Trang chủNewsThời sựSửa Luật Thủ đô, thêm quy định ưu tiên phát triển giao...

Sửa Luật Thủ đô, thêm quy định ưu tiên phát triển giao thông công cộng


Bảo đảm hiện đại, đồng bộ, bền vững

Theo Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), việc đầu tư phát triển đường sắt đô thị tại TP Hà Nội được ưu tiên áp dụng mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) và bảo đảm hiện đại, đồng bộ, bền vững. Việc lập, quyết định, quản lý quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị và khu vực TOD được thực hiện theo quy định sau đây và quy định khác của pháp luật có liên quan.  

Trên cơ sở Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô, UBND TP Hà Nội được điều chỉnh chức năng sử dụng cho các khu đất trong khu vực TOD để khai thác quỹ đất và khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD, phát triển các tuyến đường sắt đô thị, phát triển đô thị trong khu vực TOD. Trong khu vực TOD, UBND TP Hà Nội được quyết định áp dụng các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các yêu cầu về không gian và sử dụng đất khác với quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch chung Thủ đô.

Đối với khu vực đã có quy hoạch phân khu hoặc tương đương đã được phê duyệt nhưng khi lập phương án tuyến, vị trí công trình xây dựng tuyến đường sắt đô thị và quy hoạch các khu vực TOD, cơ quan tổ chức được giao nhiệm vụ lập phương án, quy hoạch có những đề xuất mới, khác nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, trình UBND TP xem xét, quyết định. Văn bản chấp thuận hoặc quyết định này có giá trị thay thế cho phần nội dung quy hoạch khu vực có liên quan trong quy hoạch phân khu hoặc tương đương đã được phê duyệt và không phải làm thủ tục điều chỉnh lại toàn bộ đồ án quy hoạch đã được phê duyệt trước đó.

Cơ chế TOD mang lại những lợi ích rất lớn cho người dân, doanh nghiệp, Nhà nước và cho sự phát triển chung của Thủ đô. Ảnh: Hồng Thái
Cơ chế TOD mang lại những lợi ích rất lớn cho người dân, doanh nghiệp, Nhà nước và cho sự phát triển chung của Thủ đô. Ảnh: Hồng Thái

HĐND TP Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị theo mô hình TOD theo phân kỳ đầu tư trong từng giai đoạn; quyết định việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập. UBND TP Hà Nội quyết định đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các dự án thành phần cho các tuyến đường sắt đô thị. Nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định các dự án quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 31 được thực hiện tương tự như dự án nhóm A thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh theo quy định pháp luật về đầu tư công. UBND TP Hà Nội được quyết định lựa chọn áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn cho các tuyến đường sắt đô thị của thành phố.

Trong khu vực TOD, TP Hà Nội được thu và sử dụng 100% tiền thu đối với các khoản thu sau đây để tái đầu tư xây dựng đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật kết nối với hệ thống đường sắt đô thị: a) Tiền thu đối với diện tích sàn xây dựng tăng thêm của các dự án xây dựng công trình dân dụng do việc tăng hệ số sử dụng đất theo quy hoạch khu vực TOD; b) Tiền thu từ việc khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD; c) Phí cải thiện hạ tầng.

HĐND TP Hà Nội quy định chi tiết việc quản lý, vận hành, khai thác đường sắt đô thị và khu vực TOD; phương pháp xác định mức thu, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện việc thu tiền đối với các khoản thu quy định tại khoản 7 Điều này.

Đáp ứng yêu cầu cấp bách về phát triển giao thông công cộng tại Thủ đô

Ngày 22/3/2024, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã có báo cáo về một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Theo báo cáo, việc phát triển TOD là mô hình mới, hiện đang triển khai thực hiện thí điểm tại TP Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội.

Các khu vực TOD được quy hoạch xung quanh nhà ga là các khu đất có giá trị thương mại cao nhờ tính kết nối với toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị, và đều là các khu đất vàng hay có tiềm năng trở thành khu đất vàng trong tương lai. Ảnh: Hồng Thái
Các khu vực TOD được quy hoạch xung quanh nhà ga là các khu đất có giá trị thương mại cao nhờ tính kết nối với toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị, và đều là các khu đất vàng hay có tiềm năng trở thành khu đất vàng trong tương lai. Ảnh: Hồng Thái

Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý và để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với mục tiêu và lộ trình phát triển hệ thống đường sắt đô thị của TP Hà Nội, Dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng tập trung phân quyền cho thành phố trong việc điều chỉnh chức năng sử dụng đất trong khu vực TOD, lựa chọn áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn cho các tuyến đường sắt đô thị và một số chính sách đặc thù trong việc đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác, vận hành hệ thống đường sắt đô thị và các khu vực TOD,… (các khoản 2, 4, 6, 7, 8 Điều 31).

