Trang chủNewsThế giớiLượng nước về Đồng bằng sông Cửu Long ở mức thấp

Lượng nước về Đồng bằng sông Cửu Long ở mức thấp


Theo Trung tâm Dự báo khí tượng khủy văn quốc gia, mùa mưa năm 2024 đến muộn, tổng lượng mưa trên các khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong tháng 5/2024 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 20%.

Cỏ vuông tôm xuất ngoại và chuyện ai cũng được làm việc
Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ gia tăng về cường độ và số lần xuất hiện

Lượng nước về từ thượng lưu thấp, xâm nhập mặn tiếp tục kéo dài

Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các tổ chức quốc tế dự báo lượng mưa trong tháng 5/2024 trên lưu vực sông Mê Công thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20-30%. Các hồ trên sông Lan Thương đang chứa ở mức khoảng 40% tổng dung tích hữu ích, các hồ ở hạ lưu vực sông Mê Công cũng đang chứa ở mức khoảng 35% dung tích hữu ích và có thể sẽ tiếp tục phát điện như hiện nay.

Theo Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, với các điều kiện như trên và nhận định dòng chảy từ sông Lan Thương vẫn ở mức thấp, dòng chảy qua trạm Kra-chê (Campuchia) trong tháng 5/2024 biến động trong khoảng từ 8,9 tỷ m3 đến 10,7 tỷ m3, trong khi lượng nước trữ ở Biển Hồ hiện tại là 1,2 tỷ m3 nên sẽ đóng góp không đáng kể ra dòng chính sông Mê Công trong thời gian tới.

Hình Dự báo tổng lượng dòng chảy tại hai trạm Tân Châu và Châu Đốc trong tháng 5/2024
Hình Dự báo tổng lượng dòng chảy tại hai trạm Tân Châu và Châu Đốc trong tháng 5/2024. (Ảnh: Ủy ban sông Mê Công Việt Nam)

Kết hợp các thông tin trên với dự báo thủy triều, tài nguyên nước tới Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong tháng 5/2024, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đưa ra các nhận định về diễn biến dòng chảy tại Tân Châu và Châu Đốc.

Theo đó, mực nước lớn nhất ngày tại trạm Tân Châu trong tháng 5/2024 có xu thế biến động theo thủy triều trong khoảng từ 0,9 m đến 1,4 m. Lưu lượng trung bình ngày tới ĐBSCL qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc trong tháng 5/2024 được nhận định là sẽ biến động trong khoảng từ 3.200 m3/s đến 5.200 m3/s, ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm 2023 nhưng cao hơn so với năm 2020.

Tổng lượng dòng chảy trong tháng 5/2024 qua hai trạm này có thể sẽ ở mức từ 9,7 tỷ m3 đến 11 tỷ m3 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng từ 19 đến 28%, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 khoảng từ 7 đến 18% nhưng cao hơn cùng kỳ năm 2020 khoảng từ 16 đến 30%.

Ủy ban sông Mê Công Việt Nam nhận định: ĐBSCL đã vượt qua thời kỳ xâm nhập mặn lớn nhất và đang có chiều hướng giảm, tuy nhiên do lượng nước về từ thượng lưu còn ở mức thấp, mùa mưa ở ĐBSCL bắt đầu muộn nên xâm nhập mặn vẫn ở mức cao và có thể tiếp tục ảnh hưởng đến cuối tháng 5. Đặc biệt là trên sông Vàm Cỏ Tây, do nguồn nước cung cấp trong thời gian tới vẫn rất hạn chế, nên tình hình xâm nhập mặn tiếp tục kéo dài và có thể ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Dự báo chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các sông chính ở mức 40-50km trên sông Tiền, sông Hậu, từ 90-110 km trên sông Vàm Cỏ Tây.

Do tình hình xâm nhập mặn vẫn còn diễn biến phức tạp, các địa phương cần tiếp tục chủ động giám sát mặn, cập nhật các thông tin dự báo mặn để chủ động điều tiết mặn ngọt phục vụ sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như các tác hại khác của hạn mặn trên địa bàn. Các địa phương vùng thượng nguồn đồng bằng xem xét xuống giống vụ hè thu sớm tại các chân ruộng đủ điều kiện về nguồn nước.

