Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNhận diện thủ đoạn bôi lem công tác đối ngoại nhân quyền...

Nhận diện thủ đoạn bôi lem công tác đối ngoại nhân quyền của Việt Nam


Tái diễn những trò lố

Mới đây, ngày 7/5/2024, tại trụ sở Liên hợp quốc (Geneva, Thụy Sỹ), đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Trước sự kiện này, các đối tượng xấu lại tung ra những trò lố, hướng lái xuyên tạc trên mạng xã hội. Thông qua các bài viết, hình ảnh, video hay livestream, các tổ chức Việt Tân, Hội anh em dân chủ… xuyên tạc rằng “Việt Nam nhận được nhiều khuyến nghị cho thấy mức độ tồi tệ nhân quyền”, từ đó giở lại chiêu bài “Việt Nam cần chấm dứt đàn áp nhân quyền”! Trang mạng xã hội của Việt Tân livestream, rêu rao “Biểu tình trước Geneva Thụy Sỹ: Người Việt Nam đòi nhân quyền cho Việt Nam”. Trước đó, tổ chức này đăng nhiều thông tin kêu gọi tụ tập buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024 trước trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva “nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam”!

Trò hề này được số này “nhai đi nhai lại”. Ngày 3/10/2023, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vu cáo, kêu gọi “Việt Nam cần khẩn cấp cải tổ quyền con người trước chu kỳ rà soát định kỳ phổ quát (UPR)”. Điều đáng nói là những kêu gọi trên của HRW hoàn toàn không có cơ sở và lý lẽ xác thực, tổ chức này phớt lờ về tình hình quyền con người ở Việt Nam, dựa vào những thông tin sai trái, cóp nhặt từ những cá nhân, tổ chức bất mãn, chống đối trong nước cung cấp. Đến ngày 11/1/2024, HRW lại công bố báo cáo thường niên về thực hành nhân quyền tại hơn 100 quốc gia năm 2023, trong đó có Việt Nam. Báo cáo này tiếp tục đưa ra các nhận định về nhân quyền tại Việt Nam một cách phiến diện, quy chụp.

Nhận diện thủ đoạn bôi lem công tác đối ngoại nhân quyền của Việt Nam -0
Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc của Việt Nam (Ảnh: TTXVN).

Có thể thấy, mỗi khi Việt Nam ứng cử, trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hay trước các phiên đối thoại về báo cáo các quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR), khi Hội đồng Nhân quyền thông qua kết quả rà soát… thì những chiêu trò vu khống, chống phá Việt Nam lại diễn ra quyết liệt. Âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của một số hội nhóm phản động, tổ chức đội lốt nhân quyền là thường đưa ra các bản khuyến nghị, thư ngỏ, báo cáo, nêu yêu sách để xuyên tạc ở nước ta không có tự do ngôn luận, tự do tôn giáo; các quyền về dân sự, chính trị bị hạn chế, bị “chà đạp”. Thậm chí họ bịa đặt rằng, những người bất đồng chính kiến bị bắt giam một cách vô cớ, bị ngược đãi; vu cáo chính quyền bắt bớ tùy tiện, đàn áp công dân, xâm phạm quyền con người; đòi thả tự do cho những đối tượng phạm tội bị tạm giam hay bị kết án, nhất là số đối tượng có các hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Bên cạnh đó, họ bịa đặt Việt Nam thực hiện không đúng cam kết quốc tế, không có đóng góp gì cho hoạt động nhân quyền quốc tế, kêu gọi các quốc gia không bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền. Trong quá trình bầu cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc và trong các phiên đối thoại nhân quyền thường niên, lực lượng thù địch tổ chức các cuộc biểu tình ở hải ngoại để phản đối phái đoàn của Việt Nam, gây sức ép tới các quốc gia khi lựa chọn lá phiếu bầu cử.

