Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong thúc đẩy thể chế,...

Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong thúc đẩy thể chế, cải thiện kinh doanh


Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà là thành viên cuối cùng tham gia chất vấn và trả lời chất vấn. Về kinh tế, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn để nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong thúc đẩy thể chế, cải thiện kinh doanh, hỗ trợ nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng…

Đặt câu hỏi chất vấn Phó Thủ tướng, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã rất nỗ lực, kiểm soát chặt chẽ lạm phát. Tuy nhiên, áp lực điều hành lạm phát vẫn còn rất lớn, nhất là sắp tới chúng ta sẽ triển khai cải cách tiền lương từ 1/7/2024. Đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng cho biết định hướng công tác điều hành giá trong thời gian tới để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Quan tâm đến vấn đề cải cách thể chế, đại biểu Trần Quang Minh (Quảng Bình) cho biết, ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ, Thủ tướng Chính phủ đã xác định cải cách thể chế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã đạt được những kết quả quan trọng để tháo gỡ rào cản, tạo môi trường, động lực để phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên dư luận cho rằng chưa nhìn thấy cải cách quan trọng nhất là gì và thủ tục hành chính vẫn là cỗ xe ì ạch làm cản trở sự phát triển. Đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng cho biết những điểm nhấn quan trọng nhất mà Chính phủ đã làm được trong thời gian vừa qua cũng như những thứ tự ưu tiên về cải cách thể chế quan trọng nhất cần tập trung trong thời gian tới.

Đại biểu Phan Đức Hiếu (Thái Bình) thì cho biết, suốt thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành đều rất quyết liệt, có nhiều giải pháp để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống kinh tế – xã hội. Theo báo cáo, riêng điều hành kinh tế – xã hội năm 2023, Chính phủ ban hành 45 nghị quyết, riêng Thủ tướng Chính phủ có 35 chỉ thị, đây là những quyết tâm, nỗ lực rất lớn mà rất đáng ghi nhận. Việc tổ chức triển khai thực thi các giải pháp kịp thời, đầy đủ, hiệu quả là yêu cầu cấp bách và rất quan trọng… đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng cho biết việc tổ chức triển khai thực thi các giải pháp đã đề ra có thách thức gì không. Trong thời gian sắp tới làm thế nào để chúng ta khắc phục những thách thức này để đảm bảo thực thi kịp thời, đầy đủ, hiệu quả các giải pháp đã đề ra…

Trả lời câu hỏi của đại biểu Phương Hoa, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng câu hỏi và đặt ra bối cảnh tình hình của đại biểu nêu là hết sức chính xác. Bởi vì trong bối cảnh hiện nay lạm phát liên quan rất nhiều đến vấn đề các mặt hàng thiết yếu. Như đã báo cáo, Việt Nam là một nền kinh tế mở nên chúng ta nhập khẩu khá nhiều các vật tư, nguyên liệu và điều này sẽ phụ thuộc vào thị trường thế giới. Trong khi chúng ta đang thực hiện nhiều gói kích cầu và thực hiện tăng lương, điều này có thể là một nguyên nhân dẫn đến biến động và ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là vấn đề kiểm soát được chỉ số lạm phát như Quốc hội cho phép. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ, các bộ, ngành triển khai rất quyết liệt các giải pháp đồng bộ, thông suốt trong đảm bảo về sản xuất, cung ứng, lưu thông và phân phối để bảo đảm các mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng Chính phủ quản lý và kiểm soát về giá được điều chỉnh bởi một lộ trình phù hợp với thời gian phù hợp.

Vấn đề thứ hai liên quan đến tài khóa, quan hệ hết sức chặt chẽ với chính sách tiền tệ. Vấn đề xử lý biến động giá vàng vừa qua với những giải pháp của Chính phủ cũng nhằm mục đích kiểm soát ổn định về giá trị của đồng tiền. Như vậy, vấn đề các chính sách tiền tệ để đảm bảo các tỷ giá, đảm bảo giá trị của đồng tiền là những chính sách rất quan trọng, đi đôi với các chính sách tài khóa. Cùng với đó, Chính phủ đã thúc đẩy, đưa ra các chính sách để hỗ trợ cho kích cầu tiêu dùng, như các vấn đề du lịch, mua sắm, đồng thời đã có nhiều chính sách để tăng đầu tư khu vực công, các cơ sở hạ tầng thiết yếu để đảm bảo cho sản xuất và cho kinh tế phát triển. Đây là một việc Chính phủ đã làm.

