Trang chủDu lịchẨm thựcTết Đoan ngọ vui vầy với nhót, mận, rượu nếp và lá...

Tết Đoan ngọ vui vầy với nhót, mận, rượu nếp và lá móng, giờ còn không?


Trong mâm cúng dâng lên ông bà tổ tiên ngày mồng 5 tháng 5, nhiều nhà không thiếu bánh gio, mận, rượu nếp - Ảnh: NGUYỄN HỒNG THÚY

Trong mâm cúng dâng lên ông bà tổ tiên ngày mồng 5 tháng 5, nhiều nhà không thiếu bánh gio, mận, rượu nếp – Ảnh: NGUYỄN HỒNG THÚY

Mồng 5 tháng 5 âm lịch gọi là Tết Đoan ngọ, hay là Đoan dương. Trong đó, “Đoan” được hiểu là mở đầu, “ngọ” có nghĩa là giữa trưa hay “dương” là mặt trời.

Đoan ngọ hay Đoan dương chỉ thời điểm khí dương đang thịnh nhất trong năm. Đây là lễ tiết quan trọng thứ hai sau Tết Nguyên đán của người Việt.

Đất lề quê thói ngày Tết Đoan ngọ

Nếu từng đọc Việt Nam phong tục (xuất bản lần đầu năm 1915) của tác giả Phan Kế Bính và Đất lề quê thói (khoảng 1970) của tác giả Nhất Thanh, chắc không ít người còn nhớ ngày mồng 5 tháng 5 đầy phong vị của dân tộc.

Vào ngày này, nhiều nơi con cháu lo biếu Tết ông bà cha mẹ, con rể sêu tết nhạc gia, học trò biếu Tết thầy dạy.

Quà biếu Tết thường là ngỗng với đậu xanh hay dưa hấu với đường. Tục ghi từ sáng sớm lúc trẻ con còn ngủ chưa dậy, người lớn đã lén bôi hồng hoàng vào thóp thở, ngực và rốn để trừ trùng.

Ngày này, trẻ nhỏ được nhuộm móng tay, móng chân bằng lá móng (trừ ngón tay trỏ và ngón chân trỏ), đeo bùa chỉ ngũ sắc với một cục hồng hoàng với những túi nhỏ tết hình quả đào, quả khế, quả ớt… bằng the lụa màu sặc sỡ.

Ăn bánh gio, rượu nếp, hoa quả mùa hè để giết sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Hoàng Thành Thăng Long - Ảnh: T.ĐIỂU

Ăn bánh gio, rượu nếp, hoa quả mùa hè để giết sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Hoàng Thành Thăng Long – Ảnh: T.ĐIỂU

Ông Nhất Thanh kể ngày này, người ta ăn rượu nếp, mận, đào. Người lớn, cả đàn bà uống chút rượu hòa tam thần đan hay hồng hoàng để giết sâu bọ. Nhiều làng còn có tục ăn trứng luộc, ăn kê. Ông Phan Kế Bính liệt kê thêm muỗm, nước dừa…

Trưa đến thì nhà nhà làm cỗ cúng gia tiên. Tháng 5 đúng mùa dưa hấu nên “bắt buộc phải có dưa hấu với đường cát”.

Cúng xong, dân tình rủ nhau đi hái lá mồng 5. Nghe lạ quá, tưởng chừng có thêm một mùa Tết Nguyên đán giữa hè.

Bất cứ lá gì nhưng được ưa chuộng nhất là ngải cứu, lá ích mẫu, lá cối xay, lá muỗm, lá vối… mang về phơi khô rồi nấu uống. Dân ta cho thế là lành.

Học giả Phan Kế Bính còn cho biết trong cuốn sách của mình, vào ngày này có nhiều người đi lấy lá ngải cứu, tùy từng năm con giáp nào thì tết hình con giáp đó, treo giữa cửa để trừ sự bất tường, hoặc trong nhà ai bị đau bụng thì dùng làm thuốc rất tốt.

