Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhGDP quý I đã vượt kịch bản

GDP quý I đã vượt kịch bản

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý I tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay.

Phấn đấu kịch bản tăng trưởng cao

Theo kịch bản điều hành đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5%; trong đó, quý I phấn đấu đạt mức tăng trưởng tương ứng 5,2% và 5,6%. Như vậy, tăng trưởng GDP quý I đã “vượt nhẹ” kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.

GDP quý I đã vượt kịch bản
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp – Ảnh: Nhật Bắc/VGP

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong quý I/2024, các bộ, ngành và địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, các nghị quyết chuyên đề của Chính phủ. Về tiến độ thực hiện, trong 17 nhiệm vụ có thời hạn hoàn thành đến hết quý I/2024, có 10 nhiệm vụ đã hoàn thành (chiếm 59%), 7 nhiệm vụ đang triển khai thực hiện (41%) và 01 nhiệm vụ hoàn thành trước thời hạn.

Nhìn chung, kinh tế vĩ mô quý I cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm, nợ công, nợ Chính phủ trong giới hạn cho phép. Nền kinh tế tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng để chúng ta phấn đấu hoàn thành thắng lợi Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024. Các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương, quyết liệt triển khai công việc ngay từ đầu năm. Các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao về triển vọng tăng trưởng và phát triển của nước ta.

Tuy nhiên Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, khó khăn, thách thức còn rất lớn, có những yếu tố mới đặt ra từ cả bên trong và bên ngoài nền kinh tế, tạo sức ép lên ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát, tỷ giá, các cân đối lớn và công tác quản lý, điều hành thúc đẩy tăng trưởng thời gian tới. Các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện nhất quán, kiên định các mục tiêu, quan điểm, định hướng phát triển đã đề ra; nỗ lực khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức để triển khai hiệu quả công việc được giao.

GDP quý I đã vượt kịch bản

Trên cơ sở kết quả quý I, dự báo tình hình quý II và cả năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 02 kịch bản tăng trưởng cho năm nay như sau:

Kịch bản 1: Tăng trưởng kinh tế cả năm dự kiến đạt 6% (cận dưới mục tiêu Quốc hội quyết nghị), 09 tháng cuối năm tăng khoảng 6,12%, trong đó: Tăng trưởng quý II là 5,85%; quý III và IV lần lượt là 6,22% và 6,28%, đạt mức cận dưới hoặc thấp hơn kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.

Kịch bản 2: Tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,5% (cận trên mục tiêu Quốc hội quyết nghị), 09 tháng cuối năm tăng khoảng 6,75%, trong đó: Tăng trưởng quý II là 6,32%; quý III và quý IV lần lượt là 6,79% và 7,08%. Tăng trưởng các quý cao hơn khoảng 0,1% so với cận trên kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.

Trong điều kiện tình hình thế giới, khu vực và trong nước chuyển biến thuận lợi hơn, tiếp tục nghiên cứu, triển khai các chính sách hỗ trợ mới, nhất là tài khóa, tiền tệ… để phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao nhất. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lựa chọn Kịch bản 2.

Đồng bộ nhiều giải pháp

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt nghiêm, thực hiện hiệu quả, toàn diện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tiến độ, chất lượng nhiệm vụ được giao; chủ động tham mưu, đề xuất và xử lý công việc theo thẩm quyền, nhất là những vấn đề mới phát sinh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, kiến nghị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của từng bộ, cơ quan, trong đó, lưu ý một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

Thứ nhất, bảo đảm chất lượng, tiến độ các dự án Luật, Nghị quyết, nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7; phối hợp chặt chẽ, từ sớm, từ xa với các cơ quan của Quốc hội để chủ động tiếp thu, giải trình, nhất là với những vấn đề thể chế, cơ chế, chính sách, quy định mới, thí điểm, đặc thù.

Thứ hai, tập trung xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở…, bảo đảm đủ điều kiện để trình Quốc hội cho phép sớm thi hành các Luật này trong tháng 7/2024. Các địa phương cần tập trung rà soát, sửa đổi văn bản thuộc thẩm quyền để có thể áp dụng Luật Đất đai ngay sau khi có hiệu lực, nhất là xây dựng bảng giá đất.

Thứ ba, riếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân. Trong đó, cần lưu ý khẩn trương nghiên cứu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quy định gia hạn thuế, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; nghiên cứu chính sách giảm phí, lệ phí năm 2024. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện giảm thuế suất thuế VAT để báo cáo Quốc hội xem xét thực hiện trong 6 tháng cuối năm tại Kỳ họp thứ 7.

Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, tạo thuận lợi tối đa, tháo gỡ khó khăn tiếp cận vốn tín dụng; khẩn trương xây dựng, triển khai hiệu quả các gói tín dụng hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực ưu tiên…

Thứ tư, bảo đảm yêu cầu, tiến độ thực hiện chế độ tiền lương mới kể từ ngày 01/7/2024 theo đúng chủ trương của Trung ương Đảng, Nghị quyết của Quốc hội.

Thứ năm, tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ và làm mới các động lực tăng trưởng về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; khai thác tối đa các động lực tăng trưởng mới từ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh… Trong đó, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc về nguồn cung cát, đá… để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, sân bay, cảng biển, đường cao tốc, dự án liên vùng, liên tỉnh, hạ tầng năng lượng.

Thứ sáu, khẩn trương cụ thể hóa, khai thác có hiệu quả các điều ước quốc tế, thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao; nghiên cứu, tham mưu các cơ chế, chính sách, giải pháp mới, toàn diện và đột phá để khai thác tối đa thời cơ, cơ hội, thuận lợi mới cho tăng trưởng và phát triển.

Thứ bảy, đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục hành chính. Tập trung tháo gỡ những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, nhất là trong phân cấp, phân quyền; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong xử lý các vấn đề có tính liên ngành. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh, khắc phục triệt để việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm…

Thứ tám, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Theo dõi sát, nắm chắc tình hình, nhất là lạm phát trong bối cảnh Fed, ECB… có thể thay đổi chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng vào những tháng cuối năm; chủ động, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, ứng phó từ sớm, từ xa với các tình huống có thể phát sinh.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – NSNN; triển khai các giải pháp thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu, đẩy mạnh quản lý thu thuế thương mại điện tử, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn lực cho các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia và nguồn thực hiện cải cách tiền lương, an sinh xã hội.

Đánh giá kỹ những tác động lên lạm phát, chi phí sản xuất của doanh nghiệp, sinh hoạt của người dân để có phương án, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước định giá, dịch vụ công phù hợp, tránh giật cục, bị động.

Bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước. Sẵn sàng phương án cung ứng, điều tiết nguồn điện để bảo đảm cung cấp điện, ứng phó với các kịch bản vận hành cực đoan có thể xảy ra. Triển khai hiệu quả Kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện VIII; đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai, sớm đưa vào vận hành, khai thác.

Thứ chín, chú trọng làm tốt công tác an sinh xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường…

Thứ mười, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, tiếp tục củng cố và không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước.





Source link

Cùng chủ đề

Các bộ, ngành, địa phương phải có chỉ tiêu tăng trưởng mới

Ngày 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 và triển khai Nghị quyết...

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tồn đọng kéo dài

Xử lý tồn đọng, kéo dài, gồm khẩn trương trình phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại. Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10-2024 ngày 9-11, Thủ tướng nhấn mạnh nếu gỡ được...

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9

NDO - Sáng 7/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024 trực tuyến với 63 địa phương. Cùng tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, bí thư, chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, lãnh...

Tăng lương cơ sở nhưng lạm phát tăng không đáng kể

Sáng 5-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7-2024 với chương trình thảo luận gồm nhiều nội dung quan trọng.   Chính phủ đã dành phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: VGP Mở đầu phiên họp, Chính phủ đã dành phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhiều sự kiện lớn của đất nước Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ...

Phát huy tinh thần trách nhiệm, tạo khí thế mới, động lực mới, hoàn thành nhiệm vụ được giao

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quán triệt, tuyên truyền rộng rãi, hiểu sâu sắc bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, qua đó củng cố thêm niềm tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước, có thêm bản lĩnh, tự tin; phát huy tinh thần trách nhiệm; tạo khí thế mới, động lực mới hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xuất khẩu thủy sản tăng nhẹ tháng đầu năm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024. Xuất khẩu thủy sản: Cần nhiều giải pháp để giữ vững mục tiêu tăng trưởng Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng cao ...

Cộng đồng doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế

Sáng ngày 10/2/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp, bàn về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp - Ảnh VGP/Nhật Bắc...

Ưu tiên vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo

Chiều 7/2, trong khuôn khổ Phiên họp thứ 42, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030. Nghị quyết này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong đầu tư công, hướng đến thúc đẩy tăng trưởng...

Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BTC hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản. Sửa tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản ...

