Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngChính phủ ban hành nghị quyết gỡ khó cho bất động sản

Chính phủ ban hành nghị quyết gỡ khó cho bất động sản


Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11-3-2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Tại Nghị quyết này, Chính phủ đặt mục tiêu tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường BĐS. Trong đó, tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, đấu giá; Tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư, khơi thông dòng vốn cho thị trường BĐS, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.

Thúc đẩy thị trường BĐS phát triển, tăng nguồn cung, đồng thời điều chỉnh cơ cấu sản phẩm thị trường BĐS hợp lý hơn, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân.

Chính phủ nhấn mạnh sẽ đẩy mạnh phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư và kịp thời giải quyết các thủ tục về đất đai, xây dựng của các dự án bất động sản để tăng nguồn cung cho thị trường.

Chính phủ tháo gỡ khó khăn về tín dụng, trái phiếu, khơi thông dòng vốn cho bất động sản - Ảnh 1.

Chính phủ ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi, giám sát có hiệu quả tình hình thị trường để kịp thời có biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn tình trạng thị trường “phát triển nóng” hoặc “đóng băng”, tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá BĐS lên cao để trục lợi, mất cân đối cung – cầu và đảm bảo vận hành lành mạnh theo cơ chế thị trường.

Chính phủ đã nêu các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. Đối với nguồn vốn tín dụng, Chính phủ nhấn mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; có biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…).

Tập trung nguồn vốn cho các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn; ưu tiên các dự án bất động sản nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, có hiệu quả, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, BĐS phục vụ sản xuất, công nghiệp, du lịch. Đồng thời, có biện pháp phù hợp, hiệu quả giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường BĐS.

Cũng liên quan đến nguồn vốn, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Công điện số 1156/CĐ-TTg ngày 12-12-2022 của Thủ tướng Chính phủ nhằm cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế, trong đó có nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án BĐS, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng; tiếp tục dành vốn tín dụng cho các dự án BĐS đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo kế hoạch trả nợ; nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân và các loại hình BĐS phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ và phát triển.

Xem xét điều chỉnh phù hợp hệ số rủi ro đối với các phân khúc BĐS khác nhau; rà soát các quy định liên quan đến cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho đồng bộ, phù hợp với chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước cũng được Chính phủ giao chủ trì triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỉ đồng để chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất trong thời gian ưu đãi.

Đối với Bộ Xây dựng, bên cạnh nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, các chính sách pháp luật liên quan đến thị trường BĐS, Chính phủ yêu cầu cơ quan này phối hợp với Ngân hàng nhà nước triển khai thực hiện chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỉ đồng và các gói tín dụng cụ thể để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất ưu đãi hơn lãi suất thị trường.

Đáng chú ý, Bộ Xây dựng cần sớm bổ sung hành lang pháp lý cho giao dịch chuyển nhượng BĐS hình thành trong tương lai, BĐS du lịch; mua bán chuyển quyền từ nhà đầu tư năng lực kém sang nhà đầu tư có năng lực để tăng cường thanh khoản, phát triển của thị trường.

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính có các biện pháp, giải pháp hài hòa, hợp lý, hiệu quả để cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, cơ cầu lại lãi suất, thời hạn thanh toán, các điều kiện chi trả, thanh toán, phù hợp với tình hình thực tiễn, theo tinh thần “lợi ích hài hòa, khó khăn, rủi ro chia sė, ” theo đúng quy định pháp luật; nghiên cứu phương thức doanh nghiệp BĐS đàm phán, hoán đổi nợ trái phiếu bằng tài sản, BĐS…

Đồng thời, bảo đảm hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán, lành mạnh, thông thoáng; kiểm soát tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá.

Tại Nghị quyết, Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền giám sát, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS, hoạt động môi giới BĐS và hành vi đưa thông tin không chính xác, gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, BĐS.

Chính phủ yêu cầu các bộ ngành liên quan kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá. Đồng thời, tạo điều kiện, không làm cản trở các doanh nghiệp (có đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh…) có thể huy động vốn để hỗ trợ phục hồi, phát triển.

Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp BĐS, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp BĐS, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm.





