Trang chủNewsThế giớiMuốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ "truyền nghề" cho Nhật...

Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ “truyền nghề” cho Nhật Bản?

Các thông tin kỹ thuật liên quan đến sản xuất vũ khí của Mỹ thường là bí mật, tuy nhiên, đứng trước thực trạng khó khăn của kho vũ khí hiện nay, Washington đã tỏ ra linh hoạt hơn và Nhật Bản là đối tác được lựa chọn.

Muốn 'cứu nguy' kho vũ khí, Mỹ sẽ truyền 'ngón nghề' cho Nhật Bản?
Thủ tướng Kishida Fumio và Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel (ngoài cùng bên trái) gặp nhau trên siêu tàu sân bay USS Ronald Reagan bên lề Cuộc duyệt binh Hạm đội Quốc tế của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản gần Tokyo vào tháng 11/2022. (Nguồn: Reuters)

Thời điểm cần sự xoay chuyển

Một trong những nội dung gây chú ý trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác, mua sắm và bảo trì công nghiệp quốc phòng Nhật-Mỹ (DICAS) ngày 10/6 vừa qua là việc hai bên nhất trí thành lập nhóm công tác về sản xuất tên lửa chung.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Mỹ và Nhật Bản lại chọn thời điểm này cho một lĩnh vực hợp tác có nhiều điều phải bàn như vậy?

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 4 vừa qua đã nhất trí khởi động thỏa thuận về chương trình sản xuất tên lửa chung giữa hai nước, trong đó Mỹ là phía thúc đẩy chủ yếu.

Quân đội Mỹ hiện phải đối mặt với tình trạng thiếu vũ khí nghiêm trọng do hỗ trợ quân sự cho Ukraine và Israel. Với sự hợp tác này, Nhật Bản sẽ góp phần bù đắp sự thiếu hụt về tên lửa trong kho vũ khí của quân đội Mỹ.

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định sửa đổi “3 nguyên tắc chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng” vào cuối năm 2023, đồng thời xuất khẩu tên lửa đánh chặn phòng không Patriot sang Mỹ.

Ba nguyên tắc này gồm các quy định của chính phủ liên quan đến xuất khẩu và phát triển chung quốc tế về thiết bị quốc phòng.

Theo đó, trong trường hợp Nhật Bản xuất khẩu thiết bị quốc phòng, quy định này ghi rõ: (1) Cấm chuyển giao cho các bên đang trong xung đột quân sự; (2) Việc chuyển giao phải góp phần vào hợp tác quốc tế và an ninh của Nhật Bản; (3) Bên tiếp nhận cần có sự đồng ý trước của Nhật Bản nếu muốn sử dụng cho các mục đích khác hoặc chuyển sang nước thứ ba.

Theo 3 nguyên tắc đã sửa đổi, Nhật Bản không thể trực tiếp đưa vũ khí tới các quốc gia hoặc khu vực có xung đột quân sự.

Tuy nhiên, Mỹ có thể bù đắp số vũ khí thiếu hụt trong kho sau khi đã cung cấp cho Ukraine và chỉ giữ lại sử dụng tại Mỹ. Điều này sẽ không chỉ giới hạn ở xuất khẩu mà còn bao gồm cả hoạt động sản xuất chung, qua đó làm sâu sắc hơn mối quan hệ liên minh Nhật-Mỹ.

Nhật Bản cũng có lợi thế trong việc tăng cường chuỗi cung ứng của mình. Do môi trường an ninh ở Đông Á đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn trong các vấn đề như Triều Tiên, Biển Đông. Tăng cường năng lực phòng thủ của Nhật Bản là vấn đề cấp bách và việc tăng cường sản xuất tên lửa sẽ là một trong những trụ cột răn đe.

Nhật Bản đã bắt tay vào củng cố nền tảng công nghiệp quốc phòng dựa trên 3 văn kiện liên quan đến an ninh được công bố vào cuối năm 2022 nhằm tăng cường khả năng răn đe, trong đó có Chiến lược An ninh quốc gia mới.

Rõ ràng, việc hợp tác sản xuất tên lửa với Mỹ dự kiến sẽ đóng vai trò làm tăng lợi nhuận cho các công ty nội địa liên quan quốc phòng. Hệ thống cung cấp sẽ được làm phong phú hơn và giúp củng cố năng lực hậu cần, kỹ thuật, trang bị của Nhật Bản trong trường hợp cần thiết.

Khó khăn nào cũng có thể tháo gỡ

Hiện tại, một số công ty Nhật Bản được xác định là có đủ năng lực sản xuất tên lửa theo đơn đặt hàng từ phía Mỹ, như Mitsubishi Heavy Industries, công ty hiện đang sản xuất theo giấy phép từ các gã khổng lồ quốc phòng Mỹ Lockheed Martin và RTX (trước đây là Raytheon Technologies).

