Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNuôi cá mú, cá đặc sản thịt ngon ngọt dưới tán rừng...

Nuôi cá mú, cá đặc sản thịt ngon ngọt dưới tán rừng ở Kiên Giang, người ta tranh nhau mua


Nuôi một loài đặc sản thịt ngon ngọt dưới tán rừng ở một nơi của Kiên Giang, bắt hàng tấn, bán đắt tiền- Ảnh 1.

Ao nuôi cá bóng mú (cá bống mú, cá mú, cá song) của nông dân xã Lình Huỳnh (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) dân nuôi dưới tán rừng phòng hộ.

“Với hơn 2 ha mặt nước nuôi, tôi thả từ 2.000 – 5.000 con cá giống mỗi đợt và cho thu hoạch khoảng 2-3 tấn cá mỗi năm. Nhờ nguồn thức ăn chủ yếu từ tự nhiên kết hợp với cho ăn dặm một ít thức ăn là cá phân (cá biển tạp loại nhỏ) nên lợi nhuận cao hơn so với nuôi công nghiệp, mỗi năm gia đình tôi lời khoảng 200 – 300 triệu đồng”, ông Khanh chia sẻ.

Ông Danh Trung, xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) cho biết, gia đình trước đây thuộc diện hộ Khmer nghèo, đời sống khá khó khăn. 

Đến năm 2013, được chính quyền địa phương xem xét và tư vấn vào khu vực rừng phòng hộ nhận khoán đất rừng để chăm sóc, bảo vệ rừng, vừa nuôi trồng thủy sản để phát triển kinh tế. 

Theo ông Trung, khoảng 3 năm đầu do chưa có kinh nghiệm nên gia đình chỉ khai thác nguồn tôm, cá tự nhiên có sẵn trong vuông nên mỗi năm thu nhập chỉ khoảng 30 – 50 triệu đồng.

“Đến năm 2016, sau khi tìm hiểu một số mô hình nuôi trồng thủy sản, tôi mua cua giống và tôm sú giống về vèo khoảng 1 tháng rồi thả vào vuông, đồng thời sử dụng men vi sinh cải tạo nguồn nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong vuông. 

Nhờ đó, với 3 ha đất rừng giao khoán, mỗi năm gia đình tôi thu hoạch hơn 1 tấn tôm, cua, cá; lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng; gia đình cũng thoát nghèo và lo cho 2 con đi học được đủ đầy hơn”, ông Trung chia sẻ.

Nuôi một loài đặc sản thịt ngon ngọt dưới tán rừng ở một nơi của Kiên Giang, bắt hàng tấn, bán đắt tiền- Ảnh 2.

Nông dân tham quan mô hình nuôi cá bóng mú (cá mú, cá bống mú, cá song) của hộ ông Trần Duy Khanh tại xã Lình Huỳnh (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang).

Gắn bó hơn 20 năm với nghề nuôi thủy sản trong rừng phòng hộ, ông Võ Văn Thu, xã Lình Huỳnh cho biết, với diện tích khoảng 5 ha nuôi tôm và cá tự nhiên gồm: tôm sú, cá đói, cá ngát, cá nâu mỗi năm thu nhập từ 200 – 300 triệu đồng. 

Gần đây, để tăng hiệu quả kinh tế, ông Thu thả thêm tôm sú giống, cua biển, đồng thời sử dụng men vi sinh cải tạo nguồn nước, tạo tảo để làm thức ăn cho các loài thủy sản. Bên cạnh chăm lo phát triển kinh tế, ông Thu cũng thường xuyên thăm rừng để đề phòng lâm tặc vào khai thác cây rừng.

“Trước khi nhận đất rừng, các chủ rừng đều mưu sinh chủ yếu từ nguồn thủy hải sản tự nhiên, nhưng tôm cá rồi cũng giảm dần, đời sống các chủ rừng ngày khó khăn nên cây rừng cũng bị tàn phá. Nhờ chủ trương cho khai thác 30% diện tích nuôi trồng thủy sản mà đời sống người dân ở đây khấm khá hơn trước và cũng không còn xảy ra các vụ khai thác trái phép cây rừng như trước đây”, ông Thu cho hay.

Theo ông Lê Văn Giàu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòn Đất, rừng phòng hộ của huyện khoảng 6.500 ha. 

