Trang chủNewsThế giớiVụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện...

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?



Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow tác động ra sao đến xung đột Nga-Ukraine?
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow xảy ra giữa lúc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra ở thế giằng co. Ảnh minh họa: Lính pháo binh Ukraine nạp đạn bên trong pháo tự hành 2S1 Gvozdika tại khu vực Donetsk. (Nguồn: AFP)

Đến nay, người dân Nga vẫn còn bàng hoàng sau vụ khủng bố hôm 22/3 khiến 144 người thiệt mạng và hơn 360 người bị thương. Điều đáng quan tâm là vụ khủng bố xảy ra giữa lúc cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra gay gắt, dai dẳng và có nguy cơ kéo dài khi đôi bên chưa thể phân định thắng bại.

Khả năng leo thang xung đột

Nhà địa lý học người Pháp Jean Radvanyi, chuyên gia về Nga và vùng Kavkaz, cảnh báo rằng sự kiện nghiêm trọng gây chấn động nước Nga này có nguy cơ trở thành bước ngoặt thực sự cho cuộc xung đột giữa Nga với Ukraine, thậm chí xa hơn nữa là với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Vụ việc diễn ra đúng vào lúc các lực lượng Ukraine tăng cường oanh kích nhiều cơ sở hạ tầng, đặc biệt là năng lượng, nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Điều này cũng dẫn đến các cuộc trả đũa dữ dội từ phía Nga. Trước vụ khủng bố một ngày, Bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố sẽ cho thành lập thêm 2 đội quân mới và 30 đơn vị mới (bao gồm 14 sư đoàn và 16 lữ đoàn) trong năm nay.

Mặc dù, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã đứng ra nhận trách nhiệm, các nghi phạm khủng bố đã bị bắt và vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra, xét xử, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng nhiều quan chức nước này trong các phát biểu đều không loại trừ hoài nghi về vai trò của Ukraine trong vụ việc.

Trong bài phát biểu trên truyền hình hôm 24/3, ông Putin cho biết 11 người liên quan đến vụ khủng bố đã bị bắt giữ, trong đó có 4 nghi phạm chính. Theo Tổng thống Nga, những tên khủng bố bị bắt khi cố gắng lẩn trốn và di chuyển về phía Ukraine, nơi “một cánh cửa đã được chuẩn bị sẵn để vượt qua biên giới”.

Ngày 28/3, Ủy ban Điều tra Nga cho biết đã phát hiện bằng chứng cho thấy các tay súng thực hiện vụ thảm sát ở nhà hát Crocus City Hall có liên quan đến “những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine”. Báo cáo của Ủy ban Điều tra Nga nếu rõ các nghi phạm đã nhận tiền từ Ukraine dưới dạng tiền ảo. Số tiền này sau đó được dùng để chuẩn bị cho vụ tấn công.

Ông Li Wei, chuyên gia của Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc, nhận định vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc không hoàn toàn phù hợp với mô hình tấn công trước đây của IS. Vị chuyên gia này lập luận: “Được thúc đẩy bởi chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, các thành viên IS thường thực hiện các vụ tấn công theo kiểu ‘sói đơn độc’ hoặc ‘tấn công liều chết”.

Đồng thời ông Li Wei lưu ý rằng, nếu IS thay đổi các đặc điểm cốt lõi của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo thì nó sẽ không còn là IS nữa.

Cũng theo ông Li Wei, chính phủ Ukraine khó có thể tham gia vào hoạt động khủng bố, nhưng nếu bất kỳ lực lượng cực đoan nào ở Ukraine bị phát hiện có liên quan, điều đó sẽ khiến Ukraine rơi vào tình thế bất lợi.

Trong khi đó, ông Wang Xiaoquan, nhà nghiên cứu tại Viện Nga, Đông Âu và Trung Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, chỉ ra rằng Mỹ và phương Tây hy vọng thủ phạm đứng sau vụ việc là một tổ chức khủng bố vì nếu Ukraine có liên quan, họ sẽ mất tính hợp pháp trong việc hỗ trợ Kiev.

Một số nhà phân tích lưu ý rằng không thể loại trừ khả năng những kẻ cực đoan ở Ukraine tham gia cuộc tấn công, do tâm lý bi quan về tình hình xung đột và sự hỗ trợ từ phương Tây ngày càng giảm. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đổ lỗi cho vụ tấn công và kết luận cuối cùng sẽ được xác định bởi cuộc điều tra đang diễn ra.

Giới phân tích nhận định rằng, vụ việc có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine, thúc đẩy một giai đoạn leo thang mới, tùy thuộc vào kết quả điều tra của Nga.

Cánh cửa đàm phán còn bỏ ngỏ

Hôm 24/3, một địa điểm lưu trữ khí đốt dưới lòng đất ở Ukraine đã bị tấn công trong đợt tấn công tên lửa mới nhất của Nga vào các cơ sở lưới điện. Phía Kiev thông tin, cùng ngày, Nga đã tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng ở khu vực Lviv phía Tây Ukraine bằng tên lửa trong một cuộc không kích lớn.