Những chiêu trò này diễn đi, diễn lại nhiều lần, từ năm này qua năm khác, nội dung được biến tấu theo bối cảnh sự kiện nhưng ý đồ thì không thay đổi. Mục đích là làm lu mờ những nỗ lực, thành tựu trong công tác đối ngoại nhân quyền của Việt Nam; làm cho cộng đồng quốc tế hiểu sai, hiểu không đầy đủ về tình hình nhân quyền và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về nhân quyền; hạ thấp, phớt lờ những thành tựu đã được công nhận trong bảo đảm, thúc đẩy quyền công dân, quyền con người; hạ bệ vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tìm cách cô lập Việt Nam với thế giới

Thành tựu về nhân quyền và những đóng góp của Việt Nam là khách quan, được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao

Từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời cho đến nay, việc bảo đảm, thúc đẩy quyền con người luôn được Đảng, Nhà nước ta chú trọng và không ngừng bổ sung, phát triển qua các thời kỳ. Không chỉ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, dành nhiều nguồn lực, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, Đảng, Nhà nước ta còn chú trọng đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân quyền. Với sự cố gắng không ngừng, Việt Nam có quyền tự hào khi đạt được nhiều thành tựu quan trọng về công tác đối ngoại nhân quyền.

 Trong quá trình đổi mới đất nước, Việt Nam thường xuyên hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về quyền con người và đạt được nhiều thành tựu trên thực tế. Các quyền dân sự, chính trị, y tế, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí, Internet, bình đẳng giới đều đạt những tiến bộ rõ rệt. Việt Nam đã vươn lên từ một nước nghèo để trở thành một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, hội nhập quốc tế sâu rộng. Các chỉ số về phát triển con người (HDI), bình đẳng giới (GEI) của Việt Nam do các cơ quan Liên hợp quốc xếp hạng liên tục được cải thiện.  Năm 1977, nước ta gia nhập Liên hợp quốc, đây là dấu mốc quan trọng trong công tác đối ngoại nhân quyền, một mặt Việt Nam tranh thủ các nguồn lực có giá trị đối với công tác nhân quyền trong nước, mặt khác là cơ sở để Việt Nam đóng góp nhiều hơn cho công tác nhân quyền thế giới. Việt Nam là ứng cử viên duy nhất đại diện cho ASEAN đã trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 với số phiếu cao, đây là lần thứ 2 chúng ta trở thành thành viên của tổ chức này. Thực tế cho thấy, quốc gia trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền là điều không hề dễ dàng bởi bên cạnh việc quốc gia đó phải đạt những tiến bộ vượt bậc về bảo vệ quyền con người trong nước còn phải có đóng góp tích cực, hiệu quả thúc đẩy nhân quyền trên toàn cầu.

Việc Việt Nam đã hai lần trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là minh chứng rõ nhất về thành tựu liên quan quyền con người ở nước ta. Đồng thời cho thấy vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, không chỉ những thành tựu nhân quyền trong nước mà những đóng góp của nước ta đối với công tác nhân quyền của Liên hợp quốc. Đây là minh chứng rõ nét nhất phản bác lại những luận điệu sai trái, thù địch. Vào ngày 3/4/2023, tại Geneva (Thụy Sỹ), Việt Nam soạn thảo và đề xuất với Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA). Nghị quyết do Việt Nam khởi xướng đã tập hợp được 98 nước tham gia đồng bảo trợ.  Đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người. Đồng thời, chúng ta phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Việt Nam luôn chủ động trong công tác đối thoại nhân quyền. Tháng 6/2023, tại Maroc, đoàn đại biểu Quốc hội do ông Đôn Tuấn Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị viện về đối thoại tôn giáo do Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) tổ chức, quy tụ 163 quốc gia. Tham vấn tại hội nghị, đoàn đại biểu Việt Nam đã thông tin cho bạn bè quốc tế biết về những nỗ lực, thành tựu trong bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; ghi nhận những đóng góp của các tổ chức tôn giáo trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

Ngày 27/7/2023, đoàn Việt Nam đã thăm chính thức Tòa thánh Vatican theo lời mời của Giáo hoàng Francis. Trong chuyến thăm này, Chính phủ Việt Nam và Tòa thánh Vatican đã thông qua “Thỏa thuận Quy chế hoạt động của đại diện thường trú và Văn phòng đại diện thường trú Tòa thánh tại Việt Nam”. Đây là hình mẫu của sự tin tưởng lẫn nhau và là cơ sở để thúc đẩy, mở rộng quan hệ hơn nữa giữa Việt Nam và các tổ chức, nhà nước tôn giáo. Đối với Hoa Kỳ, EU, Việt Nam luôn chủ động trong đối thoại nhân quyền, đưa công tác này ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất. Hằng năm, nước ta đều chủ động cử các phái đoàn trao đổi, thảo luận về vấn đề nhân quyền để đi đến tháo gỡ những vướng mắc, thống nhất nhận thức chung, tôn trọng tính đặc thù về nhân quyền của các bên, thúc đẩy sự phát triển.

