Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tế2/3 dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn H. pylori, phòng bệnh...

2/3 dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn H. pylori, phòng bệnh ra sao?


Dùng chung nước chấm hay gắp thức ăn cho nhau cùng một đũa ăn dễ lây nhiễm nhiều bệnh, trong đó có nhiễm vi khuẩn H. pylori (hay còn gọi là HP) - Ảnh: T.T.D.

Dùng chung nước chấm hay gắp thức ăn cho nhau cùng một đũa ăn dễ lây nhiễm nhiều bệnh, trong đó có nhiễm vi khuẩn H. pylori (hay còn gọi là HP) – Ảnh: T.T.D.

2/3 dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn H. pylori

Nhiều người thường xuyên có triệu chứng ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng, chán ăn, cơ thể nặng nề. Về sau các triệu chứng nặng hơn, điển hình nhất là đau bụng, buồn nôn, giảm cân rõ rệt…

Qua thăm khám, người bệnh mới hay mình nhiễm vi khuẩn H. pylori, hay gọi là HP, và lo sợ sẽ tiến triển thành bệnh ung thư dạ dày.

Bác sĩ Trần Thị Đông Viên – trưởng khoa nội B Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) – cho hay Helicobacter pylori (H. pylori) là một trong những tác nhân vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất ở người, với ước tính một nửa dân số trên thế giới mắc phải.

Hiện nay viêm dạ dày do H. pylori được xem là một bệnh truyền nhiễm, thậm chí khi nó không gây ra triệu chứng hay biến chứng cho bệnh nhân.

H. pylori là nguyên nhân thường gặp gây viêm dạ dày mạn, loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày và u MALT lymphoma.

Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ nhiễm H. pylori cao, với ước tính 2/3 dân số mắc phải. Tình trạng H. pylori đề kháng kháng sinh tại nước ta ngày càng gia tăng và tình trạng tái nhiễm H. pylori xảy ra phổ biến ở người dân nước ta.

Giải thích vì sao nhiều người nhiễm H. pylori và kéo dài, bác sĩ Viên cho biết H. pylori có những khả năng đặc biệt giúp tồn tại trong môi trường dạ dày khắc nghiệt của con người. 

Ngoài ra chúng còn có thể lẩn trốn miễn dịch, chính vì thế một khi mắc phải, tình trạng nhiễm H. pylori sẽ dai dẳng và không thể tự giới hạn.

Phòng tránh nguy cơ tiến triển đến loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày

Bác sĩ Viên cho biết thêm nhiễm H. pylori luôn luôn gây ra viêm dạ dày, bất kể có gây ra triệu chứng hay không. Hầu hết các trường hợp, bệnh nhân sẽ không có triệu chứng trên lâm sàng.

Đối với các trường hợp có triệu chứng, bệnh nhân sẽ có biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào bệnh cảnh của biến chứng mà H. pylori gây ra như viêm dạ dày mạn, khó tiêu, loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày…

Xấp xỉ 10% bệnh nhân nhiễm H. pylori sẽ tiến triển đến loét dạ dày – tá tràng và khoảng 1% có thể tiến triển đến ung thư dạ dày.

Bên cạnh các biểu hiện tại đường tiêu hóa trên, H. pylori còn có thể gây ra các biểu hiện ngoài đường tiêu hóa khác như thiếu máu, thiếu sắt, giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát và thiếu vitamin B12.

Ngoài ra H. pylori cũng được báo cáo có liên quan đến các bệnh lý thần kinh, tim mạch, hô hấp và da liễu, tuy nhiên vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định lại mối liên quan này.

Diệt trừ H. pylori có thể làm hồi phục niêm mạc dạ dày, thuyên giảm triệu chứng, hạn chế các biến chứng và từ đó giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Gần 75% các u MALT lymphoma giai đoạn sớm có thể được điều trị khỏi sau khi tiệt trừ H. pylori thành công.

Để hạn chế lây nhiễm khuẩn H. pylori trong cộng đồng, các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình như chung bát nước chấm, uống chung cốc nước, gắp thức ăn cho nhau.

