Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDạy học trò bạo lực ngay trong trường học, không chấp nhận...

Dạy học trò bạo lực ngay trong trường học, không chấp nhận được


Dạy học trò bạo lực ngay trong trường học, không chấp nhận được - Ảnh 1.

Chuyện giáo viên Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (TP.HCM) cho sáu học sinh lớp 12 đánh một bạn cùng lớp chỉ vì em này đi học trễ tiếp tục gióng lên hồi chuông báo động về vấn đề bạo lực trong nhà trường.

Không chỉ là những vụ việc do các em phát sinh mâu thuẫn và giải quyết xích mích bằng tay chân mà lần này có cả những trường hợp do giáo viên chỉ đạo thực hiện.

Sự bất lực

Cách đây một vài năm, chị đồng nghiệp của tôi bức xúc kể lại rằng con gái chị mới học năm cuối tiểu học, trong một lần phạm lỗi đã bị cô sai một bạn khác tát vào mặt trên bục giảng. Vì còn nhỏ nên con không thể phản kháng mà chỉ biết tấm tức về nhà mách mẹ.

Tối hôm đó, vợ chồng anh chị tới nhà và yêu cầu cô giáo giải thích cụ thể sự việc. Cô giáo thừa nhận sai và xin lỗi. Anh chị cũng bỏ qua mà không đưa vụ việc báo cáo lên nhà trường.

Còn nhớ năm 2018, một cô giáo ở Hải Phòng bắt một học sinh uống nước vắt từ giẻ lau bảng vì em nói chuyện riêng trong lớp học. Vụ việc này gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài.

Cách trừng phạt trẻ bằng bạo lực dù là bạo lực về tinh thần hay thể xác từ trước tới nay vẫn mặc nhiên được âm thầm chấp nhận không những trong nhà trường mà ngay trong cả nhiều gia đình.

Việc đó phổ biến đến nỗi nếu được hỏi, trẻ sẽ kể chuyện một cách hết sức tự nhiên về những lần bị thầy cô bắt chìa hai bàn tay ra để vụt. Các em coi đó là bình thường, là việc làm đúng đắn và các em đáng bị như thế.

Con tôi cũng không phải là ngoại lệ, khi có một lần con về nhà mà rơm rớm nước mắt kể bị cô vụt vào lưng rất rát…

Đó là phương pháp dạy trẻ phản giáo dục, thể hiện sự bất lực của người lớn khi không thể tìm được một cách nào tốt hơn. Cũng có thể gọi đó là một hình thức “bắt nạt” khi người lớn có quyền lực, có sức mạnh để trừng phạt người yếu thế hơn mình.

Cần giải pháp từ cả gia đình, nhà trường

Tôi không ngạc nhiên khi em học sinh lớp 12 nói trên bị sáu bạn khác đánh theo chỉ đạo của cô giáo mà không hề biết phản kháng. Dường như em đã mất phần nào khả năng tự bảo vệ bản thân, khả năng chống lại những bất công đến với mình.

Tôi cũng không bất ngờ khi sáu học sinh đang chuẩn bị bước vào tuổi trưởng thành kia lại “ngoan ngoãn” thực hiện cái mệnh lệnh sai trái, bạo ngược kia của giáo viên mà không em nào từ chối, phản đối.

Đó là hệ quả của cách thức mà chúng ta đang giáo dục con em mình, ở trong gia đình, trên nhà trường và ngoài xã hội.

Môi trường giáo dục là môi trường “thiện” nhất, tốt đẹp nhất. Nhưng chính nơi đây lại có thể gieo mầm ác cho những đứa trẻ vốn như tờ giấy trắng. Hệ lụy là bạo lực xảy ra ở khắp nơi, mà một phần nguyên nhân là chính nhà trường.

Có những đứa trẻ chỉ cần thấy hành động không vừa mắt của bạn khác là sẵn sàng quây vào đánh hội đồng. Những bạn khác thì đứng vòng quanh reo hò, quay clip. Vào bệnh viện mà người nhà chưa được khám chữa kịp thời, bác sĩ bị thân nhân đuổi đánh. Va chạm giao thông chưa biết ai đúng ai sai đã có thể vác dao ra chém…

Đến ngày 17-5, cô giáo trong vụ việc Trường THPT Nguyễn Thị Diệu đã bị đình chỉ công tác. Liệu đây có phải là bài học cảnh tỉnh cho ngành giáo dục, hay chỉ là tiếng rơi “tõm” của viên sỏi nhỏ xuống mặt nước rộng mênh mông?

