Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiBữa ăn "xả chay" trong Lễ Ramadan của người Hồi giáo thời...

Bữa ăn “xả chay” trong Lễ Ramadan của người Hồi giáo thời ‘vật giá leo thang’ tốn bao nhiêu tiền?



Iftar là bữa ăn mỗi buổi tối sau khi mặt trời lặn trong tháng Ramadan, tháng linh thiêng của 1,9 tỷ người Hồi giáo.

Tháng Lễ Ramadan: Một bữa ăn iftar thời ‘vật giá leo thang’ tốn bao nhiêu tiền?
Trong tháng Lễ Ramadan của người Hồi giáo, bữa ăn iftar là thời điểm để các thành viên trong gia đình ngồi lại với nhau sau một ngày cầu nguyện. (Nguồn: Times now News)

Khoảng 1,9 tỷ người Hồi giáo trên khắp thế giới (chiếm khoảng 25% dân số toàn cầu) đang trong thời gian tháng lễ Ramadan, bắt đầu từ ngày 11/3-10/4.

Khi mặt trời lặn trong tháng Lễ Ramadan của người Hồi giáo, các tín đồ sẽ cùng gia đình ăn một bữa “xả chay” hay còn gọi là iftar.

Tuy nhiên, trong bối cảnh vật giá leo thang, nhiều gia đình phải cân nhắc cắt giảm một số món ăn yêu thích. Dưới đây là một số bữa ăn iftar truyền thống của các gia đình Hồi giáo trên thế giới.

Argentina

Tháng Lễ Ramadan: Một bữa ăn iftar thời ‘vật giá leo thang’ tốn bao nhiêu tiền?
Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Argentina. (Nguồn: Al Jazeera)

Tháng 2/2024, Argentina đã trải qua một trong những mức lạm phát cao nhất thế giới, với chi phí thực phẩm tăng 303% so với tháng 2/2023.

Bữa ăn iftar của gia đình Hồi giáo ở Argentina thường có món chính là thịt bò asado, ăn kèm chimichurri – một loại nước chấm từ mùi tây thơm, bánh empanadas, một loại bánh có nhân thịt bò xay hoặc rau củ. Món tráng miệng là bánh pancakes với nước sốt dulce de leche và trái cây tươi. Người Argentina thường thưởng thức loại trà thảo dược truyền thống được làm từ cây yerba mate.

Để chuẩn bị bữa ăn iftar đặc biệt này, một suất ăn có giá khoảng 7.200 peso (8,4 USD), cao hơn nhiều so với mức 1.782 peso (2 USD) năm 2023.

Australia

Tháng Lễ Ramadan: Một bữa ăn iftar thời ‘vật giá leo thang’ tốn bao nhiêu tiền?
Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Australia. (Nguồn: Al Jazeera)

Tại quốc đảo lớn nhất thế giới, bữa ăn iftar mang đậm bản sắc đa văn hóa của Australia khi hòa quyện hương vị từ khắp nơi trên thế giới.

Món chính của bữa ăn là halal snack pack, một món ăn đường phố nổi tiếng được chế biến từ thịt cừu, khoai tây chiên kèm nước sốt thịt nướng, súp đậu lăng với rau. Cuối cùng là món tráng miệng lamingtons – bánh xốp phủ sô cô la, nhân mứt và phủ dừa nạo.

Bữa ăn còn kèm theo nước ép trái cây cô đặc, thức uống ngọt ngào và sảng khoái để bù nước sau một ngày nhịn ăn trong thời tiết nóng nực.

Cùng cảnh ngộ với các nước phương Tây, Australia cũng phải kiềm chế lạm phát. Do đó,một bữa ăn iftar với thực đơn trên rơi vào khoảng 12,5 AUD (8,1 USD)/suất, tăng hơn mức 11 AUD (7 USD) ở năm trước.

Mức tăng giá lớn nhất đến từ các nguyên liệu chính bao gồm thịt và trứng.

Bosnia và Herzegovina

Tháng Lễ Ramadan: Một bữa ăn iftar thời ‘vật giá leo thang’ tốn bao nhiêu tiền?
Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Bosnia và Herzegovina. (Nguồn: Al Jazeera)

Nằm trong số những quốc gia có dân số Hồi giáo cao nhất ở châu Âu, Bosnia và Herzegovina có nhiều món ăn truyền thống phản ánh di sản đa văn hóa. Một lựa chọn chắc chắn trên bàn iftar của người dân là pita krompiruša, một món bánh nướng nhân khoai tây nghiền, hành tây và gia vị.