Cẩn thận khi ăn uống tại các hàng quán ven đường vì việc vệ sinh dụng cụ ăn uống tại hàng quán rất kém, không loại bỏ hết được vi khuẩn H. pylori.

Diệt trừ ruồi muỗi, giữ gìn vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tráng nước sôi các dụng cụ ăn uống dùng chung trong gia đình.

Đối với trẻ nhỏ, người lớn nên tránh không hôn trẻ, không cho trẻ ăn bằng cách nhai đút mớm, tránh thói quen dùng đũa của mình để đảo lộn thức ăn hoặc trộn thức ăn của trẻ nhỏ trong bữa cơm.

Phụ huynh nên rèn cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa lây nhiễm khuẩn H. pylori cho trẻ.

Lo sợ khi trẻ nhiễm vi khuẩn HPLo sợ khi trẻ nhiễm vi khuẩn HP

TT – Khi phát hiện trẻ nhiễm vi khuẩn HP, các bậc cha mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế để nhờ bác sĩ diệt tận gốc con HP này. Lý do khiến các bậc cha mẹ sợ vì họ lo HP gây viêm, loét, ung thư dạ dày.



Nguồn

Cùng chủ đề

Người đàn ông 63 tuổi bật khóc khi biết mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối từ sở thích ăn món ăn khoái...

GĐXH - Người đàn ông mắc ung thư dạ dày có thói quen ăn rất mặn. Món ăn khoái khẩu ngày nào cũng xuất hiện trên mâm cơm của ông đó là rau củ muối. ...

Vì sao vi khuẩn HP lại tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, phòng ngừa thế nào?

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nhiễm HP làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày. ...

Từ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩu

TRUNG QUỐC - Nam bệnh nhân thường lựa chọn món lẩu trong các bữa ăn tiếp khách. Gần đây, ông sụt cân, mệt mỏi, đi khám phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn 2. ...

Loại quả quen thuộc giúp giảm huyết áp, đường huyết

'Loại quả quen thuộc được các chuyên gia khuyến nghị cho người huyết áp cao và tiểu đường, nhờ đặc tính giảm cả đường huyết và huyết áp'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và kiểm tra Lữ đoàn tên lửa 490

Sáng 10-2, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác đến thăm và kiểm tra thực tế tại Lữ đoàn tên lửa 490, Binh chủng Pháo binh, tỉnh Hải Dương. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng yêu cầu phải tận dụng mọi...

Các nhà khoa học Việt Nam thắng lớn Giải thưởng Sáng tạo châu Á

Giải thưởng Sáng tạo châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi vừa công bố các nhà khoa học khu vực ASEAN đoạt giải năm 2024, trong đó có đến 6 nhà khoa học đoạt giải thưởng này. Giải thưởng Sáng tạo châu Á năm...

Mách bạn bài thuốc cổ truyền hữu hiệu giải cảm cúm, ngạt mũi, đau họng

Những ngày qua, ca mắc cúm gia tăng, nhiều người khổ sở với triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, đau họng… Làm gì để giảm các triệu chứng này, y học cổ truyền đã có nhiều bài thuốc hữu hiệu. Lương y đa khoa...

Chủ tịch Bạc Liêu Phạm Văn Thiều: ‘15 tỉ đồng tổ chức Festival nghề muối đều xã hội hóa’

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết toàn bộ kinh phí 15 tỉ đồng tổ chức Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu sắp diễn ra đều được vận động xã hội hóa, không dùng ngân sách. Sáng 10-2,...

Nhân sự IT nơi thừa, nơi thiếu trầm trọng: Ngành nào cần người?

Từng được coi như "vua của mọi nghề", kỹ sư công nghệ thông tin (IT) đang đối diện với làn sóng thất nghiệp khi không ít nhân sự ngành này mất việc. Còn 5.000 vị trí kỹ sư AI đang chờ người. Vì đâu...

Bài đọc nhiều

Đua trend trữ bánh chưng, bánh tét sau Tết, chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì?

Sau Tết, nhiều người tìm cách bảo quản và chế biến lại bánh chưng, bánh tét để sử dụng lâu hơn mà vẫn giữ trọn hương vị. Bác sĩ Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng quốc gia, khuyên hạn chế rán bánh vì...