Theo ông, tục hái lá bắt nguồn từ tự điển Lưu Thần, Nguyễn Triệu đời nhà Tấn. Hôm mồng 5, hai gã vào núi Thiên Thai hái thuốc gặp tiên, bởi thế mà thành tục.

Tác giả Nguyễn Nhất Thanh viết: “Tục ăn Tết Đoan ngọ không biết có từ đời nào”.

Mấy cụ nho học xưa cho dân ta bắt chước theo người Trung Hoa để tưởng niệm Khuất Nguyên đời Xuân Thu tuẫn tiết vì trung nghĩa nhưng “xem ra không có bằng chứng xác đáng”. Cách cúng kiếng, ăn Tết cũng không giống nước họ.

Nhót chua, mận chín, rượu nếp thơm lừng và lá móng trong tập tùy bút nổi tiếng Thương nhớ mười hai (viết từ đầu năm 1960-1971), nhà văn Vũ Bằng dành nguyên một tháng 5 chỉ để nhớ nhót, mận, rượu nếp và lá móng ngày Tết Đoan ngọ.

Ông viết, sang tháng 5, “có lúc nhớ quả nhót đến thèm… rỏ dãi”. Vào ngày này, nhà nào ở Bắc cũng giết sâu bọ bằng rượu nếp, mận, nhót và bỏng bộp.

Đây là ngày mà ở thành thị hay nông thôn, dù có lo cắm mặt làm ăn cũng không bao giờ quên ăn Tết Đoan ngọ. Đến thế hệ của Vũ Bằng, dù đã làm “cách mạng bản thân”, không nhuộm lá móng và đeo bùa chỉ như hồi bé tí nhưng vẫn không bỏ được tục giết sâu bọ.

Dầu vậy, nhà văn Hà Nội vẫn nhớ cái thuở nhỏ “hãnh diện” khi ngắm nghía móng tay móng chân đỏ chói màu gạch cua bể luộc. Nhớ đúng sáng mồng 5, diệt sâu bọ “bằng bát cháo trắng, rượu nếp và các thứ trái cây”.

Mâm cỗ Tết Đoan ngọ với rượu nếp, trái cây theo mùa - Ảnh: T.L.

Mâm cỗ Tết Đoan ngọ với rượu nếp, trái cây theo mùa – Ảnh: T.L.

Rồi nhớ cả “em” – người đàn bà Bắc tảo tần, chồng nói làm rượu nếp công phu, vất vả, hay là cứ mua béng về ăn, không chịu nhưng vẫn chiều chồng. Nhớ tiếng rao rượu nếp sang sảng phố phường. Và nhớ nhất vị ngọt, bùi, ngậy của rượu nếp ngày xưa ấy.

Rồi trên đường thiên lý, trôi dạt vào Nam, nhà văn của chúng ta cứ nhớ mãi, thương mãi cách ăn rượu nếp đúng phong vị quê hương. Tức chén đựng phải là những chén nhỏ như chén chè, đũa dùng vót bằng tre cật, ngắn bằng hai ngón tay, tròn trịa, nhẵn nhụi.

Khi ăn, van cô đấy, “đừng lấy đôi đũa xinh xắn đó lùa một mạch vào trong miệng tươi hơn hớn”, mà cầm đũa lên, xới từng hạt nếp lên đũa rồi thong thả nhấm nhót từng miếng be bé…

“Nếu giết sâu bọ là phản khoa học, tôi thích phản khoa học cả đời vì rượu nếp ăn quá ngon, sướng quá, thần sầu quá”, Vũ Bằng viết về nỗi niềm cố lý của mình. Nhà văn nhớ mận Thất Khê, nhớ mùa nhót, lúc đi học về mua đầy hai túi áo, xoa xoa vào tay áo cho hết bụi phấn rồi bóp bóp cho mềm, chấm muối ớt.

