Trang chủNewsChính trịĐBQH băn khoăn về số kiến nghị cử tri được giải quyết...

ĐBQH băn khoăn về số kiến nghị cử tri được giải quyết chỉ đạt 4,3%


z5489786261400_d1f47005fda3bf723794842236fdada6.jpg
Ông Bùi Văn Cường báo cáo dự kiến chương trình tại phiên thảo luận (Ảnh: Quang Vinh)

Ngày 30/5, Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025. Báo cáo về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, năm 2025 là năm cuối của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, là năm các địa phương sẽ tiến hành tổ chức Đại hội đại biểu Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 và là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại khác của đất nước.

Đồng thời, năm 2025 cũng là năm cuối nhiệm kỳ, theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề trong cả nhiệm kỳ.

Căn cứ quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, đặc điểm tình hình năm 2025 và đề xuất của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến nội dung Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025 như trong dự thảo Nghị quyết đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.

Trong đó, đối với giám sát chuyên đề, sau khi cân nhắc nhiều mặt và theo thông lệ của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV, để tạo điều kiện cho các cơ quan tập trung triển khai các nhiệm vụ nêu trên và các nhiệm vụ lập pháp theo kế hoạch; đồng thời, để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của chương trình giám sát năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định giám sát tối cao 1 chuyên đề tại Kỳ họp thứ 10 và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát 1 chuyên đề tại Phiên họp tháng 8/2025.

Theo đó, trên cơ sở đề xuất của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp theo 10 nhóm theo lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Đồng thời căn cứ vào tiêu chí lựa chọn cũng như qua nghiên cứu kiến nghị của cử tri, điểm báo và qua rà soát các nội dung đã thực hiện, cân đối các lĩnh vực và từ tình hình thực tiễn, đã tiến hành lựa chọn các chuyên đề giám sát theo quy trình chặt chẽ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 2 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 1 chuyên đề để giám sát tối cao.

Cụ thể, Chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành (dự kiến giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì tham mưu về nội dung).

Chuyên đề 2: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao (dự kiến giao Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì tham mưu về nội dung).

z5489787368421_d622da9b1ecbb6a08871b85d963b3b6a.jpg
Ông Phạm Đình Thanh phát biểu (Ảnh: Quang Vinh)

ĐB Phạm Đình Thanh (Đoàn Kon Tum) băn khoăn và đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội quan tâm giám sát kết quả việc trả lời kiến nghị cử tri. Qua báo cáo kết quả giám sát thấy tỷ lệ kiến nghị cử tri gửi tới kỳ họp thứ 6 được trả lời đạt 99,7%. Nhưng số kiến nghị được giải quyết đạt 4,3%. Nội dung trả lời kiến nghị của cử tri được tổng hợp báo cáo chủ yếu là đã được cơ quan Nhà nước giải trình, cung cấp thông tin.

Từ đó theo ông Thanh, số liệu này rất cần được giám sát và làm rõ. Nội dung kiến nghị nào cần giải trình cung cấp thông tin, nội dung kiến nghị nào thì cơ quan Nhà nước phải giải quyết, trả lời đúng theo thẩm quyền và trách nhiệm của mình.

Về chương trình giám sát năm 2025, ông Thanh lựa chọn Chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành để thực hiện giám sát tối cao trong năm 2025.

Cũng chọn Chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành, ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) cho rằng, đây là vấn đề cần thiết phải giám sát tối cao. Bởi ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng và được đông đảo cử tri hết sức quan tâm. Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước nói riêng đã được nhiều ĐBQH đề cập đến. Trên thực tế việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường đang có nhiều khó khăn. Đưa nội dung trên vào giám sát là đúng thời điểm và trúng vấn đề nóng.

Bà Nga đề nghị năm 2025 Quốc hội tiếp tục xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và giám sát chuyên đề để đánhg giá sự chuyển biến sau chất vấn và giám sát chuyên đề. Đây là hình thức tái giám sát hiệu quả cao và là cơ sở cho các ĐBQH đánh giá việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát, về chất vấn, và các lời hứa của các thành viên Chính phủ.

ĐB Lê Thanh Hoàn (Đoàn Thanh Hoá) cũng chọn Chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành.



Nguồn: https://daidoanket.vn/dbqh-ban-khoan-ve-so-kien-nghi-cu-tri-duoc-giai-quyet-chi-dat-4-3-10282111.html

Cùng chủ đề

Bộ Y tế đề xuất tăng tiền phụ cấp cho cán bộ y tế

Nguồn: https://tuoitre.vn/bo-y-te-de-xuat-tang-tien-phu-cap-cho-can-bo-y-te-20240805175813149.htm

Hà Nội nói gì về Dự án Bệnh viện nghìn tỷ bỏ hoang tại Long Biên?

Cử tri Hà Nội mới đây đã phản ánh việc Dự án Xây dựng Bệnh viện Ung bướu Hà Nội (diện tích 11.365 m2) tại phường Bồ Đề, quận Long Biên triển khai từ năm 2010 đến nay vẫn bị bỏ hoang. Theo đó, cử tri đề nghị Thành phố xem xét, đánh giá lại sự phù hợp của việc xây dựng bệnh viện tại vị trí này, đồng thời nghiên cứu phương án chuyển mục đích sử...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trình Quốc hội thí điểm cơ chế đặc biệt phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí...

