Trang chủNewsKinh tếMục tiêu 20.000ha quế có chứng nhận hữu cơ

Mục tiêu 20.000ha quế có chứng nhận hữu cơ



YÊN BÁI Yên Bái đặt mục tiêu đến năm 2025 diện tích ổn định khoảng 90.000ha, trong đó phấn đấu diện tích quế tập trung chuyên canh 35.000ha, khoảng 20.000ha được cấp chứng nhận hữu cơ.

Vùng nguyên liệu quế chiếm 50% diện tích cả nước

Trong phát triển kinh tế lâm nghiệp tại tỉnh Yên Bái, quế được xác định là cây trồng mũi nhọn bởi mang lại đa tác dụng. Mọi bộ phận của cây quế đều có thể sử dụng và đem lại thu nhập ổn định cho nông dân. Vỏ quế phục vụ ngành dược liệu và gia vị (thực phẩm), cành nhỏ và lá phục vụ chưng cất tinh dầu, gỗ thân dùng để sản xuất vật dụng nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ…

Một chu kì sản xuất quế có thể kéo dài trên 20 năm, tùy theo mật độ. Rừng quế có thể cho tỉa thưa, khai thác cành, lá liên tục từ năm thứ 4 trở đi. Cây quế góp phần tăng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái hiệu quả.

Tỉnh Yên Bái có vùng nguyên liệu quế lớn nhất cả nước. Ảnh: Thanh Tiến.

Tỉnh Yên Bái có vùng nguyên liệu quế lớn nhất cả nước. Ảnh: Thanh Tiến.

Những năm qua, cây quế đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, đóng góp đáng kể vào thu ngân sách, phát triển kinh tế địa phương. Với những giá trị đó, diện tích quế trên địa bàn tỉnh Yên Bái khoảng 3 thập kỷ gần đây tăng nhanh, quy mô hiện lớn nhất cả nước.  

Đến nay, tổng diện tích quế của Yên Bái khoảng 90.000ha, chiếm khoảng 50% diện tích quế Việt Nam. Cây quế tập trung phát triển chủ yếu tại huyện Văn Yên (57.000ha), huyện Trấn Yên (20.000ha) và một số huyện như Văn Chấn (9.500ha), Lục Yên (gần 6.000ha), Yên Bình (hơn 2.000ha)…

Sản lượng vỏ quế khô của tỉnh Yên Bái năm 2023 đạt trên 18.000 tấn; gỗ quế tận thu sau khai thác trên 200.000m3; gần 86.000 tấn cành, lá. Các sản phẩm từ cây quế là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến dược phẩm, thực phẩm, tinh dầu, đồ dùng, đồ mỹ nghệ… phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Ông Kiều Tư Giang – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái cho biết, trước đây, người dân trong tỉnh canh tác quế theo thói quen, không áp dụng kỹ thuật như đào hố, bón phân, tỉa lá… Việc chọn giống theo kinh nghiệm dẫn tới thoái hóa giống. Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo cách ước lượng để phòng trừ sâu bệnh thiếu kiểm soát, không theo hướng dẫn khiến năng suất quế không cao, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm quế lớn, khó đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Do đó, sản phẩm quế bán không được giá, đầu ra không ổn định.

Tỉnh Yên Bái đã và đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân xây dựng vùng nguyên liệu quế theo định hướng sản xuất hữu cơ. Ảnh: Thanh Tiến.

Tỉnh Yên Bái đã và đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân xây dựng vùng nguyên liệu quế theo định hướng sản xuất hữu cơ. Ảnh: Thanh Tiến.

Để phát triển cây quế bền vững và nâng cao giá trị các sản phẩm quế, tỉnh Yên Bái định hướng phát triển vùng trồng quế đến năm 2025 với diện tích ổn định khoảng 90.000ha. Trong đó phấn đấu diện tích quế tập trung chuyên canh toàn tỉnh đạt 35.000ha, trong đó 20.000ha được cấp chứng nhận hữu cơ.

Tập trung phát triển vùng quế tập trung, chuyên canh, tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, an toàn dịch hại, bảo vệ môi trường, có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm quế. 

Trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Yên Bái đã xây dựng Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong đó tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất quế hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất (các hộ trồng quế) đến khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm (các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã), có sự kiểm tra, giám sát từ chính quyền địa phương. Các hộ trồng quế và các doanh nghiệp, HTX khi tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất quế hữu cơ, xây dựng dự án với quy mô vùng nguyên liệu từ 1.000ha trở lên và được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ.