Trong khi đó, Kawasaki Heavy Industries sản xuất tên lửa chống tăng, còn Mitsubishi Electric sản xuất tên lửa đất đối không (SAM) tầm trung có thể bắn hạ tên lửa hành trình và máy bay. Toshiba cũng sản xuất SAM tầm ngắn.

Mitsubishi Heavy Industries cũng sẽ phát triển phiên bản cải tiến của tên lửa đất đối hạm Type 12, có khả năng phản công nhằm vào các bãi phóng tên lửa của đối phương và tên lửa lướt tốc độ cao để phòng thủ đảo. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng không tiết lộ số lượng tên lửa có thể cung cấp hằng năm do liên quan đến bí mật quốc phòng về năng lực phòng thủ của quốc gia này.

Diễn đàn DICAS thảo luận về các loại tên lửa sẽ được cùng sản xuất.

Có ý kiến trong Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng sẽ rất khó để cùng nhau sản xuất những tên lửa chưa được sản xuất ở Nhật Bản.

Ngoài Patriot, các tên lửa mà Nhật Bản sản xuất theo giấy phép của Mỹ bao gồm tên lửa phòng không Sea Sparrow và Hawk cải tiến. Mỹ cũng cung cấp 2 loại này cho Ukraine và có thể sẽ là ứng cử viên cho việc hợp tác sản xuất với Nhật Bản trong thời gian tới.

Trọng tâm của việc hợp tác sản xuất sẽ là chuyển giao công nghệ từ phía Mỹ.

Mặc dù coi Nhật Bản là đồng minh nhưng Mỹ từ trước đến nay vẫn tỏ ra thận trọng trong việc chuyển giao công nghệ quan trọng.

Có thông tin cho rằng ngay sau khi giấy phép được cấp, hầu hết các linh kiện sẽ đều được sản xuất tại Nhật Bản.

Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, cho đến nay, trong việc sản xuất Patriot, một số linh kiện được nhập khẩu từ Mỹ và lắp ráp tại Nhật Bản. Điều này là do sản phẩm có chứa các thành phần hộp đen mà thông tin kỹ thuật không được Mỹ tiết lộ cho bên sản xuất.

Vào ngày 10/6, phát biểu trước báo giới, Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel đã bày tỏ cách tiếp cận linh hoạt trong chuyển giao công nghệ, cho rằng để có thể đảm bảo tiến độ sản xuất chung và duy trì năng lực răn đe mạnh mẽ, vấn đề chính nằm ở các thủ tục chuyển giao công nghệ và đôi khi điều này có thể được thống nhất trong khuôn khổ làm việc song phương.

Một nội dung khác cũng được thảo luận là gánh nặng đối với các công ty tư nhân Nhật Bản đảm nhận sản xuất thiết bị quốc phòng theo hợp đồng hợp tác với Mỹ dù chính phủ Nhật Bản và Mỹ đồng ý rằng DICAS sẽ là dự án cùng có lợi, mang lại lợi ích cho cả hai bên.





Nguồn: https://baoquocte.vn/muon-cuu-nguy-kho-vu-khi-my-se-truyen-nghe-cho-nhat-ban-275306.html

Cùng chủ đề

Kinh tế Mỹ có thể không cần đến các cải cách lớn

Chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump có lẽ sẽ thành công nếu duy trì nền kinh tế hiện đang hoạt động rất tốt. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã vận động tranh cử với các lời hứa về áp đặt thuế nhập khẩu cao, hạn chế nghiêm ngặt nhập cư, nới lỏng quy định và thu nhỏ quy mô chính phủ, nhưng nền kinh tế mà ông tiếp quản...

Khoan dầu tại một số vùng biển tại Mỹ sẽ bị cấm vĩnh viễn?

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ cấm vĩnh viễn việc khoan dầu khí ngoài khơi ở một số khu vực của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ cấm vĩnh viễn việc khoan dầu khí ngoài khơi ở một số khu vực của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Các...

Tăng cường phòng chống bệnh viêm phổi

(NLĐO) - Xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị; Quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy; Tăng cường phòng chống bệnh viêm phổi… là những bài viết đáng chú ý ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Việt Nam nằm trong bảng xếp hạng 40 quốc gia đẹp nhất thế giới

Góp mặt trong bảng xếp hạng 40 quốc gia đẹp nhất thế giới do tạp chí quốc tế Condé Nast Traveler bình chọn, Việt Nam được ca ngợi là thiên đường của cảnh quan ngoạn mục và các hoạt động ngoài trời thú vị.

Siêu tiêm kích Su-57, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tối tân của Nga

Cơ quan báo chí của tập đoàn nhà nước Rostec (Nga) đưa tin họ đang thúc đẩy xuất khẩu loại tiêm kích Su-57, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tối tân của Nga.

