Trang chủNewsThời sựBảo vật quốc gia: Bảo kiếm An Dân - biểu tượng quyền...

Bảo vật quốc gia: Bảo kiếm An Dân – biểu tượng quyền uy của vua Khải Định

Bảo kiếm An Dân và quân phục thiết kế riêng thường xuất hiện song hành cùng vua Khải Định trong các sự kiện chính trị, những chuyến tuần du, kinh lý ở các địa phương cũng như sang Pháp.

Trở lại từ kho bảo quản sau nửa thế kỷ

Bảo vật quốc gia Bảo kiếm An Dân khi Bảo tàng Lịch sử VN (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) tiếp nhận hồi năm 2007 không mấy đẹp đẽ. Khi đó, sau thời gian lưu giữ trong kho Ngân hàng Nhà nước vốn không có điều kiện bảo quản, bảo kiếm đã xuống cấp. Phần gỗ và đồi mồi của một đoạn bao kiếm bị hư hại, mủn nát, không thể phục hồi. Lưỡi kiếm bị gỉ và sứt nhỏ. Tuy nhiên, toàn bộ chuôi kiếm và vàng nạm ngoài bao kiếm còn khá nguyên vẹn. Năm 2008 – 2009, bảo tàng đã xử lý ăn mòn và han gỉ ở lưỡi kiếm; bổ sung một số viên đá vào các vị trí còn khuyết trên chuôi kiếm, phục dựng lại phần gỗ và đồi mồi bị hư hại ở bao kiếm.

Hai mặt bảo kiếm

Hai mặt bảo kiếm

Tư liệu cục di sản văn hóa

Nội dung đúc trên chuôi kiếm xác nhận Bảo kiếm An Dân được tạo tác vào niên hiệu Khải Định (1916 – 1925). Tư liệu ảnh chụp năm 1916 (do Hội những người bạn Cố đô Huế – Association des Amis du Vieux Hué – A.A.V.H cung cấp), cũng có hình hoàng đế Khải Định trong bộ quân phục mùa đông theo phong cách sĩ quan Pháp, hai tay chống Bảo kiếm An Dân. Từ đó, có thể xác định niên đại tạo tác Bảo kiếm An Dân diễn ra vào khoảng cuối năm Khải Định thứ nhất – 1916.

Năm 1945, vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn kiếm cho phái đoàn đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gồm các ông Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận. Toàn bộ tài sản của vương triều, trong đó có Bảo kiếm An Dân cũng trao cho chính quyền cách mạng. Việc kiểm đếm tài sản, trong đó có bảo kiếm này do ông Phạm Khắc Hòe tiến hành. Người thay mặt Chính phủ Cách mạng lâm thời để kiểm nhận tài sản là Bộ trưởng Bộ Lao động Lê Văn Hiến.

Phần chuôi kiếm

Phần chuôi kiếm

Tư liệu cục di sản văn hóa

Năm 1946, khi toàn quốc kháng chiến, bộ sưu tập bảo vật trong đó có Bảo kiếm An Dân được đưa đi cất giữ. Năm 1954, Bộ Tài chính quản lý bộ sưu tập này. Năm 1959, kiếm được bàn giao cho Bảo tàng Lịch sử VN lưu giữ. Năm 1962, bảo tàng lại gửi bộ sưu tập sang Ngân hàng Nhà nước lưu giữ theo chế độ đặc biệt. Trong suốt gần nửa thế kỷ, bộ sưu tập hoàn toàn bị đóng kín, rất ít người biết đến sự tồn tại của chúng. Mỗi năm một lần, bảo tàng cử người có trách nhiệm đến kho ngân hàng kiểm tra niêm phong. Tới năm 2007, bảo tàng nhận lại bảo vật sau khi nâng cấp kho bảo quản đặc biệt.

