Trang chủChính trịQuân sự55 năm, bộ đội chống ngầm - Kỳ 4: Canh giữ thềm...

55 năm, bộ đội chống ngầm – Kỳ 4: Canh giữ thềm lục địa


Kiên cường DK1

Ngay đầu tháng 1.1988, Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương giao nhiệm vụ đóng giữ bảo vệ thềm lục địa phía Nam: Đoàn 129 khảo sát các bãi ngầm và hướng dẫn cho Lữ đoàn 171 đến đóng giữ – bảo vệ; Lữ đoàn 171 đưa tàu và pông tông ra đóng giữ, bảo vệ các bãi ngầm đã xác định.




Biên đội tàu hộ vệ săn ngầm Petya của Lữ đoàn 171 tuần tra bảo vệ lô dầu khí 1A (năm 1990)

Ảnh:Tư liệu Quân chủng Hải quân

Công việc đầu tiên là khảo sát các vị trí, xác định các yếu tố địa lý, thủy văn.

Ngày 6.11.1988, biên đội gồm 2 tàu HQ-713 và HQ-668, do trung tá – Lữ đoàn trưởng Phạm Xuân Hoa trực tiếp chỉ huy, ra khơi. Hơn 10 ngày hành quân trong điều kiện mưa to gió lớn, máy tàu chưa được bảo dưỡng định kỳ, dụng cụ hàng hải thiếu… nhưng biên đội đã khảo sát, đo đạc trên vùng biển rộng trên 60 km2 để tìm ra địa điểm cần thiết.




Tàu hộ vệ săn ngầm 15 và 13 (phải) trong đội hình diễn tập hiệp đồng với tàu tên lửa tấn công nhanh 378

20 ngày sau, biên đội tàu HQ-713, HQ-668 của Lữ đoàn 171 (do trung tá Hoàng Kim Nông, Phó lữ đoàn trưởng chính trị chỉ huy) ra bảo vệ bãi ngầm Phúc Tần. Biên đội 2 tàu HQ-727, HQ-723 của Hải đoàn 129 (do trung tá Trần Xuân Vọng, Hải đoàn trưởng chỉ huy), bảo vệ bãi Tư Chính.

Sau đó, lữ đoàn tiếp tục đưa lực lượng ra bảo vệ và đóng giữ bãi Ba Kè, Phúc Nguyên, Huyền Trân, Quế Đường… “Đi không biết ngày về. Giữa biển mênh mông, sóng to gió lớn, tàu vật vã lắc lư suốt 24/24. Cuộc sống vật chất thiếu thốn. Tinh thần khổ hơn nhiều”, trung tá Hoàng Kim Nông nhớ lại.




Bộ đội Lữ đoàn 171 huấn luyện thả bom chìm diệt mục tiêu

Hơn 6 tháng trời độc lập canh giữ các bãi ngầm, giữa năm 1989 các tàu trực của Lữ đoàn 171 mới được san sẻ nhiệm vụ cho các nhà giàn. Ngày 4.7.1989, tàu HQ-727 chở 16 bộ đội ra chốt giữ bảo vệ trên nhà giàn trạm Tư Chính. Ngày 5.7.1989, tiểu đoàn DK1 thuộc Lữ đoàn 171 được thành lập (tháng 3.2009, tiểu đoàn DK1 tách khỏi Lữ đoàn 171, về trực thuộc Vùng 2 Hải quân).

Trong quá trình bảo vệ thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, nhiều cán bộ chiến sĩ của lữ đoàn đã anh dũng hy sinh, một số nhà giàn bị sụp đổ và tàu trực của Lữ đoàn 171 bị chìm bởi bão lớn…




Bộ đội trên nhà giàn DK1/2 và bộ đội tàu của lữ đoàn 171 làm lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc (Ảnh chụp ở bãi Phúc Tần vào tháng 12.2015)

Xua đuổi tàu thăm dò – khảo sát

“Từ đầu những năm 1990, chúng tôi liên tục tuần tiễu bảo vệ Trường Sa – DK1 và xua đuổi, cản phá tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm vùng biển, thềm lục địa phía Nam”, thượng tá Bùi Văn Bền, Chính ủy Lữ đoàn 171, cho biết vậy và rành mạch: “Cuối năm 1997, đầu năm 1998, phối hợp với các lực lượng xua đuổi giàn khoan Kantan-3 của Trung Quốc khoan thăm dò trại phép tại lô dầu khí 113 ngoài khơi tỉnh Thừa Thiên – Huế. Cuối năm 1998, phối hợp xua đuổi tàu thăm dò 8 của Trung Quốc ở khu vực Trường Sa – DK1; Đầu năm 1999, Trung Quốc liên tiếp đưa các nhóm tàu nghiên cứu thăm dò, 50 – 60 lần chiếc tàu cá và các tàu khảo sát biển khác xâm phạm chủ quyền Trường Sa và DK1. Hải quân ta phối hợp với không quân tổ chức ngăn cản xua đuổi. Lữ đoàn 171 đã tổ chức 7 đợt/16 lần chiếc tàu bảo vệ chủ quyền, bắt giữ nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm”. 




