Trang chủKinh tếNông nghiệpBa giải pháp cho ngành chăn nuôi

Ba giải pháp cho ngành chăn nuôi


Ngành chăn nuôi Việt Nam đang có những bước phục hồi tích cực sau những khó khăn trong vài năm qua. Để duy trì đà tăng trưởng này trong năm 2024, ngành chăn nuôi cần tập trung vào ba giải pháp chủ chốt nhằm đối phó với các thách thức và tận dụng cơ hội phát triển.

Bốn hiệp hội chăn nuôi kiến nghị bãi bỏ nhiều quy định gây lãng phí Giá thịt lợn tăng, tín dụng chảy vào chăn nuôi
Ba giải pháp cho ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi được kỳ vọng sẽ hồi phục trở lại

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành chăn nuôi trong quý I/2024 đã ghi nhận những con số tăng trưởng khá ổn định. Tổng sản lượng thịt hơi các loại trong giai đoạn này ước đạt trên 2 triệu tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, chăn nuôi lợn vẫn là hoạt động chủ lực, chiếm 64% tổng sản lượng các loại vật nuôi được sản xuất trong nước.

Không chỉ phía sản xuất, giá thành đầu ra cũng hồi phục mạnh trong 4 tháng đầu năm. Ghi nhận trong sáng ngày hôm nay (29/5), giá lợn hơi xuất chuồng đã chạm ngưỡng 70.000 đồng/kg, mức cao nhất trong 5 năm qua. Diễn biến tăng giá mạnh, đặc biệt là trong giai đoạn tháng 4 hàng năm là hiện tượng hiếm thấy bởi nhu cầu tiêu thụ thường giảm vào mùa hè.

Ba giải pháp cho ngành chăn nuôi

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), nguồn cung lợn hơi nội địa vẫn đang ở mức thấp, sau đợt dịch tả heo châu Phi (ASF) và lượng nhập khẩu giảm do chênh lệch với giá lợn từ Campuchia và Thái Lan thu hẹp. Trong khi đó, các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi vẫn ở trong giai đoạn tái đàn, phải chờ ít nhất là tới cuối năm nay mới có thể đưa ra thị trường tiêu thụ. Chính vì thế, giá lợn hơi được kỳ vọng vẫn sẽ neo cao trong trung hạn, củng cố triển vọng lạc quan của ngành chăn nuôi trong năm 2024.

Ưu thế vẫn thuộc về doanh nghiệp ngoại

Đà tăng trưởng ổn định thể hiện ngành chăn nuôi vẫn có tiềm năng phát triển khá rộng, và phản ánh những chuyển biến từ trong cơ cấu thị trường sau các chính sách hướng tới hỗ trợ phát triển quy mô doanh nghiệp thay vì các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong vòng 5 năm qua, số lượng cơ sở chăn nuôi nhỏ quy mô nông hộ nhỏ lẻ đã giảm 15 – 20%. Tỉ trọng sản xuất trong hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, trang trại chiếm 60 – 65%. Đây là hệ quả tất yếu khi ngành chăn nuôi phải thay đổi, thích nghi sau nhiều biến cố kể từ dịch Covid-19. Chăn nuôi lợn theo chuỗi liên kết khép kín là giải pháp cốt lõi để phát triển bền vững.

Ba giải pháp cho ngành chăn nuôi

Tuy nhiên, giai đoạn khó khăn đi qua cũng làm lộ rõ những khó khăn mà ngành chăn nuôi Việt Nam đang phải đối mặt, khi các doanh nghiệp ngoại vẫn đang dẫn đầu đường đua và ngày càng có ưu thế hơn. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, nước ta có khoảng 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có 85 nhà máy thuộc doanh nghiệp nước ngoài, chiếm tỷ lệ 32% nhưng lại nắm giữ 65% thị phần.

Một trong những nguyên nhân là các doanh nghiệp nước ngoài thường có chiến lược kinh doanh bài bản và áp dụng chuỗi sản xuất kinh doanh khép kín, giúp tối ưu hóa hiệu quả. Ngoài ra, một yếu tố khác khiến các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước kém cạnh tranh là sự phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất mà còn khiến các doanh nghiệp nội địa khó có thể cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp nước ngoài có chuỗi cung ứng ổn định và chi phí thấp hơn.

Giải pháp cho vấn đề nguồn nguyên liệu

Hàng năm, Việt Nam dành nguồn ngân sách rất lớn để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương, lúa mì để phục vụ sản xuất trong nước. Ngành chăn nuôi tiêu thụ hơn 33 triệu tấn thức ăn mỗi năm, chủ yếu dành cho chăn nuôi gia cầm và lợn. Tuy nhiên, sản lượng nội địa chỉ có thể đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu này.

Theo số liệu Hải quan, trong tháng 4/2024, Việt Nam chi 498,82 triệu USD để nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng 6,7% so với tháng 3/2024 và tăng 34,8% so với tháng 4/2023. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2024 nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 1,69 tỷ USD, tăng 9,8% so với 4 tháng đầu năm 2023.

