Trang chủNewsThế giớiBiến đổi khí hậu gây tổn thất kinh tế tồi tệ gấp...

Biến đổi khí hậu gây tổn thất kinh tế tồi tệ gấp 6 lần dự báo


Thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra sẽ tồi tệ hơn gấp 6 lần so với dự báo trước đây. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhiệt độ toàn cầu tăng 1°C dẫn đến GDP thế giới giảm 12%, một ước tính cao hơn rất nhiều so với các phân tích trước đó.

Quang cảnh nhà máy điện than Weisweiler của công ty tiện ích RWE (Đức) ở Weisweiler Đức, ngày 17.1.2023.

Quang cảnh nhà máy điện than Weisweiler của công ty tiện ích RWE (Đức) ở Weisweiler Đức, ngày 17.1.2023.

Theo The Guardian dẫn một báo cáo của Cục Nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER-Mỹ), thế giới đã ấm lên hơn 1°C kể từ thời tiền công nghiệp và nhiều nhà khoa học khí hậu dự đoán mức tăng 3°C sẽ xảy ra vào cuối thế kỷ này do việc đốt nhiên liệu hóa thạch gia tăng. Báo cáo nêu rõ nhiệt độ tăng thêm 3°C sẽ gây ra sự sụt giảm nhanh chóng về sản lượng, vốn và mức tiêu thụ vượt quá 50% vào năm 2100.

Ngay cả khi lượng khí thải được cắt giảm mạnh, biến đổi khí hậu vẫn sẽ gây ra tổn thất kinh tế nặng nề. Báo cáo nêu rõ, khi mức độ nóng lên toàn cầu được hạn chế ở mức hơn 1,5°C vào cuối thế kỷ này, thì tổn thất GDP vẫn ở mức khoảng 15%.

Ông Adrien Bilal, nhà kinh tế học tại Đại học Harvard (Mỹ) và tác giả của báo cáo, cho rằng: “Vẫn sẽ có một số tăng trưởng kinh tế nhưng chậm hơn do khủng hoảng khí hậu. Tuy nhiên, người dân có thể nghèo hơn 50% so với trước đây khi không có biến đổi khí hậu. Sự biến chuyển này sẽ thay đổi cuộc sống của con người”.

Ông Bilal nhấn mạnh rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu trong 50 năm qua và thảm họa khí hậu ngày càng tồi tệ sẽ khiến tổn thất kinh tế không kém thời chiến. “Sự so sánh có vẻ gây sốc, nhưng xét về GDP thì có sự tương đồng. Đó là một suy nghĩ đáng lo ngại”, theo ông.

Báo cáo này cũng đưa ra ước tính thiệt hại kinh tế cao hơn nhiều so với nghiên cứu trước đây, tính toán chi phí xã hội cho mỗi tấn phát thải CO2 là 1.056 USD/tấn. Con số này cao hơn so với con số do Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) ước tính là khoảng 190 USD/tấn.

Ông Bilal nói rằng nghiên cứu mới có góc nhìn “toàn diện” hơn về tổn thất kinh tế do biến đổi khí hậu bằng cách phân tích nó trên quy mô toàn cầu, thay vì ở từng quốc gia. Cách tiếp cận này cho phép liên kết giữa tác động của sóng nhiệt, bão, lũ lụt và các thảm họa khí hậu khác, gây thiệt hại lên năng suất cây trồng, lao động và vốn đầu tư.

Ông Gernot Wagner, nhà kinh tế khí hậu tại Đại học Columbia (Mỹ) và không tham gia vào nghiên cứu, đánh giá: “Các kết quả này cho chúng ta thấy tầm quan trọng ngày càng gia tăng của các nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu”.

Theo một nghiên cứu độc lập khác vào tháng 4.2024, thu nhập trung bình sẽ giảm gần 1/5 trong vòng 26 năm tới so với mức thu nhập nếu không có biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu, nhiệt độ tăng, lượng mưa lớn hơn và thời tiết khắc nghiệt thường xuyên và dữ dội hơn được dự đoán sẽ gây ra thiệt hại 38 nghìn tỉ USD mỗi năm vào giữa thế kỷ này.




Nguồn: https://thanhnien.vn/bien-doi-khi-hau-gay-ton-that-kinh-te-toi-te-gap-6-lan-du-bao-185240519071657275.htm

Cùng chủ đề

Brazil huy động 9.000 nhân viên an ninh, Nam Phi gửi gắm kỳ vọng

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ diễn ra tại Brazil từ ngày 18-19/11. Các công tác chuẩn bị của nước chủ nhà hiện đã đến những giai đoạn cuối cùng.