Nguồn

Cùng chủ đề

EVN ủng hộ Tổng công ty Phát điện 1 làm nhiệt điện Quảng Trị hơn 2 tỉ đô la

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đánh giá Tổng công ty Phát điện 1 có năng lực, kinh nghiệm, nguồn vốn…đầu tư, vận hành các nhà máy nhiệt điện nên đề nghị để đơn vị này làm chủ đầu tư nhiệt điện Quảng Trị. ...

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 tôn vinh Việt Nam

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk, vùng đất đầy nắng, gió và là xứ sở cà phê robusta nổi tiếng thế giới.

TPHCM lập tổ kiểm tra dạy thêm, học thêm

TPO - UBND quận 12 giao Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trì, phối hợp với UBND các phường thành lập tổ kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn trong tháng 2/2025. TPO - UBND quận 12 giao Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trì, phối hợp với UBND các phường thành lập tổ kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn trong tháng 2/2025. ...

Sau năm lãi lớn, Thế Giới Di Động cho nhân viên mua ‘rẻ’ cổ phiếu cả ngàn tỉ

Thế Giới Di Động vừa thông qua việc phát hành hơn 19,93 triệu cổ phiếu ưu đãi giá 10.000 đồng. Chủ tịch Nguyễn Đức Tài và các thành viên hội đồng quản trị không điều hành không tham gia chính sách này. Công ty...

Thêm nhiều địa phương công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10: Có tỉnh chọn môn Lịch sử

TPO - Đến thời điểm này, môn thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được nhiều địa phương công bố. TPO - Đến thời điểm này, môn thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được nhiều địa phương công bố. Sở GD&ĐT Hà Giang vừa chính thức thông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Cò” đất thành “trùm” buôn dữ liệu

(NLĐO) - Từ môi giới bất động sản, một thanh niên 9X trở thành kẻ cầm đầu đường dây mua bán dữ liệu cá nhân với quy mô "khủng" ...

Công an thông tin vụ người đàn ông trung niên đấm tài xế trên phố

(NLĐO)- Theo công an, tài xế điều khiển ô tô nhãn hiệu KIA Carnival màu đen đỗ trước cửa rạp đám cưới nên bị người đàn ông đấm ...

3 xe tải tông liên hoàn trên đường Đỗ Mười, tài xế mắc kẹt trong xe

(NLĐO) - Vụ tai nạn liên hoàn trên đường Đỗ Mười khiến 1 xe tải leo con lươn, 1 xe tải lật ngang giữa đường, tài xế bị mắc kẹt trong cabin ...

Phó trưởng công an thị xã bị cách chức vì quan hệ bất chính

(NLĐO) – Trung tá Trần Tấn Tài bị cách chức Phó trưởng Công an thị xã Tân Châu (An Giang) do có quan hệ bất chính với phụ nữ đã có gia đình. ...

2 cô gái làm việc với cơ quan chức năng

(NLĐO) - Liên quan việc chàng trai đính hôn với 2 cô gái do làm cả hai mang bầu, cô gái tên D. cho biết về mặt tình cảm, "cái gì cầm lên được thì bỏ xuống được" ...

Bài đọc nhiều

Ứng dụng AI trong kiến trúc và quy hoạch

Giải pháp mới từ AI Phát biểu khai mạc toạ đàm, TS. KTS Nguyễn Văn Hải - Chủ tịch Hội KTS Hà Nội chia sẻ: “Trong thời đại công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo đang trở thành một công nghệ mũi nhọn dẫn dắt các ngành công nghiệp và dịch vụ toàn cầu. Đối với kiến trúc và quy hoạch – lĩnh vực có vai trò quan trọng trong việc định hình không gian sống, quản lý tài...

Sóc Trăng đề xuất Chính phủ hỗ trợ 19.403 tỷ đồng xây siêu cảng Trần Đề

Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Trần Đề - cảng cửa ngõ vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tổng mức đầu tư lên tới 162.730 tỷ đồng, trong đó giai đoạn khởi động có tổng mức đầu tư khoảng 44.695 tỷ đồng. Sóc Trăng đề xuất Chính phủ hỗ trợ 19.403 tỷ đồng xây siêu cảng Trần ĐềDự án đầu tư xây dựng bến cảng Trần Đề - cảng cửa ngõ vùng Đồng bằng sông Cửu Long...