Việt Nam cũng tích cực tham gia duy trì hòa bình, cứu trợ nhân đạo. Từ năm 2014 đến nay, hằng năm Việt Nam đều cử hàng trăm lượt cán bộ, nhân viên thuộc lực lượng vũ tranh nhân dân Việt Nam đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Đặc biệt, ngày 9/2/2023, 100 cán bộ, chiến sĩ của Bộ Quốc phòngBộ Công an đã sang Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia công tác cứu nạn vụ động đất, được Chính phủ và nhân dân nước bạn, cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Trở lại với phiên đối thoại ngày 7/5 vừa qua, Việt Nam tái khẳng định chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, luôn xác định con người là trung tâm, là mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới, phát triển đất nước. Các vấn đề được các nước quan tâm, Việt Nam đã trình bày, phúc đáp, thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Trong chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, quá trình triển khai các khuyến nghị, Việt Nam đã tổ chức tham vấn rộng rãi với sự tham gia của tất cả các bên liên quan, trong đó có các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức xã hội, các quốc gia thành viên, đối tác phát triển, và người dân. Hằng trăm các ý kiến, phản hồi đã được thu thập và được thể hiện rõ nét trong Báo cáo này. Đến nay có 239/241 khuyến nghị (tương đương 99,2%) đã được hoàn thành hoặc triển khai một phần. Cũng trong chu kỳ này đã có 45 luật và hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề quyền con người đã được thông qua hoặc sửa đổi, trong đó có một số luật quan trọng như Bộ luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phòng, chống ma túy và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Đối với một số ý kiến dựa trên những nguồn tin chưa được kiểm chứng, đoàn Việt Nam đã giải đáp, cung cấp thông tin xác thực. Việt Nam nhấn mạnh nguyên tắc đối thoại, hợp tác, tôn trọng khác biệt; đồng thời nêu rõ không có một mô hình chung cho tất cả các nước mà mỗi nước tùy theo đặc thù, điều kiện của mình sẽ có con đường phát triển riêng. Việt Nam tự tin tiếp bước trên con đường đã chọn hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, người dân được thụ hưởng các quyền con người cơ bản. Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ và cam kết của mình trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.



Nguồn: https://cand.com.vn/nhan-quyen/nhan-dien-thu-doan-boi-lem-cong-tac-doi-ngoai-nhan-quyen-cua-viet-nam-i730993/

Cùng chủ đề

Giá vàng vọt lên 93 triệu đồng/lượng rồi tăng giảm loạn xạ

Trong vòng chưa đầy 24 giờ, giá vàng miếng SJC tăng thêm gần 3 triệu đồng/lượng, lên 93,1 triệu đồng/lượng vào sáng nay 11-2. Trong khi đó tại Công ty SJC, sau khi nâng giá bán vàng miếng SJC lên trên 93 triệu đồng/lượng...

Ninh Thuận: Nông dân phấn khởi đón nhận giống nho ngón tay đen

Những ngày đầu năm 2025, nông dân tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ phấn khởi đón nhận giống nho mới có tên NH 04 - 102. Đây là giống nho mới không hạt, được bà con nông dân và người tiêu dùng thường gọi nho “ngón tay đen”. Giống nho mới NH 04 - 102 chất lượng cao chính thức được phép canh tác đại trà mở ra triển vọng mới cho...

Giáo viên có thể lách luật, hoán đổi học sinh ở các trung tâm

TPO - Một số ý kiến cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT siết quy định về dạy thêm học thêm có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng cường quản lý hoạt động này nhưng thực tế, giáo viên sẽ nghĩ cách lách luật, kéo học sinh ra trung tâm, đổi giáo viên dạy học. TPO - Một số ý kiến cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT siết quy định về dạy thêm...

