Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNỗi đau ngành top đầu thế giới, bán gà lỗ nặng, nông...

Nỗi đau ngành top đầu thế giới, bán gà lỗ nặng, nông dân bị loại khỏi cuộc chơi


Trong nước thừa cung vẫn ồ ạt nhập khẩu 

Tại hội nghị Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chăn nuôi gia cầm trong tình hình mới sáng 27/4, ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho hay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tổng đàn gia cầm lớn nhất thế giới, riêng đàn thuỷ cầm lớn thứ hai thế giới. Giai đoạn 2018-2022, đàn gia cầm tăng nhanh từ 435,9 triệu con lên 557,3 triệu con. Trong đó, chủ yếu là chăn nuôi gà thịt, chiếm 81% tổng đàn gia cầm ở nước ta. 

Tốc độ tăng trưởng thịt gia cầm bình quân giai đoạn này đạt 17,3%, riêng thịt gà tăng 18,52%.

Theo ông Chinh, trong một năm, gia cầm có nhiều vòng quay (lứa). Ví như gà lông trắng có thể xoay nuôi được 5 vòng, gà lông màu được 3 vòng nên sản lượng trứng và thịt tăng rất cao. Năm 2022, tổng số lượng trứng đạt trên 18 tỷ quả.

Trong quý I/2023, đàn gia cầm ước đạt khoảng 551,4 triệu con, tăng 2,4%; sản lượng thịt gia cầm ước đạt 563,2 nghìn tấn, tăng 4,2%; trứng đạt 4,7 tỷ quả, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022. Giá bình quân gia cầm từ đầu năm 2023 đến nay là 25.600 đồng/kg; giá trứng gà dao động từ 1.750-2.200 đồng/quả, trứng vịt 2.200-2.400 đồng/quả.

Một thời gian dài, người chăn nuôi phải bán gà thịt dưới mức giá thành, chịu thua lỗ nặng (Ảnh: IT)

Ngoài nguồn cung trong nước tăng mạnh, Việt Nam còn chi lượng tiền khủng để nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, thậm chí nhập cả gà sống về giết mổ. 

Thống kê cho thấy, tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2022 đạt 3,32 tỷ USD. Ngoài nhập khẩu con giống, trong năm 2022, gà sống nhập khẩu vào Việt Nam dùng để giết mổ là 6.603 tấn thịt, tăng 100,8%; thịt gia cầm qua giết mổ nhập khẩu 24.662 tấn, tăng 9,6% so với năm 2021. 

Trong quý I/2023, chỉ riêng lượng gà để làm thịt nhập về Việt Nam 3 tháng đầu năm đạt 1.120 tấn; lượng thịt gia cầm đã qua giết đạt 47.817 tấn.

Trong khi đó, sức sản xuất của bà con nông dân, của các doanh nghiệp rất lớn. Nếu chỉ phục vụ thị trường nội địa 100 triệu dân và khoảng 17 triệu khách quốc tế đến Việt Nam thì sẽ dư thừa. Bởi vậy, cần thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gia cầm hiện nay, ông Chinh nhấn mạnh.

Nhưng năm 2022, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi ước đạt 409 triệu USD, giảm 7,1%. Còn ngành chăn nuôi Việt Nam nhập siêu 2,92 tỷ USD, tăng 1,3%. 

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA), nguồn cung trong nước đã dư thừa nhưng đáng buồn là lượng nhập khẩu các sản phẩm gia cầm vẫn tăng mạnh. Ví dụ, năm 2021 nhập 225.000 tấn, năm 2022 nhập 246.000 tấn, 3 tháng đầu năm nay gần 51.000 tấn. 

“Chúng ta quá dễ dãi khi cho nhập các sản phẩm gia cầm về Việt Nam. Gà sống thải loại từ Thái Lan ‘đi bộ’ về nước ta, gà dai Hàn Quốc cũng về rất nhiều. Có những quý nhập cả da gà, cổ, cánh, chân gà”, ông nói. Trong khi, thị trường nội địa tiêu thụ bấp bênh, chưa bao giờ vòng đời con gà từ chỗ 45-70 ngày nay phải nuôi tới cả trăm ngày vì không tiêu thụ được.

