Trang chủNewsThế giớiChâu Âu trăn trở tìm cách để dòng khí đốt qua Ukraine...

Châu Âu trăn trở tìm cách để dòng khí đốt qua Ukraine tiếp tục chảy


Các quan chức châu Âu đang đàm phán để duy trì dòng khí đốt chảy qua hệ thống đường ống quan trọng giữa Nga và Ukraine, trong bối cảnh họ phải chạy đua để ngăn xung đột Nga-Ukraine làm tổn hại thêm nguồn cung năng lượng cho lục địa này, Bloomberg đưa tin hôm 11/6.

Theo Bloomberg, châu Âu đã cố gắng loại bỏ khí đốt Nga nhưng một số quốc gia Đông Âu vẫn tiếp tục nhận hàng thông qua đường ống đi qua Ukraine. Thỏa thuận quá cảnh này sẽ hết hạn vào cuối năm nay. Và trong bối cảnh xung đột vẫn tiếp diễn, hầu hết những người theo dõi thị trường đều cho rằng dòng khí đốt này cuối cùng sẽ dừng chảy.

Tuy nhiên, các quan chức chính phủ và các công ty châu Âu đang đàm phán với các đối tác ở Ukraine về cách duy trì dòng khí đốt trong năm tới, Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin cho biết.

Ý tưởng khả thi

Một lựa chọn đã được thảo luận là các công ty châu Âu mua và bơm khí đốt từ Azerbaijan vào các đường ống của Nga hướng tới “lục địa già”, theo nguồn tin của Bloomberg. Một sự sắp xếp như vậy sẽ cho phép châu Âu tránh được sự bối rối khi mua khí đốt Nga vào thời điểm Liên minh châu Âu (EU) đang cố gắng hạn chế nguồn thu của Moscow.

Ý tưởng này ngày càng trở nên khả thi vì có vẻ nó sẽ nhận được sự ủng hộ của Kiev. Ukraine đã thu được khoảng 1 tỷ USD phí trung chuyển vào năm 2021. Khoản tiền này là nguồn tài trợ quan trọng cho nền kinh tế đang chịu thiệt hại nặng nề bởi xung đột. Cũng có những lo ngại rằng các đường ống không được sử dụng có thể trở thành mục tiêu quân sự hoặc rơi vào tình trạng hư hỏng và sẽ cực kỳ tốn kém để sửa chữa.

“Có 2 yếu tố cần nhớ”, ông Oleksiy Chernyshov, CEO của Naftogaz, Tập đoàn năng lượng khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước của Ukraine, nói với Bloomberg hôm 10/6. “Một là Ukraine có cơ sở hạ tầng vận chuyển và lưu trữ khí đốt cực kỳ tuyệt vời và nên được sử dụng. Và, Ukraine có xu hướng ưu tiên sử dụng cơ sở hạ tầng này vì nó mang lại rất nhiều lợi ích”.

Vị CEO loại trừ bất kỳ kế hoạch nào liên quan đến việc hợp tác với gã khổng lồ năng lượng Gazprom PJSC của Nga, và cho biết việc trung chuyển khí đốt từ Azerbaijan “có thể có triển vọng”.

Thế giới - Châu Âu trăn trở tìm cách để dòng khí đốt qua Ukraine tiếp tục chảy

Công nhân đi giữa các đường ống và van tại cơ sở khí đốt Dashava ở Ukraine, năm 2014. Ảnh: Newsweek

Các bên, bao gồm Công ty năng lượng nhà nước SOCAR của Azerbaijan, Bộ Năng lượng Azerbaijan, Chính phủ Nga và Gazprom, đều không trả lời yêu cầu bình luận của Bloomberg về ý tưởng được nói đến ở trên.

Về mặt lý thuyết, kế hoạch sử dụng khí đốt của Azerbaijan có thể mang lại lợi ích cho Nga nếu nó được triển khai theo hướng một thỏa thuận hoán đổi, trong đó Nga cung cấp khí đốt Azerbaijan cho EU, trong khi Azerbaijan chuyển khí đốt “của Nga” đi nơi khác, cho phép Brussels duy trì lệnh cấm vận thương mại đối với Moscow.