Tiếp đến là topa, một loại phô mai và bơ được nấu chậm, bánh hurmašica. Kết thúc bữa iftar là một ly sok od drenjina, loại đồ uống phổ biến được làm từ quả anh đào Cornelian.

Bữa ăn trên có chi phí khoảng 2,9 BAM (1,6 USD)/suất. Trong khi đó, năm 2023, cùng một bữa ăn có giá 2,7 BAM (1,5 USD), tăng 7%.

Ai Cập

Tháng Lễ Ramadan: Một bữa ăn iftar thời ‘vật giá leo thang’ tốn bao nhiêu tiền?
Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Ai Cập. (Nguồn: Al Jazeera)

Là một đất nước có truyền thống ẩm thực lâu đời, bàn iftar của người Ai Cập bao gồm món lá nho cuộn hỗn hợp cơm, thịt băm và gia vị, ăn kèm món súp molokhiya (rau đay) và tráng miệng bằng kunafa.

Bên cạnh đó, để làm dịu cơn khát họ còn dùng thêm qamar al-din, một thức uống truyền thống lằm từ mơ được nhiều người yêu thích.

Ai Cập hiện đang trải qua mức lạm phát kỷ lục và đồng tiền mất giá. Chính vì thế, một khẩu phần ăn như trên sẽ tốn khoảng 68 EGP (1,4 USD), tăng 74% so với suất ăn có giá 39 EGP (0,8 USD) năm 2023.

Ấn Độ

Tháng Lễ Ramadan: Một bữa ăn iftar thời ‘vật giá leo thang’ tốn bao nhiêu tiền?
Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Ấn Độ. (Nguồn: Al Jazeera)

Ấn Độ có rất nhiều bữa ăn iftar để lựa chọn. Một trong những món được yêu thích là ghugni, một món cà ri chay làm từ đậu Hà Lan hoặc đậu xanh nấu với hành tây, cà chua và nhiều loại gia vị khác nhau.

Món ăn kèm có pakora, một loại rau chiên giòn làm từ hành và ớt xanh và món tráng miệng là suji halwa, một loại bánh pudding nấu bơ sữa trâu, đường và phủ các loại hạt.

Chi phí bữa ăn trên khoảng 149 rupee (1,8 USD)/suất thấm hơn 9% so với mức 162 rupee (1,9 USD) năm 2023.

Indonesia

Tháng Lễ Ramadan: Một bữa ăn iftar thời ‘vật giá leo thang’ tốn bao nhiêu tiền?
Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Indonesia. (Nguồn: Al Jazeera)

Tại quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, bữa ăn iftar truyền thống của Indonesia có bubur, món cháo thịt gà xé, đậu phộng, rau xanh và các loại gia vị.

Món ăn kèm được yêu thích là bakwan, một loại rau củ thập cẩm chiên giòn gồm cà rốt thái nhỏ, bắp cải và giá đỗ. Đối với những người hảo ngọt thì kolak pisang, một món tráng miệng được làm từ chuối nấu với nước cốt dừa, đường và lá dứa sẽ là món tráng miệng tuyệt vời.

Để kết thúc bữa ăn đầy hương vị, người Indonesia sẽ thưởng thức ly es timun suri, một loại đồ uống giải khát từ dưa hấu và dừa.

Chi phí chuẩn bị bữa ăn trên khoảng 66.600 rupiah (4,2 USD)/suất, thấp hơn mức 62.600 rupiah (3,9 USD) của năm 2023.

Malaysia

Tháng Lễ Ramadan: Một bữa ăn iftar thời ‘vật giá leo thang’ tốn bao nhiêu tiền?
Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Malaysia. (Nguồn: Al Jazeera)

Là quốc gia có đa số người theo đạo Hồi, bữa ăn của người Malaysia có món thịt bò rendang, một món thịt bò nấu cùng nước cốt dừa đậm đà và cay nồng.

Ngoài ra, người Malaysia thường thưởng thức sayur lodeh, món rau hầm thơm làm từ nước cốt dừa, với cà tím, đậu và các loại hạt. Để bổ sung thêm hương vị phong phú, nhiều người Malaysia sẽ uống một ly sirap bandung, loại sữa ngọt có pha siro hoa hồng. Cuối cùng là món tráng miệng seri muka hai lớp: xôi và kem custard lá dứa.