Thua lỗ nặng, chăn nuôi nông hộ dần bị ra khỏi cuộc chơi

Ông Sơn chỉ rõ, tỷ suất lợi nhuận của chăn nuôi gia cầm ngày càng giảm, thậm chí, hai năm vừa qua còn âm. Suốt từ năm 2022 đến nay, người chăn nuôi phải bán gà thịt dưới giá thành, chịu lỗ 6.000-8.000 đồng/kg, gà công nghiệp lông trắng lỗ 5.000-6.000 đồng/kg. 

Không chỉ chăn nuôi nông hộ mà ngay cả doanh nghiệp FDI cũng thua lỗ. Đây là điều báo động với ngành chăn nuôi gia cầm.

Ông Sơn cho biết, người chăn nuôi nhỏ lẻ đang bị loại dần khỏi cuộc chơi (Ảnh: Tâm An)

“Tổng cầu không tăng nhưng tổng cung lại tăng mạnh từ nguồn nội địa và nhập khẩu. Rất lo lắng cho thị trường tiêu thụ trong nước”, ông nhấn mạnh. Hiện, các doanh nghiệp nội bị yếu thế so với doanh nghiệp FDI, người nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ bị loại dần ra khỏi cuộc chơi. Nguy cơ đang bị thôn tính dần. 

Cụ thể, theo số liệu năm 2022, ở mảng chăn nuôi gà công nghiệp lông trắng, doanh nghiệp nội chỉ chiếm 10%, doanh nghiệp FDI chiếm 90% thị phần. Với gà lông màu, doanh nghiệp FDI chiếm 55%, doanh nghiệp nội chiếm 45% thị phần. Con số này năm 2021 lần lượt là 40% và 60%.

Ông Tống Xuân Chinh cho rằng, đó là do giá thành thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, thị trường tiêu thụ thịt gia cầm chững lại nên người nuôi phải bán gà dưới giá thành, lỗ khá nặng.

Đặc biệt, trong chuỗi sản xuất gia cầm, sự phân chia lợi nhuận không đều. Tỷ lệ lợi nhuận đang tập trung ở khâu giết mổ và phân phối, người nông dân chịu rủi ro nhiều nhất nhưng nhận về mức lợi nhuận thấp, thậm chí như hiện nay là âm.

Ông Sơn kiến nghị cần xét điều chỉnh một số chính sách, như: tín dụng ưu đãi, giảm thuế thu nhập cho DN chăn nuôi, đơn giản hoá thủ tục để tiếp cận gói hỗ trợ của Chính phủ;… đồng thời, cần có chính sách mới đặc thù hỗ trợ các doanh nghiệp nội và người chăn nuôi trong nước đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI. 

Ngoài ra, rà soát lại chiến lược phát triển chăn nuôi. Theo ông, lâu nay chúng ta vẫn mải mê tăng sản lượng khiến cung vượt cầu, giá bán thấp. Bây giờ phải xem xét nâng cao giá trị, sản phẩm gia tăng, mở rộng thị trường xuất khẩu.

“Cuối cùng, cần kiểm soát chặt việc nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi. Ngay cả các doanh nghiệp lớn như CP, De Heus cũng rất mệt mỏi vì phải cạnh tranh với sản phẩm đông lạnh nhập khẩu”, ông Sơn nói. 

Nguồn cung tăng mạnh, giá thịt lợn, gà lông chìm sâu dưới đáyNguồn cung thịt lợn, thịt gà được dự báo tăng mạnh, trong khi sức tiêu thụ lại yếu kéo giá của những mặt hàng này chìm sâu dưới đáy.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng thống Trump thúc đẩy việc cắt giảm mạnh nhân sự, giám sát chặt việc tuyển dụng

Ngày 11/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp, yêu cầu các cơ quan chính phủ nước này phối hợp chặt chẽ với Bộ Hiệu quả chính phủ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk đứng đầu, để cắt giảm lực lượng lao động liên bang.

