Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiLao động trẻ Nhật Bản kén chọn công việc

Lao động trẻ Nhật Bản kén chọn công việc


Thay vì cố gắng tìm công việc gắn bó trọn đời, người trẻ Nhật Bản lại chọn chỗ làm theo sở thích và yêu cầu của bản thân.

Giữa tháng 3, khoảng 100 công ty dựng gian hàng cho hội chợ thông tin việc làm tại Tokyo, Nhật Bản. Để thu hút sự chú ý của sinh viên mới tốt nghiệp, các công ty cho dựng hàng loạt biểu ngữ đầy màu sắc: “Hơn 120 ngày nghỉ có lương, hai nghỉ mỗi tuần”, “Triển khai các cách làm việc đa dạng”, “Niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo Prime”.

Một sinh viên đại học năm thứ ba mặc đồ đen đơn giản – đồng phục điển hình của người săn việc trẻ, cho biết đang tìm kiếm một công việc phù hợp với sở thích xem nhạc kịch của bản thân.

“Bố mẹ tôi đều đang làm việc và có vẻ rất tận tâm với nghề. Nhưng tôi thích làm việc ở một công ty có thời gian nghỉ ngơi hợp lý hơn”, người này nói.





Các doanh nghiệp ở Nhật Bản tham dự hội chợ việc làm ở tỉnh Saitama vào tháng 3/2024. Ảnh: Yuki Kohara

Các doanh nghiệp ở Nhật Bản tham dự hội chợ việc làm ở tỉnh Saitama vào tháng 3/2024. Ảnh: Yuki Kohara

Một nhân viên tuyển dụng từ công ty bán lẻ lớn nói muốn chiêu mộ 120 sinh viên mới tốt nghiệp vào năm 2025 nhưng không có cách nào đạt được mục tiêu. Ngày nay việc làm nhiều hơn nhưng sinh viên ít dần. Bên cạnh đó, nhiều lao động quan tâm đến việc có thể nghỉ lễ, thu nhập ổn định và buộc các công ty phải đảm bảo cung cấp môi trường làm việc dễ chịu, cho phép cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Yosuke Hasegawa, nhà nghiên cứu tại Phòng nghiên cứu nghề nghiệp Mynavi, cho biết thái độ của các công ty đối với việc tuyển dụng đang thay đổi. Trước đây doanh nghiệp được lựa chọn nhân sự, nhưng bây giờ sinh viên lại chọn công ty và sự bất cân xứng trong mối quan hệ đang suy yếu.

“Nhiều công ty hiện nay đã quan tâm đến việc lắng nghe mong muốn của ứng viên”, Yosuke Hasegawa nói.

Theo Bộ Lao động, tỷ lệ sinh ở Nhật Bản đã giảm 8 năm liên tiếp vào năm 2023. Ước tính của Recruit Works Institute cho thấy cả nước có thể thiếu 3,4 triệu người lao động vào năm 2030 và 11 triệu vào năm 2040.





Sinh viên đại học Nhật Bản đang trở nên chọn lọc hơn trong việc tìm kiếm việc làm của họ so với các thế hệ trước. Ảnh: Yuki Kohara

Sinh viên đại học Nhật Bản đang trở nên chọn lọc hơn trong việc tìm kiếm việc làm so với các thế hệ trước. Ảnh: Yuki Kohara

Cuộc khảo sát hồi tháng 3 của Mynavi cũng cho thấy “chế độ đãi ngộ tốt”, bao gồm tiền lương và các điều khoản về kỳ nghỉ là yếu tố quan trọng nhất khi 1.200 sinh viên sắp tốt nghiệp cân nhắc lựa chọn nơi làm việc. Xếp sau đó là “văn hóa doanh nghiệp” và yêu cầu “ổn định” chỉ đứng thứ ba.

Hisashi Yamada, nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Nhật Bản, cho biết quá trình tuyển dụng sâu rộng của Nhật Bản đang hoạt động dựa trên tiền đề rằng nhân viên nam ở độ tuổi 20-60 là nguồn lao động cốt lõi. Đây là nhóm lao động có thể ưu tiên công việc hơn cuộc sống, trong khi phụ nữ phải làm việc nhà và chăm sóc con cái. Tuy nhiên khi số lao động này sụt giảm, việc tạo điều kiện cho những người có hoàn cảnh đa dạng hơn tham gia vào thị trường lao động là cần thiết.

Số hộ gia đình chỉ có nam giới đi làm vào năm 2022 đã giảm một nửa so với năm 1985. Trong khi số hộ gia đình có thu nhập kép tăng 1,7 lần trong cùng thời kỳ, theo dữ liệu từ văn phòng nội các. Tỷ lệ lao động nam trong khu vực tư nhân nghỉ phép làm cha là 14% năm 2021, tăng từ 0,5% năm 2004 dù vẫn thấp hơn so với tiêu chuẩn toàn cầu.





