Trang chủChính trịNgoại giaoKhông có lựa chọn thay thế cho vai trò trung tâm của...

Không có lựa chọn thay thế cho vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực


Chia sẻ với báo Thế giới&Việt Nam bên lề Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) 2024, Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski khẳng định tầm quan trọng của ASEAN đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.

Đại sứ Australia: Không có lựa chọn thay thế cho vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực
Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski (giữa) chia sẻ tại Tọa đàm bên lề Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. (Ảnh: TV)

Đánh giá của Đại sứ về Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) 2024, lần đầu tiên được tổ chức và là sáng kiến của Việt Nam?

AFF là một thành công to lớn. Tôi nghĩ ý tưởng một diễn đàn thảo luận về tương lai xuất phát từ ý tưởng của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres về Thượng đỉnh tương lai Liên hợp quốc dự kiến được tổ chức vào tháng 9 tới tại New York.

Tuy vậy, tôi cho rằng sáng kiến tập hợp các quan điểm của ASEAN và đưa chúng đến Thượng đỉnh tương lai Liên hợp quốc ở New York là của Việt Nam.

Những nỗ lực này của Việt Nam quan trọng bởi hai lý do. Một là ASEAN ngày càng trở thành một phần quan trọng của thế giới. Vì vậy, quan điểm của các quốc gia trong ASEAN cần được phản ánh tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như diễn đàn sẽ được tổ chức tới đây ở New York.

Hai là, một lý do khác cũng rất quan trọng, tôi nghĩ đây là bước tiến xa hơn của Việt Nam, hướng tới vai trò dẫn dắt trong khu vực. Đó là quá trình phát triển tự nhiên, phù hợp và được Australia hết sức ủng hộ. Vì vậy, Australia tự hào là một trong những nhà tài trợ tài chính cho AFF 2024. Sự kiện này cũng giúp Việt Nam có cơ hội thể hiện năng lực triệu tập trong ASEAN.

Thế giới đang phải đối mặt với suy thoái và nhiều vấn đề phức tạp khác được nhiều lãnh đạo ASEAN đề cập tại lễ khai mạc AFF 2024 như bất ổn địa chính trị, địa kinh tế. Các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống tiếp tục thay đổi cùng với những đổi mới công nghệ, mang lại cả cơ hội và thách thức cho khu vực. Đại sứ đánh giá như thế nào về nhận định này?

Những đánh giá đó hoàn toàn chính xác, nhiều nhận định tương tự được các diễn giả lặp lại trong khuôn khổ AFF 2024. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ đầy bất ổn và nguy hiểm. Đối với Australia, cách chúng tôi phản ứng trước môi trường địa chính trị biến động là thúc đẩy đối thoại, giống như cách Việt Nam đã làm thông qua diễn đàn này, cùng với đó là nhấn mạnh tuân thủ trật tự dựa trên luật lệ.

Nhìn chung, chúng ta đã điều hướng hiệu quả tình hình thế giới kể từ Thế chiến thứ Hai nhờ sự phát triển của luật pháp quốc tế, trong đó có tôn trọng chủ quyền, tuân thủ các điều ước quốc tế quan trọng như Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982).

Đây là những điều kiện cho phép các nước nhỏ và các nước lớn hợp tác cùng nhau, thúc đẩy phát triển thịnh vượng ở khu vực. Chúng tôi nghĩ rằng tư tưởng phân cực đã bị gạt sang một bên sau Thế chiến thứ Hai. Tuy nhiên, chúng ta đang chứng kiến sự quay trở lại của quan điểm này, do đó, rất nguy hiểm cho hòa bình và an ninh khu vực.

Vì vậy, chúng tôi thường xuyên thúc đẩy đối thoại với Việt Nam. Một trong những trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước là quốc phòng và an ninh. Trên thực tế, ngày hôm qua chúng ta đã kỷ niệm 25 năm hợp tác quốc phòng Australia-Việt Nam. Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng, câu trả lời cho những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt là tiếp tục đối thoại.

Tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại trong khuôn khổ AFF 2024, đối thoại để tạo ra một khu vực mà chúng ta cùng tồn tại hòa bình và phát triển thịnh vượng.

ASEAN có thể đạt được thịnh vượng thông qua hợp tác, ASEAN đang là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Mặc dù vậy, trình độ phát triển của các thành viên vẫn không đều. Theo Đại sứ, ASEAN nên làm gì để khắc phục vấn đề này để phát triển bền vững?

Khắc phục khó khăn và đảm bảo sự cân bằng hướng đến tăng trưởng kinh tế bền vững là một trong những vấn đề lớn của ASEAN. Tôi biết rằng đã có rất nhiều cuộc thảo luận về cách thức thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư nội khối ASEAN. Hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên sẽ tiếp tục được thúc đẩy và diễn ra một cách tự nhiên. Hầu hết các nước ASEAN là các nền kinh tế có thương mại tự do, cởi mở và hội nhập.

Đối với Australia, chúng tôi đang nỗ lực thúc đẩy nhiều hơn nữa đầu tư từ Australia vào ASEAN. Bởi vì chúng tôi thấy đó là lợi ích của ASEAN cũng như lợi ích của Australia.

Vì vậy, tôi nghĩ điều tốt nhất mà các quốc gia như Việt Nam có thể làm là tập trung giảm thiểu những rào cản chính sách, cải thiện môi trường kinh doanh, củng cố hệ thống pháp luật để các nhà đầu tư yên tâm khi thâm nhập nền kinh tế Việt Nam hay các thành viên ASEAN khác. Khi các nỗ lực đó được thực hiện thì sự thịnh vượng về kinh tế, đầu tư và thương mại sẽ tự nhiên đến, trong nội bộ ASEAN và giữa ASEAN với đối tác bên ngoài.

Australia là đối tác đối thoại quan trọng của ASEAN và hiện nay là Đối tác chiến lược toàn diện của ASEAN. Đại sứ có thể chia sẻ kỳ vọng về vai trò trung tâm của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực cũng như triển vọng hợp tác ASEAN-Australia trong thời gian tới?

Australia rất tự hào vì là đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN và hiện là Đối tác chiến lược toàn diện của ASEAN. Chúng tôi tiếp tục ưu tiên các mối quan hệ với ASEAN.

Chúng tôi cho rằng không có lựa chọn thay thế cho vai trò trung tâm của ASEAN. Vì vậy, chúng tôi nhấn mạnh rằng mặc dù ASEAN không phải là một tổ chức hoàn hảo nhưng Hiệp hội đã rất thành công một thời gian dài trong việc duy trì hòa bình và ổn định nội khối.

ASEAN cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tập hợp khu vực rộng lớn hơn chung tay cùng ASEAN nỗ lực giải quyết các vấn đề. Không một chủ thể nào có thể làm điều đó tốt như ASEAN đang làm.

Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư và ưu tiên hợp tác với ASEAN. Hiện nay chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức. Trọng tâm lớn hiện nay là hòa bình và an ninh, điều đó rất quan trọng.

Chúng ta đang sống trong môi trường muôn vàn thách thức và chúng ta có trách nhiệm chung trong việc định hình khu vực mà chúng ta mong muốn. Chỉ mong muốn hòa bình thực ra là không đủ. Chúng ta thực sự cần phải làm việc cùng nhau để đạt được nguyện vọng đó.

Các quốc gia khác nhau sẽ nỗ lực hiện thực hóa mong muốn theo những cách khác nhau. Cách Australia vận hành sẽ không giống cách Việt Nam vận hành. Nhưng tất cả chúng ta có thể cùng nhau đi về một hướng, đó là giảm bớt căng thẳng, tạo ra sự cân bằng hoặc tiến tới một tình thế mà không quốc gia nào cảm thấy có lợi khi làm đảo lộn hòa bình trong khu vực.