Tàu HQ-07 của lữ đoàn 171 hành quân đi làm nhiệm vụ bảo vệ dầu khí, năm 1995.

Ảnh: Tư liệu Quân chủng Hải quân

Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 6.2001, đội hình 5 tàu thăm dò và hàng chục tàu bảo vệ của Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế nước ta, từ phía Đông đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đến phía Đông đảo Phú Quý (Bình Thuận) và khu vực DKI. Từ ngày 20.5.2001, tàu thăm dò 8 của Trung Quốc đã kéo phao thăm dò dọc tuyến Lý Sơn – Cam Ranh – Phú Quý, có nơi chỉ cách bờ biển nước ta khoảng 50 hải lý.

Nhận lệnh của Quân chủng Hải quân, Lữ đoàn 171 đã điều 2 biên đội tàu, phối hợp với các lực lượng khác kiên trì bám trụ, kiên quyết đấu tranh, ngăn cản, xua đuổi các tàu Trung Quốc thăm dò trái phép trong vùng biển ta…




Bảo quản vũ khí chống ngầm trên tàu hộ vệ săn ngầm 13, Lữ đoàn 171 – Vùng 2 Hải quân

Ảnh: Ngô Trần Hải An

Trong 3 năm (2000 – 2003), các tàu chiến đấu của Lữ đoàn 171 đã tham gia 6 chiến dịch ngăn cản, xua đuổi tàu thuyền Trung Quốc khảo sát trái phép. Tổ chức 7 biên đội tuần tiễu, bắt 4 tàu, 2 xuồng và xua đuổi hàng trăm tàu thuyền của Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Bảo vệ dầu khí

Với bộ đội Lữ đoàn 171, không chỉ sẵn sàng chiến đấu ở các nhà giàn DK1 mà còn trực tiếp bảo vệ các tàu của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam thăm dò các lô dầu khí, ở khu vực đang khai thác dầu mỏ, hỗ trợ các lực lượng thực thi pháp luật trên biển…




Tàu 18 của Lữ đoàn 171 bảo vệ nhà giàn DK1/16 (tháng 4.2021).

Năm 1981, Liên doanh dầu khí Việt – Xô ra đời và tiến hành thăm dò, khai thác trên vùng biển và thềm lục địa phía Nam, Lữ đoàn 171 được giao nhiệm vụ bảo vệ khai thác dầu khí và Hải đội 811 chuyên trách việc này. Đây là công việc mới, phức tạp, khó khăn nên việc đầu tiên phải học hỏi kinh nghiệm. “Bộ đội phải chịu đựng khó khăn gian khổ, bám biển, bám giàn khoan, ngăn chặn các hành động uy hiếp của đối phương và xua đuổi các tàu thuyền lạ xâm nhập”, ông Nguyễn Xuân Hoa nói.




Tàu Kn-290 thuộc Chi đội Kiểm ngư số 2 làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tại khu vực bãi cạn Phúc Tần (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Từ năm 1982 – 1985, số lượng giàn khoan ngày càng tăng, phạm vi hoạt động rộng, nhu cầu bảo vệ lớn nên số lần hoạt động trên biển của các tàu cũng tăng hơn 20 lần. Trong khi bảo vệ dầu khí, các tàu của Lữ đoàn 171 đã bắt hơn 10 tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển… Điển hình như tàu HQ-662 mưu trí bắt 3 tàu cá Trung Quốc, thu toàn bộ tang vật. 




Tháng 5.2020, Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (nay là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) đến thăm, làm việc với cán bộ chiến sĩ tàu hộ vệ săn ngầm 13 của Lữ đoàn 171, Vùng 2 hải quân.

Thời điểm 1987 – 1988, căng thẳng ở Trường Sa, số tàu trực bảo vệ dầu khí có lúc lên đến 6 chiếc. “Cùng địa bàn hoạt động, các đơn vị dầu khí và cảng biển sử dụng tàu hiện đại, trọng tải lớn và khả năng chịu đựng sóng gió tốt hơn. Nhưng khi có bão, các tàu to được rút về, trong khi tàu của Lữ đoàn 171 trọng tải thấp, công suất nhỏ, phải oằn mình giữa những cơn sóng để bảo vệ giàn khoan”,  trung tá Hoàng Kim Nông cười kể lại. (còn tiếp)




Nguồn: https://thanhnien.vn/55-nam-bo-doi-chong-ngam-ky-4-canh-giu-them-luc-dia-1851086395.htm

Cùng chủ đề

Tết xa nhà của lính hải quân: Gói bánh chưng trên nhà giàn

Tết xa gia đình, những người lính hải quân vẫn lạc quan, yêu đời, vững vàng canh giữ biển trời Tổ quốc. Hậu phương của bộ đội...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải trao quà Tết tại Quảng Nam

(NLĐO) – Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải trao tặng hàng trăm suất quà Tết cho người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. ...

Trường nói gì về việc “bắt học sinh cởi áo khoác diễn giữa trời lạnh”

(NLĐO) - Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân - Đà Nẵng cho biết tiết mục đồng diễn chỉ trong 5-7 phút nên giáo viên có yêu cầu "cởi áo khoác". ...