Các tân binh tại hãng hàng không Nhật Bản ANA tập trung cho một buổi lễ nhập học đầu tháng 4/2024. Ảnh: Sae Kamae

Các tân binh tại hãng hàng không Nhật Bản ANA tập trung cho một buổi lễ nhập học đầu tháng 4/2024. Ảnh: Sae Kamae

Kaoru Fujii, phụ trách nhân sự tại Recruit Co, cho biết đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự thay đổi trong tư duy của người lao động. Nhiều người bắt đầu xem xét lại sự nghiệp và thiết kế lại lối sống để theo đuổi hạnh phúc, đặt trọng tâm vào những gì bản thân mong muốn.

Văn hóa làm việc truyền thống của Nhật Bản, bao gồm làm thêm giờ, uống rượu sau tan ca hay tham gia các sự kiện của công ty vào cuối tuần… từng được coi là cách gắn kết nhân viên. Nhưng các “bệnh lý” của hệ thống này đang bộc lộ rõ rệt theo thời gian. Năm 2015, một nhân viên nữ 24 tuổi đã tự sát khi liên tục tăng ca và bị sếp quấy rối tại công ty quảng cáo. Cũng từ đây thuật ngữ “Karoshi” được chú ý, mang ý nghĩa chết do làm việc quá sức.

Năm 2019, Nhật Bản đã thông qua luật mang tính bước ngoặt khi giới hạn số giờ làm thêm và bắt buộc người lao động phải nghỉ ít nhất 5 ngày có lương hàng năm. Đại dịch cũng rút ngắn thời gian làm việc. Theo Bộ Lao động, năm 2022, một công nhân toàn thời gian ở nước này đã làm khoảng 162 giờ một tháng, ít hơn 5 tiếng so với năm 2018.

Tuy nhiên sự thay đổi này có tác dụng phụ. Yamada cho biết giờ làm việc ít hơn đồng nghĩa với việc có thiếu thời gian để đào tạo nhân viên trẻ.

Giáo sư Miyamoto nói rằng khu xu hướng “nhảy việc” ngày càng thịnh hành khiến quá trình huấn luyện nhân viên trở nên khó khăn.

“Khi mọi người được tự do chuyển đổi công việc, các công ty sẽ mất động lực đào tại nhân viên. Người lao động buộc phải tự nâng cao tay nghề và các chính sách cần hỗ trợ điều đó”, chuyên gia.

Theo Cục Thống kê Nhật Bản riêng năm 2023 cả nước có 3,3 triệu lao động thay đổi việc làm, gần đạt mức cao kỷ lục vào năm 2019 khi có đến gần 10 triệu người mong muốn chuyển việc.

Noriaki Yamamoto, giám đốc điều hành của nền tảng tìm việc Bizreach, cho biết các công ty dần chấp nhận nhân viên thích nhảy việc và cá nhân cũng không cảm thấy tội lỗi khi xây dựng sự nghiệp một cách độc lập.

Minh Phương (Theo Nikkei)




Nguồn

Cùng chủ đề

Năm 2024 đầy khốc liệt, 170.000 nhân viên bán lẻ ở Anh mất việc

Sự biến động của những chuỗi cửa hàng như Homebase và Body Shop góp phần khiến gần 170.000 nhân viên bán lẻ mất việc ở Anh trong năm 2024. ...

Mất việc ở tuổi 40

27 Tết, anh Trí Nguyễn, 42 tuổi, phó giám đốc một nhà máy ở TP HCM được cấp trên gọi lên nhận quyết định thôi việc. "Thấy đơn hàng khó khăn tôi đã đoán trước", anh nói. "Nhưng điều khiến tôi bất ngờ là ngay sau Tết công ty cho đóng cửa nhà máy, sa thải toàn bộ nhân viên kể cả cán bộ lâu năm".Đây là lần mất việc thứ hai của anh Trí Nguyễn trong vòng hơn...

Doanh nghiệp dệt may từ hàng nghìn người chỉ còn 35 lao động

Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn (GMC) cắt giảm gần 2.000 lao động và chỉ giữ lại 35 người vào cuối năm 2023 khi tiếp tục thua lỗ. Theo báo cáo tài chính quý IV/2023, số lượng nhân viên của Garmex Sài Gòn vào cuối năm chỉ còn 35 người, tức cắt giảm 1.947 lao động so với hồi đầu năm. Đợt cắt giảm này còn nặng nề hơn cả năm 2022, khi đó, GMC bớt 1.828 việc...