Theo TS Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, trong bộ sưu tập bảo vật hoàng cung triều Nguyễn của bảo tàng có nhiều bảo kiếm, song Bảo kiếm An Dân là bảo kiếm duy nhất có tên gọi cụ thể. Bảo kiếm này cùng với bộ quân phục được hoàng đế Khải Định yêu cầu thiết kế riêng cho mình, thường xuất hiện song hành cùng với nhà vua trong các sự kiện chính trị, những chuyến tuần du, kinh lý ở các địa phương cũng như công du sang Pháp tham dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille (Pháp) năm 1922. Điều đó chứng minh rõ ràng Bảo kiếm An Dân là thanh kiếm được hoàng đế Khải Định sử dụng trong suốt thời gian trị vì của mình.

Sự tinh xảo của kiếm

Sự tinh xảo của kiếm

Tư liệu cục di sản văn hóa

Giao lưu văn hóa Pháp – Việt

So sánh các bảo kiếm tại các bảo tàng cũng cho thấy Bảo kiếm An Dân có hình thức độc đáo. Chẳng hạn, kiếm Thái A của vua Gia Long (Bảo tàng Quân đội Pháp ở Paris) cũng được đúc hình đầu rồng như kiếm An Dân nhưng hai đầu rồng có nhiều nét khác biệt. Quai kiếm Thái A chỉ trang trí nổi lá cúc dây và được cẩn bằng các hạt san hô và mã não nhỏ, còn ở Bảo kiếm An Dân được chạm trang trí hai mặt, chính giữa chạm bông hoa 5 cánh mãn khai, nhụy hoa đính 1 viên đá hình cầu. Lưỡi kiếm An Dân lại để trơn, nhưng phần chuôi lại trang trí cầu kỳ và có cả yếm của tay chắn, còn phần tay cầm của kiếm Thái A được cẩn khối bạch ngọc và bo bằng các sợi vàng…

Theo Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo kiếm An Dân là biểu tượng quyền lực, quyền uy của hoàng đế Khải Định, có hình thức, kiểu dáng giống với các thanh kiếm của Pháp và phương Tây trong giai đoạn thế kỷ 18 – 19, nhưng đã được cách tân và trang trí theo phong cách mỹ thuật cung đình triều Nguyễn. Các đề tài trang trí trên bảo kiếm đều là những đề tài truyền thống, gắn liền với địa vị, thân thế của vua triều Nguyễn, như hình rồng 5 móng, hoa cúc dây, hình tượng mặt trời, tản vân hay hồi văn chữ S đầu vuông gấp khúc… Các đề tài trang trí đó cũng còn nhiều tại Đại nội Huế hoặc lăng tẩm của các vua triều Nguyễn tại Thừa Thiên-Huế.

Hồ sơ bảo vật quốc gia đánh giá: “Có thể nói, từ cảm hứng nghệ thuật dựa trên các mẫu kiếm của Pháp, hoàng đế Khải Định đã cho thiết kế thanh kiếm của mình với những đặc điểm khác biệt, vừa tiếp nhận dấu ấn thời đại mới, chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Pháp, vừa bảo lưu những giá trị truyền thống, cổ điển của cung đình triều Nguyễn, khéo léo lồng ghép, tạo nên một thanh bảo kiếm độc đáo, phản ánh nghệ thuật thủ công truyền thống mang phong cách cung đình triều Nguyễn”. (còn tiếp)

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/bao-vat-quoc-gia-bao-kiem-an-dan-bieu-tuong-quyen-uy-cua-vua-khai-dinh-185240510211544723.htm

Cùng chủ đề

Ba chiếc ô tô phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận bảo vật quốc gia

(Dân trí) - Xe Zit biển số HN 481, xe Pobeda biển số HN 158 và xe Peugeot 404 biển số HNC 232 từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh mới được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Ngày 19/1, tại Hà Nội, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận ba chiếc ô tô phục...

Câu chuyện về 3 chiếc ôtô phục vụ Bác Hồ mới được công nhận là Bảo vật Quốc gia

Ba chiếc xe ôtô phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954-1969 đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia, mang giá trị về tình hữu nghị quốc tế và lòng yêu nước của kiều bào Trong khuôn khổ Chương trình Xuân Quê hương 2025, sáng 19/1, tại Phủ Chủ tịch đã diễn ra Lễ Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật...