Trong cuộc phỏng vấn với CBS News ngày 28/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết nước này cần thêm sự giúp đỡ từ các đồng minh để ứng phó với một cuộc tấn công lớn của Nga, có thể xảy ra vào cuối tháng 5 hoặc tháng 6 tới. Giới chức quân sự Ukraine cảnh báo rằng, Moscow có thể đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn mới, huy động lực lượng 100.000 quân.

Chuyên gia Wang Xiaoquan đánh giá những cuộc tấn công mới nhất này cho thấy tình hình trên chiến trường đang thay đổi. Sự leo thang xung đột Nga-Ukraine cũng có thể ảnh hưởng đến tình hình an ninh ở các khu vực khác. Theo đó, những kẻ khủng bố có thể coi xung đột địa chính trị là cơ hội để phát động các cuộc tấn công, đồng thời cảnh báo nhiều quốc gia phải nâng cao cảnh giác.

Trong bài phát biểu trước các phi công của Lực lượng Không quân Nga ngày 27/3, ông Putin đã bác bỏ tuyên bố của một số nhà lãnh đạo phương Tây rằng Nga đang lên kế hoạch xâm chiếm các nước NATO.

Đồng thời, nhà lãnh đạo Nga cũng cảnh báo các nước không nên tiếp tay cho các máy bay chiến đấu dành cho Ukraine. Ông Putin nhấn mạnh rằng, nếu các máy bay chiến đấu F-16 do các đồng minh phương Tây cung cấp cho Ukraine hoạt động từ sân bay ở các quốc gia khác, thì các căn cứ đó sẽ là “mục tiêu hợp pháp” để Nga tấn công.

Sau tất cả những phát biểu cứng rắn, Nga vẫn để ngỏ cánh cửa đàm phán chấm dứt xung đột. Trên nhật báo Izvestia ngày 29/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định nếu lợi ích của Moscow được tôn trọng, họ sẵn sàng bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên tham gia khác trong quá trình đàm phán về vấn đề Ukraine.

Liên quan đến đề xuất giải quyết của Trung Quốc về vấn đề Ukraine, ông Lavrov nhấn mạnh đến sự cần thiết phải dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương của phương Tây được áp đặt từ lâu trước khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Theo Ngoại trưởng Nga, đây là điều quan trọng và sẽ là cơ sở cho các cuộc đàm phán nhằm bảo đảm an ninh cho tất cả các bên tham gia vào quá trình này.

Ngoại trưởng Lavrov cũng cho rằng các cuộc đàm phán không thể dựa trên công thức hòa bình do Tổng thống Ukraine Zelensky đề xuất và được phương Tây và Mỹ thúc đẩy, mà phải dựa trên cơ sở phân tích nghiêm túc các vấn đề an ninh hiện nay và đảm bảo lợi ích an ninh hợp pháp của Nga. Đồng thời, nhà ngoại giao Nga cũng xác nhận sẽ có cuộc gặp với đại sứ một số nước để thảo luận về tình hình Ukraine vào đầu tháng 4.

Có thể thấy, vụ khủng bố ở Moscow hôm 22/3 ít nhiều đã tác động tới xung đột Nga-Ukraine và có khả năng sẽ còn nhiều ảnh hưởng khi kết quả điều tra được công bố chính thức. Hy vọng rằng, các chiến lược gia sẽ nhìn nhận được những hậu quả khôn lường khi bất ổn và xung đột leo thang, đồng thời đánh giá được tầm quan trọng của việc chung tay đoàn kết trong cuộc chiến chống khủng bố để đưa ra những quyết định đúng đắn.

(theo Reuters, Kyivindependent, NY Times, Global Times)





Nguồn

Cùng chủ đề

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Bước vào năm 2025, từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, dư luận bàn nhiều đến chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine. Thực hư thế nào và liệu có khả thi? Đi tìm câu trả lời từ tất cả các bên liên quan.

Nga xác định vụ nổ tàu chở hàng ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha là ‘khủng bố’

(CLO) Công ty nhà nước Nga sở hữu con tàu cho biết một "hành động khủng bố" đã đánh chìm con tàu chở hàng ở vùng biển quốc tế tại Địa Trung Hải vào tuần này. ...

Tình thế “bên miệng hố chiến tranh”, nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường. Cùng với các đòn tiến công mạnh mẽ trên thực địa, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III. Điều gì sẽ xảy ra?

Nga tuyên bố có siêu vũ khí để “ăn miếng trả miếng”, Đức dọa NATO sẽ kích hoạt điều 5

Ngày 27/11, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Valentina Matvienko cho biết, nước này có "siêu vũ khí" để đáp trả hiệu quả mọi hành động gây hấn.

Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối “đóng băng xung đột” ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra...

Đảng Dân chủ sắp bầu lãnh đạo mới, dự báo nguy cơ xung đột Trung-Mỹ ở Biển Đông, Nga trục xuất nhà ngoại giao Anh với cáo buộc làm gián điệp, Tòa liên bang ngừng vụ án đối với ông Donald Trump… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thái Nguyên: Khai mạc Lễ hội Hương sắc trà xuân

Ngày 8/2, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương, UBND TP. Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống “Hương sắc trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” năm 2025.

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Là người dân tộc Mông được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, thời gian qua, được sự hậu thuẫn của những cá nhân, tổ chức phản động, thiếu thiện chí, Vàng Chỉnh Mình đã lập ra cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” để tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thăm 3 nước châu Á

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ có chuyến thăm chính thức tới Malaysia, Indonesia và Pakistan vào tuần tới.

Phát hiện mới về vi nhựa trong não người

Một nghiên cứu được công bố ngày 3/2 trên tạp chí Nature Medicine cho thấy sự gia tăng đáng kinh ngạc vi nhựa và nano nhựa trong não người. Các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều mảnh và vảy polyme cực nhỏ trong mô não người đã tử vong.

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Lung lay vận mệnh gia tộc Duterte

Là đại diện của gia tộc cựu Tổng thống Duterte quyền lực trong chính trường Philippines, Phó Tổng thống Sara Duterte đang chịu bủa vây từ hàng loạt cáo buộc và đứng trước nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

Reuters dẫn nguồn tin quan chức Ukraine nói rằng tên lửa từ CHDCND Triều Tiên được Nga sử dụng tại Ukraine đã dần cải thiện độ chính xác. ...

Ông Trump tuyên bố Gaza ‘sẽ được Israel trao cho Mỹ’

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6.2 nói rằng Dải Gaza sẽ được Israel ‘trao cho Mỹ’ khi chiến sự chấm dứt. ...

Cùng chuyên mục

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thăm 3 nước châu Á

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ có chuyến thăm chính thức tới Malaysia, Indonesia và Pakistan vào tuần tới.

Ông Trump hé lộ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin về tương lai xung đột ở Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

“Cha đẻ” của Namibia, cựu Tổng thống Sam Nujoma qua đời

Cựu Tổng thống Sam Nujoma, người được tôn kính vì đã lãnh đạo Namibia giành độc lập từ Nam Phi vào năm 1990, đã qua đời ở tuổi 95 vào ngày 8/2.

Chìm tàu cá ngoài khơi Hàn Quốc, có thuyền viên Việt Nam

Báo Korea Times ngày 9.2 thông báo một tàu cá chở 14 thuyền viên chìm ngoài khơi bờ biển phía nam Hàn Quốc, khiến ít nhất 4 người chết và 6 người mất tích. ...

Tổng thống Trump thích đàm phán với Iran thay vì ném bom, Nga nói “Mỹ không muốn đối thoại nghiêm túc”

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ưu tiên đàm phán hạt nhân với Iran thay vì tiến hành các hoạt động quân sự. Ở một diễn biến liên quan, nhà ngoại giao Nga cho biết Mỹ chưa sẵn sàng nối lại các cuộc thảo luận nghiêm túc về giải trừ vũ khí hạt nhân.

Mới nhất

Hai nhóm thanh niên lao vào hỗn chiến tại lễ hội

(NLĐO) - Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ vụ hỗn chiến khiến 2 thanh niên bị thương tại Lễ hội Mù Là ...

Thủ tướng: Hòa Phát phải sản xuất thép phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Tập đoàn Hòa Phát phải tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, phục vụ các dự án đường sắt tới đây, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Ngãi, chiều tối 9/2, thăm Khu liên...

Hàng trăm phụ nữ mặc áo dài, đầu đội mâm bánh chưng thể hiện lòng thành kính tại giỗ vua Mai Hắc Đế

Ngày 9/2 (12 tháng Giêng) hàng nghìn người dân xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) mặc áo dài, đội mâm bánh chưng tham gia hội thi tại ngày giỗ vua Mai Hắc Đế để thể hiện...

Độc đáo Lễ hội Lồng Tông 2025

(CLO) Ngày 9/2, huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ hội Lồng Tông và Ngày hội Văn hóa các dân tộc Xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Màn về đích nghẹt thở của 10X trường Bưởi giành vòng nguyệt quế Olympia

Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An - trường Bưởi, Hà Nội) giành chiến thắng trong trận thi tháng đầu tiên của quý II Đường lên đỉnh Olympia 25. Trận thi đấu tháng 1, quý II Đường lên đỉnh Olympia 25 diễn ra chiều nay chứng kiến màn so tài của bốn nhà leo núi: Nguyễn Trung Khánh (THPT Thạch...

Mới nhất