Lượng khí thải CO2 toàn cầu tăng, đe dọa vượt ngưỡng 1,5°C của Hiệp định Paris

Các đại biểu tham dự Hội nghị COP29 lo ngại lượng khí thải CO2 toàn cầu, chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, dự kiến lên mức cao kỷ lục trong năm 2024.

Hội nghị khí hậu COP29 sẽ khai mạc vào ngày mai

(CLO) Hàng chục nghìn người từ khắp nơi trên thế giới từ ngày mai (11/11) sẽ tụ họp để tham dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) tại thủ đô Baku của Azerbaijan. ...

Quốc gia đầu tiên trong nhóm G7 chấm dứt sử dụng nhà máy than

Anh là quốc gia đầu tiên trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) loại bỏ nhà máy than đá, nhằm hướng tới chuyển đổi hoàn toàn sang năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn, gióng lên hồi chuông cảnh báo về môi trường trên phạm vi toàn cầu.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đào tạo nhân lực AI trong xu thế mới

Đầu năm mới, PV Thanh Niên có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Văn Vũ, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin kiêm Trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), về xu hướng...

Bài đọc nhiều

Loài chuột ‘tăng dân số’ khi thời tiết ngày càng nóng

Các nhà khoa học mới đây cho biết nhiệt độ tăng khiến số lượng chuột xuất hiện tại các thành phố lớn ngày càng nhiều. ...

USAID vào tầm ngắm tinh gọn của Tổng thống Donald Trump, tương lai sẽ về đâu?

Thông qua việc thu gọn Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Tổng thống Donald Trump muốn đảm bảo khoản viện trợ nước ngoài trị giá hàng chục tỷ USD của Washington trên toàn cầu phù hợp với chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết".

Nhóm thượng nghị sĩ Mỹ quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc ở kênh đào Panama

Ngày 28.1, một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ cảnh báo về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với kênh đào Panama, trong lúc Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận một phần mục đích chuyến công du Trung Mỹ của Ngoại trưởng...

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán với Ukraine, nói chưa thấy thiện chí từ Kiev, ông Trump bình luận thảm họa hàng...

Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu điều kiện đàm phán với Ukraine, nói chưa thấy thiện chí từ Kiev, ông Trump phát biểu về tai nạn máy bay kinh hoàng ở Mỹ, đường hầm thời Thế chiến II thành địa danh du lịch, Tết Nguyên đán tại các nước châu Á… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cùng chuyên mục

Chính phủ Belarus từ chức, vì sao?

Ngày 3/2, Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko đã ký văn bản từ chức, theo đó, chính phủ nước này từ bỏ quyền lực theo quy định Hiến pháp quốc gia.

Mỹ muốn Ukraine và Nga nhượng bộ

Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về Ukraine Keith Kellogg hôm cuối tuần cho rằng cả Ukraine và Nga nên "nhún nhường một chút" để đạt được giải pháp cho cuộc xung đột kéo dài gần 3 năm qua. ...

Mới nhất

Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế và bài học cho TP.HCM

Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, có nhiều con đường khác nhau trong việc phát triển Trung tâm tài chính quốc tế (IFC) để TP.HCM và Đà Nẵng có thể học hỏi. Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, có nhiều con đường khác nhau trong việc phát triển Trung tâm tài chính quốc tế (IFC) để...

Lấy lại tinh thần từ ‘hội chứng sau Tết’

Kỳ nghỉ Tết là khoảng thời gian sum vầy, vui chơi, nhưng cũng có thể gây xáo trộn nhịp sống của nhiều người. Khi chuỗi ngày nghỉ lễ dài kết thúc, không ít người rơi vào cảm giác buồn chán, hụt hẫng, thậm chí ảnh hưởng tinh...

Khen Mexico về phản ứng với sắc lệnh thuế quan, Mỹ tặng “phần quà” giá trị

Ngày 3/2, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết, chính quyền Mỹ đã đồng ý tạm dừng áp dụng thuế quan toàn diện đối với nước này trong 1 tháng trong khi hai bên đang đàm phán để đạt được thỏa thuận.

Tăng tốc hoàn thành sớm 3.000km cao tốc

Sáng 3/2, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh chủ trì hội nghị giao ban triển khai công tác tháng 2/2025. Một trong những nội dung trọng tâm được Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh là việc hoàn thành mục tiêu 3.000km đường bộ cao tốc trong năm nay. ...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật 95 năm – Ánh sáng soi đường

(CLO) Tối 3/2/2025, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội, đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới với...

Mới nhất