Trang chủNewsKinh tếBiến số nào chờ đợi nhà đầu tư nửa cuối năm?

Biến số nào chờ đợi nhà đầu tư nửa cuối năm?


Sau rất nhiều biến cố xảy ra với thị trường tài chính nửa đầu năm khiến nhà đầu tư chóng mặt, đâu là những biến số đang chờ đợi nhà đầu tư nửa cuối năm? Liệu những biến số này có khả năng dẫn tới đảo chiều chính sách, hay thời điểm sóng gió nhất đã qua?




Không có khả năng đảo chiều chính sách tiền tệ

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần quan sát là diễn biến lãi suất. Lãi suất là giá của vốn, vừa phản ánh mức độ lạm phát, vừa phản ánh khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế (quan hệ cung – cầu tín dụng), vừa phản ánh biến động của tỷ giá hối đoái. Dự báo biến động lãi suất cũng cho phép nhà đầu tư dự báo về biến động của nền kinh tế. Lãi suất cũng là chỉ số quan trọng nhất tác động đến thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu…

Từ đầu tháng 5/2024 đến nay, đã có hơn 20 ngân hàng thương mại cổ phần tăng lãi suất huy động, có ngân hàng tăng lãi suất 4 lần trong vòng 2 tháng qua. Trước đó, trong 3 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng vẫn đua nhau hạ lãi suất huy động. Lãi suất đảo chiều nhanh khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về khả năng chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ xoay chiều.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên nhân khiến lãi suất tăng đến từ 3 yếu tố: lạm phát, tỷ giá, giá vàng. Tuy nhiên, mức tăng lãi suất huy động 2 tháng qua chỉ ở mức độ vừa phải, tạo cảm giác cho người gửi tiết kiệm đỡ thiệt thòi, không hàm ý đảo chiều chính sách tiền tệ. “Nền kinh tế Việt Nam vẫn phục hồi chậm. Vì vậy, giữ mặt bằng lãi suất thấp và ổn định để phục hồi nền kinh tế là rất quan trọng”, TS. Lê Xuân Nghĩa khẳng định.

Trong công văn gửi các tổ chức tín dụng tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục yêu cầu các ngân hàng duy trì mặt bằng lãi suất huy động ổn định, hợp lý, phấn đấu giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay, nhất là cho các động lực tăng trưởng truyền thống, các ngành mới nổi, chuyển đổi xanh, nhà ở xã hội… 

TS. Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng cho rằng, thông thường, lãi suất tăng có thể do 2 nguyên nhân chính: lạm phát tăng, nền kinh tế cần tiền. “Tôi cho rằng, lãi suất tăng hiện nay do nền kinh tế cần tiền, chứ không phải do áp lực lạm phát. Thời gian qua, lãi suất đã giảm sâu, nên nếu có tăng lên 0,5-1%, thì cũng không đáng lo. Lãi suất tăng cho thấy các ngân hàng cần tiền, doanh nghiệp cần vốn để sản xuất – kinh doanh”, ông Hiển nhận định.

Trong báo cáo vừa công bố, Visratings cho rằng, năm nay, NHNN tiếp tục ưu tiên cân bằng giữa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và rủi ro như lạm phát và tỷ giá. Mặt bằng lãi suất vẫn được duy trì ở mức thấp trong cả năm 2024.

Hiện tỷ giá là “mối nguy” lớn nhất với lãi suất, đặc biệt là khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục trì hoãn hạ lãi suất. Tuy vậy, với các động thái gần đây của NHNN (tăng lãi suất trên thị trường mở, bán ngoại tệ ra thị trường…), tỷ giá đã bớt căng thẳng. Chênh lệch giữa lãi suất VND và lãi suất USD được thu hẹp dần đã làm giảm bớt áp lực cho tỷ giá.

Ngoài ra, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, dù lạm phát tại Mỹ vẫn còn cao, song nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, khiến Fed có thể phải cắt giảm lãi suất cuối năm nay. Điều này sẽ góp phần khiến tỷ giá dịu lại.