Chi phí để làm nên bữa ăn trên khoảng 6,9 ringgit (1,5 USD)/suất, cao hơn mức 6,4 ringgit (1,3 USD) của năm 2023.

Nigeria

Tháng Lễ Ramadan: Một bữa ăn iftar thời ‘vật giá leo thang’ tốn bao nhiêu tiền?
Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở. Nigeria (Nguồn: Al Jazeera)

Ẩm thực Nigeria được biết đến với nguyên liệu đa dạng và gia vị độc đáo. Đối với món chính, người Nigeria thường thưởng thức cơm jollof ăn kèm với thịt gà.

Để tăng thêm hương vị bữa ăn, người ta có thể thưởng thức loại bánh pudding mặn làm từ đậu mắt đen hoặc đậu đen có tên là moi moi. Đồ uống trong bữa ăn thường là zobo, loại đồ uống hoa hibicus khô. Kết thúc là món tráng miệng bằng trái cây tươi.

Chi phí chuẩn bị một suất ăn trên là khoảng 6.500 naira (4,4 USD), tăng 68% so với mức 3.860 naira (2,6 USD) của năm trước.

Pakistan

Tháng Lễ Ramadan: Một bữa ăn iftar thời ‘vật giá leo thang’ tốn bao nhiêu tiền?
Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Pakistan. (Nguồn: Al Jazeera)

Bữa ăn Iftar ở Pakistan bắt đầu với dahi baray – món đậu lăng rán, rưới sữa chua và phủ sốt cay ngọt. Ăn kèm với đó là món salad trái cây rắc chaat masala (bột gia vị được làm từ các thành phần như bột xoài khô, hạt lựu khô và muối đen), tráng miệng bằng bánh jalebi, món ăn đường phố phổ biến ở Nam Á, Trung Đông và Châu Phi. Kết thúc bữa iftar là thức uống có từ siro hoa hồng.

Tổng cộng chi phí mua một suất ăn iftar này là 172 rupee (0,6 USD), cao hơn giá 141 rupee (0,5 USD) năm 2023.

Palestine

Tháng Lễ Ramadan: Một bữa ăn iftar thời ‘vật giá leo thang’ tốn bao nhiêu tiền?
Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Palestine. (Nguồn: Al Jazeera)

Một trong những món ăn được ăn rộng rãi nhất ở Palestine là maklouba, đây là món cơm thơm ngon nấu chung cùng các lớp cà tím thái lát, thịt và các loại rau khác. Ngoài maklouba, bữa iftar còn có dagga – món salad cà chua và dưa chuột cay truyền thống trộn cùng dầu ô liu. Người Palestine còn dùng loại thức uống phổ biến được làm từ me và đường có tên Tamir trong bữa ăn và tráng miệng bằng katayif – loại bánh hình bán nguyệt nhân óc chó hoặc phô mai.

Tổng cộng chi phí thực phẩm cho một suất ăn trên hết khoảng 31,5 shekel (9 USD)/suất, cao hơn mức 28,5 shekel (8 USD) của năm 2023.

Nam Phi

Tháng Lễ Ramadan: Một bữa ăn iftar thời ‘vật giá leo thang’ tốn bao nhiêu tiền?
Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Nam Phi. (Nguồn: Al Jazeera)

Quốc gia cầu vồng có nhiều nhóm chủng tộc và sắc tộc khác nhau. Trong tháng Ramadan, người Hồi giáo tại đây thường ăn pap en vleis (hay shisa nyama) – một món cháo ngô ăn với thịt nướng. Đi kèm với món trên là món súp chakalaka làm từ hành tây, cà chua, cà rốt, đậu và gia vị cay, tráng miệng bằng bánh quẩy koeksisters.

Cuối cùng, một ly bia gừng “Stoney” sẽ mang đến sự kết thúc sảng khoái cho bữa iftar.

Để chuẩn bị bữa ăn trên sẽ cần khoảng 77 rand (4USD)/suất, đắt hơn mức 68 rand (3,6 USD)của năm 2023

Thổ Nhĩ Kỳ

Tháng Lễ Ramadan: Một bữa ăn iftar thời ‘vật giá leo thang’ tốn bao nhiêu tiền?
Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: Al Jazeera)

Khi mặt trời lặn ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều gia đình sẽ thưởng thức món dolma – món rau quả nhồi với hỗn hợp cơm, thịt và rau thơm, cùng với đó là một bát cacik (sữa chua kem trộn dưa chuột) và tráng miệng bằng muhallebi, một loại bánh pudding sữa có hương vị quế và các loại hạt.

