Trang chủNewsThời sựĐể lễ giao nhận quân thực sự là Ngày hội tòng quân...

Để lễ giao nhận quân thực sự là Ngày hội tòng quân trong cả nước


Từ ngày 25/2 đến hết ngày 27/2/2024, lễ giao nhận quân sẽ diễn ra đồng loạt trên toàn quốc. Để chuẩn bị cho tốt công tác tuyển quân, đến thời điểm này các địa phương giao quân và đơn vị nhận quân đã thường xuyên trao đổi phối hợp, hiệp đồng và tổ chức thực hiện chặt chẽ các khâu, các bước trong quy trình tuyển quân đảm bảo chỉ tiêu, chất lượng và an toàn tuyệt đối.

Cơ quan quân sự địa phương, nhất là cấp huyện phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, cơ quan chủ trì phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự; tăng cường các biện pháp, quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng công dân trong diện sẵn sàng nhập ngũ năm 2024.

Nhân dịp này, phóng viên VOV phỏng vấn Đại tá Hoàng Quang Vinh, Phó Trưởng phòng Quân số – Chính sách, Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu.

 

PV: Bắt đầu từ ngày 25/2, các địa phương trên cả nước sẽ tiến hành lễ giao quân. So với mọi năm thì năm nay, lễ giao nhận quân ở các địa phương có gì khác không, thưa ông?

Đại tá Hoàng Quang Vinh: Lễ giao nhận quân là một trong những nghi lễ được tổ chức trang trọng theo quy định của Bộ Quốc phòng, triển khai thực hiện ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp huyện).

Trong thời gian diễn ra dịch Covid-19 giai đoạn 2019 – 2021, lễ giao nhận quân được tiến hành gọn nhẹ, nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Hiện nay, đất nước đã trở lại bình thường nên lễ giao nhận quân năm 2024 thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 2185 của Tổng Tham mưu trưởng.

Thành phần dự lễ, có sự tham dự của đại biểu chính quyền, đoàn thể địa phương giao quân; chỉ huy và cơ quan quân sự địa phương giao quân và đơn vị nhận quân; công dân nhập ngũ và đại biểu gia đình có công dân nhập ngũ. Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu và Tổng cục Chính trị cũng thường xuyên quan tâm tới dự, chỉ đạo, kiểm tra và động viên thanh niên lên đường nhập ngũ ở các địa phương trong cả nước.

Trong những năm qua, việc tổ chức lễ giao nhận quân trang nghiêm, chu đáo đã thành nền nếp ở tất cả các địa phương trong cả nước, tạo khí thế phấn khởi, háo hức lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc đối với mỗi công dân, thực sự trở thành ngày hội tòng quân, tạo ấn tượng tốt và có tính tuyên truyền, giáo dục cao.

PV: Đến thời điểm này, các địa phương trong cả nước đã hoàn tất công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, chuẩn bị cho lễ giao quân năm 2024. Vậy công dân nhập ngũ cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào, thưa ông?

Đại tá Hoàng Quang Vinh: Hiện nay, các quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2024 chưa có gì thay đổi so với năm 2023. Về tiêu chuẩn tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tại khoản 1 Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) năm 2015 quy định: Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự được gọi nhập ngũ khi có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sau đây: Lý lịch rõ ràng; Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định; Có trình độ văn hóa phù hợp.

Tiêu chuẩn cụ thể được quy định tại Điều 4 Thông tư số 148 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

Theo đó, về tuổi đời: Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Về tiêu chuẩn chính trị: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50 năm 2016 của liên Bộ Quốc phòng – Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Về tiêu chuẩn sức khỏe: Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16 năm 2016 của liên Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV/AIDS.

Về tiêu chuẩn văn hóa: Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7. Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

PV: Đối với công dân nữ nhập ngũ thì tiêu chuẩn có gì khác so với công dân nam hay không?