Bài đọc nhiều

Huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025

Kết quả này mới chỉ đạt được 14,3% kế hoạch đề ra trong quý I/2025. Huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025Kết quả này mới chỉ đạt được 14,3% kế hoạch đề ra trong quý I/2025. Năm 2025, Kho bạc Nhà nước có kế hoạch phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ và riêng trong quý I/2025...

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt đà tăng, khối ngoại tiếp tục xả ròng 1.000 tỷ đồng

VN-Index đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/2 tăng 3,72 điểm, lên sát 1.275. Thanh khoản vẫn neo ở mức thấp khi giá trị giao dịch trên HOSE đạt trên 14.600 tỷ đồng. Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt đà tăng, khối ngoại tiếp tục xả ròng 1.000 tỷ đồngVN-Index đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/2 tăng 3,72 điểm, lên sát 1.275. Thanh khoản vẫn neo ở mức thấp khi giá trị giao dịch trên HOSE đạt trên 14.600...

Nhà đầu tư có thể mắc kẹt với chung cư sau sốt giá, lý do Bắc Giang hủy 102 dự án, điều kiện chuyển...

Thị trường Hà Nội không còn dễ với nhà đầu tư nhỏ lẻ, Bắc Giang quyết định huỷ hơn 100 dự án, Đà Nẵng điều chỉnh quy hoạch siêu dự án khu đô thị nghỉ dưỡng gần 44.000 tỷ đồng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

81.000 tài khoản mở mới tháng đầu năm, thấp nhất trong hơn một năm qua

Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm gần 81.000 tài khoản trong tháng 1/2025, giảm mạnh so với tháng cuối năm ngoái. 81.000 tài khoản mở mới tháng đầu năm, thấp nhất trong hơn một năm quaTheo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước đã tăng...

Cùng chuyên mục

Ngành nhôm, thép xuất khẩu sẽ chịu ảnh hưởng ra sao nếu ông Trump áp thuế 25%?

Trong trường hợp Mỹ áp dụng thuế với toàn bộ hàng hóa nhôm, thép, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội do năng lực sản xuất doanh nghiệp Mỹ chưa đáp ứng ngay nhu cầu. Đó là nhận định...

Techcombank cung cấp giải pháp quản trị tài chính tối ưu cho chủ doanh nghiệp

Không chỉ cung cấp những thông tin hữu ích về diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trong nước, chuyên gia Techcombank còn mang đến các giải pháp, sản phẩm tài chính thiết thực cho doanh nghiệp. Techcombank vừa phối hợp với...

Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Phúc (Bắc Giang)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 10/2/2025 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Phúc, tỉnh Bắc Giang (Dự án). Quyết định nêu rõ, nhà đầu...

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng sốc, chênh lệch bất ngờ với giá vàng miếng SJC

(NLĐO) - Giá vàng thế giới tối 10-2 tiếp tục lập đỉnh mới - vượt 2.900 USD/ounce, chỉ còn thấp hơn vàng miếng SJC chưa tới 2 triệu đồng/lượng ...

HDBank khởi động mùa ưu đãi lớn nhất năm

HDBank ra mắt các chương trình ưu đãi đặc biệt, với tổng giá trị gần 20 tỉ đồng cùng không gian trải nghiệm số hóa đầy màu sắc Tết Việt. Các giải thưởng khác bao gồm xe máy Honda Airblade 125i, iPhone 16 Pro...

Mới nhất

Khai mạc lễ hội Đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2025

Lễ hội đền Trần diễn ra từ ngày 10-14/2 (tức ngày 13-17 tháng Giêng năm Ất Tỵ) theo quy mô cấp tỉnh, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: lễ bái yết và dâng hương, lễ rước nước, lễ khai ấn...Khai mạc Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình: Vang vọng hào khí Đông ANam Định: Tấp...

Chính phủ đề xuất bổ sung vốn điều lệ cho VEC

Chiều 10/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024-2026 của Công ty mẹ-Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). ...

Bác thông tin học sinh lớp 4 bị bắt cóc khi đi học về

Cháu bé lớp 4 đi học về kể chuyện bị dụ dỗ bắt cóc với mẹ cho vui. Ai ngờ, người mẹ gọi điện kể cho bố cháu ở Hàn Quốc nghe và câu chuyện được đăng tải lên mạng xã hội. ...

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình xin nghỉ hưu trước tuổi

Ông Cao Văn Định, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình vừa có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi. ...

Mới nhất