Để hỗ trợ tiêu hóa, người Thổ Nhĩ Kỳ còn dùng salgam, nước giải khát củ cải lên men.

Với các món trên một suất ăn này có giá khoảng 60,5 lira (1,9 USD), đắt hơn 20% so với mức 50,6 lira (1,6 USD) ở năm trước.

Anh

Tháng Lễ Ramadan: Một bữa ăn iftar thời ‘vật giá leo thang’ tốn bao nhiêu tiền?
Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Anh. (Nguồn: Al Jazeera)

Có khoảng bốn triệu người Hồi giáo ở Anh. Họ lựa chọn món ăn iftar phụ thuộc phần lớn vào nguồn gốc của gia đình. Độc đáo nhất phải kể đến cơm phi lê cá hồi ăn kèm với rau xanh, sau đó là bát sữa chua trái cây. Cuối cùng là một tách trà xanh chứa đầy chất chống oxy hóa và hỗ trợ tiêu hóa.

Bữa ăn kiểu này có giá khoảng 2,2 bảng Anh (2,7 USD)/suất, tăng nhẹ so với mức 2,1 bảng Anh (2,6 USD) năm 2023.

Mỹ

Tháng Lễ Ramadan: Một bữa ăn iftar thời ‘vật giá leo thang’ tốn bao nhiêu tiền?
Hình ảnh một bữa ăn iftar của người Hồi giáo ở Mỹ. (Nguồn: Al Jazeera)

Mỹ là quốc gia có một cộng đồng Hồi giáo đa dạng với ba đến bốn triệu người, chiếm khoảng 1% dân số.

Tại Mỹ món ăn chính phổ biến trong bữa iftar của các gia đình Hồi giáo là món gà nướng tẩm các loại thảo mộc và gia vị. Ăn kèm cho món nướng là món fattoush – salad rau xanh truyền thống của Trung Đông trộn cùng gà chiên giòn hoặc bánh mì nướng giòn. Họ cũng không thể bỏ qua tráng miệng bằng kunafa, món bánh phô mai ngọt ngào cùng các loại hạt. Cuối cùng là một cốc sữa hương vị trái cây hoặc sô cô la.

Chi phí ước tính cho một suất ăn rơi vào khoảng 7,1 USD, cao hơn so với mức 6,7 USD năm 2023.

(theo Al Jazeera)





Nguồn

Cùng chủ đề

Kiên Giang: Thăm, tặng quà đồng bào Chăm dịp kết thúc tháng chay Ramada và tết Roya Haji

Ngày 28/3, Đoàn công tác của tỉnh Kiên Giang do ông Danh Lắm, Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc mừng và tặng quà đồng bào Chăm tại ấp Rọc Lá, xã Tây Yên A (huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) nhân dịp lễ kết thúc tháng chay Ramada của Hồi giáo và tết Roya Haji.Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung của Cụm Tháp Chăm đẹp nhất...

Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Đức diễn ra trên diện rộng

(CLO) Hơn 60% người da đen và nhiều người Hồi giáo tại Đức từng bị phân biệt đối xử, theo nghiên cứu mới từ National Discrimination & Racism Monitor. ...

Bí kíp ‘ăn sạch’ các món hấp dẫn tại chợ ẩm thực Ramadan

Những ngày đầu tiên của tháng Ramadan, khu chợ ẩm thực trong con hẻm Dương Bá Trạc (quận 8, TP.HCM) chiều nào cũng đông nghẹt khách. Ngoài ra, quán của anh Ro Yal còn bán thêm canh thính - một món ăn đặc trưng...

Malaysia quyết xử lý nạn đầu cơ giấy phép bán hàng rong dịp Ramadan

(CLO) Chính phủ Malaysia kiên quyết xử lý nạn đầu cơ giấy phép tại các khu chợ ẩm thực trước khi tháng Ramadan của người Hồi giáo bắt đầu vào hôm nay (2/3) ở nước này. ...

Doanh nghiệp Việt khai phá thị trường Halal

Các quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới như Indonesia, Malaysia, khu vực Nam Á, Pakistan, Bangladesh... sử dụng thực phẩm Halal đang có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam với số lượng lớn. Theo ông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Festival Hue 2024, a grand and spectacular international arts week

Over its 24-year history, the Huế Festival has achieved significant milestones, steadily establishing its national and worldwide reputation. It has contributed to stimulating tourism, preserving culture, and fostering socio-economic development in Thua Thien Hue province. Striving to become a national and international Festival city According to Mr. Nguyễn Thanh Binh, Vice Chairman of the Provincial People's Committee of Thua Thien Hue, Head of the Organizing Committee, in the effort to become a nationally and internationally recognized Festival city, the Hue Festival...

