Trang chủSự kiệnKỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XVCần làm rõ cơ chế đầu tư cho các thiết chế văn...

Cần làm rõ cơ chế đầu tư cho các thiết chế văn hóa

NDO – Phát biểu tại thảo luận tổ về “Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035”, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý chương trình phải cụ thể hóa từng chương trình, từng dự án, từng đề mục để thực hiện hiệu quả trên thực tiễn; trong đó đặc biệt chú ý đến cơ chế đầu tư các thiết chế văn hóa.

Phát biểu tại thảo luận tổ về “Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035”, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý chương trình phải nêu rõ cơ chế đầu tư các thiết chế văn hóa.
 

Phát biểu tại thảo luận tổ về “Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035”, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý chương trình phải nêu rõ cơ chế đầu tư các thiết chế văn hóa.

Chiều 8/6, phát biểu thảo luận tại Tổ về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình.

Thực hiện các nhiệm vụ, dự án quan trọng, cấp bách về phát triển văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tán thành với sự cần thiết đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Theo Chủ tịch Quốc hội, đây là Chương trình hết sức quan trọng, nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đặc biệt là thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 (vào tháng 12/2021). Tiếp đó, năm 2022, Ban Chấp hành Trung ương đã yêu cầu, nghiên cứu trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xây dựng Chương trình này.

Đồng chí cũng đánh giá rất cao Chương trình đã được Chính phủ, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tích cực, dày công chuẩn bị nội dung. Chương trình đã được hoàn thiện, chỉnh sửa nhiều lần trên cơ sở ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước; ý kiến thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Để bảo đảm tính hiệu quả của Chương trình, Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ một số nội dung cơ bản cần triển khai khi Quốc hội thông qua Chương trình. Theo đó, Chính phủ phải cụ thể hóa từng chương trình, từng dự án, từng đề mục để thực hiện hiệu quả trên thực tiễn.

Cần làm rõ cơ chế đầu tư cho các thiết chế văn hóa ảnh 1
 

Quang cảnh phiên thảo luận tại tổ. (Ảnh: DUY LINH)

Nhắc lại, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh, “Văn hóa còn thì dân tộc còn”; “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc ”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, bao giờ ba vấn đề về kinh tế, xã hội và văn hóa cũng cần đi liền, gắn bó mật thiết với nhau.

Cho rằng, Chương trình có đối tượng, phạm vi rộng với nhiều nội dung khó, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cơ quan trình cần nghiên cứu kỹ lưỡng một số nguyên tắc sau đây trong quá trình rà soát, hoàn thiện.

Thứ nhất, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm thực hiện các nhiệm vụ, dự án quan trọng, cấp bách về phát triển văn hóa, không thay thế toàn bộ các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về phát triển văn hóa.

Thứ hai, cần phân định rõ các nội dung, nhiệm vụ của chi ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển văn hóa trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, chi thường xuyên và nội dung nhiệm vụ chi. Trong đó, các nội dung cần tập trung đầu tư cho Chương trình phải phân định rõ kinh phí đầu tư, nguồn chi,… bảo đảm theo lộ trình từng năm để thực hiện.

Ngoài ra, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình cần phải được xây dựng là có trọng tâm, trọng điểm; không dàn trải; ý tưởng nhiều nhưng cần phải cân đối với khả năng và nguồn lực. Xác định rõ nội dung cần ưu tiên thực hiện trước nhằm tạo ra đột phá trong phát triển văn hóa.

“Vừa qua, Quốc hội đã rất tích cực, tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị để bàn các cơ chế, huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa một cách tốt nhất. Đề thực hiện được, cần có chuyển biến cả về mặt nhận thức; sự vào cuộc của các cấp, các ngành… Chương trình cần có tính kế thừa, không chồng chéo với Chương trình, Đề án đã được phê duyệt và đang triển khai”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Cuối cùng, để thực hiện hiệu quả Chương trình, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, cần phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan theo hướng tinh gọn và có đầu mối; tăng cường phân cấp, phân quyền, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý.

Cần phát huy hiệu quả, làm rõ cơ chế đầu các thiết chế văn hóa

Quan tâm tới vấn đề thiết chế văn hóa, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Chương trình đề ra nhiều chỉ tiêu liên quan đến thiết chế văn hóa. Trong đó, quy định các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, nội dung ở thành phần số 2 đưa ra nhiều loại hình thiết chế văn hóa khác nhau ở cấp quốc gia, cấp cơ sở. Trong khi đó, quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao từ năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 chưa được ban hành.

