Trang chủNewsChính trịTăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền...

Tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế


Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024.

Tham gia ý kiến thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, trong năm 2023, mặc dù tình hình thế giới có nhiều khó khăn tác động đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chính phủ đã nỗ lực điều hành, chỉ đạo triển khai các nghị quyết của Đảng và Quốc hội, hoàn thành được 10/15 chỉ tiêu.

Trong đó, các khu vực công nghiệp, xây dựng, nông-lâm-thủy sản, dịch vụ dần phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, ổn định cán cân thương mại.

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05%, dù chưa đạt mục tiêu Quốc hội đề ra nhưng là mức cao so với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực (một số nước thậm chí ghi nhận tăng trưởng âm).

Công tác đối ngoại của đất nước được tăng cường; quốc phòng, an ninh được bảo đảm; công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được quan tâm, có những chuyển biến hết sức tích cực. Công tác thực hành tiết kiệm, theo báo cáo của Chính phủ, cũng có nhiều tiến bộ.

Cùng với đó, vấn đề chăm lo cho người nghèo, việc làm cho lao động nông thôn và tình trạng thất nghiệp ở thành thị cũng được các cấp, các ngành quan tâm giải quyết.

Tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế ảnh 1

Quang cảnh phiên thảo luận ở Tổ 13. (Ảnh: DUY LINH)

Bên cạnh những điểm sáng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn băn khoăn về kim ngạch xuất khẩu năm 2023 giảm 2,5% so cùng kỳ năm trước; tăng trưởng tiêu dùng tư nhân giảm còn 3,5% (năm 2022 là 7,2%); thị trường bất động sản trầm lắng, tốc độ tăng đầu tư khu vực tư nhân trong nước giảm còn 2,8%.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần đánh giá cụ thể hơn các tác động của tăng trưởng trên các mặt xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư của tư nhân trong nước năm vừa qua, làm rõ nguyên nhân và có giải pháp trong thời gian tới. “Điều này hết sức quan trọng”, Chủ tịch Quốc hội nói và cho rằng cần quan tâm đến tính bền vững của các động lực tăng trưởng.

Nhấn mạnh những tháng còn lại năm 2024, dự báo tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, nhất là khi tình hình kinh tế nước ta luôn chịu tác động từ tình hình kinh tế bên ngoài, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần có cần có các kịch bản phù hợp, đánh giá để có chỉ đạo linh hoạt.

Đồng thời, triển khai các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng; thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân; đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài; chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Ngoài ra, Chính phủ, các bộ, ngành cần ban hành sớm các nghị định, thông tư để hướng dẫn tổ chức triển khai có hiệu quả các luật căn bản của thể chế kinh tế thị trường như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu… đã được Quốc hội thông qua.

Về ổn định kinh tế vĩ mô, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu xây dựng chương trình tổng thể về thúc đẩy tăng trưởng giai đoạn 2024-2025, quan tâm đúng mức đến ổn định kinh tế vĩ mô, vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt theo các kịch bản để ứng phó với những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực hiện nay.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu các lĩnh vực theo hướng đa dạng hóa, tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế trước những diễn biến khó lường của kinh tế và thương mại thế giới.

Rút bảo hiểm xã hội một lần gây nguy cơ về an sinh xã hội

Nêu ý kiến trong phiên thảo luận ở tổ, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế-xã hội Quốc hội giao cho năm 2023 và năm 2024.

Mặc dù tình hình thế giới còn nhiều biến động, khó lường nhưng Chính phủ đã có nhiều giải pháp tích cực, thể hiện trên nhiều phương diện như hoàn thiện thể chế, quy hoạch, phát triển hạ tầng giao thông…

Tuy nhiên, đại biểu cũng đề cập một số vấn đề Chính phủ cần lưu tâm, chẳng hạn như số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và rút bảo hiểm xã hội một lần tăng, gây nguy cơ về an sinh xã hội và an toàn Quỹ bảo hiểm xã hội.

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn chưa giảm, có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến cơ cấu dân số Việt Nam cũng như sẽ dẫn tới những hậu quả về xã hội và nhân khẩu học, đồng thời là một trong những nguyên nhân gây ra bất bình đẳng giới.

Tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế ảnh 2

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận tổ. (Ảnh: DUY LINH)

Bên cạnh đó là điểm nghẽn về thủ tục hành chính khi còn một số quy định, thủ tục hành chính không còn phù hợp, song chậm được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; giá vé máy bay tăng cao, ảnh hưởng đến phát triển du lịch nội địa và nhu cầu đi lại của nhân dân…

Về độ mở của nền kinh tế, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho biết nước ta là quốc gia có quy mô kinh tế nhỏ, độ mở cao. Thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia có độ mở về kinh tế tăng nhanh và lớn nhất thế giới, với tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP tăng liên tục từ 81% năm 1990 lên 186,5% năm 2021.

Bên cạnh những mặt tích cực, theo đại biểu, nền kinh tế có độ mở quá cao, nếu không có những giải pháp chính sách tốt, sẽ đem đến nhiều hệ lụy, như nền kinh tế trở nên dễ bị tổn thương, nhạy cảm với các biến động từ bên ngoài.

Xuất nhập khẩu nhiều nhưng chủ yếu là hàng hóa thâm dụng lao động, giá trị gia tăng không cao; tăng trưởng cao nhưng vẫn ở vị trí cuối trong chuỗi giá trị toàn cầu; nguy cơ là công xưởng gia công, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình là hiện hữu.

Với xu hướng hội nhập sâu và rộng, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các FTAs, đại biểu đoàn Lạng Sơn đề nghị Chính phủ đánh giá cụ thể tác động của độ mở nền kinh tế đến nước ta, xem xét độ mở bao nhiêu là phù hợp, nhu cầu và cơ chế kiểm soát độ mở của nền kinh tế, từ đó xác định lại động lực và mô hình phát triển.





Nguồn: https://nhandan.vn/tang-cuong-nang-luc-noi-tai-va-suc-chong-chiu-cua-nen-kinh-te-post810719.html

Cùng chủ đề

‘Không ai muốn làm thêm, giáo viên mầm non chỉ muốn nghỉ hưu từ 55 tuổi’

Theo ĐBQH Mai Văn Hải, không có giáo viên mầm non nào muốn làm thêm, họ chỉ muốn nghỉ hưu từ 55 tuổi và đề nghị bỏ điều kiện đóng đủ 20 năm BHXH mới được nghỉ sớm. Nội dung được đại biểu nêu tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 diễn ra chiều nay (25/3) khi thảo luận về dự Luật Nhà giáo (sửa đổi).Theo đó, dự thảo Luật quy định cho...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với tỉnh Tuyên Quang

NDO - Ngày 18/3, tiếp tục chuyến công tác tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang. NDO - Ngày 18/3, tiếp tục chuyến công tác tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang. Trước buổi...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

NDO - Sáng 18/3, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị tiền bối cách mạng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào. NDO - Sáng 18/3, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí...

[Ảnh] Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng

NDO - Sáng 17/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng nhân dịp Đoàn về nguồn hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam. NDO - Sáng 17/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng...

Chủ tịch Quốc hội: Mạnh dạn, công tâm, khách quan trong sắp xếp bộ máy

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu tỉnh Bình Định ổn định môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương, cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính. Sáng 13/3, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng Đoàn Kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị chủ trì buổi làm việc thông báo dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định. Cùng dự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thấu hiểu và đồng hành cùng cha mẹ có con tự kỷ

NDO - Vai trò của cha mẹ trong chăm sóc, can thiệp cho con mắc tự kỷ rất quan trọng. Vì thế, hằng năm, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương đều có những buổi chia sẻ chuyên môn, cung cấp kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ tâm lý và tạo cơ hội giao lưu để cha mẹ có thể tham gia hiệu quả vào quá trình can thiệp cho con mình.  Sáng 30/3,...

Thứ trưởng y tế kiểm tra dịch sởi tại Đà Nẵng

NDO - Ngày 29/3, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ Trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác thu dung điều trị và phòng, chống bệnh Sởi tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. Báo cáo với đoàn kiểm tra, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng cho biết,...

Tỷ lệ trẻ đến khám vì tự kỷ gia tăng

NDO - Năm 2024, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp đón trên 45 nghìn lượt trẻ đến khám sức khỏe tâm thần nói chung, trong đó xấp xỉ 20% trường hợp khám với một số dấu hiệu nghi ngờ tự kỷ.  Trung bình mỗi năm có khoảng 10 nghìn lượt trẻ khám tự kỷ tại Bệnh viện Nhi Trung ương Theo các nghiên cứu lớn trên thế giới, tỷ lệ trẻ tự kỷ...