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng “danh thơm nức tiếng” và lan tỏa mạnh mẽ

Tối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu sự kiện.

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Nhóm Westlife tổ chức thêm một đêm diễn tại Việt Nam

Trước những phản hồi tích cực từ người hâm mộ, Ban tổ chức đã trao đổi cùng đại diện nhóm nhạc Westlife và đã đạt được thỏa thuận bổ sung thêm một đêm diễn vào ngày 21/11.Bà Đỗ Thu Giang, đại diện AMO - đơn vị tổ chức đêm diễn của Westlife tại Việt Nam chia sẻ: “Đây không chỉ là thử thách, mà còn là niềm hạnh phúc, khi chúng tôi thấy sự phấn khích và yêu...

Gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phản hồi về lời xin lỗi của Mỹ Linh

Sáng 25/1, chia sẻ với VTC News, bà Trịnh Vĩnh Trinh -  em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn xác nhận ca sĩ Mỹ Linh đã liên lạc với bà để gửi lời xin lỗi chân thành đến gia đình.Ngoài ra, đơn vị sản xuất chương trình Chị đẹp đạp gió rẽ sóng cũng đã liên hệ và gửi email với nội dung “Lời xin lỗi sâu sắc tới cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và gia...

Cùng chuyên mục

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Vì sao nhiều Gen Z thà ‘ăn bám bố mẹ’ cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 đã không còn là chuyện hiển nhiên và lựa chọn duy nhất. ...

Quảng Bình ký kết hợp tác với Sun Group

(NADS) - Ngày 15/4, tại TP. Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) có buổi làm việc và ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển”. Đây được xem là cột mốc quan trọng, mở ra giai đoạn mới cho tiến trình phát triển kinh tế - du lịch bền vững của tỉnh Quảng Bình. ...

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Mới nhất

Từ “người mới” đến thương hiệu hàng đầu

Tối 10/4/2025, gần 200 đại lý tiêu biểu đến từ miền Bắc và miền Trung hội tụ tại Ninh Bình trong không khí trang trọng của Hội nghị tri ân khách hàng Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi (TACN) Hòa Phát Hưng Yên. Đánh dấu một thập kỷ gia nhập thị trường, Hòa Phát đã nhanh chóng...

Tủ lạnh Funiki – Giải pháp tối ưu dành cho căn hộ cho thuê

Với lợi thế về giá, độ bền và dịch vụ hậu mãi, tủ lạnh Funiki đang trở thành lựa chọn đáng cân nhắc cho các chủ đầu tư căn hộ dịch vụ và chung cư mini nhằm tối ưu hiệu quả vận hành dài hạn. Tủ lạnh là đồ dùng thiết yếu trong căn hộ cho thuê. Tuy nhiên,...

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý 1, tăng 25%

Quý 1/2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,66 triệu tấn thép thô, tăng 25% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao, thép xây dựng và phôi thép đạt 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với quý 1/2024. Sản lượng sản xuất và bán hàng quý 1/2025 tăng trưởng...

Những bước đi mạnh mẽ của Cảng Hải Phòng trên hành trình hội nhập quốc tế – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Việc bắt tay cùng tập đoàn vận tải biển hàng đầu thế giới MSC để triển khai các tuyến vận tải thương mại tại cụm cảng nước sâu Lạch Huyện cho thấy Cảng Hải Phòng đang có những bước tiến dài hướng ra thị trường toàn cầu. Chiều 16/4, tàu container mang tên MSC MAKALU III thuộc tuyến vận...

KỲ VỌNG KCN DỐC ĐÁ TRẮNG – DẤU MỐC MỚI CHO KHU KINH TẾ VÂN PHONG – Tổng công ty Viglacera

“Kỳ vọng vào KCN Dốc Đá Trắng”, “KCN Dốc Đá Trắng: Phát huy lợi thế phát triển kinh tế - xã hội Khánh Hòa”, “Sắp có dự án khu công nghiệp hơn 1.807 tỷ đồng tại Khu kinh tế Vân Phong”, là nhan đề chính của hàng loạt bài báo của các cơ quan báo chí trung ương...

Mới nhất