Điều đó rất quan trọng và thực sự là thách thức chính mà chúng ta phải đối mặt ở phía trước. Cũng có nhiều thách thức khác liên quan đến ASEAN như tình hình kinh tế, biến đổi khí hậu, thích ứng, chuyển đổi kỹ thuật số, chuyển đổi năng lượng, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Có rất nhiều việc mà ASEAN có thể hợp tác với các đối tác quan trọng của mình. Australia tự hào khi hợp tác với ASEAN.

Trân trọng cảm ơn Đại sứ!





Nguồn

Cùng chủ đề

“Đo” tác động từ siêu dự án đường sắt 8,027 tỷ USD

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 4,4 tỷ USD, ước tính tạo ra khoảng 90.000 việc làm trong thời gian xây dựng. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 4,4 tỷ USD, ước tính tạo...

Gắn kết để vươn xa

NDO - Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận “ASEAN: Gắn kết để vươn xa” do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Cùng thảo luận với Thủ tướng Phạm Minh Chính có Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Cố vấn trưởng (Thủ tướng lâm thời) của Bangladesh Muhammad Yunus,...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan

Ngày 19/1, trong khuôn khổ Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR), Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan.

Định hình tương lai số của ASEAN an toàn, sáng tạo và toàn diện

Với chủ đề “An toàn, Sáng tạo, Toàn diện: Định hình tương lai số của ASEAN”, mới đây, Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN lần thứ 5 và các hội nghị liên quan đã diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.

Hội nghị SOM trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Ngày 18/1, Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã diễn ra tại thành phố Langkawi, Malaysia nhằm rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) được tổ chức vào ngày 19/1. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Thái Lan, ca ngợi “năm vàng son” của tình hữu nghị

Ngày 6/2, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại thủ đô Bắc Kinh, trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm quan hệ song phương trong năm 2025.

Du lịch Việt Nam đạt kỷ lục mới về khách quốc tế

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/2, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2025 đạt gần 2,1 triệu lượt, tăng 18,5% so với tháng trước và tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2024.

Cơ hội vàng cho các nhà khởi nghiệp Việt Nam trên toàn thế giới

Cuộc thi khởi nghiệp GVB Prize 2025 là nơi để các ý tưởng sáng tạo của Việt Nam có thể vươn ra thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh các xu hướng chuyển đổi xanh và số hóa ngày càng được chú trọng.

Mỹ nói được miễn phí khi tàu chính phủ đi qua kênh đào Panama, sự thật là gì?

Ngày 6/2, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, chính phủ Panama đã quyết định miễn phí cho các tàu của chính phủ Mỹ đi qua kênh đào Panama.

TP. Hồ Chí Minh thi lớp 10 năm 2025 ngày nào?

Sáng 6/2, Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh thông tin về kỳ thi vào lớp 10 năm 2025. Ngày thi diễn ra vào ngày 6-7/6.

Bài đọc nhiều

Dự báo hồ tiêu vào chu kỳ tăng giá mới, có thể đạt mức siêu đắt đỏ

Giá tiêu hôm nay 4/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.200 đồng/kg.

Cuộc khủng hoảng năng lượng mới có thể sẽ “cập bến” EU; Nga vẫn muốn bán khí đốt cho châu Âu

Việc Ukraine chấm dứt trung chuyển khí đốt Nga đến châu Âu và nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hạn hẹp khiến khu vực đứng trước nguy cơ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng mới.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự chương trình Khách mời ASEAN và đồng chủ trì Tham vấn chính trị Việt Nam-New...

Thủ tướng Christopher Luxon nhấn mạnh, Việt Nam và New Zealand có tin cậy chính trị cao, chia sẻ nhiều điểm đồng và còn nhiều tiềm năng hợp tác trên các lĩnh vực mới.

2 kịch bản cập nhật dự báo kinh tế Việt Nam năm 2024

Kể từ đầu năm 2024, Việt Nam đã nhấn mạnh ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.

Giá cà phê robusta ngừng tăng, trong nước lập đỉnh mới, thị trường Mỹ quan trọng thế nào?