Với vấn đề điều chỉnh nhịp nhàng giữa tăng trưởng kinh tế với phòng, chống lạm phát, điều chỉnh kết hợp một cách hoàn hảo giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh được giá cả. Đặc biệt Việt Nam có lợi thế là một quốc gia các gói giá cả thiết yếu như lương thực, thực phẩm thiết yếu hoàn toàn không có tỷ lệ lớn trong gói về hàng hóa mà chúng ta cần phải làm chủ trong nhập khẩu các nguyên, nhiên vật liệu mà chúng ta không có. Đặc biệt, cần phải tính đến dự báo và những hợp đồng có tính ổn định và dài hạn để kiểm soát tăng giá ở mặt hàng sản xuất này…

Trả lời chất vấn đại biểu Trần Quang Minh Phó Thủ tướng cho rằng, để cải cách thủ tục hành chính việc lớn nhất hiện nay chúng ta đang làm liên quan đến việc kiện toàn lại các cơ quan quản lý, đã giảm được gần như tất cả các tổng cục để giảm các cơ quan trung gian. Khi cắt giảm các cơ quan trung gian thì đương nhiên là cắt giảm bấy nhiêu phần trăm về các thủ tục hành chính, đó là việc lớn nhất mà chúng ta đã làm.

Thứ hai là hiện nay đang tăng cường giải quyết thủ tục trực tuyến và chúng ta đã đề ra mục tiêu là sẽ đảm bảo giải quyết trực tuyến trên cấp độ 4. Từ đó có 2 vấn đề: Một là, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia kết hợp với vấn đề cung cấp các dịch vụ công trực tuyến. Hai là, cải cách tổ chức bộ máy, con người. Đó là 2 về vấn đề lớn nhất.

Ngoài ra, hiện nay các đại biểu Quốc hội cũng đóng góp một phần rất lớn vào cải cách thủ tục hành chính, bởi vì thông qua từng Bộ luật, từng Nghị định, đặc biệt là nghị định và thông tư, Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu rất rõ là phải cắt giảm tuyệt đối các thủ tục trong này và như vậy chúng ta hướng đến một việc nữa là nếu có nhiều bộ thủ tục liên quan một dự án sẽ tích hợp trong một bộ thủ tục thì lúc đấy chúng ta có thể giảm hàng trăm phần trăm các thủ tục.

Trả lời chất vấn đại biểu Phan Đức Hiếu, Phó Thủ tướng cho rằng, việc đại biểu đã quan tâm đến những trách nhiệm, những hoạt động Chính phủ là rất sát, mà có thể còn hơn như thế nếu tính thêm các chỉ đạo, chỉ thị rồi công điện của Thủ tướng.

Hiện nay có 2 nội dung, một là chúng ta sẽ tiếp tục sớm đưa các văn bản pháp lý vào, đó là giải pháp thứ nhất; nội dung thứ hai là liên quan đến tổ chức thực hiện về thể chế, mà liên quan đến trách nhiệm cụ thể, liên quan đến tính cụ thể khi gắn với trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý. Giải pháp thứ ba liên quan đến chống đùn đẩy, tức là phải làm sao để các văn bản pháp luật rõ ràng trách nhiệm và trên cơ sở các văn bản quy định cụ thể trách nhiệm với thủ tục hành chính được quy định rõ ràng thì các vướng mắc, thách thức hiện nay đối với người dân, doanh nghiệp được giải quyết.

“Có nhiều trình tự, thủ tục mà hiện nay Chính phủ đang xem xét để cắt giảm nhưng đồng thời phải tăng cường phân cấp cho các chính quyền địa phương để họ là người sẽ trực tiếp tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm, làm rõ vai trò giám sát ở trung ương và ở địa phương”, Phó Thủ tướng cho hay.

Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, sau 2,5 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV với 04 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng và Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đã có 193 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu (trong đó 162 lượt đại biểu chất vấn 31 lượt đại biểu tranh luận); còn 160 đại biểu đã đăng ký nhưng do hết thời gian, chưa được phát biểu, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội gửi câu hỏi đến Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, các Trưởng ngành để được trả lời bằng văn bản theo quy định. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, các nội dung chất vấn đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, “đúng” và “trúng” những vấn đề cử tri, Nhân dân cả nước và các vị đại biểu Quốc hội quan tâm; tiếp tục khẳng định đây là hình thức giám sát tối cao trực tiếp, hiệu quả của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành tiếp thu tối đa ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, phát huy những kết quả đạt được, tập trung khắc phục kịp thời, đầy đủ, hiệu quả những tồn tại, hạn chế trong từng lĩnh vực, tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn, đồng bộ hơn, toàn diện hơn, hiệu quả hơn các nhiệm vụ đã đề ra trong thời gian tới.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/neu-cao-trach-nhiem-nguoi-dung-dau-trong-thuc-day-the-che-cai-thien-kinh-doanh-152399.html

Cùng chủ đề

Hiếm có tỉnh nào giao thông kết nối tốt như Bình Định

Ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Tham dự hội nghị có Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. ...

Giá heo hơi lên 80.000 đồng/kg, phó thủ tướng chỉ đạo đánh giá thị trường

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu đánh giá tình hình thị trường, đẩy mạnh tái đàn sau phản ánh 'giá heo hơi đang cao nhất 5 năm qua' và 'Việt Nam chi gấp đôi cho thịt heo đông lạnh'. Ngày 27-3, Văn...

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự khánh thành 2 công trình gần 1.800 tỉ ở Bình Định

(NLĐO) – Nhân chuyến công tác tại Bình Định, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã đến dự lễ khánh thành 2 công trình gần 1.800 tỉ đồng vượt tiến độ ở tỉnh này. ...

Tỉnh Khánh Hòa có khu đô thị 10 tỷ USD

(Dân trí) - Khu đô thị mới huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) rộng hơn 10.356ha, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 260.267 tỷ đồng, tương đương hơn 10 tỷ USD. Quyết định 662 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô thị mới Cam Lâm tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa vừa được ký. Theo đó, dự án được thực hiện trên địa bàn huyện Cam Lâm, gồm các xã, thị trấn Cam Đức, Cam Hải Đông,...

Chấp thuận chủ trương đầu tư cảng Long Sơn Mỹ Xuân hơn 2.300 tỷ đồng

Dự án được thực hiện trên diện tích khoảng 41,65ha, đầu tư xây dựng bến cảng tổng hợp Long Sơn Mỹ Xuân tại khu bến cảng Thị Vải, phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dữ liệu – “nguồn tài nguyên mới”để Việt Nam vươn lên mạnh

Trong dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu, dữ liệu đang trở thành “nguồn tài nguyên mới”, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới mô hình phát triển. Đối với Việt Nam, đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là “cơ hội vàng” để bứt phá, xây dựng nền kinh tế tri thức, sáng tạo và có giá trị gia tăng cao.Dữ liệu - “huyết mạch” của nền kinh tế...

Bốn nhóm rào cản “kìm hãm” dòng vốn đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3/2025, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) chính thức công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2024 với chủ đề "Huy động đầu tư cho phát triển bền vững". Dù là vùng sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp chủ lực, nhưng ĐBSCL...

Thành lập Tổ công tác về phát triển Trung tâm tài chính TP. Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 945/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm tài chính (TTTC) TP. Đà Nẵng. Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ và phát triển TTTC quốc tế tại Đà Nẵng, góp phần tạo nền tảng để biến Đà Nẵng trở thành một TTTC khu vực.Tổ công tác do Giám đốc...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp Từ cuối năm 2024 đến cuối tháng 2/2025, giá lúa trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên đến nửa đầu tháng 3/2025, giá gạo xuất khẩu của Việt...

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Giá tiêu ổn định ở vùng đỉnh, tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam...

Bài đọc nhiều

FrieslandCampina chiến thắng giải thưởng ‘Chuỗi giá trị đổi mới bền vững 2024’

ANTD.VN - Vào đầu tháng 11 vừa qua, FrieslandCampina, tập đoàn với di sản trên 150 năm sở hữu thương hiệu Sữa Cô Gái Hà Lan, Friso, Yomost…, vừa được xướng tên ở hạng mục “Chuỗi giá trị đổi mới bền vững 2024 (Sustainovation Value Chain)” trong khuôn khổ giải thưởng Phát triển bền vững do Phòng Thương mại và công nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Singapore tổ chức. ...

