Trang chủNewsThời sựTrăm năm vó ngựa thị thành: Ông Tây mê ngựa Việt

Trăm năm vó ngựa thị thành: Ông Tây mê ngựa Việt

Yêu ngựa VN, hai người đàn ông ngoại quốc lập trại nuôi và dành cả đời mình cho ngựa Việt.

“Nào, nhanh hơn một chút, dang hai tay ra. Không sợ, có bác ở đây, dũng cảm lên nào”, Amaury hét lớn động viên. Trên lưng ngựa, cậu bé 6 tuổi Kai Fritzen chầm chậm làm theo lời hướng dẫn, gương mặt từ lo lắng chuyển dần sang phấn khích. Ngoài sân, cha cậu vẫn đang chăm chú theo dõi, miệng nở nụ cười… Đó là một trong những buổi dạy trẻ em cưỡi ngựa thường ngày của anh Mập.

Thực hiện giấc mơ kỵ sĩ

“Anh Mập” là tên gọi thân thương của nhân viên dành cho Amaury Le Blan, 59 tuổi, chủ trại ngựa Sài Gòn Pony Club. Sinh ra trong một câu lạc bộ (CLB) ngựa ở Lille (miền Bắc nước Pháp), tuổi thơ lớn lên cùng câu chuyện về những vị vua Louis, Napoleon, về các hiệp sĩ châu Âu tung hoành trên lưng ngựa đã khiến Amaury yêu và gắn bó với ngựa từ nhỏ. Những kỹ thuật nuôi, huấn luyện, cưỡi ngựa của ông đều điêu luyện. Tuy vậy, khi trưởng thành, do đi học và làm việc ở nước ngoài nên Amaury phải tạm rời xa ngựa.

Trăm năm vó ngựa thị thành: Ông Tây mê ngựa Việt- Ảnh 1.

Ông Amaury hướng dẫn cho cậu bé 6 tuổi Kai Fritzen

Lam Yên

Đến VN từ năm 1994 để tìm kiếm cơ hội kinh doanh nhưng duyên nợ với ngựa vẫn còn nên đến năm 2003 Amaury trở thành người nuôi, dạy cưỡi ngựa. Ông lang thang khắp các lò ngựa vùng Đức Hòa – Long An hay Trảng Bàng – Tây Ninh để tìm hiểu về giống ngựa bản địa.

Trái ngược với những người VN yêu ngựa châu Âu, Amaury dành toàn bộ tình yêu cho ngựa VN. “Ngựa Pháp khó thích nghi với khí hậu nóng ẩm ở VN, chúng sẽ nổi nóng và trở chứng bất cứ lúc nào, chưa kể giá lại khá đắt đỏ. Trong khi đó, ngựa bản xứ quen khí hậu lại nhỏ nhắn, thân thiện, rất phù hợp với trẻ em”, ông lý giải.

Năm 2007, Amaury chi nhiều tỉ đồng để thành lập Sài Gòn Pony Club – CLB cưỡi ngựa đầu tiên ở VN. Quy củ, gọn gàng và chuyên nghiệp là những gì có thể thấy tại trang trại ngựa 20 con (hầu hết đều là ngựa mini có nguồn gốc từ trong nước) này. Giấc mơ kỵ sĩ từ thuở nhỏ nay được ông truyền lại cho thế hệ sau. CLB mở cửa dạy cưỡi ngựa suốt tuần, cho đủ mọi lứa tuổi nhưng đông nhất vẫn là trẻ em (khoảng 100 em, nhỏ nhất là 4 tuổi, và có em đã học ở đây được… 10 năm).

Trăm năm vó ngựa thị thành: Ông Tây mê ngựa Việt- Ảnh 2.

Những kỵ sĩ nhí

Công Nguyên

Sáng cuối tuần trại khá đông. Sân trước dành cho nhóm mới bắt đầu những bài tập cơ bản: ngồi vững, chạy bước nhỏ, đều. Sân trong dành cho nhóm tập lâu năm với những bài nâng cao: chạy nhanh, nhảy xa, vượt chướng ngại vật…

GS Scott Fritzen, Chủ tịch Trường ĐH Fulbright VN, cho biết: “Con trai tôi là Kai Fritzen, 6 tuổi, đã học ở đây được 6 tháng. Nó thích cưỡi ngựa nhanh nên bị té một lần, nhưng không sao, chuyện nhỏ. Cưỡi ngựa giúp nó tự tin hơn, có kỷ luật hơn và quan trọng là được hoạt động ngoài trời thay vì cắm đầu vào tivi hay máy tính bảng”.