Ý tưởng về hoán đổi không xa lạ với thị trường dầu khí và được sử dụng khi các bên không thể vận chuyển nhiên liệu từ địa điểm này sang địa điểm khác. Baku đã nhiều lần tìm cách tăng xuất khẩu năng lượng sang châu Âu nhưng đường ống của Azerbaijan tới EU đã hoạt động hết công suất và nước này không có kết nối trực tiếp với mạng lưới của Kiev. 

Vẫn đang đàm phán

Theo nguồn tin của Bloomberg, các cuộc đàm phán đang ở giai đoạn đầu và các quyết định chỉ diễn ra vào cuối năm nay, khi thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Gazprom của Nga và Naftogaz của Ukraine hết hạn, và khi nhu cầu năng lượng mùa đông gây thêm áp lực cho châu Âu.

Nhiều chi tiết vẫn cần được làm rõ và vẫn chưa ngã ngũ liệu một thỏa thuận có được thực hiện hay không. Diễn biến trên chiến trường cũng có thể là một yếu tố cần cân nhắc, Bloomberg cho biết.

Uniper SE, gã khổng lồ khí đốt mà Chính phủ Đức phải quốc hữu hóa khi cuộc khủng hoảng năng lượng dồn công ty này đến đường cùng, đã tham gia vào các cuộc thảo luận, theo một số nguồn tin của Bloomberg. Người phát ngôn của Uniper từ chối bình luận. Một phát ngôn viên của Bộ Kinh tế Đức cho biết chính phủ đang đàm phán với EU.

Slovakia là một trong những quốc gia quan trọng có thể hưởng lợi từ thỏa thuận như vậy, và Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã nói về khả năng này vào tháng trước sau chuyến đi tới Azerbaijan mà không cung cấp thông tin chi tiết.

“Bây giờ, điều đó phụ thuộc vào các cuộc đàm phán giữa các công ty như Gazprom của Nga, các công ty của Azerbaijan, Ukraine và những công ty khác để thống nhất về các điều kiện kinh tế và giá cả”, ông Fico nói với các phóng viên hồi tháng 5. “Nếu họ làm vậy, Slovakia có thể nhập khẩu khí đốt từ Azerbaijan, một phần trong số đó sẽ ở lại Slovakia và một phần sẽ đi qua các nước khác”.

Một phát ngôn viên của chính phủ ở Bratislava từ chối bình luận thêm. Bộ Năng lượng của Áo, một quốc gia khác cũng được hưởng lợi nếu ý tưởng trên được hiện thực hóa, đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Thế giới - Châu Âu trăn trở tìm cách để dòng khí đốt qua Ukraine tiếp tục chảy (Hình 2).

Đường ống dẫn khí đốt Nga qua Ukraine tới châu Âu. Ảnh: Financial Times

Nga vẫn vận chuyển khoảng 15 tỷ m3 khí đốt sang châu Âu mỗi năm, chủ yếu đến Slovakia và Áo, nơi Moscow vẫn là nhà cung cấp chính. Tại Áo, khí đốt của Nga đã đáp ứng hơn 80% lượng tiêu thụ của quốc gia Trung Âu trong 5 tháng liên tiếp. Châu Âu cũng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga bằng tàu biển.

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hơn 2 năm trước, EU đã áp đặt vô số hạn chế lên quan hệ kinh tế với Nga, từng bước chấm dứt nhập khẩu dầu và than đá, nhưng chưa bao giờ trừng phạt khí đốt Nga dù thường xuyên có những cuộc tranh luận về việc có nên làm như vậy hay không.

Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan điều hành của EU, tin rằng khối có thể chịu đựng được việc Nga dừng vận chuyển khí đốt quá cảnh qua Ukraine mà không gặp bất kỳ rủi ro an ninh lớn nào. Kế hoạch của họ là dựa vào các nhà cung cấp thay thế và theo đuổi chiến lược khí hậu đầy tham vọng, bao gồm nhiều năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng hơn.

Nhưng có một chủ đề mà các chính trị gia châu Âu không thích nói đến: Giá LNG. Ngoài nguồn cung từ Nga, châu Âu cũng nhập LNG từ các nguồn “xuyên Đại Tây Dương”, như từ Mỹ. Giá LNG đã giảm đáng kể so với mức đỉnh vào giữa năm 2022, nhưng vẫn chưa bằng mức giá trung bình của khí đốt mà châu Âu nhận từ Nga qua đường ống.