Trưng bày, ngoại khóa chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”

Hoạt động ngoại khóa giúp các em học sinh hiểu chính xác chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông. ...

160 đại biểu thành phố Hồ Chí Minh khởi hành đến với biển đảo quê hương

Ngày 9/11, tại Lữ đoàn 125 Vùng 2 Hải quân, tàu Kiểm ngư 290 đã rời cảng đưa đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Hải quân và Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân và quân - dân trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và nhà giàn DK1/10. Tham gia đoàn công tác có 160 đại biểu đại diện Thành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cháy lớn tại xưởng sản xuất hạt nhựa ở Bắc Ninh

Chiều nay (9/2) đã xảy ra vụ cháy lớn tại xưởng sản xuất hạt nhựa ở xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vụ cháy lan sang 2 xưởng bên cạnh gây thiệt hại nặng nề. Theo thông tin ban đầu, hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 15h20 phút chiều nay. Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Công an huyện Tiên Du và lực lượng ở địa bàn lân...

Gợi ý của ban giám khảo về nội dung viết thư UPU lần thứ 54

Dưới đây là một số gợi ý của Ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025, các em học sinh có thể tham khảo để hoàn thiện bài dự thi của mình. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em, nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của...

Sau sự cố bung khe co giãn trên cao tốc, Bộ GTVT ra công điện khẩn

Sau sự cố bung khe co giãn cao tốc qua Thanh Hóa, Bộ GTVT đã ra công điện yêu cầu các chủ đầu tư tăng cường kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kịp thời phát hiện khiếm khuyết để yêu cầu nhà thầu khắc phục. Theo đó, để đảm bảo chất lượng công trình và an toàn giao thông các tuyến đường bộ cao tốc, Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc...

Miền Bắc sắp phải đối phó đợt sương mù, mưa phùn ẩm ướt

Khoảng từ 12-16/2, khu vực Nam Sơn La, Hòa Bình và phía Đông Bắc Bộ xảy ra tình trạng sáng sớm và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác; trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Chiều nay (9/2), Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, do tác động của đợt không khí lạnh mạnh tràn về từ 7/2, thời tiết Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, rét...

Hãng taxi truyền thống đầu tiên chuyển đổi sang xe điện

Lado Taxi vừa công bố thay thế 100% đội xe xăng sang xe điện VF e34 và VF5 tại chi nhánh Lâm Đồng từ ngày 8/2 và sẽ chuyển đổi hoàn toàn ở các tỉnh thành khác trong năm 2025. Hành trình chuyển đổi xanh của Lado Taxi bắt đầu từ tháng 5/2022 với 20 chiếc VF e34 mua từ VinFast chuyên phục vụ hành khách di chuyển từ sân bay Liên Khương đến các địa phương. Mẫu xe điện chủ...

Bài đọc nhiều

Yêu cầu “3 thực chất” trong Hội thi cán bộ giảng dạy chính trị năm 2023 của Học viện Hậu cần

Sáng 6-6, Học viện Hậu cần khai mạc Hội thi cán bộ giảng dạy chính trị năm 2023. Thiếu tướng Lê Thành Long, Phó chính ủy Học viện Hậu cần dự và phát biểu khai mạc. ...

Học viện Hậu cần tổ chức tri ân nguồn cội, thắm tình quân dân

Chiều 12-6, đoàn công tác Học viện Hậu cần do Thiếu tướng Phan Tùng Sơn, Giám đốc Học viện làm trưởng đoàn đã tổ chức tham quan, học tập truyền thống, thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo và Trường mầm non xã Yên Đổ tại xã Yên Đổ (Phú Lương, Thái Nguyên). ...

Gặp mặt kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống Học viện Hậu cần

Chiều 14-6, Học viện Hậu cần tổ chức gặp mặt đại biểu lãnh đạo địa phương và các đơn vị đóng quân trên địa bàn, nhân kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống Học viện Hậu cần (15-6-1951 / 15-6-2023). ...

Học viện Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam và Lào tăng cường hợp tác giáo dục đào tạo

Chiều 22-8, tại Hà Nội, Đoàn công tác Học viện Hậu cần Quân đội nhân dân (QĐND) Lào do Thiếu tướng Bua Hương Sôm Phong Bu Đa Khẳn, Giám đốc Học viện Hậu cần QĐND Lào làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Học viện Hậu cần QĐND Việt Nam. ...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Quảng Ngãi cần tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường

Tiếp tục chuyến công tác tại Quảng Ngãi, chiều 9/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, công tác xây dựng Đảng... trên địa bàn tỉnh...

Bố chồng thấy con dâu đi vào khách sạn, chồng khóc như đứa trẻ khi biết mọi thứ

Nhưng sau sự việc này, gia đình chắc chắn sẽ đoàn kết và yêu thương nhau hơn. ...

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thăm 3 nước châu Á

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ có chuyến thăm chính thức tới Malaysia, Indonesia và Pakistan vào tuần tới.

Mới nhất