Amaury Le Blan tâm tình: “VN đã là quê hương thứ hai của tôi. Ở đây tôi có mọi thứ: một người vợ VN, một cô con gái xinh xắn và một trang trại với đàn ngựa yêu quý. Tôi muốn truyền lại tình yêu ngựa qua việc dạy cưỡi ngựa cho bọn trẻ ở VN”.

Hậu duệ ngựa của Hoàng gia Anh tặng VN

Ngựa như người, phải ghi đầy đủ dòng giống cha mẹ, kể cả việc mua tinh trùng để phối giống và chăm sóc thú y. Theo nhiều lão làng trong giới nuôi ngựa, đầu thập niên 1990, hoàng gia Anh có tặng VN 2 con ngựa. Vì vậy, việc tạo ra các thế hệ sau được coi là niềm tự hào của những ai sở hữu được giống ngựa quý này. Thế hệ F1 là con Vang, con Khứu được nuôi ở sân Phú Thọ đã chết nhưng vẫn kịp để lại hậu duệ. Vài con trong số đó là Kim Bông, Hương Thành (ngựa cái), Đực Khúc (bạch mã đực mà hãng xe công nghệ đã thuê để cưỡi ngoài đường) và con ngựa đực Đông Triều.

Nỗi buồn xếp vó

Ngày 1.4.2023, Jean Yves Baudron (78 tuổi) đăng bán con ngựa cuối cùng của mình trên một diễn đàn về ngựa đua. Ngựa ông bán là con Đông Triều nổi tiếng khắp xứ miền Đông nhờ dáng đẹp và thành tích bất khả chiến bại ở trường đua Đại Nam. Giá bán Đông Triều là 160 triệu đồng.

Trăm năm vó ngựa thị thành: Ông Tây mê ngựa Việt- Ảnh 3.

Ông Baudron (khi chưa giải nghệ) và con ngựa yêu của mình

Lam Yên

Jean Yves Baudron có cha là người Pháp tham gia chiến trường VN, còn mẹ là một phụ nữ Sài Gòn. Cha đam mê ngựa nên từ nhỏ ông thường được dẫn đi xem đua ngựa. Về Pháp, ông lập gia đình, có con và sống khá êm đềm bằng nghề sửa và kinh doanh xe hơi. Thế nhưng, dòng máu Việt và gien mê ngựa đua vẫn cuồn cuộn trong ông.

Năm 1992, Jean Yves Baudron quyết định để vợ con bên Pháp, một mình khăn gói sang VN… nuôi ngựa. Thời gian trôi, ông cũng gầy dựng được bầy ngựa đua nổi tiếng, trong đó có con Nữ Long Phi (giá tới hơn 70 cây vàng).

Năm 2011, trường đua Phú Thọ đóng cửa, không đành lòng nhìn ngựa đua bị xẻ thịt, ông dồn tiền dành dụm, xin thêm một khoản từ vợ con ở Pháp để mua về nuôi. Đàn ngựa 9 con toàn những con lẫy lừng trường đua một thời như Nobel, Ericson, Huy Cường… Ông còn tập hợp những chủ ngựa đam mê để thành lập “Hội thể dục thể thao ngựa đua”, mượn đất làm đường đua dã chiến để dượt cho ngựa đỡ chồn chân. Nhiều khi Jean Yves Baudron không giấu cảm xúc của mình trên trang cá nhân: “Tại sao ngựa đua ở châu Âu, ở Mỹ tạo ra lợi nhuận hàng tỉ USD mỗi năm, trong khi đó ngựa đua ở VN cũng hấp dẫn không kém thì chưa thấy trở lại?”.

Trăm năm vó ngựa thị thành: Ông Tây mê ngựa Việt- Ảnh 4.