Nga thông qua dự luật đáp trả phương Tây về việc tịch thu tài sản của Moscow

Nga đang chuẩn bị mở rộng quyền đáp trả việc phương Tây tịch thu tài sản thông qua dự luật mới, cho phép nước này tịch thu các khoản tiền bị phong tỏa của các công ty và nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoại trưởng Mỹ công du Trung Đông sau ý tưởng tiếp quản Gaza

Hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Ngoại trưởng Marco Rubio sẽ tới thăm Israel và các quốc gia Arab vào giữa tháng 2/2025.

Bài đọc nhiều

Bỏ qua nỗ lực của Mỹ, Saudi Arabia từ chối thiết lập quan hệ với Israel nếu không có nhà nước Palestine

Saudi Arabia ngày 5/2 khẳng định sẽ không thiết lập quan hệ với Israel trừ khi một nhà nước Palestine được thành lập.

Mỹ điều máy bay ném bom tuần tra ở Biển Đông, Trung Quốc phản ứng

Không quân Philippines và Mỹ hôm nay 4.2 đã tổ chức tuần tra chung trên Biển Đông, khiến Trung Quốc tức giận, theo Reuters. ...

Mexico tung 10.000 quân tới biên giới với Mỹ sau cuộc nói chuyện quyết định giữa nguyên thủ hai nước

Ngày 4/2, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết, nước này đã bắt đầu triển khai 10.000 quân tới biên giới như đã cam kết với người đồng cấp Mỹ Donald Trump để đổi lấy việc trì hoãn áp thuế 25% lên hàng hóa xuất khẩu.

Các hẻm núi lớn được khắc lên mặt trăng trong chớp mắt

Hẻm núi lớn (Grand Canyon) ở bang Arizona của Mỹ phải mất hàng triệu năm mới tượng hình, trong khi hai hẻm núi kích thước tương tự được khắc lên bề mặt mặt trăng chỉ trong vòng 10 phút. ...

Chủ tịch Thượng viện Campuchia chuẩn bị thăm Lào

Chủ tịch Thượng viện Campuchia kiêm Chủ tịch đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền Samdech Techo Hun Sen sẽ dẫn đầu đoàn cấp cao thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ ngày 6-7/2.

Cùng chuyên mục

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Trung Quốc lên án Mỹ sau khi Panama rút khỏi BRI

Trung Quốc đã ra tuyên bố lên án Mỹ sau khi Panama quyết định rút khỏi Sáng kiến Vành đai, Con đường của Bắc Kinh. ...

Ngoại trưởng Mỹ công du Trung Đông sau ý tưởng tiếp quản Gaza

Hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Ngoại trưởng Marco Rubio sẽ tới thăm Israel và các quốc gia Arab vào giữa tháng 2/2025.

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời bàn họp tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ), các quan chức Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.

Trực thăng Black Hawk tắt hệ thống giám sát hành trình trước vụ tai nạn

Hệ thống giám sát hành trình của trực thăng Black Hawk của Lục quân Mỹ đã bị tắt trước khi va chạm với chuyến bay của Hãng hàng không American Airlines đêm 29.1 khiến 67 người trên cả hai máy bay tử vong,...

Mới nhất

Kỳ vọng từ giá cao su tiếp tục cao trong năm 2025

Giá bán đầu ra tăng cao dự báo tiếp tục duy trì trong năm 2025. Bên cạnh đó, giới đầu tư kỳ vọng ở Cao su Đồng Phú (DPR) sẽ hưởng lợi từ việc gia tăng tiền đền bù từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Cổ phiếu Cao su Đồng Phú: Kỳ vọng từ giá cao su...

Ăn 2 tô cháo hàu, khách ngã ngửa vì bị ‘chặt chém’ 200.000 đồng

Cơ quan chức năng tại huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) đang kiểm tra, xác minh thông tin chủ quán cháo chặt chém khách hàng 2 tô cháo hàu với giá 200 ngàn đồng lúc nửa đêm. Ông Nguyễn Văn Hoan, Bí thư Đảng ủy thị trấn Phước An (huyện Krông Pắk), cho biết đã yêu cầu cơ quan chức năng...

Phát hiện chủng cúm gia cầm thứ hai ở bò sữa tại Hoa Kỳ

Phát hiện này cho thấy các chủng vi-rút H5N1 type A đã lây lan từ chim hoang dã sang gia súc ít nhất hai lần. Các chuyên gia cho biết điều này đặt ra những câu hỏi mới về sự lây lan rộng hơn và gây khó khăn trong việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm ở động...

Họp tổ chuyên gia thẩm định liên ngành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt...

(MPI) - Chiều ngày 05/02/2025, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra cuộc họp Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Tham dự cuộc họp có đại diện các...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Đình Vĩnh nhận thêm nhiệm vụ mới

Phó Bí thư Thường trực Thành Ủy Đà Nẵng Nguyễn Đình Vĩnh nhận thêm nhiệm vụ mới là Bí thư Đảng ủy Các cơ quan Đảng trực thuộc Thành ủy . ...

Mới nhất