Phát biểu trước nghị trường Quốc hội mới đây, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng, thời gian qua, tỷ giá chịu nhiều áp lực tăng. Tuy vậy, khả năng Fed có thể điều chỉnh giảm lãi suất vào cuối năm, nên nhiều dự báo cho thấy, tỷ giá vào cuối năm sẽ được hạ nhiệt. Ngoài ra, nguồn ngoại tệ cung ứng vừa qua chủ yếu là để đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu, cho sản xuất trong nước, thì chắc chắn trong thời gian tới, xuất khẩu sẽ hỗ trợ cho cung, cầu ngoại tệ. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng tăng cường mua kỳ hạn, có nghĩa là trong giai đoạn tương lai có thể giảm nhu cầu ngoại tệ.

Lạm phát, tín dụng là hai thách thức lớn nhất 

Theo đánh giá của các chuyên gia, thách thức lớn nhất mà nền kinh đang phải đối mặt là lạm phát có xu hướng tăng lên và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn yếu (tín dụng tăng chậm).

Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước, bình quân 5 tháng đầu năm 2024 tăng 4,03% so với cùng kỳ năm trước.

Phải chú ý tới chính sách kích cung

– Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, người sáng lập, kiêm Giám đốc tư vấn Think Future Consultancy

Năm 2024, cả chính sách tiền tệ lẫn tài khóa đã được nới lỏng tối đa. Lãi suất đã giảm xuống mức thấp nhất 20 năm, còn chính sách tài khóa cũng đã “nới” hết mức về xây dựng cơ bản. Dù vậy, chúng ta vẫn không thể “kích” được tăng trưởng, do thị trường xuất khẩu bị co hẹp, thu nhập của người lao động giảm, dẫn tới cầu tiêu dùng giảm.

Chính vì vậy, muốn kích thích tăng trưởng nền kinh tế, ngoài chính sách kích cầu chính sách tài khóa, tiền tệ thời gian qua, cần phải chú ý tới chính sách kích cung, cụ thể là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Doanh nghiệp là “linh hồn” của nền kinh tế, do đó, Việt Nam cần các chính sách giúp doanh nghiệp Việt Nam chiến thắng trên sân nhà, chiếm được thị phần, để tích lũy đủ tiềm lực phát triển mạnh ra nước ngoài.

Theo Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng, lạm phát đang trở thành rủi ro rất đáng quan ngại. Các yếu tố chính khiến CPI tăng thời gian qua là áp lực từ giá hàng hóa thế giới tăng mạnh, kéo theo giá xăng dầu trong nước, chi phí giao thông, vé máy bay, giá thuê nhà, các chi phí khác cũng tăng theo. Tỷ giá, vàng biến động mạnh cũng tạo tâm lý tăng giá hàng hóa.

Ngoài ra, yếu tố tiền tệ gây ra rủi ro lạm phát, bởi Việt Nam có một thời gian khá dài theo đuổi chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng, nhằm hỗ trợ hồi phục và phát triển kinh tế. “Đề nghị, bên cạnh ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, thì kiểm soát lạm phát cần được đặc biệt coi trọng trong thời gian tới”, đại biểu Hà Sỹ Đồng khuyến nghị.

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, lạm phát là vấn đề cần đặc biệt lưu ý, theo dõi sát để có giải pháp điều hành giá chặt chẽ, thận trọng, kịp thời, hiệu quả. Quan điểm nhất quán là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Mặc dù lạm phát đang gia tăng, song TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, lạm phát tăng ở Việt Nam không đáng ngại. Nguyên nhân là lạm phát tại Việt Nam không phải do tăng cung tiền, mà chủ yếu là do lạm phát chi phí đẩy. Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu nhiều để sản xuất, đồng thời làm tỷ giá hối đoái tăng lên và tỷ giá hối đoái lại khiến chi phí đẩy từ bên ngoài vào tăng lên. 