Có 3 xã phát triển mạnh các mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng gồm Thổ Sơn, Lình Huỳnh, Bình Sơn với các loài như tôm sú, tôm thẻ, cua biển, sò huyết và các loài cá. 

Những năm qua, đơn vị tổ chức trình diễn một số mô hình nuôi thủy sản do tỉnh đầu tư để các hộ dân tham khảo, đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật lấy nước vào vuông nuôi, chọn con giống, chăm sóc thủy sản cho nông dân.

Ông Giàu đánh giá, các loài thủy sản được nuôi dưới tán rừng phòng hộ theo hướng an toàn sinh học, không sử dụng thức ăn và thuốc hóa học nên chất lượng thịt ngon hơn so với các mô hình nuôi theo hình thức công nghiệp hoặc bán công nghiệp. 

Hướng sắp tới, huyện phối hợp với các ngành liên quan, doanh nghiệp liên kết sản xuất nuôi trồng thủy sản theo quy trình VietGAP để nâng cao giá trị các loài vật nuôi và tăng thu nhập cho nông dân.

Nuôi một loài đặc sản thịt ngon ngọt dưới tán rừng ở một nơi của Kiên Giang, bắt hàng tấn, bán đắt tiền- Ảnh 3.

Ông Trần Duy Khanh, xã Lình Huỳnh (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) nuôi cá bóng mú dưới tán rừng phòng hộ cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha.

Cũng là huyện có diện tích rừng phòng hộ ven biển khá lớn ở Kiên Giang, trên địa bàn huyện An Biên những năm gần đây khá đa dạng các mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng phòng hộ.

Ông Lê Văn Thuận, xã Nam Thái A, huyện An Biên (Kiên Giang) cho biết, trước đây gia đình nuôi kết hợp tôm- cua biển trong khu vực phòng hộ, nhưng những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu nên hiệu quả kinh tế của mô hình ngày càng giảm nên đến năm 2020 ông cùng một số nông dân địa phương tìm đến một số mô hình khác để chuyển đổi sản xuất.

Vào thời điểm đó, ông Thuận cùng một số nông dân trong xã được hỗ trợ từ Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, ông và một số hộ dân đã chuyển sang nuôi sò huyết dưới tán rừng. 

Tham gia dự án, nông dân được hỗ trợ 50% tiền con giống, chế phẩm sinh học, dụng cụ đo môi trường, được tập huấn kỹ thuật chọn con giống, xử lý nguồn nước nên mô hình đạt hiệu quả cao.

“Qua hơn 3 năm nuôi sò huyết cho thấy lợi nhuận mang lại tăng khoảng 3 lần so với nuôi tôm, cua biển. Hiện tại, sò huyết cỡ lớn khoảng 80 con/kg hiện có giá 140.000 đồng/kg; loại vừa từ 100 con/kg bán giá 90.000 đồng/kg. Sò huyết nuôi từ 10 – 12 tháng là thu hoạch và lợi nhuận trung bình của gia đình tôi khoảng 100 triệu đồng/ha/vụ”, ông Thuận cho hay.

Theo ông Trang Minh Tú, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Biên, rừng phòng hộ ven biển thuộc địa bàn huyện An Minh và An Biên có chiều dài 60 km, với diện tích trên 4.000 ha có điều kiện tự nhiên thích hợp nuôi các loài thủy sản như: tôm sú, tôm thẻ, cua, cá biển và nuôi sò huyết.

Cùng với các mô hình nuôi thủy sản truyền thống, khoảng 5 năm nay nhiều hộ nhận khoán đất rừng đẩy mạnh phát triển mô hình nuôi sò huyết mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 2-3 lần so với trước đây. Huyện hiện có hơn 5.000 ha nuôi sò huyết, bao gồm cả diện tích trong rừng phòng hộ ven biển. Năm 2023, sản lượng thủy sản ở khu vực rừng phòng hộ hơn 50.000 tấn, sò huyết trên 16.000 tấn.

“Bên cạnh mang lại lợi nhuận từ 50-60 triệu đồng/ha, các mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng phòng hộ, nhất là nuôi sò huyết còn tạo việc làm cho hàng trăm người dân ở địa phương với nguồn thu nhập ổn định từ 8 – 9 triệu đồng/tháng. Đặc biệt là người dân đã thấy được lợi ích, hiệu quả của việc bảo vệ rừng kết hợp với nuôi trồng thủy sản, góp phần cùng địa phương bảo vệ rừng phòng hộ”, ông Tú cho biết thêm.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, năm 2011 tỉnh ban hành quy định về trồng, bảo vệ rừng và sử dụng rừng phòng hộ ven biển và đến nay đã giao khoán cho hơn 1.900 hộ dân thực hiện trồng rừng và khai thác diện tích mặt nước nuôi thủy sản.