Phải chăng, ngoài những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc mang tính chất răn đe, ngành giáo dục nên nghiên cứu bổ sung thêm kiến thức về luật pháp và kỹ năng sống trong chương trình giảng dạy, đồng thời đổi mới phương pháp giảng dạy để những quy định khô khan thành những tình huống cụ thể đi vào đời sống hằng ngày.

Còn chúng ta, những bậc phụ huynh, cũng cần trang bị cho con mình những kiến thức và kỹ năng để con có thể tự bảo vệ được bản thân mình khi ra ngoài xã hội.

Nếu không có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình thì những vụ việc như vậy chắc chắn sẽ xảy ra với mức độ thường xuyên hơn và với tính chất nghiêm trọng hơn.

Con không làm!

Con gái tôi khảng khái nói như vậy khi nghe tôi kể lại câu chuyện và được hỏi “Nếu cô giáo nói con đánh bạn vì bạn phạm lỗi, con có làm không?”. Con nói chắc chắn không đánh, thậm chí sẽ nói các bạn khác không làm theo lệnh của cô, “vì như vậy là sai”.

Thật mừng khi con dám… cãi lại cô!



Nguồn: https://tuoitre.vn/day-hoc-tro-bao-luc-ngay-trong-truong-hoc-khong-chap-nhan-duoc-20240517231110671.htm

Cùng chủ đề

Ước vọng đầu xuân của nhà giáo

Đầu năm mới, các nhà giáo gửi gắm ước vọng, mong muốn một năm nhiều thành công cho giáo dục Việt Nam. ...

Những vụ bạo lực học đường gây xôn xao dư luận năm 2024

(Dân trí) - Năm 2024 ghi nhận nhiều câu chuyện bạo lực học đường, trong đó có cả việc người ngoài xông vào trường đánh giáo viên/học sinh và học sinh đánh, đấm bạn trọng thương ngay trong trường học. Học sinh đâm bạn trọng thương trong trường họcNgày 23/12, mạng xã hội lan truyền 2 clip, ghi cảnh một nhóm học sinh mặc đồng phục thể dục in tên Trường THCS-THPT Phú Quới (huyện Long Hồ, Vĩnh Long) đánh hội...

Tạm đình chỉ cô giáo bị phụ huynh ‘tố’ tát vào mặt, kéo lê học sinh

Theo hiệu trưởng nhà trường, hành động của cô giáo M. là sai, vi phạm quy định, giáo viên không được phép làm. Nhà trường đã tạm dừng việc đứng lớp của cô giáo M. một tuần. Tối 26-12, một phụ huynh đã đăng...

Ám ảnh bạo lực học đường

Liên tiếp các vụ bạo lực xảy ra gây tổn thương về sức khỏe, tinh thần của học sinh. Trong đó, hành vi của con trẻ không chỉ có trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình, xã hội. ...

Mâu thuẫn lúc đi hội chợ

Liên quan vụ nhóm nữ đánh hội đồng bạn khác trường xảy ra trên địa bàn H.Long Hồ (Vĩnh Long), công an đã vào cuộc và xác định nguyên nhân là mâu thuẫn lúc đi hội chợ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Tài chính mới là bộ ‘cốt lõi’, ‘mạch máu’ của nền kinh tế

Đó là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khi chủ trì cuộc họp sắp xếp cơ cấu tổ chức, bộ máy của hai Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ngày 7-2, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc...

Long An cam kết tiếp tục đồng hành tháo gỡ khó khăn cùng doanh nghiệp

Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được cảm ơn doanh nghiệp đã hỗ trợ để tỉnh 'vượt cạn' thành công trong năm 2024, đạt được nhiều thành tựu. Chiều 7-2, tỉnh Long An đã tổ chức buổi họp mặt giữa lãnh đạo...