Chủ động thích nghi có kiểm soát

Trao đổi với báo chí, PGS.TS Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cho biết, ĐBSCL đang đối mặt 3 thách thức rất lớn đối với phát triển bền vững là an ninh nguồn nước, ngập nước diện rộng và kéo dài trong tương lai và suy thoái đồng bằng như xói lở bờ biển, bờ sông và hạ thấp đồng bằng. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nhận diện và định hướng chiến lược quan trọng đối với đồng bằng là chủ động thích nghi có kiểm soát, làm chủ tình huống khi bất lợi xảy ra, lấy tài nguyên nước làm cốt lõi để bố trí sản xuất, định hướng phát triển.

xâm nhập mặn vẫn ở mức cao và có thể tiếp tục ảnh hưởng đến cuối tháng 5
Dự báo xâm nhập mặn ở ĐBSCL vẫn ở mức cao và có thể tiếp tục ảnh hưởng đến cuối tháng 5. (Ảnh minh họa: dangcongsan.vn)

ĐBSCL cần chủ động về nguồn nước cho các vùng sản xuất dựa theo sinh thái tự nhiên, với 3 loại hình tiêu biểu là thủy sản mặn lợ ven biển, trái cây và lúa gạo.

Đối với vùng ven biển, đây là vùng khó khăn về nước và dễ bị tổn thương, nhiệm vụ trọng yếu là chủ động nguồn nước, được thực hiện theo chiến lược nâng cấp các hệ thống thủy lợi ven biển như: Xây dựng các công trình kiểm soát mặn, lấy nước ngọt và chủ động chuyển nước ngọt cho các vùng khan hiếm nước có tiềm năng kinh tế cao như các vùng nuôi tôm.

Cùng với các hệ thống thủy lợi tăng cường nguồn cấp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích nhân dân tự tích nước, tích nước rải, quy mô hộ gia đình.

Đối với vùng ngập lũ, theo đánh giá và dự báo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, hiện nay tần suất xuất hiện lũ lớn giảm mạnh (khoảng 10 – 15 năm mới xuất hiện 1 lần; tương lai khi thượng lưu hoàn thiện các hồ chứa theo quy hoạch khoảng 110 tỷ m3 thì khoảng 90 – 100 năm mới xuất hiện 1 lần), lũ vừa và lũ nhỏ xuất hiện thường xuyên, do đó việc sản xuất trên vùng ngập lũ cần thay đổi cho phù hợp để khai thác tốt nhất tài nguyên đất và nước với các mô hình kinh tế nông nghiệp phù hợp.

Các tỉnh ĐBSCL cần tiếp tục tăng cường các giải pháp phi công trình để chỉ đạo điều hành, xây dựng các kịch bản hạn hán, xâm nhập mặn có thể xảy ra trên địa bàn và giải pháp ứng phó phù hợp. Tăng cường, hiện đại hóa công tác giám sát, cập nhật các bản tin của các cơ quan dự báo chuyên ngành phục vụ cho công tác điều hành mùa vụ, tạo thuận lợi cho nhân dân có thông tin về nguồn nước để chuyển đổi sản xuất ngắn và dài hạn. Điều chỉnh mềm dẻo lịch sản xuất theo từng mùa, từng năm. Thay đổi, điều chỉnh các mô hình sản xuất theo hướng ít sử dụng nước ngọt hơn và tăng cường khuyến khích người dân tích trữ nước trong các ao, mương khu vực vườn cây ăn trái và trên ruộng (đối với lúa) trước thời điểm dự báo có đợt xâm nhập mặn.

Các tỉnh ĐBSCL rà soát, hoàn thiện quy trình vận hành các hệ thống thủy lợi đã hình thành để tăng cường vận hành, kết nối nguồn nước trong nội vùng nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên đất – nước và công trình thủy lợi.