Hiệu quả của phương pháp can thiệp dựa trên vui chơi với trẻ tự kỷ

NDO - Trong can thiệp trẻ tự kỷ, phương pháp can thiệp dựa trên vui chơi có tác động rất hiệu quả để hỗ trợ cải thiện giao tiếp, tương tác hành vi ở trẻ, giúp trẻ phát triển các giác quan, trí tuệ và hòa nhập tốt hơn với thế giới chung quanh. Giá trị của vui chơi với trẻ tự kỷ Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Mai Hương, Phó Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh...

Bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ sẽ xuất hiện tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025

NDO - Sáng 29/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức họp báo, thông tin về Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025. Theo đó, Lễ hội năm nay Ban tổ chức sẽ làm bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ và chiếc bánh chưng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm...

Bài đọc nhiều

Đề nghị bố trí 1.000 tỷ đồng cho dự án sân bay Gia Bình

Sáng 27/6, Quốc hội thảo luận về việc sử dụng dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2023 cho các dự án đầu tư công. Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, dự kiến phân bổ tổng số 26.900 tỷ đồng sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm...

Thủ tướng: Cần kiểm soát quyền lực trong xây dựng luật

Ngày 29-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng luật. Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1-2024 - Ảnh: VGP Phiên họp đã thảo luận ba dự án luật gồm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Luật Công chứng (sửa đổi); và hai đề nghị xây dựng luật gồm: Luật Thi hành án...

Tổng Kiểm toán trả lời về kiểm toán đấu thầu trong một số vụ án gần đây

Ngày 5/6, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn về: Trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng các doanh nghiệp, dự án...

Nhớ Lời Chúc mừng năm mới Xuân Giáp Thìn của Bác 60 năm trước

Ðây là Thiếp Chúc mừng năm mới Xuân Giáp Thìn 1964 cách đây 60 năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng Báo Nhân Dân số ra ngày 1/1/1964. Trong Lời Chúc mừng năm mới Xuân Giáp Thìn 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Ðồng bào thân mến, 1964 là năm thứ tư của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất. Ðể hoàn thành thắng lợi kế hoạch, đồng bào miền Bắc hãy hăng hái thi đua yêu nước,...

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu giảm chi ngân sách hơn  21.340 tỷ đồng

Chiều 30/5, Quốc hội nghe Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, qua kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN năm 2022 tại...

Cùng chuyên mục

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt

Tại phiên họp tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu "phải vượt qua giới hạn của chính mình, xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt." Bộ Xây dựng xây dựng Nghị định quy định tiêu chí...

Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng-Đà vươn ra biển lớn

Tổng Bí thư nhấn mạnh, sáp nhập không chỉ là thay đổi hành chính - đó là cơ hội lịch sử để Quảng Nam và Đà Nẵng cùng nhau xây dựng một trung tâm kinh tế, văn hóa, đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực. ...

Mới nhất

Đề xuất xây tuyến cao tốc mới nối với sân bay Long Thành: Ấp nhỏ ven biển sắp “lên đời”

Ấp nhỏ ven biển sẽ là thủ phủ du lịch nghỉ dưỡng mới Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phê duyệt vào ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ, toàn bộ khu vực Long Hải - Bình Châu sẽ trở thành khu du lịch quốc gia, trong...

HSG: Lợi nhuận sau thuế uớc lũy kế 07 tháng NĐTC 2024-2025 đạt 460 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch đề ra

Ngày 02/04/2025, Hoa Kỳ đã công bố mức thuế quan đối ứng đến các...

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Cảng Hải Phòng chính thức khánh thành cảng container quốc tế số 3 và số 4...

Chiều 13/5, tại Khu bến cảng Lạch Huyện, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025) và 30 năm thành lập Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (29/4/1995 – 29/4/2025), UBND thành phố Hải Phòng và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khánh thành bến cảng container...

VIMC kỷ niệm 30 năm, đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Chiều ngày 10/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì – phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, ghi nhận những đóng góp quan trọng của VIMC trong...

VIMC cần tăng cường chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Giữ vững vai trò doanh nghiệp nòng cốt trong lĩnh vực hàng hải Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, thành tích nổi bật của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) trong 30 năm qua. Ông nhấn mạnh, Huân chương Lao động hạng Nhì là sự ghi nhận...

Mới nhất

Hành trình Mới và Mở