Bất chấp giá vàng hơn 90 triệu, một người ở Hà Nội vẫn ‘ôm’ 13 lượng để cầu may

Ông N.V.T. (Hoàn Kiếm - Hà Nội) đã bỏ ra gần 1,2 tỉ đồng để mua 13 lượng vàng vào trưa nay, 7-2, bất chấp giá vàng cao. Theo ghi nhận, sức mua vàng ngày Thần Tài năm nay không mạnh bằng năm ngoái. ...

Người nước ngoài đầu tiên lái xe buýt tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, một nam giới người Indonesia đã trở thành người nước ngoài đầu tiên vượt qua kỳ sát hạch lái xe buýt. Năm ngoái, Nội các Nhật Bản bổ sung ngành vận tải ô tô vào diện các ngành nghề cho phép...

Mùng 10, còn ‘mùng’ có còn Tết?

Kỳ nghỉ Tết đã qua, nhịp sống đã trở lại bình thường. Nhiều người lao động đã quay lại nhà máy, nhiều đơn vị đã hoạt động trở lại song sẽ vẫn còn tâm lý "còn mùng là còn Tết". Có nên không? ...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Lâm Đồng chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng giáo viên trước ngày 7-2

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước ngày 7-2. Chiều 5-2, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết đã chỉ đạo các đơn vị làm...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Cùng chuyên mục

Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM chấp nhận 5 loại chứng chỉ tiếng Anh khi xét tuyển

Năm 2025, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM sử dụng 5 phương thức tuyển sinh. Riêng phương thức xét tuyển tổng hợp, trường chấp nhận quy đổi điểm của 5 loại chứng chỉ tiếng Anh. ...

Cơ hội cho nữ giới Việt Nam trở thành Đại sứ Đức trong một ngày

Nhân kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ 8.3 và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức, Đại sứ quán Đức mở cuộc thi viết dành cho nữ giới trong độ tuổi 16 - 26. Phần thưởng là...

Kết quả xác minh thông tin người phụ nữ lạ mặt dụ dỗ đón học sinh ở Quảng Trị

Công an thị xã Quảng Trị đã điều tra, xác minh và khẳng định thông tin người phụ nữ lạ dụ dỗ đón học sinh ở Trường tiểu học và THCS Nguyễn Tất Thành là không chính xác. ...

Thông tin mới nhất về chính sách tiền lương, nghỉ hưu trước tuổi của nhà giáo

TPO - Dự thảo Luật Nhà giáo đã chỉnh lý theo hướng bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đối với nhà giáo được tuyển dụng, xếp lương lần đầu.  TPO - Dự thảo Luật Nhà giáo đã chỉnh lý theo hướng bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đối với...

Tránh tình trạng trá hình, tự nguyện học thêm cũng không được thu tiền

Sáng 7/2, tại phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị làm rõ hơn hành vi ép buộc tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nếu tự nguyện học thêm thì không được thu tiền, để tránh tình trạng trá hình.

Mới nhất

Diện mạo dự án hơn 1.000 tỷ chỉnh trang Bãi Sau Vũng Tàu ngày đầu xuân

Những ngày đầu xuân, nhân công cùng máy móc đang cấp tập thi công trên công trường, để đưa dự án chỉnh trang đường Thùy Vân - Bãi Sau biển Vũng Tàu bám sát đúng tiến độ. ...

Mang đến cho bạn đọc và nhân dân một không gian báo chí nhiều bản sắc

(CLO) Ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng, Ất Tỵ), Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên phối hợp với huyện Định Hóa tổ chức Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK...

Nữ giám đốc 63 tuổi nhập viện vì xơ gan, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Nữ giám đốc phát hiện bị xơ gan thừa nhận ngày nào cũng ăn thịt bò bít tết và uống rượu vang đỏ... ...

Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm tiếp xã giao Tổng Giám đốc A*STAR

(MPI) - Ngày 07/02/2025, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm đã có buổi tiếp xã giao Tổng Giám đốc Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu (A*STAR) Beh Kian Teik cùng Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam. ...

Thông qua Nghị quyết phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao sau tinh gọn

Kinhtedothi-Chiều 7/2, tại Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Theo tờ trình, Viện trưởng VKSNDTC đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc...

Mới nhất