“Đáng ngại nhất là nền kinh tế rơi vào rủi ro kép: vừa lạm phát, vừa đình đốn. Còn ở nước ta hiện nay, lạm phát chi phí đẩy tăng trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi là không đáng ngại. Chính sách tiền tệ nới lỏng cộng với tỷ giá hối đoái tăng thậm chí còn tác động tích cực tới kích thích xuất khẩu, kích thích phục hồi kinh tế”, TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định.

Một chỉ báo khá quan trọng nữa của nền kinh tế là nhập siêu quay lại trong tháng 5/2024 có thể gây áp lực lên tỷ giá. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng, đây là hiện tượng bình thường của nền kinh tế Việt Nam – một nền kinh tế dựa vào ngoại thương, muốn tăng trưởng thì phải tăng nhập khẩu nguyên vật liệu. Điểm tích cực là cùng với nhập siêu tăng trở lại, thì đơn hàng xuất khẩu cũng đang tăng nhanh. Dự báo, cả năm nay, nền kinh tế vẫn sẽ xuất siêu.

Biến số “khó nhằn” nhất hiện nay có lẽ là tín dụng, phản ánh sức hấp thụ vốn của nền kinh tế cũng như sức khỏe của doanh nghiệp. NHNN đang đặt ra mục tiêu đến hết quý II/2024, tín dụng tăng 5-6%, song tính đến giữa tháng 5/2024 chỉ tăng khoảng 2% so với cuối năm ngoái. 

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, tăng trưởng tín dụng thấp không phải là vấn đề riêng của Việt Nam, mà là xu hướng chung của thế giới, khi các nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp ở nước ta là do sức cầu của thị trường xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa yếu. Trong khi đó, bất động sản – lĩnh vực cần vốn lớn nhất – cũng rất khó khăn.

Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo thúc đẩy đầu tư công, hạ tầng để tác động lan tỏa dòng tiền với doanh nghiệp, từ đó kích hoạt lại dòng tín dụng. Bên cạnh đó, NHNN cũng kiến nghị phải có thêm các giải pháp tăng cường để hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, như bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.





Nguồn: https://baodautu.vn/bien-so-nao-cho-doi-nha-dau-tu-nua-cuoi-nam-d216805.html

Cùng chủ đề

Ngân hàng cung ứng vốn vay thế nào trong năm mới?

(NLĐO) – Ngân hàng không ngừng đổi mới, linh hoạt huy động vốn, tiết giảm chi phí, ổn định lãi suất, góp phần phát triển kinh tế ...

Di sản kinh tế của cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden

Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden rời Nhà Trắng với di sản là nền kinh tế vững mạnh, thị trường việc làm đạt những thành tựu lịch sử, nhưng lạm phát vẫn ở mức cao. Trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Biden, tiêu dùng tại Mỹ sôi động, nền kinh tế tăng trưởng ổn định và không rơi vào suy thoái như dự báo. Các nhà kinh tế cho biết những thành tựu càng ấn...

Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank

NDO - Ngày 17/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank). Chuyển giao bắt buộc các tổ chức tín dụng yếu...

Lạm phát Anh giảm xuống 2,5%

Lạm phát tại Vương quốc Anh giảm xuống 2,5% trong tháng 12 năm 2024, thấp hơn dự đoán, với tốc độ tăng giá lõi cũng tiếp tục chậm lại. Lạm phát tại Vương quốc Anh giảm xuống 2,5% trong tháng 12 năm 2024, thấp hơn dự đoán, với tốc độ tăng giá lõi cũng tiếp tục chậm lại, theo số liệu vừa công bố của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh. Chỉ...

Kinh tế Mỹ có thể không cần đến các cải cách lớn

Chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump có lẽ sẽ thành công nếu duy trì nền kinh tế hiện đang hoạt động rất tốt. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã vận động tranh cử với các lời hứa về áp đặt thuế nhập khẩu cao, hạn chế nghiêm ngặt nhập cư, nới lỏng quy định và thu nhỏ quy mô chính phủ, nhưng nền kinh tế mà ông tiếp quản...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Biến chứng cúm mùa nguy hiểm thế nào?