Gần 30% lao động mất việc ở TP HCM ngoài 40 tuổi

Trong hơn 166.000 người muốn nhận trợ cấp thất nghiệp năm 2023 ở thành phố có gần 48.000 người trên 40 tuổi, chiếm gần 30%. Thông tin được bà Nguyễn Văn Hạnh Thục, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm TP HCM, cho biết ngày 10/1. Trong năm 2023, số lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn tăng 10% so cùng kỳ. Họ bị mất việc do các doanh nghiệp cắt giảm lao động...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Khơi nguồn sống xanh, Net Zero thêm gần

Dự án Việt Nam Xanh do báo Tuổi Trẻ cùng Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) khởi xướng và tổ chức từ đầu năm 2024 đã diễn ra với hàng loạt hoạt động mang tính lan tỏa, trong đó điểm nhấn là Ngày hội Việt Nam Xanh. ...

Mua tủ trên mạng, người phụ nữ sửng sốt khi phát hiện thứ bên trong

Một người phụ nữ ở Mỹ đã có một trải nghiệm mua sắm vô cùng thú vị khi phát hiện ra một bộ sưu tập đồ sứ Hermes đắt giá ẩn giấu bên trong chiếc tủ vừa mua. ...

Độc đáo nghề đục mõ tại xứ Huế

(CLO) Lẫn trong tiếng mưa rơi nặng hạt trên mái tôn là tiếng đục đẽo và thi thoảng là tiếng mõ cốc cốc đều đều vọng lên giữa không gian thanh vắng của khu xóm nhỏ nằm khá hẻo lánh trên một vùng đồi thuộc tổ 11, khu vực 6, phường...

Hội họa Công Quốc Hà

Công chúng yêu nghệ thuật sẽ nhớ mãi một hội họa Công Quốc Hà với những bức tranh vẽ phố và phụ nữ mang đậm một tinh thần Hà Nội. Cũng như một người làm cho nghệ thuật sơn mài trở lên hiện đại và lấp lánh. ...

Cùng chuyên mục

BẤT HẠNH lớn nhất của một gia đình không phải là nghèo đói mà là cha mẹ đã 50 tuổi nhưng vẫn ở 3...

Khi cha mẹ đến tuổi 50, việc xây dựng và duy trì gia đình trở nên đặc biệt quan trọng. ...

Cô dâu bật khóc nói 1 câu chí lý khi cha mẹ cho của hồi môn lớn trong khi nhà trai ‘ki bo’

GĐXH - Vào ngày cưới, trong khoảnh khắc bước lên xe hoa về nhà chồng, cô dâu bật khóc khi thấy ngoài khoản 700 triệu đồng, mẹ đẻ còn cho cô thêm 66 triệu đồng làm của hồi môn. ...

Rộn ràng ngày hội cội nguồn

(CLO) Ngày 4/2, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ theo nghi thức truyền thống chính thức diễn ra tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa. Đây không chỉ là dịp để người dân thể hiện lòng biết ơn...

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong Lễ hội xuân năm 2025

(Tổ Quốc) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 09/CĐ-TTg ngày 3/2/2025 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội...

Mới nhất

Gia đình Hà Nội ‘trốn Tết’ thăm Ấn Độ, kể trải nghiệm thót tim ở ngôi đền thiêng

7 năm qua, gia đình chị Hằng Bùi (Hà Nội) lựa chọn nghỉ Tết ở những vùng đất, quốc gia khác nhau. Hành trình tới Ấn Độ 13 ngày là chuyến đi đáng nhớ nhất. Những năm gần đây, thay vì ở nhà sum họp đón Tết cổ truyền, nhiều gia đình lựa chọn đi du lịch, cùng khám phá...

Giá đậu tương phục hồi trở lại

Khép lại phiên giao dịch đầu tiên của tháng 2, giá đậu tương quay đầu phục hồi hơn 1,5% lên mức 388 USD/tấn, xóa đi hoàn toàn mức giảm trong phiên trước đó. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh trong phiên giao...

Vì sao học sinh Kiên Giang được nghỉ Tết tới đầu tuần sau?

Học sinh ở hầu hết ĐBSCL cũng như cả nước đã đi học lại sau kỳ nghỉ Tết. Tuy nhiên học sinh Kiên Giang tiếp tục nghỉ đến đầu tuần sau. ...

Không cần nói nhiều, sức hấp dẫn của kinh tế Nga vẫn khiến doanh nghiệp phương Tây ‘nghiện’

Giới quan sát quốc tế bình luận, có lẽ mực trên thỏa thuận hòa bình vẫn còn chưa khô, thì các công ty đa quốc gia và người phương Tây đã đổ xô trở lại Nga, theo đuổi lợi nhuận mà không cần quan tâm đến các vấn đề khác, từ cả vấn đề địa chính trị hay các chỉ trích về quan điểm kinh doanh.

Bộ Chính trị chỉ định đồng chí Phạm Minh Chính giữ chức Bí thư Đảng ủy Chính phủ

Theo Quyết định của Bộ Chính trị, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ giữ chức Bí thư Đảng ủy Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025. ...

Mới nhất