Cụ thể, hỗ trợ 100% chi phí đánh giá, xác định vùng nguyên liệu, xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, cơ chế hợp tác liên kết giữa cơ sở chế biến với hộ trồng quế và chính quyền địa phương, hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận, mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/dự án. Hỗ trợ 100% chi phí đánh giá cấp chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ cho diện tích sản xuất với mức không quá 0,5 triệu đồng/ha. Hỗ trợ 100% chi phí thiết kế mẫu, mua tem, nhãn mác, bao bì sản phẩm; chứng nhận sản phẩm OCOP và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, mức hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/dự án.

Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có hơn 14.500ha quế được cấp chứng chỉ hữu cơ. Ảnh: Thanh Tiến.

Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có hơn 14.500ha quế được cấp chứng chỉ hữu cơ. Ảnh: Thanh Tiến.

Nhờ đó đến nay, diện tích quế được cấp chứng nhận hữu cơ trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt hơn 14.500ha, trong đó huyện huyện Văn Yên gần 11.000ha, Trấn Yên gần 3.500ha, Văn Chấn gần 350ha. Diện tích đạt chứng nhận hữu cơ đều do các doanh nghiệp liên kết với người dân thực hiện.

Ông Phạm Trung Kiên – Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết, phát triển quế hữu cơ đã khắc phục được những hạn chế của canh tác truyền thống. Việc sử dụng nguồn giống đảm bảo chất lượng, thực hiện đúng, đủ các quy trình kỹ thuật từ các khâu trồng, bón phân, chăm sóc, tỉa thưa… giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm quế.

Việc áp dụng các biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại quế đã giúp giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong sản phẩm quế, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Canh tác hữu cơ bền vững còn đáp ứng theo đúng xu thế, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác các thị trường mới tiềm năng, ổn định đầu ra cho sản phẩm…

Cấp chứng chỉ rừng bền vững cho quế hữu cơ

Trung bình mỗi năm, cây quế mang lại thu nhập hàng nghìn tỷ đồng và tạo việc làm thường xuyên cho số lượng rất lớn người lao động của tỉnh Yên Bái. Lợi ích kinh tế mà cây quế đem lại là không nhỏ. Tuy nhiên, một thực tế đang làm ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng cây quế hiện nay trên địa bàn tỉnh, đó là tình trạng phát triển nóng, người dân trồng quế chưa theo quy hoạch.

Bên cạnh đó, còn có tình trạng người trồng quế khai thác không hợp lý, tận thu quá mức. Nhiều hộ trồng quế đã khai thác ồ ạt, thậm chí khai thác trắng cả những diện tích quế còn non; chặt cây, tỉa cành không khoa học đã tác động xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây quế và chất lượng của các sản phẩm từ quế.

Việc xây dựng vườn giống, rừng giống quế đảm bảo chất lượng được tỉnh Yên Bái rất chú trọng đầu tư. Ảnh: Thanh Tiến.

Việc xây dựng vườn giống, rừng giống quế đảm bảo chất lượng được tỉnh Yên Bái rất chú trọng đầu tư. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Nguyễn Thái Bình – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái cho biết, để đảm bảo chất lượng các sản phẩm được sản xuất, chế biến từ cây quế, tỉnh Yên Bái tiếp tục chú trọng đến việc phát triển bền vững cây quế, trong đó tập trung thực hiện quản lý chặt chẽ nguồn giống quế. Đưa vào trồng rừng bằng cây giống quế có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nâng cao năng suất, chất lượng rừng. Triển khai các hoạt động về bảo tồn và duy trì nguồn giống quế bản địa, công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp đối với rừng giống, cây trội. Xây dựng các vườn giống quế để cung cấp nguồn vật liệu giống chất lượng phục vụ sản xuất đại trà.