Nếu có học sinh chính khóa học thêm, giáo viên dạy thêm phải làm gì?

Khi Thông tư 29 về dạy thêm học thêm có hiệu lực, nếu tham gia dạy thêm ở các cơ sở ngoài nhà trường mà được phân vào lớp có học sinh chính khóa, thì giáo viên phải làm sao? Đây là điều...

Đoàn khách MICE Ấn Độ gồm 200 người đến Thành phố Hồ Chí Minh

NDO - Theo Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 9 đến 12/2, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Du lịch Koji kết hợp với Công ty Du lịch Skydays - Ấn độ tổ chức đón đoàn khách MICE 200 người từ Tập đoàn Cryptriva đến từ Ấn Độ, do ông Pattiyil Aneesh, Giám đốc Chi nhánh Cryptriva Nam Ấn Độ làm trưởng đoàn. Được biết, chương trình của đoàn...

[Ảnh] Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

NDO - Sáng 12/2, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, cấp bách phục vụ yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, các vấn đề về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước và các vấn đề quan trọng khác. NDO - Sáng 12/2, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV khai...

6 nhà khoa học Việt Nam giành Giải thưởng sáng tạo châu Á

Giải thưởng sáng tạo châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi vừa xướng tên 14 nhà khoa học đạt giải năm 2024, trong đó Việt Nam thắng lớn với 2 giải xuất sắc và 4 giải khuyến khích. Giải thưởng sáng tạo châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi được khởi xướng từ năm 2020 nhằm thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và hiện thực hóa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

6 nhà khoa học Việt Nam giành Giải thưởng sáng tạo châu Á

Giải thưởng sáng tạo châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi vừa xướng tên 14 nhà khoa học đạt giải năm 2024, trong đó Việt Nam thắng lớn với 2 giải xuất sắc và 4 giải khuyến khích. Giải thưởng sáng tạo châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi được khởi xướng từ năm 2020 nhằm thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và hiện thực hóa...

Những dấu ấn đặc biệt của công ty Rangos trong năm 2024

Không chỉ từng bước khẳng định vị thế thương hiệu với các về sản phẩm ngành thiết bị vệ sinh, phòng bếp, Công ty Cổ phần Tập đoàn Rangos còn đặc biệt chú trọng các hoạt động chung tay xây trường ở vùng cao. Nhìn lại năm 2024, Rangos đã có một hành trình phát triển mạnh mẽ không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh mà còn ở các hoạt động cộng đồng ý nghĩa. Đáng chú ý là việc...

Chủ tịch nước: Tinh gọn thì bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ

Chủ tịch nước Lương Cường nêu rõ, sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải hiệu lực, hiệu quả; "tổ chức lại, làm gì thì làm nhưng bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ". Sáng 12/2, Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tại tổ TPHCM, Chủ tịch nước Lương Cường chia...

Trường ĐH Công nghệ Thông tin công bố phương án tuyển sinh 2025

Theo phương án tuyển sinh 2025 của Trường ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TPHCM) nhà trường sẽ xét tuyển 3 phương thức, bổ sung thêm tổ hợp mới. Phương thức 1 là tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển. Nhà trường tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT; Thí sinh giỏi, tài năng được hiệu trưởng trường THPT giới thiệu đáp ứng các tiêu chí cụ thể như học lực giỏi, hạnh kiểm tốt,...

Lan tỏa tinh thần ‘khoán 10’ để Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Nghị quyết ‘khoán 10’ 40 năm trước đã tạo cách mạng nông nghiệp giúp Việt Nam thoát nghèo. Nghị quyết 57 với tinh thần ‘khoán 10’ sẽ tạo đột phá, giải phóng cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Lời Tòa soạn: Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chia...

