Trang chủSự kiệnKỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XVNâng cao vị thế, khẳng định vai trò quan trọng của tổ...

Nâng cao vị thế, khẳng định vai trò quan trọng của tổ chức Công đoàn

Chiều 3/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).
Chú thích ảnh
Quang cảnh phiên họp chiều 3/6. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Việc sửa đổi Luật đáp ứng yêu cầu từ việc thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, các chủ trương, nghị quyết của Đảng và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Do Luật Công đoàn được ban hành trước khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua nên có những quy định của Luật Công đoàn chưa hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp. Sau Đại hội XII, XIII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề liên quan đến tổ chức bộ máy, đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp của hệ thống chính trị và hội nhập quốc tế sâu, rộng.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, Quốc hội đã ban hành nhiều luật mới có nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động và tổ chức Công đoàn, như: Luật Việc làm (năm 2013), Luật Bảo hiểm xã hội (năm 2014), Luật Doanh nghiệp (năm 2014), Luật An toàn, vệ sinh lao động (năm 2015), Bộ luật Tố tụng dân sự (năm 2015), Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (năm 2022), Luật Nhà ở (năm 2023)… Đặc biệt, Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua tháng 11/2019 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021), với nhiều nội dung mới về quan hệ lao động, về quyền Công đoàn tại doanh nghiệp, khác biệt so với các quy định của Luật Công đoàn. Do đó, Luật Công đoàn cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với Hiến pháp và hệ thống pháp luật.

Về phạm vi điều chỉnh, bên cạnh quy định về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động như luật hiện hành, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với “người làm việc không có quan hệ lao động trên lãnh thổ Việt Nam” để bảo vệ nhóm yếu thế này. Đồng thời, bổ sung vấn đề gia nhập của “tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp” vào tổ chức Công đoàn Việt Nam; Mối quan hệ phối hợp hoạt động và vấn đề chia sẻ kinh phí công đoàn với tổ chức này; Bổ sung đối tượng áp dụng là tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (đối với việc gia nhập vào Công đoàn Việt Nam và chia sẻ kinh phí công đoàn).

Theo Tờ trình, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy công đoàn, cơ chế quản lý cán bộ công đoàn và tăng cường vai trò của Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh mới. Trong đó, quy định cụ thể hơn hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam theo hướng Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất theo mô hình Công đoàn 4 cấp; mô hình tổ chức Công đoàn các cấp được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại Điều 8 dự thảo luật.

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ:  dự thảo Luật đã cơ bản bảo đảm sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên, các quy định của dự án Luật chủ yếu mang tính nguyên tắc, khái quát về các nội dung xác định tại phạm vi điều chỉnh. Do vậy, Ủy ban Xã hội đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, quán triệt, thể chế hóa các quan điểm của Đảng bằng các quy định cụ thể của dự thảo luật.

Đối với quy định về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn (Điều 5), dự thảo Luật đưa ra 2 phương án: Bổ sung và không bổ sung quyền gia nhập và hoạt động trong tổ chức Công đoàn Việt Nam của người lao động là người nước ngoài làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động trên lãnh thổ Việt Nam.

Ủy ban Xã hội nhận thấy, vấn đề này đã được Quốc hội Khóa XIII thảo luận nhưng chưa được thông qua và tiếp tục được đặt ra trong sửa đổi luật lần này. Để có đầy đủ cơ sở báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định, Ủy ban Xã hội đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, làm rõ bối cảnh tình hình và thực tiễn nhu cầu gia nhập, hoạt động công đoàn của người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam có những thay đổi gì mới so với thời điểm thông qua Luật Công đoàn năm 2012.

Đồng thời, làm rõ sự sẵn sàng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và hệ thống công đoàn khi cho phép người nước ngoài gia nhập và hoạt động công đoàn và làm rõ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về vấn đề này, nhất là các quốc gia có sự tương đồng về chính trị, văn hóa, xã hội với Việt Nam. Tiếp tục giải trình, tiếp thu, làm rõ các nội dung liên quan đến ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức về chính sách này, nhất là của Chính phủ, Bộ Công anBộ Ngoại giao.

“Đây là vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập, tự chủ trong các quyết định của công đoàn, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp trong nội bộ tổ chức Công đoàn. Do vậy, cần đánh giá kỹ lưỡng tác động về mặt an ninh, trật tự và báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền về việc gia nhập Công đoàn Việt Nam của người nước ngoài và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nhấn mạnh.