Ông Amaury hướng dẫn một pha cưỡi ngựa vượt chướng ngại vật

Lam Yên

Nhưng rồi không có sân chơi cho ngựa đua, lại dính mấy năm dịch Covid-19, giấc mơ ngựa Việt đành xếp lại. Sau 20 năm lặn lội nuôi ngựa, chi nhiều tỉ đồng đã tích cóp suốt thời trai trẻ, ông đành buông xuôi khi bán Đông Triều. “Tôi mua lại của Đại Nam giá 200 triệu đồng. Nay già rồi, sức khỏe không còn như trước, đã rất mỏi mệt nên đành buông. Bán lại Đông Triều cho mọi người nuôi, chờ ngày cất vó hoặc làm giống cho thế hệ sau”, ông viết.

Chị Nguyễn Thị Duyên Trang, trợ lý của Sài Gòn Pony Club, tiếc nuối: “Chú Baudron không còn nuôi ngựa nữa là một điều đáng tiếc cho phong trào nuôi ngựa ở Sài Gòn. Người tâm huyết như chú đã ít giờ lại càng hiếm hơn”. Ông Huỳnh Văn Lào (Sáu Lào, chủ lò ngựa lớn nhất miền Nam) tâm sự: “Tôi biết Jean Yves Baudron từ rất lâu. Anh giỏi chuyên môn và có tình yêu đặc biệt với ngựa đua. Tất cả chúng tôi đều hy vọng về một trường đua mới sẽ được hình thành, nhưng có lẽ anh đã chờ quá lâu rồi. Tôi không biết rồi mình có buông nghề ngựa như anh không”…

Ngày trước, Baudron từng tâm sự với Thanh Niên: “Ngựa đua sinh ra là để tung vó kiêu hãnh”, và ông đã dành gần như cả đời mình để nuôi dưỡng điều đó. Vậy mà những ngày cuối đời, giấc mơ tung vó của ông Tây mê ngựa Việt Baudron cũng đành dang dở… 

Người Pháp chơi đua ngựa ở Sài Gòn thuở trước

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đua ngựa là hình thức giải trí của các sĩ quan Pháp. Họ xây trường đua nhỏ ở Sài Gòn, đắp đường để đua ngựa ở Gò Công và Mỹ Tho.

“Năm 1906, Jean Duclos chở ngựa lớn con, giống A Rập từ Hà Nội vào cáp độ Trường đua Sài Gòn, báo hại nhiều nhà thua phá sản. Qua năm 1912, de Monpezat cũng làm mửng ấy và chủ ngựa Hà Nội vét túi bọn trong Nam”, theo Sài Gòn năm xưa (Vương Hồng Sển).

Năm 1932, người Pháp xây dựng trường đua Phú Thọ theo đúng tiêu chuẩn quốc tế thời bấy giờ.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/tram-nam-vo-ngua-thi-thanh-ong-tay-me-ngua-viet-185240612161543797.htm

Cùng chủ đề

100% đơn vị đạt kết quả huấn luyện khá

Ngày 16/12, tại Đồn Biên phòng Ia Rvê, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm nhiệm vụ huấn luyện, xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật năm 2024. ...

Cảnh sát Campuchia khoe kỹ năng điều khiển chó nghiệp vụ học ở Việt Nam

Sau ba tháng sang Việt Nam học tập, đào tạo, hàng chục cán bộ, chiến sĩ cảnh sát Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia có dịp 'khoe' kỹ năng huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ trong công tác tìm kiếm, truy bắt tội phạm. ...

Tập thể dục chân trần có tốt không?

Không thể phủ nhận vai trò của những loại giày cần thiết khi tham gia các hoạt động thể thao. Tuy nhiên, theo Women’s Health, đi chân trần khi tập thể dục có thể mang lại lợi ích. Một số chuyên gia thể hình...

Lữ đoàn Ukraine do Pháp huấn luyện không phải là đối thủ của Nga

Ông Alain Corvez, một cựu đại tá người Pháp và cựu cố vấn tại Bộ Quốc phòng Pháp, cho biết Lữ đoàn vũ trang hỗn hợp số 155 của lực lượng bộ binh Ukraine, được Pháp thành lập và huấn luyện, sẽ bị quân đội Nga đánh bại. "Lữ đoàn...