Thông tin minh tinh Đài Loan (Trung Quốc) Từ Hy Viên qua đời tại Nhật Bản vì biến chứng viêm phổi của bệnh cúm càng làm cho mối quan tâm của người dân với cúm mùa tăng cao. Thông tin minh tinh Đài Loan (Trung Quốc) Từ Hy Viên qua đời tại Nhật Bản vì biến chứng viêm phổi của bệnh cúm càng làm cho mối quan tâm của người dân với cúm mùa tăng cao. ...

Hà Nội sẽ thành lập, mở rộng 15

Nhằm thúc đẩy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thiện hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công từ năm 2021 - 2024, đồng thời thành lập và mở rộng từ 15 - 20 cụm công nghiệp mới. Nhằm thúc đẩy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thiện hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công từ năm 2021...

Đà Nẵng tiếp tục mở bán nhà ở xã hội đầu năm 2025

Dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh tiếp tục có thông báo mở bán số lượng 30 căn nhà ở xã hội đầu năm 2025. Dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh tiếp tục có thông báo mở bán số lượng 30 căn nhà ở xã hội đầu năm 2025. Sở Xây dựng...

Ngành F&B tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình đầy hứa hẹn

Bà Nguyễn Thanh Giang, Tổng giám đốc người Việt đầu tiên của Tetra Pak Việt Nam, có cuộc trò chuyện với Báo Đầu tư để nhìn lại bức tranh ngành thực phẩm và đồ uống trong năm 2024 và chia sẻ các xu hướng tiêu dùng trong tương lai. Tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam: Ngành F&B tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình đầy hứa hẹn Bà Nguyễn Thanh Giang, Tổng giám đốc người Việt đầu...

Một lãnh đạo VPBank tính chi hàng trăm tỷ đồng mua khớp lệnh 30 triệu cổ phiếu VPB

Với giá cổ phiếu VPB đóng cửa ngày 3/2 ở mức 18.500 đồng/cổ phiếu, bà Phạm Thị Nhung - Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Phó tổng giám đốc thường trực của VPBank ước tính cần chi 555 tỷ đồng. Một lãnh đạo VPBank tính chi hàng trăm tỷ đồng mua khớp lệnh 30 triệu cổ phiếu VPBVới giá cổ phiếu VPB đóng cửa ngày 3/2 ở mức 18.500 đồng/cổ phiếu, bà Phạm Thị Nhung - Thành...

Bài đọc nhiều

VN-Index “lấy may” đầu năm, giao dịch tích cực

VN-Index phục hồi tích cực; 4 nhóm ngành tiềm năng năm 2025; Lịch trả cổ tức; Diễn biến trái chiều chuỗi bán lẻ Thế giới Di động; Thị trường chứng khoán "lấy may" đầu năm Ất Tỵ. ...

Giá vàng hôm nay ngày 2/2/2025: Giá vàng gần chạm mốc 90 triệu đồng/lượng, vàng miếng và vàng nhẫn xấp xỉ nhau

Giá vàng hôm nay ngày 2/2 vẫn duy trì mức giá ổn định, dao động trong khoảng 86 - 88 triệu đồng/lượng. ...

Dự báo giá cà phê ngày mai 4/2/2025 khả năng sẽ giảm

Dự báo giá cà phê ngày mai 4/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 4/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 3/2/2025 giá cà phê Robusta vẫn duy trì mức ổn định so với ngày hôm qua, đang dao động từ 5523 – 5718 USD/tấn....