Nuôi một loài đặc sản thịt ngon ngọt dưới tán rừng ở một nơi của Kiên Giang, bắt hàng tấn, bán đắt tiền- Ảnh 4.

Rừng phòng hộ ven biển xã Lình Huỳnh (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang).

Thời gian đầu một số hộ dân nhận giao khoán đất rừng chưa ý thức nhiều trong bảo vệ rừng. Sau đó, nhờ các ngành liên quan và chính quyền địa phương, đặc biệt là cán bộ kiểm lâm, ban quản lý rừng đẩy mạnh tuyên truyền giúp người dân nắm rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng. Cùng đó, một số mô hình nuôi trồng thủy sản, nuôi dê cũng được tổ chức nhân rộng để giúp tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân.

Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, việc quản lý rừng thời gian qua được triển khai tích cực, hạn chế các đối tượng lâm tặc và một số người dân chặt phá rừng làm củi, đốt than. Các mô hình kinh tế dưới tán rừng phòng hộ thực sự phát huy hiệu quả, giúp cải thiện sinh kế cho người dân, nhất là đối với hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số ven biển.

“Để phát triển bền vững mô hình thủy sản dưới tán rừng, tỉnh tập trung tuyên truyền, vận động người dân tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác xã để liên kết sản xuất để tạo đầu ra ổn định; quan tâm đầu tư, triển khai những chương trình, dự án hỗ trợ người dân tham gia, tiếp cận các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất và nuôi trồng thủy sản, kết hợp phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng. 

Cùng đó, ngành nông nghiệp tỉnh tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc làm tốt quan trắc môi trường, kiểm tra chất lượng nguồn nước, con giống đảm bảo cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản của người dân”, ông Toàn nhấn mạnh.





Nguồn: https://danviet.vn/nuoi-ca-mu-ca-dac-san-thit-ngon-ngot-duoi-tan-rung-o-kien-giang-nguoi-ta-tranh-nhau-mua-20240601002855188.htm

Cùng chủ đề

Xôn xao clip cô giáo dùng tay và đồ vật tác động lên người các bé mầm non

(NLĐO)- Cộng đồng mạng ở Phú Quốc xôn xao trước những clip cô giáo của một trường mầm non dùng tay và đồ vật tác động lên người các bé trong giờ học. ...

Ngân hàng ưu tiên nguồn vốn cho doanh nghiệp mua lúa đông xuân

Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định các tổ chức tín dụng ưu tiên nguồn vốn cho doanh nghiệp vay vốn thu mua lúa đông xuân. Về lâu dài, các ngân hàng sẽ cho vay theo chuỗi giá trị lúa gạo như đề án 1 triệu ha lúa. ...

Xây dựng công trình phục vụ APEC 2027 tại Phú Quốc phải tính “mục tiêu kép”

(NLĐO)- Việc đầu tư các công trình tại Phú Quốc phải theo mục tiêu kép, vừa phục vụ hội nghị APEC, vừa gắn với sự phát triển chung của Kiên Giang và Phú Quốc ...

Ban Phụ nữ Quân đội kiểm tra công tác giáo dục mầm non tại Vùng 5 Hải quân

Ngày 25/2, tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đoàn công tác Ban Phụ nữ Quân đội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, do Đại tá Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng ban Phụ nữ...

Thời hạn cuối cùng phải phá dỡ khu du lịch không phép ở Phú Quốc

(NLĐO)- Hôm nay là thời hạn cuối cùng phải phá dỡ khu du lịch xây dựng không phép ở Phú Quốc nhưng mọi hoạt động ở đây vẫn diễn ra bình thường. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Festival Hue 2024, a grand and spectacular international arts week

Over its 24-year history, the Huế Festival has achieved significant milestones, steadily establishing its national and worldwide reputation. It has contributed to stimulating tourism, preserving culture, and fostering socio-economic development in Thua Thien Hue province. Striving to become a national and international Festival city According to Mr. Nguyễn Thanh Binh, Vice Chairman of the Provincial People's Committee of Thua Thien Hue, Head of the Organizing Committee, in the effort to become a nationally and internationally recognized Festival city, the Hue Festival...