Ngoài ra, tích cực gắn sản xuất quế theo chuỗi giá trị từ trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng chế biến sâu, chế biến tinh nhằm đem lại các sản phẩm có giá trị cao. Quy hoạch các cơ sở chế biến vỏ quế, gỗ quế và tinh dầu quế theo hướng bền vững, hướng tới việc áp dụng các công nghệ chế biến hiện đại và quy trình quản lý chất lượng tốt cho sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng và giá trị. Nhân rộng các mô hình phát triển quế theo hướng thâm canh, sản xuất quế hữu cơ hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Trong năm 2023, tỉnh Yên Bái đã tiến hành công nhận 2 rừng giống quế trên địa bàn huyện Văn Yên với diện tích gần 13ha; công nhận 35 cây trội trên địa bàn huyện Văn Yên, Trấn Yên. Năm 2024 và những năm tiếp theo, tỉnh tiếp tục khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia xây dựng và phát triển các rừng giống, vườn giống quế bản địa nhằm mở rộng vùng nguyên liệu quế hữu cơ một cách bền vững.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thị trường ổn định, hàng hoá lưu thông sôi động

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thị trường tại Yên Bái duy trì ổn định, hàng hóa lưu thông bình thường, cơ bản đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân trong tỉnh. Thị trường cơ bản ổn định Theo báo cáo kết quả thực hiện, kế hoạch triển khai nhiệm vụ của Sở Công Thương tỉnh Yên Bái trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tình hình thị...

Chinh phục đỉnh mây Lùng Cúng giữa lòng Tây Bắc

(VTC News) - Lùng Cúng, với độ cao 2.913m so với mực nước biển, từ lâu đã là một điểm đến hấp dẫn đối với những tâm hồn yêu thích khám phá và chinh phục. Nằm sâu trong lòng đại ngàn Tây Bắc, tại xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, đỉnh núi này không chỉ là một thử thách đối với sức bền của người leo núi mà còn là hành trình khám phá vẻ đẹp thiên...

Sứ giả mùa xuân

Mùa xuân luôn đến sớm trên vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái cùng vị sứ giả đặc biệt, đó là hoa đào rừng, hay còn gọi là “tớ dày” theo tiếng người H’Mông. Tớ dày - cái tên bản địa thân thương này khiến nhiều du khách không ngại những nẻo đường xa, đặt chân lên non cao Tây Bắc để được hòa mình vào “không gian hồng” giữa núi cao trùng điệp. Cũng giống như mai anh...

Phát triển công nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường

Với những kết quả đạt được trong năm 2024, tỉnh Yên Bái tiếp tục phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường trong thời gian tới. Chỉ số sản xuất công nghiệp khả quan Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Yên Bái, kết thúc năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái tăng 9,23% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành...

Nông dân Bắc Hà thu gần 257 tỷ đồng từ sản phẩm quế năm 2024

Năm 2024, huyện Bắc Hà thu gần 257 tỷ đồng, từ bán các sản phẩm vỏ, lá, thân cành, hạt và giống quế, tăng trên 40 tỷ đồng so với năm 2023.Những năm gần đây, để xóa đói giảm nghèo, huyện Bình Gia đã và đang phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển các mô hình liên kết phát triển sản xuất đã đem lại hiệu quả. Từ đó, mở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tấp nập người mua phẩm vật ngày vía Thần Tài

Đồng Tháp Ngày vía Thần Tài, các phẩm vật được người dân mua về cúng như cá lóc nướng, thịt heo quay, vịt...

Sức hút của rau câu thỏi vàng ngày vía Thần Tài

Cà Mau Ngày 7/2 (mùng 10 tháng Giêng) ngày vía Thần Tài, một phụ nữ ở Cà Mau đã sáng tạo rau câu...

Tiến Nông bứt phá dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ

Công ty Tiến Nông đã và đang tạo công ăn việc làm ổn định cho 466 lao động với mức thu nhập bình...

Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa: Mắm Lê Gia là niềm tự hào xứ Thanh

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho rằng, sản phẩm mắm Lê Gia từ góc nhỏ của làng quê đã...

Những cách bảo quản thực phẩm Tết hiệu quả tránh hư hỏng gây ngộ độc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chỉ ra những cách bảo quản đối với thực phẩm Tết hiệu quả tránh dẫn...

Bài đọc nhiều

Dự báo giá vàng ngày mai 08/02/2025: Tiếp tục neo cao

Dự báo giá vàng ngày mai 08/02/2025: Giá vàng thế giới giảm sau đà tăng “nóng” tuy nhiên, giá vàng trong nước vẫn neo ở mức cao, gần 90 triệu đồng/lượng. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý...