Đại tá Hoàng Quang Vinh: Tại khoản 2 Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định: “Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ”.

Năm 2024, ngoài việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chung như đối với tuyển chọn và gọi công dân nam nhập ngũ, đối với công dân nữ phải có đơn tình nguyện vào phục vụ trong Quân đội, được đại diện gia đình và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú xác nhận và đáp ứng một số điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể sau.

Về tuổi đời: Tuyển chọn công dân nữ từ đủ 18 đến hết 25 tuổi; nếu đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học thì độ tuổi đến hết 27 tuổi; chưa lập gia đình, chưa có con.

Về sức khỏe thì phải đủ tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16 năm 2016 của liên Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng; riêng chiều cao lấy từ 1m60 trở lên, ngoại hình cân đối, quân dung tươi tỉnh.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, thực hiện tuyển nữ công dân đã tốt nghiệp đào tạo trung cấp trở lên; ưu tiên những công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng có ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng của Quân đội. Trường hợp có năng khiếu thực hiện theo quy định riêng của Bộ Quốc phòng.

PV: Công dân có đủ tiêu chuẩn nhập ngũ như ông vừa nêu, sau khi về đơn vị tiếp nhận chiến sĩ mới thì có tiến hành phúc tra lại các tiêu chuẩn đó không?

Đại tá Hoàng Quang Vinh: Để bảo đảm chất lượng hạ sĩ quan, binh sĩ nhập ngũ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện theo quy trình rất chặt chẽ ngay từ cơ sở.

Sau khi tiếp nhận công dân nhập ngũ, các đơn vị nhận quân sẽ tiếp tục tiến hành phúc tra tiêu chuẩn chiến sĩ mới. Trường hợp không đủ tiêu chuẩn theo quy định, đơn vị sẽ phối hợp với địa phương giao quân tiến hành bù đổi trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận quân.

Trường hợp phải chờ kết quả xác minh về chính trị, đạo đức hoặc giám định về sức khỏe thì đơn vị nhận quân thông báo, hiệp đồng với địa phương cấp huyện để chủ động quân số bù đổi. Thời gian bù đổi không quá 15 ngày tính từ ngày giao nhận quân.

PV: Hiện nay, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Tuy nhiên, ở một số đơn vị, thời hạn phục vụ tại ngũ được kéo dài thêm 6 tháng. Nội dung này được quy định như thế nào, thưa ông?

Đại tá Hoàng Quang Vinh: Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể: “Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng”.

Việc kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định tại khoản 2 Điều 21, cụ thể là: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 6 tháng trong trường hợp sau đây: Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

Như vậy, việc kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ thêm không quá 6 tháng chỉ áp dụng trong một số trường hợp như trên và do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định cụ thể.

PV: Trong thời gian tại ngũ, công dân được hưởng các chế độ, chính sách như thế nào?

Đại tá Hoàng Quang Vinh: Câu hỏi vừa nêu cũng là nội dung được tất cả hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và gia đình có công dân tại ngũ, xuất ngũ quan tâm. Chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân được quy định tại Điều 50 của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, theo đó:

Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách Nhà nước bảo đảm.

Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí.

Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.

PV: Xin cảm ơn ông.                                                  





Nguồn

Cùng chủ đề

TP Hồ Chí Minh trao lệnh gọi nhập ngũ cho gần 4.200 công dân

Đầu năm nay, TP Hồ Chí Minh trao lệnh gọi nhập ngũ cho gần 4.200 công dân lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS), trong đó có 3 nữ công dân tình nguyện vào bộ đội. Ngày 6/2,...

Bộ Quốc phòng sáp nhập Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Kỹ thuật

Sáng 5/2, Bộ Quốc phòng công bố quyết định của Bộ trưởng sáp nhập Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và tổ chức lại thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật. Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng nêu rõ, thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương về điều chỉnh tổ chức, biên chế Quân đội giai đoạn 2025-2030 và những năm tiếp theo, Bộ quyết định sáp nhập Tổng...