Thông tin về thuốc Tamiflu và tình hình dịch cúm

Ngày 10/2, đại diện Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho hay, thuốc Tamiflu (chứa hoạt chất Oseltamivir) để điều trị cúm vẫn được đảm bảo, dù có sự gia tăng cục bộ các ca mắc cúm từ cuối năm 2024 và trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Tin mới y tế ngày 10/2: Thông tin về thuốc Tamiflu và tình hình dịch cúmNgày 10/2, đại diện Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho hay, thuốc Tamiflu (chứa...

Điều gì sẽ xảy ra khi uống nước ép mướp đắng vào buổi sáng?

Không chỉ có thế, mướp đắng cũng có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa tự nhiên cùng một số vitamin nhóm B có lợi cho sức khỏe. Thường xuyên uống nước ép mướp đắng vào buổi sáng sẽ đem lại một số lợi ích như: chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường,... Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường Mướp đắng là nguồn giàu hợp chất (hợp chất hoạt tính sinh học...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dừng dạy thêm, học thêm trong nhà trường: Học sinh cuối cấp có bị ảnh hưởng?

Đặc biệt, trước quy định trường học không thu tiền đối với 3 nhóm học sinh (gồm: nhóm có kết quả học tập môn học cuối kỳ chưa đạt; được chọn bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh cuối cấp lớp 9, lớp 12 tự nguyện đăng ký ôn luyện theo kế hoạch của nhà trường) đã khiến...

Hà Nội: Điều chỉnh lịch học trong trường hợp nhiệt độ xuống quá thấp

Ngày 10/2, UBND TP Hà Nội có công văn về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại. Theo đó, UBND TP Hà Nội giao Sở Y tế theo dõi sát tình hình thời tiết, diễn biến rét đậm, rét hại trên địa bàn để có khuyến cáo kịp...

Đại học Đà Nẵng: Nỗ lực đổi mới, sáng tạo, đột phá về chất lượng nghiên cứu khoa học

Để phấn đấu thực hiện nhiệm vụ lớn phát triển thành ĐH Quốc gia theo tinh thần Nghị quyết số 26/NQ-TW và Kết luận số 79/KL-TW của Bộ Chính trị, ĐH Đà Nẵng luôn chú trọng đột phá, nâng cao chất lượng hoạt động KHCN và ĐMST gắn liền với chuyển đổi số. “Đòn bẩy” là dựa trên...

Công khai mức độ chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục

Bộ chỉ số được xây dựng bám sát yêu cầu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030", các quy định liên quan về chuyển đổi số của Bộ GD&ĐT...

Chồng hiến thận, giữ mạng sống cho vợ bị suy thận giai đoạn cuối

Không đành lòng nhìn sức khỏe của vợ kém dần sau gần 5 năm suy thận giai đoạn nặng, người chồng quyết định hiến một quả thận để cứu vợ. May mắn thay, ca phẫu thuật ghép thận...

Bài đọc nhiều

Những ngày đầu năm 2025, thời tiết Hà Nội thế nào?

TPO - Diễn biến thời tiết tại khu vực Thủ đô trong 24 giờ qua duy trì ngày nắng, rét về đêm. Dự kiến trong những ngày đầu năm 2025 mức chênh nhiệt giữa ngày và đêm ở Hà Nội sẽ có biên độ lớn hơn. Mùng 4 Tết, người dân lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại Hà Nội TPO - Còn 1 ngày nữa...

Điều tra phát hiện thủ phạm không ngờ

GĐXH - Người phụ nữ ra ngân hàng gửi tiết kiệm 34 tỷ đồng nhưng chỉ còn 200.000 đồng sau 3 tháng, điều lạ là ngân hàng không nhận trách nhiệm nhưng cũng không đưa ra lời giải thích hợp lý nào. ...

Phải đến khi bước sang tuổi 50, tôi mới nhận ra việc tiết kiệm cho quỹ “chăm sóc hưu trí” quan trọng như thế...

Khi đến tuổi 50, cuộc sống của tôi phản chiếu tất cả những gì tôi đã làm trong quá khứ, bao gồm cả sai lầm từ thói quen quản lý tài chính. ...