Bình Thuận tìm nhà đầu tư cho khu đô thị mới có diện tích gần 220ha

Theo đó, khu đô thị thương mại, dịch vụ mới Hàm Tiến - Mũi Né (khu III) được xác định là khu đô thị mới với các khu nhà ở riêng lẻ, nhà phố kết hợp thương mại dịch vụ có công năng phục vụ hỗn hợp, chung cư (nếu...

Gia hạn sử dụng đất tại số 2 phố Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm

Theo đó, cho Công ty CP Xây dựng giao thông đô thị Hà Nội sử dụng 8,1 m2 đất (sử dụng chung, đơn vị sử dụng công trình từ tầng 2 trở lên) tại số 2 phố Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm vào mục đích làm trụ sở Công ty kết hợp kinh doanh. Vị trí, ranh giới, diện tích khu đất (khu 3) được xác định bởi các mốc từ 6 đến 8, 16, 17, 18, 19 tại...

Kiến nghị ưu đãi cho người 18-45 tuổi mua nhà lần đầu

(NLĐO)- Kiến nghị xây dựng cơ chế cho người trẻ từ 18-45 tuổi mua nhà lần đầu được vay với lãi suất khoảng 6%-7%/năm ...

Cùng chuyên mục

Trung Nguyen Legend tự hào đồng hành cùng lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Ngày 12/2/2025, họp báo đầu tiên của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 đã diễn ra tại Hà Nội, mở đầu chuỗi họp báo sẽ tiếp tục tại Tp. Hồ Chí Minh (21/2) và Buôn Ma Thuột (26/2).

Số lượng căn hộ cao cấp bán ra tăng vọt

(NLĐO) - Căn hộ vừa túi tiền tại TP HCM trở nên khan hiếm khiến người mua có ngân sách vừa phải tìm đến Bình Dương, Đồng Nai, Long An ...

Sóc Trăng gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đề nghị các sở, ngành sát sao thực hiện nhiệm vụ tháo gỡ vướng mắc, nhằm thúc đẩy hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện đã thành lập được 5 cụm công nghiệp, có diện tích 202,5ha gồm cụm công nghiệp: Ngã Năm, Xây Đá B, An Lạc Thôn 1, An Lạc Thôn 2, Xây Đá B mới. ...

Đột phá giao thông nâng tầm đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam

(Dân trí) - Ngay sau Tết Ất Tỵ, Thủ tướng đã đưa ra nhiều chỉ đạo quan trọng đốc thúc dự án xây đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Hàng loạt tỉnh thành nơi đường sắt đi qua trong tương lai, trong đó có Hà Nam, sẽ hưởng lợi từ tuyến đường này. Không chỉ đường sắt, hệ thống đường bộ - đường không của tỉnh phía Nam Hà Nội cũng đang dần hoàn thiện, giúp việc kết nối...

Lộ diện công ty “rót” 6.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp Đà Nẵng

(Dân trí) - Công ty Cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ, trụ sở tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hòa Ninh (Đà Nẵng). UBND thành phố Đà Nẵng đã có quyết định chấp thuận nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hòa Ninh (xã Hòa Ninh, huyện...

Mới nhất

“Cò” đất thành “trùm” buôn dữ liệu

(NLĐO) - Từ môi giới bất động sản, một thanh niên 9X trở thành kẻ cầm đầu đường dây mua bán dữ liệu cá nhân với quy...

Công an thông tin vụ người đàn ông trung niên đấm tài xế trên phố

(NLĐO)- Theo công an, tài xế điều khiển ô tô nhãn hiệu KIA Carnival màu đen đỗ trước cửa rạp đám cưới nên bị người đàn ông...

Xây dựng luật cần tạo không gian cho đổi mới sáng tạo, miễn là không tham nhũng, tiêu cực

Sáng 12/2, ngay sau phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). ...

Thủ tướng mong có người Việt trong ban lãnh đạo Samsung Việt Nam

Chiều 12-2, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Choi Joo Ho, tổng giám đốc Samsung Việt Nam và người kế nhiệm là ông Na Ki Hong. ...

Mới nhất