Tạo điều kiện tốt nhất để báo chí tuyên truyền về quân đội

(CLO) Đó là nhấn mạnh của Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tại Hội nghị tổng kết công tác báo chí, xuất bản toàn quân năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. ...

Quân đội cần chuẩn bị chu đáo về văn kiện và nhân sự nhiệm kỳ 2025-2030

Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cần chuẩn bị chu đáo mọi mặt, nhất là về văn kiện và nhân sự, tổ chức thành công đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030. Sáng 26/12, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Quân chính toàn quân đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và...

Hàng chục ngàn người từ sáng sớm xếp hàng xem triển lãm quốc phòng

(NLĐO)- Mặc dù rét đậm từ sáng sớm hàng ngàn người dân háo hức đến tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội có thêm 2 trường THPT chuyên

Theo Quyết định số 265/QĐ-UBND ngày 15/1/2025, UBND thành phố Hà Nội quyết định tổ chức lại Trường THPT Sơn Tây thành Trường THPT chuyên Sơn Tây thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Địa chỉ nhà trường tại số 57, đường Đền Và, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 15/1/2025, UBND thành phố Hà Nội nêu rõ, tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành THPT chuyên Chu Văn An...

Sắc xuân ngập tràn tại “Ngày hội giao lưu văn hóa quốc tế 2025”

Sự kiện cũng là một hoạt động ngoại khóa thường niên của nhà trường nhằm mang đến cho các em những cơ hội khám phá nền văn hóa các quốc gia đầy thú vị và bổ ích. ...

Hai học sinh ẩu đả khi đi trải nghiệm khiến 1 người bị thương

Trao đổi với VOV.VN, ông Hoàng Ngọc Thắng, Hiệu trưởng Trường THCS Mai Lâm (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, sự việc trên là có thật. Trong buổi trải nghiệm thực tế tại Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) vào ngày 9/1, trong quá trình xếp hàng lên cầu trượt cao tốc, 1 học sinh của trường có cãi vã qua lại, mâu thuẫn với học sinh Trường THCS Thanh Lâm A (Mê Linh, Hà Nội). Hậu quả, 1 học sinh...

Học sinh Việt Nam giành 9 huy chương Vàng, Bạc tại Olympic Hóa học Châu Á

Kỳ thi Olympic Hóa học Châu Á AChO năm 2025 được tổ chức bởi Trung tâm tổ chức Olympic STEM (OCSO) là một tổ chức tham gia vào phát triển STEM để tạo ra các kỹ năng của thế kỷ 21 (tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp và tư duy tính toán) thông qua các cuộc thi, cuộc thi và kỳ thi Olympic. ...

Giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học

Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học được thành lập theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 6/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ, có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng các đề án chi tiết để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục đại học. Ban Chỉ đạo còn có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các đề án chi...

Bài đọc nhiều

Xử lý nghiêm vụ ứng xử thiếu văn hóa tại tháp Nghinh Phong

(NLĐO) - Lãnh đạo TP Tuy Hòa yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc thành viên tổ an ninh trật tự tại Quảng trường Nghinh Phong có ứng xử thiếu văn hóa. ...

Hàng trăm ô tô ‘chôn chân’ nhiều giờ trên quốc lộ ở Hà Tĩnh

Hai vụ tai nạn liên tiếp xảy ra trên Quốc lộ 15A đoạn qua Hà Tĩnh khiến hàng trăm xe ô tô mắc kẹt, "chôn chân" nhiều tiếng đồng hồ trên đường. Ghi nhận vào lúc 19h tối 8/2, vụ tai nạn xảy ra ở đoạn qua thôn 10 xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) khiến Quốc lộ 15A ùn tắc nhiều km, hàng trăm ô tô phải dừng chờ lực lượng chức năng xử lý vụ tai...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Xe khách TP HCM tông dải phân cách, 3 người tử vong

(NLĐO) - Trên đường chở khách vào Nam, 1 xe khách mang biển số TP HCM đã tông vào dải phân cách làm 3 người tử vong, hơn 10 người bị thương ...