Để đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án, tăng quyền tự chủ cho địa phương, Dự thảo Luật do Chính phủ trình đề xuất giao HĐND TP Hà Nội thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đường sắt đô thị không phân biệt về nguồn vốn và tổng mức đầu tư (khoản 3 Điều 31). Tiếp thu ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD sẽ do HĐND TP Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư nếu chỉ sử dụng ngân sách thành phố, không giới hạn về tổng mức đầu tư.

Trong quá trình thảo luận, một số ý kiến cho rằng, các dự án đường sắt đô thị, dự án TOD thường có tổng mức đầu tư rất lớn; ngân sách địa phương khó có thể bảo đảm được mà cần có hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài. Đây đều là những nội dung cần có sự cho phép, quyết định của Quốc hội mà không thể phân quyền toàn bộ cho địa phương.

Do đó, các ý kiến này đề xuất quy định theo hướng trường hợp có sử dụng kết hợp cả vốn đầu tư công của Trung ương, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án tổng thể xây dựng đường sắt đô thị theo định hướng TOD của Hà Nội theo phân kỳ đầu tư, trong đó sẽ xác định tổng mức tối đa ngân sách trung ương cần đầu tư, nguồn vốn ODA, vốn vay, vốn huy động khác có thể sử dụng cùng một số cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống đường sắt đô thị và phát triển đô thị khu vực TOD.

Trên cơ sở nghị quyết của Quốc hội, HĐND TP Hà Nội sẽ quyết định chủ trương đầu tư các dự án TOD cho từng tuyến đường sắt cụ thể. Việc quyết định chủ trương đầu tư dự án tổng thể TOD cũng cần được thực hiện theo thủ tục đặc biệt so với quy định tại Luật Đầu tư công để bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu cấp bách về phát triển giao thông công cộng tại Thủ đô Hà Nội.

 

“Cơ chế TOD mang lại những lợi ích rất lớn cho người dân, doanh nghiệp, Nhà nước và cho sự phát triển chung của Thủ đô. TOD sẽ tạo cơ chế để TP Hà Nội sớm kết nối với các không gian tăng trưởng mới, phát huy tiềm năng của các dự án trọng điểm đang được triển khai khác. Đáng chú ý, TOD không chỉ là cơ chế thúc đẩy nguồn lực nội sinh cho phát triển cơ sở hạ tầng mà còn là cơ chế vượt trội trong việc hài hoà lợi ích của các bên khi khai thác giá trị tăng thêm từ đất.

Cơ chế về TOD như quy định trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo cơ sở cho việc đẩy nhanh hoàn thiện mạng lưới tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô, góp phần hiện thực hoá tầm nhìn xây dựng Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp như đã đề ra trong Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị” – TS Lê Duy Bình – Chuyên gia kinh tế, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam



Nguồn

Cùng chủ đề

Tạo mọi điều kiện để Hà Nội tiếp tục phát triển, luôn là thành phố “gương mẫu, đi đầu của cả nước”

Kinhtedothi - Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, kỳ vọng, Thủ đô Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển ổn định, ngày càng xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại; tiếp tục là Thành phố “gương mẫu, đi đầu của cả nước”. Sáng 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế...

Hà Nội hoan nghênh các doanh nghiệp của Quảng Đông đến đầu tư, kinh doanh

Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Duy Hoàng Dương bày tỏ vui mừng chào đón Đoàn đại biểu Nhân Đại tỉnh Quảng Đông đến làm việc với HĐND TP Hà Nội. Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Trưởng Ban Giám sát và Tư pháp, Nhân đại tỉnh Quảng Đông Tằng Siêu Bằng đã ôn lại tình hữu nghị giữa Trung Quốc-Việt Nam được vun đắp trong thời gian qua. Thông tin về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh...

Phân cấp, phân quyền, nâng cao trách nhiệm chính quyền địa phương

Kinhtedothi - Để tránh lãng phí nguồn lực đất đai trong lĩnh vực giao thông nói chung và trông giữ xe nói riêng, cần có các chính sách đặc thù gắn với Luật Thủ đô sửa đổi, đồng thời chính quyền địa phương phải nâng cao trách nhiệm dám nghĩ, dám làm. Đó là những trao đổi của Thạc sĩ quản lý đô thị Phan Trường Thành với Kinh tế & Đô thị xung quanh vấn đề Hà Nội đang thiếu điểm trông giữ...