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng “danh thơm nức tiếng” và lan tỏa mạnh mẽ

Tối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu sự kiện.

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Nhóm Westlife tổ chức thêm một đêm diễn tại Việt Nam

Trước những phản hồi tích cực từ người hâm mộ, Ban tổ chức đã trao đổi cùng đại diện nhóm nhạc Westlife và đã đạt được thỏa thuận bổ sung thêm một đêm diễn vào ngày 21/11.Bà Đỗ Thu Giang, đại diện AMO - đơn vị tổ chức đêm diễn của Westlife tại Việt Nam chia sẻ: “Đây không chỉ là thử thách, mà còn là niềm hạnh phúc, khi chúng tôi thấy sự phấn khích và yêu...

Gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phản hồi về lời xin lỗi của Mỹ Linh

Sáng 25/1, chia sẻ với VTC News, bà Trịnh Vĩnh Trinh -  em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn xác nhận ca sĩ Mỹ Linh đã liên lạc với bà để gửi lời xin lỗi chân thành đến gia đình.Ngoài ra, đơn vị sản xuất chương trình Chị đẹp đạp gió rẽ sóng cũng đã liên hệ và gửi email với nội dung “Lời xin lỗi sâu sắc tới cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và gia...

Cùng chuyên mục

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Vì sao nhiều Gen Z thà ‘ăn bám bố mẹ’ cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 đã không còn là chuyện hiển nhiên và lựa chọn duy nhất. ...

Quảng Bình ký kết hợp tác với Sun Group

(NADS) - Ngày 15/4, tại TP. Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) có buổi làm việc và ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển”. Đây được xem là cột mốc quan trọng, mở ra giai đoạn mới cho tiến trình phát triển kinh tế - du lịch bền vững của tỉnh Quảng Bình. ...

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Mới nhất

Từ “người mới” đến thương hiệu hàng đầu

Tối 10/4/2025, gần 200 đại lý tiêu biểu đến từ miền Bắc và miền Trung hội tụ tại Ninh Bình trong không khí trang trọng của Hội nghị tri ân khách hàng Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi (TACN) Hòa Phát Hưng Yên. Đánh dấu một thập kỷ gia nhập thị trường, Hòa Phát đã nhanh chóng...

Tủ lạnh Funiki – Giải pháp tối ưu dành cho căn hộ cho thuê

Với lợi thế về giá, độ bền và dịch vụ hậu mãi, tủ lạnh Funiki đang trở thành lựa chọn đáng cân nhắc cho các chủ đầu tư căn hộ dịch vụ và chung cư mini nhằm tối ưu hiệu quả vận hành dài hạn. Tủ lạnh là đồ dùng thiết yếu trong căn hộ cho thuê. Tuy nhiên,...

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý 1, tăng 25%

Quý 1/2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,66 triệu tấn thép thô, tăng 25% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao, thép xây dựng và phôi thép đạt 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với quý 1/2024. Sản lượng sản xuất và bán hàng quý 1/2025 tăng trưởng...

Những bước đi mạnh mẽ của Cảng Hải Phòng trên hành trình hội nhập quốc tế – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Việc bắt tay cùng tập đoàn vận tải biển hàng đầu thế giới MSC để triển khai các tuyến vận tải thương mại tại cụm cảng nước sâu Lạch Huyện cho thấy Cảng Hải Phòng đang có những bước tiến dài hướng ra thị trường toàn cầu. Chiều 16/4, tàu container mang tên MSC MAKALU III thuộc tuyến vận...

KỲ VỌNG KCN DỐC ĐÁ TRẮNG – DẤU MỐC MỚI CHO KHU KINH TẾ VÂN PHONG – Tổng công ty Viglacera

“Kỳ vọng vào KCN Dốc Đá Trắng”, “KCN Dốc Đá Trắng: Phát huy lợi thế phát triển kinh tế - xã hội Khánh Hòa”, “Sắp có dự án khu công nghiệp hơn 1.807 tỷ đồng tại Khu kinh tế Vân Phong”, là nhan đề chính của hàng loạt bài báo của các cơ quan báo chí trung ương...

Mới nhất