“Chương trình này phải nằm trong tổng thể quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao của giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045, nhưng hiện nay quy hoạch này lại chưa được ban hành. Do đó, đề nghị Chương trình cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về hệ thống thiết chế văn hóa, bảo đảm phù hợp với quy hoạch đang được xây dựng và tính khả thi”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Cần làm rõ cơ chế đầu tư cho các thiết chế văn hóa ảnh 3
 

Quang cảnh phiên thảo luận tại tổ. (Ảnh: DUY LINH)

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý: Khu vực xã, phường, thị trấn quan tâm xây dựng nhà văn hóa, phát huy được hiệu quả nhà văn hóa, các thiết chế văn hóa trên thực tế. Đồng chí đề nghị, tăng cường công tác quản lý, tu bổ di tích bài bản; khang trang, sạch đẹp…

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị nghiên cứu, làm rõ cơ chế huy động, xây dựng các thiết chế văn hóa. Cùng với đó, nghiên cứu quy định đảm bảo phù hợp, khả thi với nguồn lực thực hiện…

“Chương trình đưa ra chỉ tiêu về trung tâm văn hóa cho tất cả các cấp, tuy nhiên thực tế ở một số địa phương gặp khó khăn nhất là vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa;… Do đó, cần phân vùng trong đầu tư, bảo đảm khả thi trong thực hiện…”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nêu rõ.

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, cần phải có cơ chế về tổ chức bộ máy, con người để bảo đảm cho các thiết kế văn hóa đạt hiệu quả. “Phải tổ chức bộ máy, con người, tập huấn cho cán bộ… để lan toả được những giá trị văn hoá tốt đẹp”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Nhandan.vn

Nguồn:https://nhandan.vn/can-lam-ro-co-che-dau-tu-cho-cac-thiet-che-van-hoa-post813406.html

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà các gia đình chính sách tại thành phố Cần Thơ

Chiều 26/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến thăm, chúc Tết Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ; thăm, chúc Tết và tặng quà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình chính sách tiêu biểu, công nhân lao động và các hộ nghèo trên địa bàn thành phố; thăm, chúc Tết Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ,...

Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà Tết tại Cần Thơ

Kinhtedothi - Chiều 26/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đến thăm, làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ; thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người có công với cách mạng; hộ gia đình khó khăn trên địa bàn TP Cần Thơ. Tham dự buổi trao quà còn có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Đỗ Thanh Bình; Phó Chủ tịch Thường...

Xây dựng nền nông nghiệp bền vững trong cộng đồng Pháp ngữ

Sáng 21/1, tại TP Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. ...

Khai mạc Diễn đàn nghị viện Hợp tác Pháp ngữ

Kinhtedothi - Sáng 21/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Khai mạc Diễn đàn nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. Sự kiện do Quốc hội Việt Nam tổ chức nhân dịp đăng cai Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh nghị viện Pháp ngữ (APF). Phát biểu khai mạc Diễn đàn, thay mặt Quốc hội và Nhân dân Việt Nam, Chủ...

Lan tỏa mạnh mẽ sản phẩm ocop Bạc Liêu

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều gợi mở nhiều giải pháp giúp nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm OCOP của địa phương. Sản phẩm muối tinh và muối hạt Bạc Liêu đang hoàn thành thủ tục đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) công nhận đạt OCOP 5 sao. Thông tin trên không chỉ mang lại niềm vui cho chủ thể sản phẩm OCOP mà còn là nguồn động viên rất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

[Ảnh] Gia đình quây quần, thức xuyên đêm canh nồi bánh chưng Tết

NDO - Những ngày cuối cùng năm cũ, nhiều gia đình ở Hà Nội vẫn giữ truyền thống gói bánh chưng đón Tết. Trên nhiều con phố, ngõ nhỏ, hình ảnh người lớn, trẻ nhỏ quây quần bên bếp lửa, thức xuyên đêm chờ bánh chín. NDO - Những ngày cuối cùng năm cũ, nhiều gia đình ở Hà Nội vẫn giữ truyền thống gói bánh chưng đón Tết. Trên nhiều con...

Chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Chăm sức khỏe người cao tuổi luôn là vấn đề cần quan tâm, nhất là vào những ngày lễ, Tết bởi vào dịp này, người cao tuổi thường lơ là không tuân thủ chế độ ăn uống, uống thuốc đều đặn; thời tiết cũng thay đổi thất thường... Những điều này khiến người cao tuổi phải đối mặt với nhiều nguy cơ tăng nặng tình trạng bệnh lý. Tết năm 2024, cả nhà chị Nguyễn Thị Bằng...

“Không gian chợ Tết xưa” góp phần giữ gìn và lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

NDO - Tối 25/1, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ chức khai mạc "Không gian chợ Tết xưa" nhằm tái hiện nét đẹp và quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tới đông đảo nhân dân và du khách. Tại chương trình, nhân dân...

[Ảnh] Vẻ đẹp ngày xuân “vương quốc tỏi” Lý Sơn

NDO - Vào một ngày đầu năm 2025, từ đỉnh núi Thới Lới thuộc huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), chúng tôi được dịp phóng tầm mắt bao quát xuống huyện đảo. Lý Sơn hiện ra sống động với những vách đá trầm tích hoang sơ, những cánh đồng tỏi xanh mướt căng tràn nhựa sống,... NDO - Vào một ngày đầu năm 2025, từ đỉnh núi Thới Lới thuộc huyện đảo Lý Sơn (tỉnh...