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Giá vàng tăng 1,03% trong tháng 1-2025

ANTD.VN -  Chỉ riêng tháng 1-2025, chỉ số giá vàng đã tăng 1,03% so với tháng 12-2024. Theo Tổng cục Thống kê, giá vàng trong nước tăng theo giá thế giới và nhu cầu mua của người dân vẫn cao. Giá vàng trong nước tăng mạnh trong các tháng đầu năm Giá vàng...

Các quỹ đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam làm ăn thế nào trong năm 2024?

Theo cập nhật của FiinGroup, trong năm 2024, các quỹ đầu tư cổ phiếu đã ghi nhận hiệu suất vượt trội nhờ lợi nhuận tích cực trong giai đoạn nửa đầu năm. Các quỹ đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam làm ăn thế nào trong năm 2024?Theo cập nhật của FiinGroup, trong năm 2024, các quỹ đầu tư cổ phiếu đã ghi nhận hiệu suất vượt trội nhờ lợi nhuận tích cực trong giai đoạn nửa đầu năm....

Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các cải cách quan trọng, tăng hiệu quả chi tiêu công, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược của đất nước trong năm 2025 và những năm tiếp theo. ...

Thủ tướng mừng tuổi khách đi tàu, tặng quà bệnh nhân ghép phổi

Chiều 27-1 (tức 28 Tết), tại ga Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực phục vụ hành khách dịp Tết Nguyên đán của ngành đường sắt. ...

Cùng chuyên mục

Masan MEATLife mang về hơn 21 tỉ đồng doanh thu mỗi ngày

Masan MEATLife và WinCommerce đã mang lại lợi nhuận trong năm 2024, đồng thời là động lực chính giúp thúc đẩy lợi nhuận của tập đoàn trong thời gian tới. Theo đó, năm 2025, MML được giao kế hoạch doanh thu dự kiến từ...

Ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến hết năm 2027

(PLVN) - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. 12/02/2025 13:52 Ảnh minh họa (PLVN) - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu...

Thả hơn 2 triệu con tôm, cua giống xuống đầm Đông Hồ

Hơn 2 triệu con tôm, cua giống các loại đã được chính quyền và nhân dân TP Hà Tiên (Kiên Giang) thả về đầm Đông Hồ nhằm góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản trong môi trường tự nhiên. "Số lượng thủy sản...

‘Nhức cái đầu’ với kiểu tính giờ, tính giá phòng khách sạn

Nhiều khách sạn đa dạng các hình thức cho thuê phòng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách nhưng không ít người thuê bị 'rối não' với các kiểu tính giờ, tính ngày... Nhiều khách sạn hiện nay đa dạng hình thức cho thuê...

Giá USD tiếp tục tăng nóng, Ngân hàng Nhà nước mạnh tay can thiệp

(NLĐO) – Giá USD ở các ngân hàng tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong nhiều tháng qua. ...

Mới nhất

Hội nghị phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

(MPI) - Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, chiều ngày 11/02/2025 đã diễn ra Hội nghị phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng chủ trì Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long...

Tái hiện hình ảnh Vua Hùng dạy dân cấy lúa

Ngày 12/2, tại đàn Tịch Điền (phường Minh Nông, TP Việt Trì, Phú Thọ) diễn ra Lễ hội “Vua Hùng dạy dân cấy lúa”. Phú Thọ: Tái hiện hình ảnh Vua Hùng dạy dân cấy lúa ...

Những trường hợp không được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh

(Dân trí) - Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2024 có điều chỉnh một số quy định về trường hợp không được hưởng BHYT dù đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến. Nguồn: https://dantri.com.vn/an-sinh/nhung-truong-hop-khong-duoc-bhyt-thanh-toan-chi-phi-kham-chua-benh-20250211110013649.htm

Từ thương mại đến công nghiệp hỗ trợ

Khát vọng thay thế hàng nhập khẩu đã thôi thúc Cát Vạn Lợi vươn mình từ thương mại sang sản xuất cơ điện, góp phần xây dựng nền kinh tế tự chủ, vững mạnh. Bản lĩnh doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên mới Trong kỷ nguyên hội nhập, doanh nhân Việt không ngừng...

Mới nhất