Trang chủNewsKinh tếGắn Đề án 1 triệu ha lúa với sản xuất hữu cơ,...

Gắn Đề án 1 triệu ha lúa với sản xuất hữu cơ, ‘thuận thiên’



ĐBSCL Việc thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh nên triển khai theo hướng hữu cơ, ‘thuận thiên’.

Sản xuất lúa – tôm là hình thức canh tác nông nghiệp độc đáo, 'thuận thiên' gắn liền với vùng ĐBSCL, giúp con người thích nghi hài hòa với tự nhiên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sản xuất lúa – tôm là hình thức canh tác nông nghiệp độc đáo, ‘thuận thiên’ gắn liền với vùng ĐBSCL, giúp con người thích nghi hài hòa với tự nhiên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Gắn chặt sản xuất hữu cơ với quan điểm “thuận thiên”

Canh tác lúa theo hướng “thuận thiên” là xu thế phát triển tất yếu, bền vững, mang lại nhiều lợi ích, vừa đạt mục tiêu kinh tế, vừa bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn và bảo vệ tương lai cho vùng ĐBSCL trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Đây là nội dung chính được đưa ra tại hội thảo quốc tế về “Hệ thống nông nghiệp – lương thực, sức khỏe và di sản văn hóa – thiên nhiên vùng đồng bằng” do Trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP.HCM) phối hợp với Quỹ Nghiên cứu và Sáng tạo Chính phủ Anh và Đại học Newcastle (Vương quốc Anh) tổ chức mới đây tại An Giang.

Giáo sư Andy Large, Giám đốc dự án Đại học Newcastle cho biết, kết quả nghiên cứu của 3 hợp phần chính của dự án “Nghiên cứu về đồng bằng” (Living Deltas Hub) trong giai đoạn 2019 – 2024 cho thấy, phát triển nông nghiệp theo hướng “thuận thiên” không chỉ là câu chuyện kinh tế mà còn mang đậm yếu tố lịch sử, xã hội và văn hóa địa phương, không chỉ cho hôm nay mà còn lưu truyền cho thế hệ tương lai của vùng ĐBSCL theo đúng tinh thần của Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo Giáo sư Andy Large, ĐBSCL được xem là vựa nông sản lớn nhất Việt Nam với diện tích canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản khoảng 3 triệu ha. Sản lượng sản phẩm nông nghiệp của ĐBSCL chiếm trên 50% so với cả nước, trong đó đóng góp trên 70% sản lượng cây ăn trái và thủy sản, 90% lương thực xuất khẩu của cả nước. Không chỉ quan trọng với nông nghiệp, ĐBSCL cũng là vùng giàu đa dạng sinh học.

Theo Giáo sư Andy Large, Giám đốc dự án - Đại học Newcastle (Vương quốc Anh), phát triển nông nghiệp theo 'thuận thiên' không chỉ là câu chuyện kinh tế mà còn mang đậm yếu tố lịch sử, xã hội và văn hóa vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Giáo sư Andy Large, Giám đốc dự án – Đại học Newcastle (Vương quốc Anh), phát triển nông nghiệp theo “thuận thiên” không chỉ là câu chuyện kinh tế mà còn mang đậm yếu tố lịch sử, xã hội và văn hóa vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tuy nhiên, ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều thách thức, phát triển không bền vững, tác động từ thủy điện đầu nguồn sông Mê Kông và biến đổi khí hậu. Cùng với đó, ĐBSCL cũng đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ biến đổi khí hậu làm thay đổi lượng mưa cũng như gia tăng mức độ hạn hán, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến triển vọng phát triển cũng như sinh kế lâu dài của người dân…

Giáo sư Andy Large cho rằng, việc ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua giải pháp “thuận thiên” là yêu cầu cấp bách. Thực tế, các địa phương ĐBSCL đã và đang triển khai nhiều giải pháp canh tác nông nghiệp theo hướng “thuận thiên” như: Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030; mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu; mô hình sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học; chăn nuôi tuần hoàn; kinh tế dưới tán rừng; mô hình tôm – lúa…  

Đồng tình với quan điểm này, TS Nguyễn Văn Kiền, Trưởng dự án Trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết: Mô hình canh tác lúa sinh thái, hữu cơ là hình thức canh tác nông nghiệp độc đáo, “thuận thiên” gắn liền với vùng ĐBSCL, giúp con người với tự nhiên thích nghi một cách hài hòa, có kiểm soát thuận theo các quy luật của tự nhiên để đem lại lợi ích cho con người và bảo vệ hệ sinh thái.