Đoàn đại biểu cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV tham quan thực tế tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát...

Tới dự có các đồng chí: Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Công an; PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc Thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Công an; 50 đồng chí lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp tục xuất hiện doanh nghiệp báo lãi kỷ lục năm vừa qua

Tập đoàn PAN (mã chứng khoán PAN) ghi nhận tổng doanh thu năm vừa qua là 16.184 tỉ đồng, tăng 23% so với 2023 và vượt 9% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 1.148 tỉ đồng, tăng 41% so với năm 2023. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất mà PAN đạt được trong lịch sử hoạt động và là năm thứ ba liên tiếp lập kỷ lục lợi nhuận. Theo giải trình...

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Long An hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Nhiều giải pháp thiết thực đã được tỉnh Long An triển khai thực hiện nhằm nâng cao chỉ số xanh cấp tỉnh. ...

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

(Chinhphu.vn) – Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ. 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Vương Đình Huệ là cán...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Món ăn ‘tinh thần’ không thể thiếu

(CLO) Tết Nguyên Đán được xem là lễ hội ý nghĩa nhất trong văn hóa của người Việt Nam, trong rất nhiều hoạt động văn hóa ngày Tết, việc cho tặng, biếu và đọc báo ngày Tết cũng dần trở thành nét đẹp đầu năm, nhắc nhở chúng ta về giá...

Cùng chuyên mục

Tập trung nguồn lực đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào cuộc sống, đảm bảo thi hành từ ngày 1/7

(TN&MT) - Sáng 4/2, tại Hà Nội, Thứ trưởng Trần Quý Kiên đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tiến độ xây dựng các văn bản triển khai thi hành Luật Địa chất và Khoáng sản. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo Cục Khoáng sản Việt Nam; Cục Địa chất Việt Nam; Văn phòng Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia và đại diện Vụ Pháp chế. ...

Một nam thanh niên mất tích khi đi lễ chùa đầu năm

(NLĐO) - Lực lượng chức năng đã tổ chức tìm kiếm một nam thanh niên mất tích khi đi lễ chùa dịp đầu năm ...

Thủ tướng yêu cầu không tổ chức du Xuân, chúc Tết trong giờ làm việc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 09/CĐ-TTg ngày 3/2/2025 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025. Tuyệt đối không tổ chức và tham dự các lễ hội tràn lan, lãng phí  Công điện nêu: Trong dịp Tết, sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ...

30/4 – 1/5 năm nay, người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, người dân cả nước được nghỉ 5 ngày liên tục, từ thứ Tư (ngày 30/4), đến hết Chủ nhật (ngày 4/5). Người lao động đi làm bù vào thứ Bảy (26/4). Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, công chức, viên chức, người lao động cả nước sẽ được nghỉ dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 30/4 và 1/5. Theo thông báo của Bộ LĐ-TB&XH, dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động...

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Mới nhất

Cuốn sách mới của Tổng Bí thư Tô Lâm về người Công an cách mạng

Cuốn sách cung cấp nguồn tư liệu phong phú cùng hệ thống luận cứ khoa học chỉ dẫn cho nghiên cứu, phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn, giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

Hoa Kỳ liệu có “soán ngôi” Trung Quốc?

Những năm trở lại đây, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra của Việt Nam, tiếp đến là Hoa Kỳ. Liệu thứ tự này có thay đổi trong năm 2025? Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, quý IV/2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và...

Gạo nguyên liệu tăng nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay ngày 4/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều. Thị trường lượng ít, gạo nguyên liệu tăng nhẹ, lúa tươi bình ổn. Giá lúa gạo hôm nay ngày 4/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động. Gạo nguyên liệu các loại nhích...

Tổng thống Mỹ ‘gạ’ Ukraine đem thứ quý giá này đổi lấy viện trợ, phong thanh tin đồn về kế hoạch Trump-Putin ‘hất cẳng’...

Ngày 3/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thẳng thắn bày tỏ ý định muốn Ukraine phải trao đổi "có đi có lại" nếu muốn nhận viện trợ từ Washington.

Mới nhất