Ba chiếc ôtô phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận Bảo vật quốc gia

(NLĐO)- Ba chiếc xe ôtô phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận Bảo vật quốc gia, không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn mang giá trị biểu trưng sâu sắc ...

Xúc động nhìn lại ba chiếc xe ô tô Bảo vật quốc gia từng phục vụ Bác Hồ

VHO - Lần đầu tiên sau 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch vinh dự có hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia. Đây là niềm vinh dự, tự hào, khẳng định giá trị cao cả của chặng đường hơn nửa thế kỷ Khu Di tích đã âm thầm gìn giữ, phát...

Công bố ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là Bảo vật quốc gia

(Tổ Quốc) - Ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh niên đại từ năm 1954 đến 1969 được công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 19/1/2025,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP.HCM khảo sát năng lực học sinh nhằm mục đích gì?

Từ nay đến khi kết thúc năm học, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức khảo sát đánh giá năng lực vận dụng và năng lực tiếng Anh của toàn bộ học sinh công lập và ngoài công lập ở 5 khối lớp 3, 7,...

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Dấu ấn hoạt động đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong những năm qua, công tác đối ngoại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có dấu ấn to lớn, sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp gỡ nhân sĩ và thế hệ trẻ hai nước, tháng 12.2023, tại Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn Gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới...

Mỹ sa thải các quan chức và có thể đóng cửa cơ quan viện trợ USAID

(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sa thải hai quan chức an ninh cấp cao của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) vào cuối tuần qua sau khi họ tìm cách ngăn cản đại diện từ Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) của Elon Musk tiếp...

Cùng chuyên mục

Sớm hoàn thiện GPMB, đưa cao tốc Hòa Liên

Mặt bằng của dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) cơ bản đã được bàn giao, chỉ còn vướng một số hộ dân. ...

Chuẩn bị cho khả năng chiến tranh thương mại thế giới trong năm nay

Kinhtedothi - Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng như việc chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới, tình hình thế giới diễn biến khó lường, việc giao chỉ tiêu tăng trưởng giao từng địa phương. Tham dự phiên họp có các đồng chí: các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh...

6 chương trình trọng tâm của MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2025

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị cho biết, năm 2025 cơ quan tập trung thực hiện 6 chương trình trọng tâm. Sáng 5/2, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị làm việc với Ban Thường trực...

DeepSeek của Trung Quốc bị cấm trên các thiết bị của Chính phủ Úc

(CLO) DeepSeek, chatbot trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc đã gây sốt trên toàn thế giới vào tháng trước, đã bị cấm khỏi máy tính và thiết bị di động của Chính phủ Úc. ...

Vụ nam thanh niên mất tích khi đi lễ chùa đầu năm: Tìm thấy thi thể

(NLĐO) - Thi thể nam thanh niên mất tích khi đi lễ đầu năm được tìm thấy cách ngôi chùa khoảng 300 m ...

Mới nhất

Vàng nhẫn đắt kỷ lục trước ngày Thần Tài, dân bán vài chục lượng, ôm về tiền tỷ

Trước ngày vía Thần Tài, vàng nhẫn biến động mạnh, vọt lên mức cao kỷ lục lịch sử. Nhiều người tranh thủ đem bán lượng vàng nhẫn lớn chốt lời và ôm tiền tỷ về nhà. Đầu giờ sáng 5/2 (mùng 8 tháng Giêng âm lịch), giá vàng nhẫn trong nước được các thương hiệu điều chỉnh tăng mạnh theo...

Giá vàng tăng ‘đỉnh nóc kịch trần’, lên mạng bán vàng sang tay tránh khoản chênh mua vào bán ra

Giá vàng tăng cao đạt ngưỡng 88-91 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) khiến các hội nhóm mạng liên quan đến vàng đang rất nhộn nhịp. Những bài đăng bán vàng sang tay trước ngày Thần Tài cứ thế xuất hiện càng nhiều. ...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. ...

Chuẩn bị cho khả năng chiến tranh thương mại thế giới trong năm nay

Kinhtedothi - Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng như việc chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới, tình hình thế giới diễn biến khó lường, việc giao chỉ tiêu tăng trưởng giao từng địa...

Mới nhất