Trong toàn quân, khó có đơn vị thực hiện triệt để khẩu hiệu “giữ tốt dùng bền” như ở Lữ đoàn 171.
![]() Tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang (Hàn Quốc) làm nhiệm vụ trên vùng biển DK1.
|
Tàu cũ nhưng vũ khí mới
![]() Tác nghiệp hải đồ trong quá trình diễn tập bắn đạn thật ở phòng chỉ huy tàu hộ vệ săn ngầm Petya. Ảnh: Ngô Trần Hải An
|
![]() Biên đội tàu hộ vệ săn ngầm Petya luyện tập khoa mục chống ngầm trên biển.
|
![]() Bộ đội lữ đoàn 171 huấn luyện trên mô hình học cụ.
|
Ý chí của những người trẻ
Cuối tháng 9.2016, Chuẩn đô đốc Phạm Hoài Nam – Tư lệnh QCHQ (nay là Phó đô đốc – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) ký quyết định thành lập khung tàu để tổ chức học tập, huấn luyện tiếp nhận tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang tại Hàn Quốc, biên chế trực thuộc Lữ đoàn 171. Ngay sau đó, cán bộ khung tàu được chọn lựa kỹ lưỡng, sang Hàn Quốc học tập để nắm chắc cấu tạo, tính năng, kỹ thuật, chiến thuật, nguyên lý hoạt động, chế độ khai thác, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng vũ khí, trang bị kỹ thuật…
![]() Kíp chiến đấu trong trung tâm chỉ huy của tàu hộ vệ săn ngầm 18, Lữ đoàn 171. Ảnh: Ngô Trần Hải An
|
Cuối năm 2017, tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang mang tên Gimcheon (số hiệu PCC-761) của Hải quân Hàn Quốc, được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam, gắn số hiệu mới là 18 và biên chế về Lữ đoàn 171.
Đây là chiếc tàu đã được sử dụng trên 30 năm, cấu hình vũ khí khá tốt, khi về Việt Nam, ngành kỹ thuật hải quân đã nâng cấp và lắp đặt thêm một số vũ khí – khí tài hiện đại, đồng bộ nhằm tăng cường sức mạnh trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu, săn ngầm.
![]() Làm chủ vũ khí – trang thiết bị mới trên tàu hộ vệ săn ngầm. Ảnh: Ngô Trần Hải An
|
![]() Đại úy Mai Công Long, thuyền trưởng tàu hộ vệ săn ngầm 18, Lữ đoàn 171, Vùng 2 hải quân. Ảnh: Ngô Trần Hải An
|
Tháng 8.2018, Mai Công Long nhận nhiệm vụ thuyền phó tàu 18 và mấy tháng sau được bổ nhiệm thuyền trưởng. Trắng trẻo, thư sinh nhưng Long là thuyền trưởng “cứng cựa” của Lữ đoàn 171, không chỉ giỏi chuyên môn mà còn thông thạo từng luồng lạch, vùng biển do đã có cả chục năm bám biển, đảo.
![]() Luyện tập trên biển
|
Ở Lữ đoàn tuần tiễu chống ngầm 171 bây giờ, những chỉ huy tàu như Mai Công Long, Nguyễn Duy Thủy rất nhiều. Sự đặc biệt nhất ở những sĩ quan trẻ này là họ không chỉ được đào tạo bài bản, ham tìm tòi học hỏi, huấn luyện tinh thông mà còn trải qua cọ xát thực địa, từ nhiệm vụ vận tải, chi viện, cho đến bảo vệ chủ quyền trên biển… Điều này tạo thành ý chí thép của bộ đội chống ngầm, của quá khứ và đến hôm nay.
![]() Chiến sĩ trẻ của Lữ đoàn 171, Vùng 2 hải quân. Ảnh: Ngô Trần Hải An
|
![]() Tàu hộ vệ săn ngầm của Lữ đoàn 171 (phải) và tàu vận tải quân sự của Lữ đoàn 125 trực bảo vệ thềm lục địa phía nam của Tổ quốc, tháng 5.2021.
|
Ngày 9.7.2021, Lữ đoàn 171 tròn 55 tuổi. Từ năm 1966 – 1984 và 1992 – 2009, đơn vị trực thuộc Quân chủng Hải quân. Từ 1984 – 1992, trực thuộc Vùng 4 Hải quân. Từ tháng 3.2009 đến nay, Lữ đoàn trực thuộc Vùng 2 Hải quân. Là đơn vị chiến đấu có nhiều trang bị kỹ thuật hiện đại, ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh, đơn vị được xây dựng với các quy mô, có nhiều tên gọi (trung đoàn, hạm đội, lữ đoàn), đảm nhận nhiều nhiệm vụ, hoạt động trên nhiều địa bàn, chiến đấu với nhiều đối tượng tác chiến khác nhau… Nhưng đơn vị luôn tiêu biểu cho lực lượng tàu tuần tiễu – săn ngầm hiện đại của Hải quân nhân dân Việt Nam, với nhiều chủng loại tàu chiến đấu, đủ sức hoạt động trên vùng biển của cả nước”…Thượng tá Bùi Văn Bền, Chính ủy Lữ đoàn 171, Vùng 2 hải quân
|
Nguồn: https://thanhnien.vn/55-nam-bo-doi-chong-ngam-ky-5-giu-tot-dung-ben-1851086423.htm