Giá vàng hôm nay ngày 2/2/2025: Giá vàng gần chạm mốc 90 triệu đồng/lượng, vàng miếng và vàng nhẫn xấp xỉ nhau

Giá vàng hôm nay ngày 2/2 vẫn duy trì mức giá ổn định, dao động trong khoảng 86 - 88 triệu đồng/lượng. ...

Dự báo giá cà phê ngày mai 9/2/2025 không sôi động

Dự báo giá cà phê ngày mai 9/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 9/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 8/2/2025 giá cà phê Robusta đã có phiên giảm mạnh so với ngày hôm qua, mức giảm từ 72 - 90 USD/tấn. Cụ thể,...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/2: Gạo thơm tăng mạnh

Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động, thị trường lượng lai rai, gạo thơm một số loại tăng mạnh, lúa chững giá. Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều. Gạo các loại tương đối bình ổn, lúa tươi vững giá so với ngày hôm qua. ...

Bất chấp mưa lạnh, người dân Hà Nội xếp hàng mua vàng

Dù thời tiết có mưa và giá rét nhưng tại những tuyến phố như Cầu Giấy, Trần Nhân Tông..., người dân Hà Nội vẫn xếp hàng mua vàng trước ngày vía Thần Tài. Chờ đợi hàng tiếng đồng hồ, bất chấp trời lạnh để mua vàng Dù giá vàng liên tục "neo" ở mức cao, sức hút của ngày vía Thần Tài vẫn không hề suy giảm. Trước thềm ngày lễ quan trọng...

Cùng chuyên mục

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/2/2025, trong nước tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 10/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 10/2/2025 duy trì mức ổn định, tăng nhẹ và neo ở mức cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 9/2/2025 như sau,...

Dự báo giá cà phê ngày mai 10/2/2025: Trong nước ổn định

Dự báo giá cà phê ngày mai 10/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 10/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 9/2/2025 giá cà phê Robusta đi ngang không biến động so với ngày hôm qua. Cụ thể, giá giao hàng tháng 3/2025 là 5561...

Trung tâm tài chính quốc tế: Cơ hội ‘thử sức’ để doanh nghiệp Việt lớn hơn

DNVN - Khi trung tâm tài chính khu vực và quốc tế TP Hồ Chí Minh được xây dựng thành công, các doanh nghiệp trong nước sẽ được hưởng lợi lớn từ việc tiếp cận nguồn vốn đa dạng hơn. Đây là cơ hội “thử sức” để doanh nghiệp Việt Nam lớn hơn. ...

Mua căn hộ Hà Nội cần thu nhập từ 45–210 triệu đồng/tháng

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, mức thu nhập tối thiểu được khuyến nghị để mua một ngôi nhà có giá trung bình tại Hà Nội cao hơn khoảng 2,3 đến 10 lần so với thu nhập trung bình của hộ gia đình tại Hà Nội.Cụ thể, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của lao động tại Hà Nội trong quý...

Doanh nghiệp Việt Nam cần biến khó khăn thành cơ hội

Trước các thách thức mới từ thị trường toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động, kịp thời có giải pháp biến khó khăn thành cơ hội. Xuất khẩu đối diện các thách thức Ngay đầu năm 2025, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là các căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn. Thực tế này đang gây lo ngại có...

Mới nhất

Thủ tướng đôn đốc rà soát, tháo gỡ các dự án khó khăn, tồn đọng kéo dài

(NLĐO)- Sau ngày 15-2, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự...

Một người dân Quảng Trị câu được con cá chình dài tới 1,2m, nặng 14kg

2 ngày nay, cư dân mạng tỉnh Quảng Trị chú ý đến một con cá chình “khủng” được một chủ cửa hàng mua từ người đi câu. ...

Động thổ dự án đường song hành Vành đai 5 qua Hà Nam trị giá 1.500 tỷ

Tuyến đường được xem là trục hành lang Đông Tây mới, kết nối các khu vực kinh tế, đô thị quan trọng của tỉnh Hà Nam. ...

Trump chỉ đạo mật vụ cung cấp ‘mọi thông tin’ về những kẻ ám sát ông

(CLO) Theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã chỉ đạo Cơ quan Mật vụ Mỹ cung cấp cho ông "mọi thông tin" về hai kẻ cố...

Khai hội đền thờ Vua Lê Lợi tại Lai Châu

(CLO) Lễ hội Đền thờ vua Lê Lợi nhằm tri ân công ơn đức độ của vua Lê Thái Tổ - người đã thân chinh cầm quân dẹp loạn vùng Tây...

Mới nhất