Tết Đoan ngọ, nhiều nhà ăn vịt

Tết Đoan ngọ, nhiều nhà ăn vịt

Vũ Bằng yêu tháng 5 hơn vì tháng 5 có Tết Đoan ngọ. Mà nhớ Tết Đoan ngọ lại nhớ đến “bao nhiêu phong tục của nước ta đã tạo nên một nền văn hóa oai hùng mà bao nhiêu ngoại nhân muốn cắt ngọn đều tỏ ra bất lực”.

Tết Đoan ngọ ơi, chào mi!

Nghe ông Phan Kế Bính, Nhất Thanh rồi Vũ Bằng kể về Tết Đoan ngọ của quê chung, lại bồi hồi cái Tết Đoan ngọ quê riêng và cái tình riêng ấy, tình nào mà chẳng đậm đà.

Nếu trên mâm cúng người Bắc thường có dưa hấu đỏ, miền Trung từ Thanh Hóa trở vô Huế không thể thiếu thịt vịt, thì dân xứ Quảng thường có xôi chè, bánh ú tro…

Ở miền Nam, không thiếu chè trôi nước, xôi gấc… Dân Nam Trung Bộ, Nam Bộ và một số nơi miền Bắc còn ăn cả bánh ú tro, bánh gio… Ở Huế ăn chè kê, bánh tráng nướng…

Còn người viết bài, đi ra từ đất Phủ Diễn (nay là huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), xa quê độ “tí ti năm tháng” mà sao nhãng hết cả, phải rầu lòng mà kêu Tết Đoan ngọ ơi, chào mi!

Ký ức còn lại chắp vá, như soi xét, như giục giã, lại cả như tiếc thương những ngày vui ngắn ngủi.

Phải gọi điện về cho bà mẹ quê để hỏi về một cái Tết mà bản thân đã từng dự phần, từng reo hò, phấn khích, đầm ấm, an vui.

Mẹ kể người Phủ Diễn xưa, dịp Tết Đoan ngọ là Tết dành cho cha mẹ. Con cái đi đâu, làm gì, ngày mồng 5 tháng 5 cũng lên tàu, lên xe về quê ăn Tết cùng gia đình.

Người quê quan niệm mỗi năm, những con sâu con mọt từ trong người chui ra qua mắt một lần. Vào trưa mồng 5, đứng dưới mặt trời chói chang nhất, nhỏ một giọt chanh vào mắt để diệt những con sâu con mọt đó.

Tháng 5 cũng là mùa hoa vừng nở (người miền Nam gọi vừng là mè). Người Phủ Diễn, gái thì “bứt” (hái) 9 hoa, nam thì bứt 7 hoa nuốt vào trong bụng.

Vào ngày này, người Phủ Diễn thường ăn xáo vịt, xáo gà cùng bánh mướt hoặc bún… Nhất là món xáo vịt, là món đặc trưng quê kiểng, nhớ nôn xao mùi hành tăm bốc lên từ một chái bếp xa khuất, đi mãi không về.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tet-doan-ngo-vui-vay-voi-nhot-man-ruou-nep-va-la-mong-gio-con-khong-2024060922313924.htm

Cùng chủ đề

Hiệp hội phụ nữ và trẻ em Việt Nam tại Vương quốc Anh giới thiệu Tết Việt cho học sinh bản xứ

Hiệp hội phụ nữ và trẻ em Việt Nam tại Vương quốc Anh vừa phối hợp với Trường tiểu học Ark Oval Primary Academy tại quận Croydon, thủ đô London, Vương quốc Anh, tổ chức sự kiện "Lunar...

Tết Ất Tỵ: Du lịch nội địa tăng trưởng ấn tượng

Lượt khách du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ Tết Giáp Thìn, trong đó một số điểm đến như Phú Quốc và Sa Pa đạt được mức tăng ấn tượng. Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 - 2/2/2025), ngành du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa (tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024), theo thống kê sơ...