Gia đình chủ tịch nhận hơn 160 tỷ đồng cổ tức trong 2 năm

May Sông Hồng dự định ngày thanh toán cổ tức là 22/12. Với 75 triệu cổ phiếu đang lưu hành, số tiền May Sông Hồng dự chi cho đợt trả cổ tức lần này vào khoảng 188 tỷ đồng, tương đương mức trả cổ tức của năm 2022. Đáng chú ý, ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch HĐQT và là cổ đông lớn nhất của May Sông Hồng dự kiến sẽ nhận khoảng 45 tỷ đồng cổ tức bằng tiền mặt...

‘Thủ phủ trái cây’ miền Tây muốn bán thêm đặc sản vào TP HCM

Ngoài trưng bày đặc sản đến lễ 2/9, Tiền Giang - thủ phủ trái cây của miền Tây - mời gọi doanh nghiệp TP HCM tăng liên kết tiêu thụ nông sản. Từ 29/8 đến 2/9, hàng loạt đặc sản từ trái cây đến thực phẩm như sầu riêng, thanh long hay mắm tôm chà, bánh phồng tôm đồng loạt xuất hiện tại "Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP và đặc trưng của Tiền Giang" ở TP...

Lo “chảy máu” ngoại tệ khi lãi suất USD của Việt Nam 0%, Mỹ 5,5%/năm

Sáng 29/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước. Nguồn lực quan trọng từ kiều hối Qua nghiên cứu các báo cáo và tình hình thực tiễn kinh tế - xã hội các tháng đầu năm 2024, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (đoàn Bến Tre) đánh giá với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Chính...

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư trú ẩn vào các cổ phiếu nào?

Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, có thể tìm kiếm nơi “trú ẩn” bằng cách đầu tư vào các công ty hàng đầu, có nội lực để chống chọi được với khủng hoảng. Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào?Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay,...

Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng

Sabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồngSabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Công ty cổ...

Tiết lộ thù lao lãnh đạo loạt ngân hàng, nơi lãi nhất hệ thống trả thu nhập sếp ra sao?

Nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính năm 2024 qua kiểm toán. Báo cáo minh bạch các khoản thù lao, thu nhập lãnh đạo quản lý được nhận năm ngoái. Chủ tịch LPBank không nhận thù lao 2 năm liềnTại LPBank, ông...

Con trai chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bán hết cổ phiếu SSI

Ông Nguyễn Duy Linh - con trai chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng - đã bán ra toàn bộ số cổ phiếu SSI nắm giữ theo hình thức thỏa thuận. Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Duy Linh cho...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. 30/03/2025 21:29 (PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. ...

Mới nhất

Khai quật khảo cổ tại Lạc Câu sẽ mở ra nhiều kỳ vọng

VHO - Từ ngày 9-31.5, Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam sẽ tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu, thôn Lạc Câu, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình (Quảng Nam). Trước đó, ngày 6.5, Bộ VHTTDL đã có quyết định số 1264/QĐ- BVHTTDL cho phép Ban Quản lý Di...

MISA được vinh danh “Thương hiệu tiêu biểu” trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP...

Ngày 11/05/2025, tại Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội (Hanoisme), MISA đã vinh dự...

Hyundai Care Day 2025 – Chuỗi sự kiện chăm sóc xe toàn diện, lan tỏa giá trị nhân văn – Tập đoàn Thành Công

Hà Nội, ngày 09/05/2025 – Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) chính thức khởi động chuỗi sự kiện Hyundai Care Day 2025 tại 10 tỉnh thành trên cả nước, diễn ra từ 18/05/2025 đến 24/08/2025, dự kiến chăm sóc hơn 1.200 xe Hyundai. Hyundai Care Day là chương trình được tổ chức nhằm tri ân khách hàng, giới thiệu...

VIMC tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì – Tổng công ty Hàng...

Chiều ngày 10/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì – phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, ghi nhận những đóng góp quan trọng của VIMC trong...

Mới nhất

Hành trình Mới và Mở