể, Quyết định số 242/QĐ-TTg bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thay bà Hà Thị Nga được phân công công tác khác. Thời...

Gia tăng tai nạn ở trẻ em

Nguyên nhân do trẻ hiếu động, được nghỉ học dài ngày, nhu cầu về quê đón Tết, du lịch của các gia đình tăng cao. Trong khi đó, người lớn thường bận rộn, không giám sát chặt chẽ, khiến trẻ gặp phải nhiều tình huống đáng tiếc gây nguy hại sức khỏe, tính mạng. Tai nạn nguy hiểm khi trẻ bị chó cắn Mới đây, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận một bé trai 8 tuổi (Hà Nội)...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Dấu ấn hoạt động đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong những năm qua, công tác đối ngoại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có dấu ấn to lớn, sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp gỡ nhân sĩ và thế hệ trẻ hai nước, tháng 12.2023, tại Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn Gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới...

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh sau mỗi dịp nghỉ Tết. ...

Cùng chuyên mục

Chủ quán ăn bị tố “chặt chém” khách ở Nha Trang bất hợp tác với đoàn kiểm tra

(NLĐO)- Chiều 5-2, đoàn công tác liên ngành đến kiểm tra quán ăn bị tố "chặt chém" nhưng bất thành do quán đóng cửa, không liên lạc được với chủ ...

Sự thật ngỡ ngàng người đàn ông chui qua cửa kính taxi kêu cứu trên cao tốc

Từ bên trong taxi đang dừng ở làn khẩn cấp cao tốc TPHCM - Trung Lương, người đàn ông chui qua ô cửa kính, chạy băng qua đường cầu cứu, nhờ gọi báo công an. Hai ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một taxi màu xanh dừng trên làn khẩn cấp cao tốc TPHCM - Trung Lương. Từ trong taxi, người đàn ông thoát ra ngoài qua ô cửa kính. Bất chấp nguy hiểm, người...

Gỡ khó vật liệu đất san lấp cho cao tốc Biên Hòa

Hiện nay nhu cầu vật liệu san lấp cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu và Vành đai 3 TP.HCM qua Đồng Nai vẫn rất lớn. Do đó, địa phương đang phối hợp với các đơn vị liên quan đến sớm hỗ trợ các đơn vị khai thác đất đắp nền. ...

Úc ủng hộ giải pháp hai nhà nước sau khi ông Trump muốn tiếp quản Gaza

(CLO) Thủ tướng Úc Anthony Albanese khẳng định nước này vẫn giữ vững lập trường ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel - Palestine, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố kế hoạch tiếp quản Dải Gaza. ...

khẩn trương lấy nước sông Hồng bổ cập vào sông Tô Lịch

Kinhtedothi - Ngày 5/2, Văn phòng UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 40/TB-VPUB về kết luận của Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh tại buổi họp nghe báo cáo về phương án bổ cập nước vào sông Tô Lịch nhằm cải thiện môi trường. Trước đó, ngày 4/2/2025, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh đã chủ trì buổi họp nghe báo cáo về phương án bổ cập nước vào sông Tô Lịch nhằm cải thiện...

Mới nhất

Tiền chảy vào cổ phiếu sẽ mạnh lên?

(NLĐO) – Lực cầu cổ phiếu là điểm cộng của phiên chứng khoán 5-2. Thị trường kỳ vọng tín hiệu này tiếp tục khởi sắc ...

Những lưu ý khi viết thư UPU lần thứ 54

Theo ban tổ chức, những bức thư UPU đoạt giải cao thường là bức thư ý có tưởng độc đáo, cách lập luận sáng rõ, hành văn vừa giản dị, vừa giàu tính biểu cảm. Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 có chủ đề “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho...

Chủ quán ăn bị tố “chặt chém” khách ở Nha Trang bất hợp tác với đoàn kiểm tra

(NLĐO)- Chiều 5-2, đoàn công tác liên ngành đến kiểm tra quán ăn bị tố "chặt chém" nhưng bất thành do quán đóng cửa, không liên...

Top 10 lễ hội văn hoá lớn ở miền Bắc du khách không nên bỏ lỡ

Hội chùa Hương, Lễ Khai ấn Đền Trần, Hội Xuân Yên Tử, Lễ hội Đền Hùng… là những lễ hội lớn, đặc sắc du khách không nên bỏ lỡ khi du Xuân ở miền Bắc.

Mới nhất