Phụ nữ trên 40 tuổi nhịn ăn gián đoạn lưu ý điều gì?

Nhịn ăn gián đoạn là chế độ ăn uống chia một ngày thành các giai đoạn ăn và nhịn ăn. ...

USAID ‘tạm nghỉ’ trên toàn cầu, dự án phòng chống lao, HIV/AIDS tại Việt Nam bị ảnh hưởng

Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã có thông tin chính thức về việc “nghỉ phép hành chính” trên toàn cầu từ 7-2. Điều này đồng nghĩa với việc những dự án USAID đang thực hiện tại Việt Nam cũng bị tạm dừng. ...

Đề xuất đưa vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế vừa đề xuất bổ sung vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, đồng thời đưa bệnh do phế cầu vào danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vắc-xin cho trẻ em. Tin mới y tế ngày 5/2: Đề xuất đưa vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộngBộ Y tế vừa đề xuất bổ sung vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương...

2 món ăn sáng béo gấp 5 lần mỡ lợn, là thủ phạm gây mỡ máu

Thường xuyên ăn 2 món này trong bữa sáng sẽ làm tăng nguy cơ cholesterol cao, có thể gây hẹp hoặc xơ cứng động mạch. ...

Cùng chuyên mục

Hệ thống Y tế 315 phát triển 250 phòng khám trên cả nước

Sự phát triển nhanh, rộng khắp cả nước của Hệ thống Y tế 315 đã bắt đầu vẽ lại bức tranh toàn cảnh về chăm sóc sức khoẻ và y tế của Việt Nam với sự hiện diện hơn 160 phòng khám và dự tính tăng trưởng 250 phòng khám trong năm 2025. Ngoài ra, trong chiến lược phát triển, Công ty Cổ phần Y tế Chấn Văn (Hệ thống Y tế 315) xây dựng và vận...

Ngăn ngừa các ca tử vong sớm, Indonesia triển khai chương trình khám sức khỏe miễn phí

Ngày 10/2, chính phủ Indonesia khởi động chương trình khám sàng lọc sức khỏe miễn phí hằng năm, với tổng ngân sách 3 nghìn tỷ Rupiah (183,54 triệu USD). Đây được xem là sáng kiến lớn nhất từ trước đến nay của Bộ Y tế Indonesia nhằm ngăn ngừa các ca tử vong sớm.

Thuốc Tamiflu điều trị cúm có khan hiếm?

Không khan hiếm thuốc điều trị cúmTrước thông tin khan hiếm thuốc điều trị...

Mách bạn bài thuốc cổ truyền hữu hiệu giải cảm cúm, ngạt mũi, đau họng

Những ngày qua, ca mắc cúm gia tăng, nhiều người khổ sở với triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, đau họng… Làm gì để giảm các triệu chứng này, y học cổ truyền đã có nhiều bài thuốc hữu hiệu. Lương y đa khoa...

chiến dịch tiêm vaccine sởi trẻ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi

Theo đó, chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch Sởi trên địa bàn Hà Nội năm 2025 được triển khai nhằm mục đích từ 95% trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi trên địa bàn Hà Nội được tiêm 1 mũi vaccine phòng bệnh sởi. Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi được tiêm cho trẻ em từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi bao gồm cả trẻ vãng lai trên...

Mới nhất

Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp tham gia thực hiện những nhiệm...

Kiếm bộn tiền khi giá vàng lập đỉnh, đại gia vàng sắp chi 200 tỉ đồng chia cổ tức

(NLĐO) – Mỗi ngày, một đại gia vàng lãi sau thuế gần 5,8 tỉ đồng, sắp chi cổ tức tiền mặt gần 200 tỉ đồng cho...

Nô nức hành hương về Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên dự Pháp hội Cầu an

(NLĐO)- Từ ngày mùng 10 đến 12 Tết Xuân Ất Tỵ (từ 7 đến 9-2), Đức Gyalwang Drukpa đã chủ trì khai đàn Pháp hội Cầu an...

Mới nhất