TS Kiền khẳng định, nền tảng thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ nói chung và lúa gạo hữu cơ nói riêng đã có, thậm chí đây là xu hướng tiêu dùng tất yếu. Tuy nhiên, giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng “thuận thiên” vẫn chưa cao và nông dân vẫn chưa được hưởng lợi nhiều.

GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, để phát triển nông nghiệp bền vững, người dân ĐBSCL phải hướng tới sản xuất lúa gạo phát thải carbon thấp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, để phát triển nông nghiệp bền vững, người dân ĐBSCL phải hướng tới sản xuất lúa gạo phát thải carbon thấp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cùng quan điểm, GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Nam Cần Thơ cho rằng, để phát triển nông nghiệp bền vững, người dân ĐBSCL phải hướng tới sản xuất lúa gạo phát thải carbon thấp.

Theo đó, GS.TS Võ Tòng Xuân khuyến cáo, việc triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 nên theo hướng hữu cơ, “thuận thiên” bằng cách áp dụng kỹ thuật sản xuất tưới ướt – khô xen kẽ, “1 phải 5 giảm”…

“Nếu nông dân chúng ta thực hiện đồng loạt, tối ưu các biện pháp canh tác theo hướng hữu cơ trên toàn bộ diện tích 1,9 triệu ha lúa của vùng ĐBSCL đến năm 2030, sẽ giúp ngành lúa gạo vùng ĐBSCL giảm phát thải gần 11 triệu tấn CO2e mỗi năm. Ngoài ra, việc tái sử dụng 70% lượng rơm rạ cho các hình thức khác sẽ giảm khoảng 50% lượng phát thải khí nhà kính so với việc đốt rơm rạ.

Ngoài ra, ĐBSCL có thể giảm thêm 12 – 23 triệu tấn CO2e bằng việc thúc đẩy canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hành nông nghiệp tốt, thay thế đất trồng lúa kém hiệu quả bằng hệ thống canh tác thông minh và quản lý rơm rạ tốt hơn…” GS.TS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.

Xây dựng chuỗi giá trị cho ngành hàng lúa gạo

Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đang được các tỉnh trong vùng rất quan tâm và chú trọng áp dụng. Riêng tỉnh An Giang hướng mục tiêu đến năm 2025 diện tích tham gia trong Đề án là 44.051ha và tiếp tục nhân rộng ở những vùng thuận lợi, đến năm 2030 diện tích canh tác phấn đấu đạt 152.198ha.

Phát động Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL tại huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Phát động Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL tại huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: Theo kế hoạch thực hiện Đề án, An Giang sẽ kết hợp tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng quy trình canh tác bền vững nhằm nâng cao thu nhập của người trồng lúa, giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái.

Song song đó, thúc đẩy hình thành và phát triển ổn định HTX, tổ hợp tác, tổ chức nông dân, đóng góp quan trọng vào chuỗi liên kết lúa gạo, tăng dần tỷ lệ sản xuất có liên kết tiêu thụ qua từng năm thực hiện. Đồng thời xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo điển hình, làm mô hình kiểu mẫu cho phát triển lĩnh vực lúa gạo tại An Giang đến năm 2030.

Để canh tác bền vững, đến năm 2025, An Giang đặt mục tiêu giảm 20% lượng phân bón hóa học, thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học và lượng nước tưới (so với canh tác truyền thống), giảm đến 30% vào năm 2030. Có 100% diện tích (tương đương 100% hộ) áp dụng ít nhất 1 quy trình canh tác bền vững “1 phải 5 giảm”, tưới ngập – khô xen kẽ, tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững; các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng.

Từ năm 2025 – 2030, An Giang đặt mục tiêu 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, HTX hoặc tổ chức nông dân; tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt 50 – 70% diện tích; tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 8 – 10%; từ 35.000 – 100.000 hộ nông dân áp dụng quy trình canh tác bền vững; từ 70 – 100% rơm rạ được thu gom khỏi đồng ruộng, được chế biến tái sử dụng lại để làm phân hữu cơ phục vụ cho cây trồng.

Tỉnh cũng đặt mục tiêu giai đoạn 2025 2030 sẽ giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so canh tác lúa truyền thống; giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 30 – 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận của người trồng lúa trên 40 – 50%; lượng gạo chất lượng cao và phát thải thấp xuất khẩu chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.

An Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 diện tích tham gia Đề án canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp là 44.051ha và tiếp tục nhân rộng ở những vùng thuận lợi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 diện tích tham gia Đề án canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp là 44.051ha và tiếp tục nhân rộng ở những vùng thuận lợi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại lễ phát động Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL tại huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) vừa qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, tất cả các doanh nghiệp, HTX và người dân khi tham gia Đề án đều được hưởng lợi. Thứ trưởng Nam mong muốn các doanh nghiệp cùng tham gia vào ngành hàng lúa gạo để hình thành nên chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất của ngành hàng lúa gạo nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu.

“Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL sẽ là bước ngoặt làm thay đổi ngành hàng lúa gạo, với mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo chất lượng, quy trình sản xuất hiện đại, đồng bộ, đáp ứng chuỗi sản xuất lúa gạo, nâng cao thu nhập, đảm bảo an ninh lương thực, giảm phát thải khí nhà kính.

Để thực hiện được các mục tiêu, cần phải thu hút các nguồn lực đầu tư vào các hợp phần của Đề án. Trong đó cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cần rõ ràng, minh bạch để các đối tác an tâm đầu tư, chung tay cùng ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững” Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh.





Nguồn: https://nongsanviet.nongnghiep.vn/gan-de-an-1-trieu-ha-lua-voi-san-xuat-huu-co-thuan-thien-d386805.html

Cùng chủ đề

Mỹ một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. ...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Thế giới 2025, năm của những dịch chuyển đan xen, đa chiều, lo âu và hy vọng

Dự báo tình hình thế giới năm 2025 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, trái chiều, đan xen giữa hy vọng và lo âu, quanh các tâm điểm, trên nhiều lĩnh vực. Ẩn sau bề nổi đa chiều đó là gì?

Vingroup phát động chiến dịck “Vì Thủ đô trong xanh” – kêu gọi người dân chung tay giảm phát thải

Ngày 10/01/2025 - Tập đoàn Vingroup cùng các công ty trong hệ sinh thái phát động chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh”, kêu gọi cộng đồng nâng cao nhận thức về môi trường và chung tay giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí tại Thủ đô. Với vai trò tiên phong, Vingroup công bố chương trình hành động quyết liệt và cụ thể các lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là lĩnh vực giao thông đô thị. Ông Nguyễn...

Phương án sáp nhập cơ quan báo chí tại các địa phương ở miền Tây

(NLĐO)- Một số địa phương ở miền Tây Nam Bộ đã có phương án sáp nhập báo và đài, thành lập trung tâm báo chí. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cắt bánh chưng nên dùng lạt hay dao thì tốt hơn?

Cắt bánh chưng bằng lạt là phương pháp truyền thống được ông cha ta xem là chuẩn mực; liệu có nên tránh việc...

Tinh hoa muối tôm Tây Ninh

Tây Ninh, một tỉnh không giáp biển nhưng lại nổi danh với món muối tôm theo một cách vô cùng đặc biệt. Đây...

Cá thính Lập Thạch trong mâm cơm Tết

Cá thính Lập Thạch, món ăn dân dã, mang đậm văn hóa làng quê, là phần không thể thiếu trong mâm cỗ Tết....

Phúc Sinh trên hành trình bền vững cùng nông nghiệp xanh

Phúc Sinh liên tục nhận được tài trợ từ Quỹ đầu tư &Green và Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan, trở...

Sản phẩm OCOP Bạc Liêu đắt hàng ngày Tết

Sản phẩm OCOP không chỉ đảm bảo tiêu chí sạch, an toàn mà còn nổi bật với chất lượng vượt trội, phù hợp với xu hướng tiêu dùng, quà biếu ngày Tết. Sản phẩm OCOP Bạc Liêu đắt hàng dịp Tết. Ảnh: Trọng Linh.  Những năm trước, các giỏ quà Tết thường bao gồm các món truyền thống như bánh, kẹo, mứt, trà... Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các giỏ quà Tết đã có sự thay đổi lớn, đặc biệt là với...

Bài đọc nhiều

Miền Bắc tiếp đà tăng giá

Giá heo hơi hôm nay 18/12/2024 ghi nhận có sự biến động giá tại các tỉnh thành miền Bắc. Còn miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam đi ngang. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (18/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự đà tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội cùng tăng 1.000 đồng/kg. ...

Đồng Yen Nhật duy trì ở mức thấp

Tỷ giá Yen trong nước hôm nay 25/5/2024 Tỷ giá Yen Nhật hôm nay khảo sát vào sáng ngày 25/5/2024 tại các ngân hàng, cụ thể như sau: Tại Vietcombank, tỷ giá Yen Nhật Vietcombank có tỷ giá mua là 157,13 VND/JPY và tỷ giá bán là 166,31 VND/JPY, giảm 0,4 đồng ở chiều mua và giảm 0,42 đồng ở chiều bán. Tại Ngân hàng Vietinbank, tỷ giá Yen giảm 1,01 đồng ở chiều mua và tăng...