Về bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn (Điều 27), Ủy ban Xã hội nhận thấy, khoản 2 Điều 176 của Bộ luật Lao động đã quy định, Chính phủ quy định thời gian tối thiểu mà người sử dụng lao động dành cho toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện trên cơ sở số lượng thành viên của tổ chức.

Ủy ban Xã hội đề nghị Cơ quan soạn thảo giải trình thêm về việc quy định nội dung này trong dự thảo luật cũng như lấy ý kiến Chính phủ, các cơ quan theo quy định (dự án luật khi xin ý kiến Chính phủ chưa có nội dung này), đồng thời, nghiên cứu có quy định đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách tại công đoàn cơ sở ở các trường học, khu công nghiệp còn đang vướng mắc để bảo đảm tính khả thi.

Về việc phân định sử dụng kinh phí công đoàn (khoản 2 Điều 30), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết, bên cạnh 2 phương án được Chính phủ trình, thì cũng có ý kiến đề nghị không nên quy định “tỷ lệ cứng” như phương án 2 mà nên quy định theo hướng “tối thiểu 75%” và “tối đa 25%” để bảo đảm linh hoạt trong điều tiết tổng thể của cả hệ thống, tùy theo quy mô của tổ chức công đoàn hoặc theo địa bàn.

Đỗ Bình (TTXVN)
Nguồn:https://baotintuc.vn/chinh-tri/nang-cao-vi-the-khang-dinh-vai-tro-quan-trong-cua-to-chuc-cong-doan-20240603183955275.htm

Cùng chủ đề

Xây dựng, phát triển Quảng Nam trở thành hình mẫu của cả nước

(NLĐO) - Từ một tỉnh nằm trong nhóm nghèo nhất nước, Quảng Nam đã vươn mình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực, có đóng góp cho ngân sách Trung ương. ...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải gặp các lãnh đạo cấp cao của Sri Lanka

(Dân trí) - Trong các cuộc hội kiến, hội đàm với lãnh đạo cấp cao của Sri Lanka, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai nước thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực. Ngày 20/3 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Sri Lanka, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã hội kiến bà Harini Amarasuriya, Thủ tướng Sri Lanka.Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam luôn...

Lý do tăng số lãnh đạo như phó chủ tịch Quốc hội, phó thủ tướng

Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho hay trong bối cảnh hiện nay khi giảm số lượng đầu mối các bộ của Chính phủ, giảm số lượng các ủy ban của Quốc hội thì việc các cơ quan có tăng thêm số lượng lãnh đạo là bình thường. ...

Bộ GTVT trình Chính phủ Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi)

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), tập trung vào các đổi mới mang tính đột phá, tạo hành lang pháp lý phát triển đường sắt. ...

Ban hành các Nghị quyết về nhân sự cấp cao của Quốc hội

(NLĐO)- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các nghị quyết về công tác nhân sự của Quốc hội ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sản phẩm OCOP tưng bừng chào Tết

Với tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, rõ nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã đẹp nên nhiều sản phẩm OCOP của các địa phương trong tỉnh Nghệ An đã được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn để  làm quà biếu, tặng trong dịp Tết Nguyên đán. Đây cũng là mùa vụ quan trọng nhất trong năm đối với nhiều chủ thể OCOP. Nâng tầm giá trị đặc sản địa phương Từ phương thức chế biến truyền...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Chiều 22/1/2025, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đến thăm, làm việc, kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/tong-bi-thu-to-lam-tham-lam-viec-tai-bo-tu-lenh-bo-doi-bien-phong-20250122153352869.htm

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP

Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần 2 năm 2024 (diễn ra từ ngày 28/11-4/12), ngày 28/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP giữa Long An với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Tại hội...

Mai anh đào khoe sắc trên buôn làng người K’Ho ở Lâm Đồng

Những ngày cuối năm, hoa mai anh đào đồng loạt bung nở khoe sắc trên những buôn làng của người K’Ho thuộc huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Nhiều du khách, nhất là các bạn trẻ đã tìm đến tham quan, chụp ảnh với mai anh đào trước kỳ nghỉ Tết cổ truyền sắp tới. Advertisements   X   TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/anh/mai-anh-dao-khoe-sac-tren-buon-lang-nguoi-kho-o-lam-dong-20250121160141206.htm

Bài đọc nhiều

Đề nghị tiếp tục hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết 43

Tiếp tục kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 25/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề đối với việc thực hiện nghị quyết số 43, hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các...