Dự báo ngành công nghiệp cà phê tại nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng nhẹ trong năm tới. Lượng tiêu thụ cà phê tại Mỹ vẫn đứng đầu thế giới, ước tính khoảng 24 triệu bao mỗi năm, theo Hiệp hội Cà phê quốc gia Mỹ (NCA).

Cùng chuyên mục

Cơ hội vàng cho các nhà khởi nghiệp Việt Nam trên toàn thế giới

Cuộc thi khởi nghiệp GVB Prize 2025 là nơi để các ý tưởng sáng tạo của Việt Nam có thể vươn ra thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh các xu hướng chuyển đổi xanh và số hóa ngày càng được chú trọng.

Nga phản hồi việc ông Trump nói BRICS muốn có đồng tiền riêng, Mỹ sẽ mua lại TikTok? Đầu tàu châu Âu gây bất...

Các nhà đầu tư hàng đầu đang chuẩn bị cho kịch bản suy thoái toàn cầu, Nga nói BRICS không có ý định tạo ra đồng tiền riêng, Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO, châu Âu "ngắm bắn" các nền tảng thương mại điện tử đang "làm mưa làm gió"… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.

4,33 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài “đổ bộ” Việt Nam, Bắc Ninh dẫn đầu

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tháng 1/2025, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 4,33 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm 2024.

Thế giới giảm hơn 2%; trong nước chiều nay có thể được điều chỉnh tăng giảm trái chiều

Giá xăng dầu hôm nay 6/2, kết thúc phiên giao dịch ngày 5/2, giá dầu giảm hơn 2%, do tồn kho xăng, dầu của Mỹ tăng mạnh, báo hiệu nhu cầu yếu hơn, trong khi lo ngại về cuộc chiến thương mại mới giữa Trung Quốc và Mỹ làm gia tăng lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm lại. Chiều nay, xăng trong nước được dự báo tăng giảm trái chiều.

Giá cà phê arabica tăng 10 phiên liên tiếp, thị trường còn tiếp tục phá kỷ lục, giới đầu cơ không muốn bỏ lỡ...

Cước vận tải đang là một trong những lý do làm cho cà phê toàn cầu tăng giá. Tình trạng tắc cảng nghiêm trọng tại Brazil khiến hoạt động logistics gặp nhiều khó khăn tại các cảng xuất khẩu, theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.

Mới nhất

Khánh Hòa tận dụng cơ chế đặc thù khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển

Những kết quả tích cực Khánh Hòa đạt được trong năm 2024 cho thấy, các cơ chế và chính sách đặc thù mà Trung ương trao cho địa phương này đã phát huy tác dụng, đặc biệt là tạo hiệu ứng giúp khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển của Khu kinh tế Vân Phong. Khánh Hòa...

Cậu bé 13 tuổi bị đau chân nhưng vẫn giả gái múa “con đĩ đánh bồng” tại hội làng Triều Khúc

Tại Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc (Hà Nội), em Vũ Anh Quân (13 tuổi) vinh dự được chọn làm thành viên trong đội múa "con đĩ đánh bồng". Theo chia sẻ của Quân, mặc dù bị tai...

Sở GD-ĐT Hà Nội nói về thời điểm công bố môn thi thứ ba vào lớp 10

Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết chưa công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 trong tháng...

Đà Nẵng, TPHCM, Thừa Thiên Huế và Hà Nội nằm trong nhóm đầu về chuyển đổi số

Đà Nẵng, TPHCM, Thừa Thiên Huế lần lượt giữ 3 vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh. Trong khi đó, Hà Nội tăng 18 bậc, vươn lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng 63 tỉnh, thành phố. Sau 4 năm, chỉ số chuyển đổi số quốc gia tăng gần 51% “Báo...

TP.HCM thanh tra, kiểm tra các dự án bất động sản để chống đầu cơ thao túng giá

Các dự án bất động sản đặc biệt những dự án có hiện tượng tăng giá bất thường sẽ bị thanh kiểm tra, xử lý, không để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường. TP.HCM thanh tra, kiểm tra các dự án bất động sản để chống đầu cơ thao túng giá Các dự án bất động sản đặc...

Mới nhất