‘Sau Tết, sáng nào tôi cũng đánh vật gọi con dậy đi học’

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều trẻ không muốn đi học, hết ngủ dậy muộn lại ăn vạ, khóc lóc khiến phụ huynh đau đầu. Ba ngày nay, hai cậu con trai sinh đôi đang học lớp 4 của chị Đặng Thị Thanh Huyền (34 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) vật vã, uể oải không muốn đến trường. Để kịp vào lớp lúc 7h30, chị buộc phải đánh thức con dậy từ 6h vệ sinh cá nhân và ăn...

Vé số miền Tây ‘cháy hàng’ dịp Tết

Những ngày Tết vừa qua, vé số tại miền Tây luôn trong tình trạng “cháy hàng”, thậm chí người bán lấy vé số trước 2-3 ngày mới đủ bán. Tại miền Tây, những ngày trước, trong và sau Tết, vé số bán rất chạy, người...

Bắt tay ngay vào công việc, không để tình trạng ăn Tết kéo dài

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu cơ quan, đơn vị, địa phương bắt tay ngay vào công việc, không để xảy ra tình trạng ăn Tết kéo dài, lơ là công việc ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tác phẩm ‘Nhạn và Hải âu Kiên Giang’ mang ý nghĩa đất lành chim đậu

85 tác phẩm ảnh ‘Nhạn và Hải âu Kiên Giang’ của tác giả Trần Lam được triển lãm ngày 5-2 đã ghi lại nhiều vũ khúc, nhịp điệu của nhạn và hải âu trong cuộc sống tự nhiên, mang ý nghĩa đất lành chim đậu ở vùng đất biển Kiên Giang. ...

Công bố lịch thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025

Các đợt thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 15-3 đến 18-5, thí sinh bắt đầu đăng ký ca thi từ ngày 23-2. Bài thi HSA được thí sinh thực hiện trên...

Đoàn kiểm tra đến làm việc quán ăn ở Nha Trang bị tố ‘chặt chém’, không gặp được chủ quán

Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND TP Nha Trang đã đến làm việc với chủ quán Aroma Beach ở Nha Trang. Tuy nhiên đoàn không gặp được chủ quán này. ...

Gia cảnh khó khăn của người phụ nữ góa bụa nhặt tài sản 400 triệu đồng, trả lại người đánh mất

Dù gia cảnh khó khăn, đơn thân nuôi 3 con nhỏ nhưng khi nhặt được số tiền lớn, người phụ nữ ở Ninh Thuận đã trả lại cho người bị mất. Anh Phương, một hàng xóm của bà Mãi, cho biết bà quanh năm...

Chuyên gia gợi ý 5 cách xử lý tiền lì xì của trẻ sau Tết

Những ngày qua, Tuổi Trẻ đón nhận nhiều chia sẻ góc nhìn về tiền lì xì của trẻ. Trò chuyện về vấn đề này, thạc sĩ tâm lý Võ Hồng Tâm cho rằng tiền lì xì không chỉ là món quà ngày Tết mà còn là cơ hội để dạy trẻ những bài học quý giá. ...

Bài đọc nhiều

Ra Hà Nội mùa này ăn bún ốc cổ Bùi Thị Xuân, ghé gánh bún ốc nguội cô Báu

Vừa đáp máy bay, em gái Sài Gòn liền thúc giục cô chị Hà Nội dẫn đi tìm mấy hàng bún ốc nguội ở thủ đô vì rất tò mò về mùi vị của một món ăn đã đạt đến cái đích nghệ thuật ăn ngon của người Hà Nội, như lời của nhà văn Vũ Bằng. ...

Chủ quán bún 54 Bạch Mai: Không bán 400.000 đồng/bát để đánh đổi nghề truyền thống 30 năm

Trao đổi riêng với Tuổi Trẻ, bà Vũ Thị Hoài - chủ quán bún riêu 54 phố Bạch Mai - thừa nhận có sai sót, vô tình để khách hiểu lầm 3 bát bún là 1,2 triệu đồng song khẳng định không có ý "chặt chém" khách hàng. ...