Lễ hội Chùa Hương 2025 an toàn, văn minh, thân thiện và lành mạnh

Sau những ngày Tết Nguyên đán là thời điểm người dân hân hoan đi trảy hội khắp mọi miền, đây cũng là lúc công tác tổ chức, quản lý lễ hội cần được tăng cường, siết chặt hơn bao giờ hết. Để đảm bảo thành công cho mùa Lễ hội chùa...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 năm 2025 được tổ chức tại Ninh Bình

(CLO) Sáng 6/2/2025, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức buổi họp báo thông tin về Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 năm 2025. Theo đó, sự kiện khai mạc sẽ chính thức diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức ngày 12/02/2025) tại...

Cùng chuyên mục

Gần 150 đoàn viên, thanh niên tham gia talkshow tìm hiểu về công nghệ AI

Sáng 9/2, tại TP. Nha Trang, Tỉnh đoàn và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Khánh Hòa tổ chức talkshow “Ta là ai trong thế giới AI?”. Tham gia chương trình có các chuyên gia, diễn giả và gần 150 đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn TP. Nha Trang.  Tại chương trình, các đoàn viên, thanh niên được giới thiệu, chia sẻ các nội dung liên quan đến trí tuệ nhân tạo như: Nhận...

Độc đáo Ông lợn “khổng lồ” được ăn gạo, ngủ màn ở làng La Phù

Chiều tối ngày 10/2, tức ngày 13 tháng Giêng, từ khắp các ngõ thuộc xã La Phù (huyện Hoài Đức), Hà Nội, đoàn người rước “Ông lợn” đổ về con đường dẫn vào đình tế thành hoàng làng. “Ông lợn” là cái tên vừa thân thương vừa kính trọng mà người dân làng La Phù đã gọi trong suốt hàng trăm năm nay và cho đến hiện tại, những câu chuyện truyền miệng vẫn được nối tiếp. Chuyện kể rằng, tục...

Elon Musk muốn mua OpenAI giá 97,4 tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk dẫn đầu nhóm nhà đầu tư đề nghị mua lại tổ chức phi lợi nhuận kiểm soát OpenAI. Tuy nhiên, CEO Sam Altman nhanh chóng từ chối. Theo truyền thông, liên minh các nhà đầu tư bao gồm Vy Capital và xAI – startup AI của chính Elon Musk – cũng như chuyên gia môi giới Ari Emanuel cùng các tên tuổi khác. Đề nghị mua lại OpenAI là động thái mới nhất cũng như đòn tấn...

Bố chồng đi họp lớp về muộn, mẹ chồng đọc 8 chữ trong máy ông thì òa khóc đòi ly hôn: “Sao ông dám…”

Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng một buổi họp lớp lại có thể khiến gia đình mình lao đao như thế này. ...

Mới nhất

VIMC CHECK-IN CHALLENGE | Bắt sóng văn hoá – Check-in lan toả – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Nhằm lan tỏa giá trị cốt lõi và thúc đẩy tinh thần văn hóa doanh nghiệp, khuyến khích mỗi cá nhân thấu hiểu nền tảng văn hoá doanh nghiệp – La bàn văn hóa, đề cao triết lý Lấy khách hàng làm trung tâm, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) phát động VIMC Check-in Challenge: “Bắt...

HoREA đề nghị cho phép người trên 18 tuổi vay ngân hàng với lãi suất ‘ưu đãi’ để mua nhà

(CLO) Mới đây, Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng về một số đề xuất liên quan tới...

Nghệ sĩ Việt Nam được mời vẽ tranh trên tường Đại sứ quán Đức

Nhân dịp 50 năm kỷ niệm quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam (23.9.1975-23.9.2025), Đại sứ quán Đức tại Hà Nội...

Đảo ngược lệnh đình chỉ, Mỹ trao “phao cứu sinh” cho WFP

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) cho biết, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh tạm dừng tài trợ lương thực, đảo ngược lệnh đình chỉ trước đó có thể ảnh hưởng tới 500.000 tấn lương thực đang chờ vận chuyển.

Mưu sinh nơi cửa biển giữa giá rét ngày đầu năm

TPO - Dù nhiệt độ xuống thấp nhưng sau mỗi đợt triều cường rút, những nông dân ở vùng ven cửa biển huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vẫn miệt mài bới cát cào ngao, đục hàu trên bãi bồi ven cửa lạch. 11/02/2025 | 09:21 ...

Mới nhất