Chiều 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. ...

Tổ chức lại hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát sau khi chấm dứt hoạt động của Công an huyện

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết, sau khi hoạt động của Công an huyện được chấm dứt thì hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát ra sao?, việc này sẽ phải báo cáo với cấp có thẩm quyền để tổ chức lại hoạt động của các cơ quan. ...

Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Nghệ An có 8 trưởng, phó ban

Sau hợp nhất, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy Nghệ An có 8 trưởng, phó ban. Ngày 13/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức hội nghị công bố các quyết định về...

Chủ tịch Mặt trận tỉnh Quảng Bình được điều động giữ chức Bí thư Thành uỷ Đồng Hới

Bà Phạm Thị Hân, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh được điều động, phân công, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy Đồng Hới, nhiệm kỳ 2020-2025. Phát biểu nhận...

Trường phổ thông đồng loạt dừng dạy thêm trước ngày 14/2

Trước khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GDĐT có hiệu lực, các trường phổ thông trên địa bàn TP Hà Nội đã đồng loạt dừng dạy thêm, dạy học tăng cường trong nhà trường. ...

Bài đọc nhiều

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam

Các chuyên gia, nhà quản lý ở Lào khẳng định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam trở thành người chủ của đất nước, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong suốt 95 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa nhân...

Phó chủ tịch Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên được điều động làm Phó bí thư Thành ủy Cần Thơ

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên, được Ban Bí thư điều động, chỉ định giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020-2025. Chiều ngày 10/2, Thành ủy Cần Thơ tổ...

Thủ tướng chủ trì hội nghị với các ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị lấy đòn bẩy ngân hàng để phát huy, khai thác tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tạo động lực, xung lực phát triển đất nước. Từ đầu...

34 cán bộ thuộc diện Thành uỷ quản lý tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi

Chiều 11/2, Thành uỷ Hải Phòng tổ chức hội nghị xem xét, quyết định một số nội dung liên quan đến đề án về sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Tại hội nghị, Thành uỷ Hải Phòng nhất trí thông...

Chuyển giao công nghệ lõi để “xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái”

Chiều 11/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ai làm...

Cùng chuyên mục

Trình Quốc hội thí điểm cơ chế đặc biệt phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí...

Chiều 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. ...

Tổ chức lại hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát sau khi chấm dứt hoạt động của Công an huyện

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết, sau khi hoạt động của Công an huyện được chấm dứt thì hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát ra sao?, việc này sẽ phải báo cáo với cấp có thẩm quyền để tổ chức lại hoạt động của các cơ quan. ...

Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Nghệ An có 8 trưởng, phó ban

Sau hợp nhất, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy Nghệ An có 8 trưởng, phó ban. Ngày 13/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức hội nghị công bố các quyết định về...

‘Thời cơ vàng’ để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy

Nhấn mạnh thời điểm này là “thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, khả năng lãnh đạo, tầm nhìn dài hạn, khả năng thích ứng, ưu tiên chiến lược và sự đổi mới của chính quyền, của Chính phủ là những tiêu chí để đánh giá hiệu năng và kết quả của bộ máy. ...

Tinh gọn bộ máy để khơi thông nguồn lực đầu tư

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho rằng: "Làm sao chúng ta có bộ máy tinh gọn hơn, hiệu lực hiệu quả hơn và tiền nhân dân đóng góp để nuôi bộ máy ít nhất có thể, còn lại dành tiền cho việc phát triển kinh tế xã hội để cải thiện đời sống cho người dân". ...

Mới nhất

Đề xuất áp dụng mô hình trường THCS trong Trường THPT chuyên Chu Văn An

Đây là chia sẻ của ông Trần Thế Cương, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tại lễ công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An sáng 13-2. ...

Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của...

(MPI) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 22/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12/8/2023. ...

Độc dịp Valentine: nhẫn chỉ mua 1 lần, uống trà sữa được tặng sổ chứng nhận tình yêu

Không chỉ 'đua' tung khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn dành cho các cặp đôi dịp Valentine, nhiều thương hiệu năm nay còn sáng tạo những ý tưởng kinh doanh độc đáo, mang đến trải nghiệm bất ngờ cho khách hàng. ...

Cổ phiếu khoáng sản hút dòng tiền, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 13/2, sự thận trọng của nhà đầu tư khiến thị trường giao dịch khá ảm đạm. VN-Index phục hồi và giữ được đà tăng điểm đến hết phiên là nhờ sự trợ giúp của cổ phiếu VHM và nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu khoáng sản...

Điều gì xảy ra khi bạn uống nước thì là và nghệ tươi hàng ngày?

Tại sao nên kết hợp thì là và nghệ? Ủ hạt thì là với nghệ tươi hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, tiêu hóa và khả năng miễn dịch, đồng thời giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe tổng thể. Thì là và nghệ hỗ trợ giảm cân bằng cách tăng cường trao đổi chất và...

Mới nhất