Giá vàng hôm nay 4/2/2025: Thế giới chốt lời, SJC và nhẫn tăng không ngừng

Giá vàng hôm nay 4/2/2025 trên thị trường quốc tế tăng nhẹ do hoạt động chốt lời từ một số nhà đầu tư. Vàng nhẫn tăng kỷ lục 1,5 triệu đồng mỗi lượng, lên 89,5 triệu đồng khi chốt phiên hôm qua trong khi vàng miếng SJC tiến sát 90 triệu đồng/lượng. Giá vàng trên sàn Kitco lúc 20h00 (ngày 3/2, theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.809,3 USD/ounce, tăng 0,38% so với đầu phiên. Giá vàng tương...

Bảo vệ hàng Việt xuất khẩu trước làn sóng phòng vệ thương mại

Bộ Công thương đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại để đảm bảo lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp, cùng đó thúc đỷ Mỹ và các quốc gia công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam. Bảo vệ hàng Việt xuất khẩu trước "làn sóng" phòng vệ thương mạiBộ Công thương đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ việc điều tra phòng...

Cùng chuyên mục

Hoa Kỳ liệu có “soán ngôi” Trung Quốc?

Những năm trở lại đây, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra của Việt Nam, tiếp đến là Hoa Kỳ. Liệu thứ tự này có thay đổi trong năm 2025? Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, quý IV/2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 163 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng đều ở...

Gạo nguyên liệu tăng nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay ngày 4/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều. Thị trường lượng ít, gạo nguyên liệu tăng nhẹ, lúa tươi bình ổn. Giá lúa gạo hôm nay ngày 4/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động. Gạo nguyên liệu các loại nhích nhẹ, mặt hàng lúa tương đối ổn định so với trước Tết. ...

Tập trung phát triển điện hạt nhân

DNVN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá phát triển điện hạt nhân, xây dựng nhà máy điện hạt nhân là vấn đề lớn, đại sự quốc gia, vấn đề khó, nhạy cảm nên cần có sự tập trung, đầu tư công sức, trí tuệ tương xứng, phải huy động cả...

Giá xăng dầu hôm nay 04/02/2025: Chạm đáy 1 tháng

Giá xăng dầu hôm nay 04/02/2025 Giá dầu đóng cửa ở mức thấp nhất trong 1 tháng khi Hoa Kỳ tạm dừng thuế quan đối với Mexico Giá xăng dầu hôm nay ngày 04/02/2025 Ghi nhận trên Oilprice lúc 4h30 ngày 04/02/2025 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 72,43 USD/thùng, giảm 0,18% (tương đương giảm 0,13 USD/thùng). Giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng...

Lãi suất ngân hàng hôm nay 4/2/2025: ‘Ông lớn’ bất ngờ tăng lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng hôm nay 4/2/2025, “ông lớn” bất ngờ tăng lãi suất huy động dù mới chỉ giảm một ngày trước đó. Sau khi giảm 0,2% các kỳ hạn từ 1-5 tháng hôm qua, Techcombank vừa bất ngờ tăng lãi suất trở lại, thêm 0,2%/năm các kỳ hạn từ 1-11 tháng. Techcombank áp dụng lãi suất với 3 mức tiền gửi khác gồm dưới 1 tỷ đồng, từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng, và từ 3 tỷ đồng....

Mới nhất

Công an xác minh, làm rõ tin đồn “thầy giáo THPT quan hệ bất chính khiến 1 nữ sinh mang thai”

Ngày 4/2, nguồn tin Dân Việt cho biết, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận đã có ý kiến phản hồi liên quan đến tin đồn thầy giáo đang...

Cuốn sách mới của Tổng Bí thư Tô Lâm về người Công an cách mạng

Cuốn sách cung cấp nguồn tư liệu phong phú cùng hệ thống luận cứ khoa học chỉ dẫn cho nghiên cứu, phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn, giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

Hoa Kỳ liệu có “soán ngôi” Trung Quốc?

Những năm trở lại đây, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra của Việt Nam, tiếp đến là Hoa Kỳ. Liệu thứ tự này có thay đổi trong năm 2025? Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, quý IV/2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và...

Mới nhất