Nguồn: https://thoidai.com.vn/luong-nuoc-ve-dong-bang-song-cuu-long-o-muc-thap-199780.html

Cùng chủ đề

Về miền Tây

Với hệ thống sông rạch chằng chịt, những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những khu vườn trái cây trĩu quả, ĐBSCL đang là điểm đến ưa thích của du khách trong nước và quốc tế. Tết này loại hình du lịch sinh thái sẽ là lựa chọn hàng đầu trong hành trình khám phá sông nước miệt vườn và trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc miền Tây sông nước. ...

Ước mong của một thế hệ

Năm 2025 là năm có nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước. ...

Đầu tư gần 9.300 tỷ đồng nâng cấp 3 tuyến quốc lộ ở Đồng bằng sông Cửu Long

Cục Đường bộ VN trình Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư nâng cấp 3 tuyến đường tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là QL53, QL62 và QL91B. ...

Năm 2025, xu thế thời tiết có gì bất thường?

(NLĐO) - Xu thế thời tiết năm 2025 dự báo có khoảng 5-6 cơn bão/áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến đất liền nước ta; xâm nhập mặn tăng cao ở ĐBSCL ...

Mô hình phân hiệu đại học có nhiều ưu điểm nổi trội

Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá mô hình phân hiệu đại học có nhiều ưu điểm nổi trội, giúp địa phương vừa đào tạo nguồn nhân lực, vừa tiết kiệm kinh phí. Ngày 3-1, Đại học Kinh tế TP.HCM phân hiệu Vĩnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Catholic Relief Services: Dìu bạn trên hành trình hạnh phúc

Đó là tâm nguyện và hành động của tổ chức Catholic Relief Services (CRS) đã có nhiều dự án để hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam trong những năm qua. Hòa nhập để vươn lên Phan Bá Quang (sinh năm 2015 tại Quảng Trị), giờ đây đã tự tin hòa mình vào các hoạt động nhóm, tự tay gấp quần áo, sắp xếp sách vở gọn gàng và hoàn thành nhiều...

75 năm quan hệ Việt Nam – Nga: Vị thế của Việt Nam ngày càng được củng cố

Vị thế của Việt Nam đã tăng lên trong quan hệ với Liên bang Nga, không chỉ là đối tác chính trị truyền thống bền vững, mà còn là cầu nối Nga với Đông Nam Á và ASEAN. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Nga V. Titov đồng chủ trì Đối...

ChildCare Vietnam: điểm tựa cho trẻ khuyết tật

Nguyễn Chí Kiên (6 tuổi, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) đã có thể tự xúc cơm, chào hỏi cô giáo và vui đùa cùng bạn bè. Đây là kết quả từ sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình, đội ngũ giáo viên và mô hình giáo dục đặc biệt của tổ chức ChildCare Vietnam (CCV). Chí Kiên đổi đời Gia đình phát hiện Kiên mắc hội chứng rối loạn phổ...

Đà Nẵng sẽ có thêm nhiều trẻ em được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng

UBND thành phố Đà Nẵng vừa có các quyết định phê duyệt việc tiếp nhận: dự án “Hỗ trợ bệnh nhi điều trị các bệnh tiết niệu sinh dục” do Tổ chức Asia Injury Prevention Foundation (A.I.P.F) tài trợ và dự án Bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng học đường cho các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố do Đại học tinh lập Nagasaki, Nhật Bản tài trợ. Theo Quyết...

Bài đọc nhiều

Khắp châu Á tưng bừng sắc đỏ đón giao thừa 2025

Người dân ở thủ đô Bankok, Thái Lan chuẩn bị đón giao thừa 2025. Đèn lồng đỏ chuẩn bị trang trí đón Tết Ất Tỵ ở Trung Quốc. Người dân Singapore vui mừng đón Năm mới. Một người phụ nữ dâng lễ vật lên các vị thần trong buổi lễ thờ cúng truyền thống vào đêm giao thừa Tết Nguyên đán ở khu phố Tàu, Bangkok, Thái Lan. Các thợ lặn biểu diễn múa lân tại SEA LIFE Bangkok Ocean...