Vụ 1,2 triệu 3 bát bún riêu: Chủ quán trả lại tiền, khách chấp nhận lời xin lỗi

Thông tin cho Tuổi Trẻ, bà Hoàng Thị Tuyết Lan, chủ tịch UBND phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cho biết đã tạm thời giải quyết được vụ việc khách hàng ăn ba bát bún riêu giá 1,2 triệu đồng trên địa bàn phường. ...

Loại rau không chỉ là gia vị tốt cho sức khỏe mà còn là cách để ‘lấy may’ ngày đầu năm mới

GĐXH – Đây là loại rau gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt. Ngoài việc dùng để chế biến món ăn ngon như dưới đây, rau gia vị này còn được dùng như cách ‘lấy may’ ngày đầu năm mới. ...

Cùng chuyên mục

Loạt đồ uống của Việt Nam lọt top ngon nhất thế giới

Taste Atlas, website được mệnh danh là "bản đồ ẩm thực thế giới", hôm 29/1, đã công bố danh sách các loại cà phê ngon nhất hành tinh, trong đó có nhiều cái tên từ Việt Nam. Với 4,3/5 sao, cà phê đá Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8 trong danh sách. Điểm số đánh giá dựa trên lượt bình chọn của những độc giả đã uống hoặc muốn thử thức uống này khi có dịp. "Đây là thức...

Loại rau không chỉ là gia vị tốt cho sức khỏe mà còn là cách để ‘lấy may’ ngày đầu năm mới

GĐXH – Đây là loại rau gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt. Ngoài việc dùng để chế biến món ăn ngon như dưới đây, rau gia vị này còn được dùng như cách ‘lấy may’ ngày đầu năm mới. ...

Món cá chép ‘nằm võng’ độc lạ ở Thái Bình, chế biến kỳ công gần nửa ngày

Những con cá chép nặng ít nhất từ 2,5-3kg được sơ chế cẩn thận, uốn cong trên chiếc võng nhỏ mà người dân làng Diệc (Hưng Hà, Thái Bình) “tự chế” rồi rưới mỡ sôi liên tục suốt 10-12 tiếng. Cá chép “nằm võng” là món ăn độc đáo ở làng Diệc (xã Tân Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) và thường xuất hiện trong tiệc khao lão (tục lên lão) tại địa phương, được tổ chức vào mùng...

Mẹ đảm chỉ cách ‘biến’ gà cúng thành món ngon, tránh lãng phí lại giải ngán

Gà cúng nhiều ăn không hết, chị Hòa "biến tấu" thành món ngon giải ngán, tránh lãng phí lại được cả nhà khen nức nở. Là người đam mê nấu ăn, chị Hòa Phạm (Hà Nội) thường xuyên chia sẻ những công thức nấu nướng lên mạng xã hội và nhận được nhiều lời khen ngợi.  Hết Tết, nhiều gia đình vẫn còn gà cúng chưa sử dụng hết để tủ lạnh, bỏ đi thì lãng phí. Vì vậy chị đã...

Mới nhất

4 tư thế yoga hỗ trợ giảm đau lưng hiệu quả

  Tư thế góc nghiêng một bên (Utthita Parsvakonasana) Giúp kéo giãn cột sống, giảm áp lực lên lưng dưới. Tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và chân. Cách thực hiện: Đứng thẳng, bước chân phải lên trước, hạ thấp đầu gối phải tạo góc 90 độ. Đặt tay phải xuống sàn hoặc lên đùi phải, tay trái vươn qua đầu. Giữ tư...

Dự kiến 85.000 lượt thí sinh đăng ký thi HSA 2025

Từ 23.2 Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ mở cổng đăng ký dự thi cả 6 đợt thi...

Hòa Minzy từ chối tham gia “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” tại Trung Quốc

Hòa Minzy chính thức thông tin về việc tham gia "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" tại Trung Quốc năm 2025. ...

Bộ Công Thương xây dựng Thông tư về danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới

Bộ Công Thương xây dựng các dự thảo Thông tư về danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới. Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) đã triển khai việc xây dựng 2 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương bao gồm: (1) Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông...

Mới nhất