Một số mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm: ngô, đậu tương, lúa mì đều có khối lượng tăng mạnh so với 4 tháng đầu năm 2023. Mặc dù vậy, tăng trưởng về kim ngạch nhập khẩu các loại nguyên liệu thô vẫn chậm hơn đáng kể bởi giá nông sản thế giới đã ở trong xu hướng giảm mạnh kể từ năm 2022 cho tới cuối tháng 2 năm nay.

MXV cho biết, mặc dù giá thành đầu ra tăng cao đi kèm với chi phí nguyên liệu giảm đã tạo ra bối cảnh thị trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp chăn nuôi nhưng tình hình sắp tới có thể sẽ khó khăn hơn. Nhu cầu nhập khẩu dự báo vẫn sẽ tăng nhẹ trong năm 2024 trong khi giá các loại nông sản thế giới đang có dấu hiệu đảo chiều, nhảy vọt trong vòng 1 tháng gần đây.

Ba giải pháp cho ngành chăn nuôi

Giá ngô, lúa mì Chicago lần lượt ghi nhận các đợt tăng mạnh lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 8/2023. Đà tăng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi lo ngại về nguồn cung tại các nước sản xuất lớn không ngừng gia tăng, đặc biệt là hiện tượng sương giá gần đây ảnh hưởng nghiêm trọng tới vụ lúa mì của Nga và rủi ro khi mùa vụ của Mỹ bước vào giai đoạn phát triển quan trọng.

Theo ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam, để ứng phó với tình trạng chi phí nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao, các doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp quan trọng.

Thứ nhất, các doanh nghiệp nên chủ động tìm kiếm nguồn cung mới và thay đổi công thức cám để sử dụng các sản phẩm thay thế khi giá nguyên liệu tăng. Ví dụ, có thể sử dụng lúa mì hoặc sắn lát thay thế ngô. Việc này giúp giảm sự phụ thuộc vào một loại nguyên liệu duy nhất và linh hoạt hơn trong sản xuất.

Thứ hai, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư vào các nhà máy ép dầu để chủ động chuỗi cung ứng khô đậu tương, một nguyên liệu có giá trị cao và khó thay thế. Việt Nam có thể nhập khẩu đậu tương hạt để ép dầu, tạo ra các sản phẩm như khô đậu cho thức ăn chăn nuôi, dầu đậu phục vụ cho thực phẩm và vỏ đậu tương cho sản xuất thức ăn cho bò sữa. Điều này không chỉ giúp ổn định nguồn cung mà còn nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm trong nước.

Thứ ba, để giảm thiểu rủi ro chi phí nguyên liệu tăng, các doanh nghiệp nên sử dụng công cụ bảo hiểm giá (hedging) trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Việc áp dụng các công cụ tài chính này giúp doanh nghiệp ổn định chi phí đầu vào trước những biến động trên thị trường quốc tế.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/ba-giai-phap-cho-nganh-chan-nuoi-152173.html

Cùng chủ đề

Giá nông sản ngày 30/3/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu vẫn duy trì mức cao

DNVN - Ngày 30/3/2025, thị trường nông sản ghi nhận giá cà phê giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước đó, với mức giảm 100 đồng/kg tùy khu vực. Trong khi đó, hồ tiêu vẫn duy trì ở mức cao, giá thu mua trung bình tại các địa phương trọng điểm đạt 159.400...

Giá nông sản ngày 29/3/2025: Cà phê tiếp tục giảm, hồ tiêu duy trì mức cao

DNVN - Giá cà phê trong nước tiếp tục đi xuống trong phiên giao dịch ngày 29/3/2025, mức giảm dao động từ 1.000 - 1.100 đồng/kg tùy theo khu vực. Trong khi đó, giá hồ tiêu không thay đổi so với hôm qua và vẫn duy trì ở ngưỡng cao. ...

Giá nông sản ngày 28/3/2025: Cà phê giảm mạnh bất ngờ, hồ tiêu tiếp tục ổn định

DNVN - Thị trường nông sản ngày 28/3/2025 ghi nhận giá cà phê sụt giảm đáng kể so với phiên giao dịch trước, mức giảm lên đến 2.000 đồng/kg tại tất cả các khu vực. Trong khi đó, giá hồ tiêu vẫn duy trì ổn định so với hôm qua và tiếp tục giữ...

Đại gia ‘heo ăn chay’ công bố thông tin bất thường

Công ty cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã chứng khoán BAF) phát hành 65 triệu cổ phiếu, bán giá thấp hơn thị trường, nhưng vẫn bị ế tới 11,5 triệu cổ phiếu. Sau đó quyết bán sạch sẽ, gom về hơn 1.000 tỉ đồng để tăng đầu tư nuôi heo. ...