Tỷ giá Yen Nhật đà giảm chưa dừng, chờ đợi tín hiệu mới từ BoJ

Tỷ giá Yen trong nước hôm nay 19/3/2024 Tỷ giá Yen Nhật hôm nay khảo sát vào sáng ngày 19/3/2024 tại các ngân hàng, cụ thể như sau: Tại Vietcombank, tỷ giá Yen Nhật Vietcombank có tỷ giá mua là 160,36 VND/JPY và tỷ giá bán là 169,73 VND/JPY, giảm 0,86 đồng ở chiều mua và giảm 0,91 đồng ở chiều bán. Tại Ngân hàng Vietinbank, tỷ giá Yen giảm 0,16 đồng ở chiều mua và chiều...

Đồng Yen Nhật nối tiếp xu hướng giảm trong phiên cuối tuần

Tỷ giá Yen trong nước hôm nay 26/5/2024 Tỷ giá Yen Nhật hôm nay khảo sát vào sáng ngày 26/5/2024 tại các ngân hàng, cụ thể như sau: Tại Vietcombank, tỷ giá Yen Nhật Vietcombank có tỷ giá mua là 157,13 VND/JPY và tỷ giá bán là 166,31 VND/JPY. Tại Ngân hàng Vietinbank, tỷ giá Yen tương đương với mức 158,01 VND/JPY chiều mua và 167,71 VND/JPY chiều bán. Tại Ngân hàng BIDV, tỷ giá Yen Nhật...

Tòa nhà văn phòng xanh ngày càng thu hút khách thuê

Xu hướng khách thuê ngày càng chú trọng đến các yếu tố xanh và bền vững, thể hiện qua việc các tòa nhà chất lượng cao và đạt chứng nhận xanh nhận được sự quan tâm cao. Cuối tháng 6/2024, Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) chính thức khai trương Tòa nhà E.town 6 tại quận Tân Bình (TP.HCM) sau nhiều năm thi công. Dự...

Cùng chuyên mục

Động lực nào cho triển vọng ngành ngân hàng năm 2025?

DNVN - Môi trường kinh doanh, chất lượng tài sản, khả năng sinh lời, bộ đệm rủi ro cùng nguồn vốn và thanh khoản được coi là những động lực chính cho triển vọng tích cực của các ngân hàng Việt Nam trong năm 2025. ...

Kinh doanh bền vững là con đường tất yếu của doanh nghiệp

Đó là khẳng định ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) -...

Bình ổn ngày cận Tết

Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động nhiều. Thị trường lượng ít, các mặt hàng lúa gạo tương đối bình ổn. Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến biến nhiều. Giá gạo các loại và lúa đi ngang so với cuối tuần. ...

Tiêu dùng trong tuần (20/1-26/1/2025): Dưa hấu, bưởi, chuối xanh,… giá ”nhảy múa” dịp Tết 2025

Tiêu dùng trong tuần từ ngày 20/1-26/1/2025, dưa hấu, bưởi, chuối xanh,... giá nhảy múa dịp Tết 2025. Ở chiều ngược lại, sầu riêng giá giảm sâu. ...

Chuyện bây giờ mới kể

Một trong những dấu ấn thành công trong hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 – đó là câu chuyện về lần đầu Việt Nam tổ chức Lễ hội trái cây tại Trung Quốc. Trong những ngày cuối năm bận rộn, chúng tôi có cơ hội được trò chuyện cùng Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú và được ông chia sẻ về một trong những dấu ấn thành công trong hoạt...

Mới nhất

Kinh doanh bền vững là con đường tất yếu của doanh nghiệp

Đó là khẳng định ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công...

Hà Nội sẵn sàng cho màn pháo hoa rực rỡ chào năm mới Ất Tỵ 2025

Kinhtedothi - Vào thời khắc Giao thừa đón chào năm mới Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội sẽ thực hiện nhiệm vụ bắn pháo hoa phục vụ Nhân dân tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Đến nay, công tác chuẩn bị đang diễn ra theo kế hoạch và bảo đảm an...

Liên đoàn Arab cảnh báo về kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza, Ai Cập tỏ thái độ cứng rắn

Liên đoàn Arab ngày 26/1 cảnh báo về "những nỗ lực đánh bật người Palestine khỏi vùng đất của họ", sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất kế hoạch di dời dân cư ở dải Gaza tới Ai Cập và Jordan.

Bình ổn ngày cận Tết

Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động nhiều. Thị trường lượng ít, các mặt hàng lúa gạo tương đối bình ổn. Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến biến nhiều. Giá gạo các loại và...

Mới nhất

Bình ổn ngày cận Tết