Minh Đức (Theo Bloomberg, RT, Oil Price)





Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/chau-au-tran-tro-tim-cach-de-dong-khi-dot-qua-ukraine-tiep-tuc-chay-a667847.html

Cùng chủ đề

Châu Âu lục đục vì khí đốt Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 22.12 bất ngờ sang thăm Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục đích chính được cho là gia hạn thỏa thuận cung cấp khí đốt. ...

Thủ tướng Slovakia đến thăm Nga và hội đàm với Tổng thống Putin

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm Chủ nhật đã tiếp đón Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin. Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo tập trung vào tình hình quốc tế và vấn đề khí đốt. ...

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán với Ukraine, nói chưa thấy thiện chí từ Kiev, ông Trump bình luận thảm họa hàng...

Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu điều kiện đàm phán với Ukraine, nói chưa thấy thiện chí từ Kiev, ông Trump phát biểu về tai nạn máy bay kinh hoàng ở Mỹ, đường hầm thời Thế chiến II thành địa danh du lịch, Tết Nguyên đán tại các nước châu Á… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Tổng thống Mỹ khoe kế hoạch “nóng” về Ukraine, đánh bom rung chuyển thủ đô Nga, Nam Phi phản pháo ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

USAID vào tầm ngắm tinh gọn của Tổng thống Donald Trump, tương lai sẽ về đâu?

Thông qua việc thu gọn Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Tổng thống Donald Trump muốn đảm bảo khoản viện trợ nước ngoài trị giá hàng chục tỷ USD của Washington trên toàn cầu phù hợp với chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết".

Ông Trump chính thức đánh thuế lên hàng hóa Canada, Mexico và Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký lệnh hành pháp để đánh thuế lên hàng hóa từ Canada, Mexico và Trung Quốc ở mức từ 10-25%. ...

OpenAI phát hành công cụ AI mới, có thể hoạt động như nhà nghiên cứu

Công ty trí tuệ nhân tạo (AI) OpenAI của Mỹ ngày 3.2 công bố một công cụ AI mới có khả năng hoạt động như một nhà nghiên cứu phân tích chuyên sâu. ...

Cùng chuyên mục

Kế hoạch “chấn động” toàn cầu của Tổng thống Trump, Mỹ tính rút quân hoàn toàn khỏi Syria, Nga nhắm tới châu Phi

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Lãnh đạo Mexico và Canada đã làm gì để ông Trump hoãn áp thuế?

Các nhà lãnh đạo Mexico, Canada đã đàm phán với Tổng thống Mỹ Donald Trump theo những hướng khác nhau để thuyết phục ông suy nghĩ lại về đòn áp thuế quan và ngăn một cuộc chiến thương mại Bắc Mỹ nổ ra. ...

Ukraine tấn công kho dầu của Nga, Moscow công bố số máy bay không người lái bị bắn hạ

Một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine trong đêm 4/2 đã gây hỏa hoạn tại một kho dầu ở khu vực Krasnodar, miền Nam nước Nga. Tuy nhiên, đám cháy hiện đã được dập tắt.

Mới nhất

Thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến...

(MPI) – Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 230/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Quyết định nêu rõ, thành lập Hội...

Kế hoạch “chấn động” toàn cầu của Tổng thống Trump, Mỹ tính rút quân hoàn toàn khỏi Syria, Nga nhắm tới châu Phi

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Ninh Bình định vị thương hiệu “tuyệt sắc miền cố đô”

Với định hướng đưa Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch hàng đầu trong khu vực và vươn tầm thế giới, những năm qua tỉnh Ninh Bình đã tập trung phát triển hạ tầng đồng bộ song song với việc xây...

Sẽ trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu GDP năm 2025 tại kỳ họp bất thường

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chuẩn bị các nội dung, hồ sơ cần thiết để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp bất thường, trong đó điều chỉnh một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2025. ...

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025: Kinh tế

(TN&MT) - Chiều 5/2, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, cũng là buổi họp báo đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì họp báo. ...

Mới nhất