Mỹ khởi động kế hoạch tinh gọn bộ máy, viên chức nghỉ việc hưởng 8 tháng lương

Nhà Trắng hôm đề nghị chi trả 8 tháng lương cho mọi viên chức liên bang Mỹ đồng ý nghỉ việc từ ngày 28.1, triển khai một phần kế hoạch chưa từng có nhằm tinh gọn bộ máy của chính quyền Washington. ...

Bộ trưởng Úc cảnh báo về việc tải DeepSeek

Bộ trưởng Công nghiệp và Khoa học Úc đã nêu lo ngại về bảo mật đối với ứng dụng DeepSeek của Trung Quốc đang gây chấn động thế giới công nghệ và tài chính toàn cầu. ...

Bói toán, đoán mệnh bằng AI

Dịp năm mới, không ít người lui tới sảnh triển lãm Ground Seoul thuộc khu Insa-dong, trung tâm Seoul (Hàn Quốc), để thử thời vận với ShamAIn, hệ thống bói toán, đoán mệnh dựa trên công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI). ...

Tổng thống Donald Trump cho chuyển Patriot từ Israel sang Ukraine, mời Thủ tướng Netanyahu đến Nhà Trắng

Hãng tin Axios ngày 28/1 dẫn lời 3 nguồn thạo tin cho biết Mỹ đã chuyển khoảng 90 hệ thống phòng không Patriot từ Israel sang Ba Lan trong tuần này để sau đó chuyển cho Ukraine.

Cùng chuyên mục

USAID vào tầm ngắm tinh gọn của Tổng thống Donald Trump, tương lai sẽ về đâu?

Thông qua việc thu gọn Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Tổng thống Donald Trump muốn đảm bảo khoản viện trợ nước ngoài trị giá hàng chục tỷ USD của Washington trên toàn cầu phù hợp với chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết".

Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong trên mặt đất

Vụ tai nạn máy bay ở Mỹ xảy ra ngay sau 6 giờ tối theo giờ miền Đông gần trung tâm thương mại Roosevelt ở Đông Bắc Philadelphia.

ông Trump nói trực thăng đã bay quá cao

Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump có căn cứ khi nói rằng chiếc trực thăng quân sự đã bay quá cao trong vụ va chạm với máy bay chở khách khiến 67 người thiệt mạng. ...

Tổng thư ký LHQ bác đề xuất “dọn dẹp” Dải Gaza của Mỹ, “nhắc nhẹ” Israel

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình vệ tinh Al Arabiya Al Hadath của Saudi Arabia ngày 31/1, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã bác bỏ các đề xuất của Mỹ về việc cưỡng bức di dời người Palestine khỏi Dải Gaza, đồng thời cảnh báo các kế hoạch như vậy sẽ đồng nghĩa với "thanh lọc sắc tộc".

Mới nhất

Sức mạnh từ y đạo và tình thương với bệnh nhi

Giữa nhịp sống hối hả của một bệnh viện lớn, với áp lực công việc vô cùng lớn, bác sỹ Nguyễn Lý Thịnh Trường, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, kiêm Trưởng khoa Khoa Ngoại Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương vẫn giữ cho mình một trái tim ấm áp và tâm hồn tĩnh lặng. Giữa nhịp sống...

Thủ tướng dự khởi công cao tốc TP Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Dương phát huy truyền thống, tự lực, tự cường, sáng tạo, đổi mới, là tỉnh kiểu mẫu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Sáng 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ 2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ khởi công...

Mùng 4 Tết, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 tiếp tục nhảy vọt

(NLĐO) – Mỗi lượng vàng miếng SJC sáng nay tăng tiếp, tiến tới mốc 89 triệu đồng khi giá thế giới duy trì ở mốc đỉnh...

Sử dụng rượu bia ngày Tết đúng cách để an toàn

Uống có chừng mực Chúng ta cần biết giới hạn của bản thân, không cố uống quá sức. Hạn chế số lượng rượu bia trong một lần uống. Hạn chế rượu bia như sau: Uống ≤ 2 đơn vị cồn/ngày ở nam; Uống ≤ 1 đơn vị cồn/ngày ở nữ và người nhẹ cân. 01 đơn vị cồn = 14 gram...

Mới nhất