Thông cáo báo chí số 20, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ Hai, ngày 17/6/2024, Quốc hội bắt đầu ngày làm việc đầu tiên của đợt 2, cũng là ngày làm việc thứ mười tám của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, nội dung 1: Quốc hội họp riêng để xem xét, biểu quyết thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Nội dung 2: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch...

Giải pháp nào để phục hồi và hồi sinh các ‘dòng sông chết’?

NDO - Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết thời gian tới sẽ tham mưu với Chính phủ để báo cáo Quốc hội bố trí vốn đầu tư công giai đoạn tiếp theo 2026-2030 để xử lý các dòng sông ô nhiễm nặng hiện nay như sông Đáy, sông Cầu… Sáng 4/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề đầu tiên thuộc lĩnh vực Tài nguyên...

Hà Nội được đặc thù đến mức nào?

Chiều 28.5, tiếp tục kỳ họp 7, Quốc hội khóa XV thảo luận về dự thảo luật Thủ đô sửa đổi. Câu chuyện được bàn chủ yếu vẫn là Hà Nội cần được trao quyền đến đâu, đặc thù đến mức nào để vừa vượt trội, đột phá trong chính sách, tạo động lực cho thủ đô phát triển song vẫn đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Hạn chế tối đa dự án phải chuyển đổi...

Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quốc hội dành cả ngày làm việc ở hội trường thảo luận về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước; bình đẳng giới; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thứ tư, ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ chín của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc...

Cùng chuyên mục

“Điểm danh” 11 luật vừa được Quốc hội thông qua

(Dân trí) - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết. Dantri.vn Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-11-luat-vua-duoc-quoc-hoi-thong-qua-20240701171227909.htm

Những nhân sự được Quốc hội bầu và phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 7

(Dân trí) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội… Nhiều nội dung liên quan công tác nhân sự được điều chỉnh, bổ sung đã hoàn thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Thông tin về kết quả kỳ họp tại buổi họp báo sáng 29/7, Phó Chủ...

Chính thức bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, nhất trí bổ sung thêm 3 đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.   Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, cho phép Hà Nội cắt điện, nước với công trình vi phạm

Với 462/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. Trong đó, đã có nhiều quy định mới để phát triển Hà Nội. Quang cảnh phiên họp sáng 28-6 - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 28-6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025. Bên cạnh đó,...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).     Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012)....

Mới nhất

Ấn Độ đánh giá cao việc hợp tác trùng tu nhóm tháp E, F Mỹ Sơn

VHO - Đến thăm trực tiếp công trường trùng tu nhóm tháp E, F tại khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam đã đánh giá cao sự hợp tác từ phía tỉnh Quảng Nam, các chuyên gia cũng như lực lượng...

Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2025 (VIX50)

Năm 2025 đánh dấu cột mốc quan trọng – lần thứ năm liên tiếp Bảng xếp hạng Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả (VIX50) được Vietnam Report công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đại chúng tiêu biểu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Được triển khai từ năm 2020, Top...

Tinh hoa hội tụ và tiếng vọng văn hóa Việt

VHO - Sáng qua 29.6, tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Sở Văn hóa và Thể thao TP đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia và khai mạc trưng bày chuyên đề Bảo vật Quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP.HCM. Sự kiện đánh dấu cột...

Hòa Phát hỗ trợ xây dựng hơn 1.500 căn, góp sức giúp nhiều địa phương về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột...

Từ cuối năm 2023 đến nay, Tập đoàn Hòa Phát đã đồng hành cùng nhiều địa phương trên cả nước, chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, nhà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách. Cụ thể, Hòa Phát đã dành trên 80 tỷ đồng hỗ trợ nhiều...

KHÁM PHÁ HAI THÁI CỰC CẢM XÚC CỦA QUÝ CÔ HIỆN ĐẠI

Phụ nữ hiện đại là những bản thể đa chiều: vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng, vừa lý trí vừa đầy cảm xúc, vừa theo đuổi sự nghiệp riêng vừa khát khao yêu và được yêu. Và chính từ những đối cực ấy, vẻ đẹp của họ trở nên rực rỡ, bí ẩn và không ngừng truyền cảm...

Mới nhất