Mô hình liên kết sản xuất: Đột phá từ hợp tác công tư

Trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển bền vững, mô hình liên kết sản xuất là tiêu thụ khoai tây theo hướng giảm phát thải, ứng dụng công nghệ cao đã chứng minh hiệu quả vượt trội ngay từ vụ đầu triển khai. Thành công này không chỉ giúp nông dân tăng thu nhập, mà còn mở ra cơ hội giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, hướng tới xuất khẩu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dữ liệu – “nguồn tài nguyên mới”để Việt Nam vươn lên mạnh

Trong dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu, dữ liệu đang trở thành “nguồn tài nguyên mới”, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới mô hình phát triển. Đối với Việt Nam, đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là “cơ hội vàng” để bứt phá, xây dựng nền kinh tế tri thức, sáng tạo và có giá trị gia tăng cao.Dữ liệu - “huyết mạch” của nền kinh tế...

Bốn nhóm rào cản “kìm hãm” dòng vốn đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3/2025, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) chính thức công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2024 với chủ đề "Huy động đầu tư cho phát triển bền vững". Dù là vùng sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp chủ lực, nhưng ĐBSCL...

Thành lập Tổ công tác về phát triển Trung tâm tài chính TP. Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 945/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm tài chính (TTTC) TP. Đà Nẵng. Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ và phát triển TTTC quốc tế tại Đà Nẵng, góp phần tạo nền tảng để biến Đà Nẵng trở thành một TTTC khu vực.Tổ công tác do Giám đốc...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp Từ cuối năm 2024 đến cuối tháng 2/2025, giá lúa trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên đến nửa đầu tháng 3/2025, giá gạo xuất khẩu của Việt...

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Giá tiêu ổn định ở vùng đỉnh, tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam...

Bài đọc nhiều

100% số xã ở Hải Phòng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong làng dân khá giả, ngoài đồng xanh

Năm 2024, TP Hải Phòng đã hoàn thành và thậm chí một số mặt trong xây dựng nông thôn mới còn vượt chỉ tiêu khi có 100% (137/137) số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Nhờ đó, bức tranh nông thôn mới Hải Phòng ngày càng tươi đẹp. Tất...

Đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, bão số 2 vẫn tác động đến thời tiết miền Bắc những ngày tới thế nào?

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 02 ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10; tại Trà Cổ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; tại...

Nông dân mở cửa hàng OCOP trong làng du lịch, khách tha hồ vào tham quan, mua sắm

Tới làng văn hóa, du lịch Cự Nẫm (ở xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), khách du lịch không chỉ khám phá làng thuần nông với bầu không khí trong lành và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn tham quan cửa...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho khảo sát tất cả mỏ cát sông vùng ĐBSCL

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho biết, năm 2017, nguồn cát sông ở ĐBSCL rất lớn (đặc biệt là ở An Giang và Đồng Tháp), thậm chí phục vụ cho xuất khẩu sang Singapore. "Phải khảo sát, kiểm tra để xác định lại chúng...

Phá vườn thành long, trồng loại rau thơm phức, 10 hộ dân này ở Bình Thuận bỏ túi 140 triệu đồng/sào

4 năm qua nhiều nhà vườn thanh long vẫn còn lao đao lên bờ xuống ruộng với giá thanh long nhảy múa hàng ngày, nhưng khoảng 10 hộ nông dân xóm Ruộng Mới thôn 5, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) rất phấn khởi khi quyết định phá...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Hòa Phát lần thứ 13 liên tiếp vào Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam

Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2025 dựa trên báo cáo kết quả tài chính kiểm toán năm 2024. Tập đoàn Hòa Phát có doanh thu lớn thứ 2 trong Top 50 Công ty niêm yết và lần thứ 13 liên tiếp có mặt trong danh sách này. Năm...

Di sản hội ngộ, kể chuyện nghìn năm

VHO - Lần đầu tiên, 17 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại các bảo tàng công lập và sưu tập tư nhân trên địa bàn TP.HCM được trưng bày cùng nhau trong một không gian chung. Chuyên đề “Bảo vật quốc gia – Những kiệt tác di sản tại TP.HCM” vừa khai mạc ngày 29.6...

Novaworld Phan Thiet hoàn thiện bước pháp lý then chốt, tăng tốc thi công

Dự án NovaWorld Phan Thiet đã hoàn thiện các bước pháp lý then chốt, tăng tốc thi công và bàn giao Ngày 27/6/2025, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành quyết định cho phép chuyển hình thức sử dụng đất đối với dự án Tổ hợp khu du lịch Thung lũng Đại Dương tại xã Tiến Thành, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (dự...

Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn

VHO - Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định số 1404/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn. Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch, diện tích khoảng 30.875 ha, thuộc địa giới đơn vị hành chính nơi phân bố...

Viglacera đứng Top 10 tại hai hạng mục quan trọng nhất của Giải thưởng ESG 2025 – Tổng công ty Viglacera

Tại Lễ Công bố Top 100, Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG100, ESG10) và Top 50, Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới Sáng tạo và Kinh doanh Hiệu quả 2025 (VIE50, VIE10) do Báo Tài chính – Đầu tư (Bộ Tài chính) tổ chức, Tổng công ty Viglacera - CTCP đã xuất sắc được...

Mới nhất