Cứu tài xế mắc kẹt trong cabin sau tai nạn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây

Vụ tai nạn giữa 2 xe tải xảy ra trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua tỉnh Đồng Nai khiến tài xế bị thương nặng, mắc kẹt trong cabin. Hôm nay (8/2), lực lượng chức năng huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai phối hợp điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe tải trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến 1 người bị thương. Theo thông tin ban đầu, khoảng 22h30 ngày...

Cùng chuyên mục

Cầu Tăng Long tăng tốc

(NLĐO) - Dự án cầu Tăng Long đang được đẩy nhanh tiến độ, dự kiến thông xe một nhánh vào cuối tháng 2, giúp cải thiện giao thông và tạo thuận lợi cho người dân. ...

Trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi đối với Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp ghi nhận và đánh giá cao quá trình cống hiến của ông Phạm Thiện Nghĩa, góp phần phát triển Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp và quá trình vươn lên của tỉnh. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Sáng 10/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp tổ chức Hội nghị về công tác cán bộ, trao quyết định về việc nghỉ hưu trước tuổi đối với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh. Tại hội nghị,...

Ông Trump tái khẳng định muốn Mỹ ‘mua và sở hữu’ Gaza

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm Chủ nhật tái khẳng định muốn "mua và sở hữu Gaza", nhưng có thể cho phép một số quốc gia ở Trung Đông tham gia tái thiết vùng đất này. ...

3 lãnh đạo Sở TT&TT, GTVT, Tài chính Đà Nẵng xin nghỉ hưu trước tuổi

Với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Giám đốc Sở TT&TT, Tài chính và Phó Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng đã có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngày 10/2, chia sẻ với PV VietNamNet, ông Nguyễn Trung Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP Đà Nẵng cho biết, ông đã có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi. Theo ông Nghĩa, quyết định trên của...

Cần hơn 162.000 tỷ đồng xây dựng cảng Trần Đề

Tới năm 2030, khu bến Trần Đề được quy hoạch với quy mô phát triển 2 bến cảng, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 1 - 1,1 triệu tấn. ...

Mới nhất

Trường Đại học Công nghệ TPHCM cam kết không tăng học phí toàn khóa

Thấu hiểu nỗi lo chi phí những năm đại học với nhiều gia đình, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) thực hiện chính sách học phí minh bạch, công bố công khai trước khóa học và cam kết không tăng trong toàn khóa. Chính sách học phí này dành cho thí sinh tham gia xét tuyển và trúng tuyển...

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo “gỡ khó” dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3

Ngày 7/2, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Phong vừa đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3. Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo “gỡ khó” cho dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3Ngày 7/2, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết,...

Festival nghề muối Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Bạc Liêu

Sáng 10/2, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức họp báo thông tin về Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025...

Bất động sản Bắc Giang cất cánh nhờ quy hoạch vùng Đông Bắc Thủ đô

Bắc Giang đang là một mảnh ghép quan trọng của bức tranh kinh tế Đông Bắc vùng Thủ đô, đóng vai trò kết nối Hà Nội, Hải Phòng với biên giới Lạng Sơn, đầu mối đồng bằng sông Hồng của vùng với các tỉnh Đông Bắc. Đặc biệt, TP. Bắc Giang được quy hoạch trở thành đô thị loại...

3 lãnh đạo Sở TT&TT, GTVT, Tài chính Đà Nẵng xin nghỉ hưu trước tuổi

Với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Giám đốc Sở TT&TT, Tài chính và Phó Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng đã có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngày 10/2, chia sẻ với PV VietNamNet, ông Nguyễn Trung Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT)...

Mới nhất