Nhiều điểm tham quan vườn quýt hồng vẫn hút khách

NDO - Những ngày Tết cận kề, nhiều điểm tham quan vườn quýt hồng tại các huyện Lai Vung, Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp vẫn thu hút khá đông du khách. Ngoài chụp ảnh tham quan, du khách còn mua quýt (tự hái) mang về làm quà tặng, trưng Tết. NDO - Những ngày Tết cận kề, nhiều điểm tham quan vườn quýt hồng tại các huyện Lai Vung, Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp vẫn...

Bài đọc nhiều

Quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra cháy nổ

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 19/6, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Chia sẻ quan điểm về nội dung này bên lề kỳ họp, nhiều đại biểu nhấn mạnh, cần phải có quy định cụ thể, rõ ràng hơn trách nhiệm của người đứng đầu...

Quốc hội bàn về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa 2025-2035

Hôm nay, Quốc hội sẽ bàn thảo một số nội dung quan trọng liên quan tới Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật cảnh vệ... Tiếp tục chương trình làm việc đợt 1 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, hôm nay (3/6), Quốc hội bước vào ngày làm việc thứ 12 với nhiều nội dung quan trọng. Trong phiên làm việc buổi sáng, Bộ trưởng Bộ Văn...

Đề xuất hồ sơ lập doanh nghiệp phải công chứng, ngăn chặn rửa tiền, lừa đảo

(VTC News) - Đại biểu Quốc hội cho rằng bắt buộc công chứng hồ sơ thành lập doanh nghiệp sẽ hạn chế tình trạng lạm quyền của người đại diện pháp luật, ngăn chặn rửa tiền. Sáng 25/6, thảo luận về dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), đại biểu Lã Thanh Tân (đoàn Hải Phòng) đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, bổ sung các trường hợp phải công chứng trong hoạt động của doanh nghiệp. Theo đại...

Hợp nhất các quy định về quy hoạch đô thị và nông thôn

Tuần qua, dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn được trình Quốc hội. Nhiều nội dung được cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm về các giải pháp kiểm soát, quản lý, phát triển đô thị và nông thôn để hướng tới phát triển hài hòa, bền vững, gắn kết hiệu quả giữa không gian đô thị và nông thôn.   Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp về dự án Luật Quy...

Quốc hội bổ sung chương trình kỳ họp, quyết định nội dung thuộc thẩm quyền

Quốc hội điều chỉnh chương trình đợt 2, kỳ họp thứ 7, bổ sung thêm nội dung thuộc thẩm quyền và xem xét sửa 4 luật liên quan đến bất động sản, dự thảo nghị quyết về việc giảm thuế giá trị gia tăng. Sáng 17/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua chương trình đợt 2, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15. Đây là lần thứ 3 chương trình được điều chỉnh bổ sung trong kỳ họp...

Cùng chuyên mục

“Điểm danh” 11 luật vừa được Quốc hội thông qua

(Dân trí) - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết. Dantri.vn Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-11-luat-vua-duoc-quoc-hoi-thong-qua-20240701171227909.htm

Những nhân sự được Quốc hội bầu và phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 7

(Dân trí) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội… Nhiều nội dung liên quan công tác nhân sự được điều chỉnh, bổ sung đã hoàn thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Thông tin về kết quả kỳ họp tại buổi họp báo sáng 29/7, Phó Chủ...

Chính thức bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, nhất trí bổ sung thêm 3 đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.   Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, cho phép Hà Nội cắt điện, nước với công trình vi phạm

Với 462/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. Trong đó, đã có nhiều quy định mới để phát triển Hà Nội. Quang cảnh phiên họp sáng 28-6 - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 28-6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025. Bên cạnh đó,...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).     Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012)....

Mới nhất

Lãnh đạo Anh – Mỹ điện đàm, nhất trí sớm đối thoại trực tiếp

Hai nhà lãnh đạo Anh-Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa hai bên trong cuộc điện đàm ngày 26/1.

Ban tổ chức thông tin về sự cố trình diễn drone hỏa thuật

(CLO) Sự cố trong đêm tổng duyệt trình diễn drone hỏa thuật là tình huống đã được đưa ra trong phương án đảm bảo an toàn, không có thiệt hại về...

Bạc duy trì ổn định

Giá bạc hôm nay (27/1/2025), giá bạc trong nước và thế giới ổn định sau phiên giảm trước đó. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc ổn định, niêm yết ở mức 1.148.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.184.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội....

“Kinh đô ẩm thực” Việt Nam

(Tổ Quốc) - Đối với du khách trong và ngoài nước, ẩm thực Huế có sức hấp dẫn đặc biệt. Trên thực tế, nhiều du khách lựa chọn Huế là điểm...

Israel ngăn chặn người dân trở về ở Gaza và Lebanon

(CLO) Hôm Chủ nhật, hàng chục nghìn người Palestine ở phía bắc Gaza và người dân ở phía nam Lebanon đã bày tỏ sự thất vọng sau khi Israel từ chối...

Mới nhất