Hà Nội xem xét ban hành 11 Nghị quyết để triển khai, thi hành Luật Thủ đô

Ngày 19/11, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 19-kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Phát biểu khai mạc kỳ họp,...

quyết liệt ngăn chặn vi phạm trật tự xây dựng

Kinhtedothi-UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch thi hành Luật Thủ đô 2024, trong đó quy định “biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi xử lý vi phạm”, ban hành trước 1/1/2025, để kịp thời có hiệu lực cùng với Luật Thủ đô. Chính sách đặc thù của Hà Nội Mới đây, Sở Tư pháp Hà Nội tổ chức họp triển khai xây dựng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trình đề án sắp xếp, tinh gọn hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp

Chiều 10/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ 11... Cùng dự có: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành...

Ông Trương Cảnh Tuyên làm Phó bí thư Thành ủy Cần Thơ

Kinhtedothi - Ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ. Chiều 9/2, tại Thành ủy Cần Thơ diễn ra Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương;...

Chính phủ trình điều chỉnh kịch bản tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Kinhteodothi - Chiều 10/2, tại phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt...

Bộ NN&PTNT điều chỉnh thời gian lấy nước vụ Xuân tại 11 tỉnh thành Bắc Bộ

Theo Bộ NN&PTNT, tính đến 15 giờ ngày 10/2, diện tích có nước toàn khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là 451.762ha/ 488.615ha, đạt 92,5% kế hoạch gieo cấy vụ Xuân 2025. 7/11 địa phương cơ bản đã hoàn thành kế hoạch lấy nước gồm: Thái Bình 100%, Nam Định 99%, Hà Nam 99%, Phú Thọ 97%, Ninh Bình 97%, Hưng Yên 96%, Bắc Ninh 92%; các địa phương còn lại có diện tích đủ nước...

Xem xét thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển mạng lưới đường sắt đô thị

Kinhtedothi- Sáng 10/2, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội họp phiên toàn thể mở rộng về Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Đây là nghị quyết quan trọng nhằm huy động mọi nguồn lực hợp pháp, rút ngắn tối đa tiến độ thực hiện, khai thác có...

Bài đọc nhiều

Hàng trăm ô tô ‘chôn chân’ nhiều giờ trên quốc lộ ở Hà Tĩnh

Hai vụ tai nạn liên tiếp xảy ra trên Quốc lộ 15A đoạn qua Hà Tĩnh khiến hàng trăm xe ô tô mắc kẹt, "chôn chân" nhiều tiếng đồng hồ trên đường. Ghi nhận vào lúc 19h tối 8/2, vụ tai nạn xảy ra ở đoạn qua thôn 10 xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) khiến Quốc lộ 15A ùn tắc nhiều km, hàng trăm ô tô phải dừng chờ lực lượng chức năng xử lý vụ tai...

Tai nạn liên hoàn trên phố ở Hà Nội, tài xế xe ôm công nghệ bị thương nặng

Một vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 phương tiện, gồm ô tô bán tải, xe buýt và mô tô trên đường Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) khiến tài xế xe ôm công nghệ bị thương nặng. Theo thông tin đầu, khoảng 19h ngày 8/2, một vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 phương tiện, gồm ô tô bán tải, xe buýt và mô tô đã xảy ra trên đường Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Thời điểm xảy ra...

Triển khai cuộc thi “Viết về những kỷ niệm sâu sắc với báo chí”

(CLO) Hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025); chào mừng Đại hội Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai phối hợp với Báo Lào Cai tổ chức cuộc thi...

Máy bay chở khách va chạm trực thăng ở Mỹ, hầu hết hành khách có thể đã tử vong

(CLO) Nhiều người được cho là đã thiệt mạng sau khi một máy bay chở khách của hãng hàng không American Airlines chở 64 người và một trực thăng Black Hawk của Quân đội Mỹ va chạm và rơi xuống Sông Potomac lạnh giá gần Sân bay Quốc gia Reagan Washington....

Tăng tốc triển khai bệnh án điện tử

Xử lý, công khai giáo viên dạy thêm sai quy định; Trào lưu kinh doanh “túi mù” nở rộ và Vàng thần tài bớt “nóng” là 3 bài báo đáng chú ý khác ...

Cùng chuyên mục

Thông tin mới vụ tài xế mở cửa xe ô tô bất cẩn gây tai nạn

(NLĐO) - Cơ quan công an đã xác định được danh tính tài xế mở cửa xe ô tô bất cẩn gây tai nạn xôn xao trên mạng xã hội ...

Vì sao VEC cần tăng vốn điều lệ lên hơn 38.000 tỷ đồng?

Việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC là cần thiết và cấp bách giúp VEC có khả năng tiếp cận các nguồn vốn, điều kiện để đầu tư các dự án mở rộng và các dự án mới. ...

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc mưa phùn, sương mù, miền Nam nắng đẹp

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 10 - 20/2, miền Bắc sẽ có nhiều biến động, với mưa phùn và sương mù kéo dài do ảnh hưởng của áp...

Bà lão U70 hai thập kỷ dạy bơi miễn phí

Hai thập kỷ qua, bà Trần Thị Kim Thia, sinh năm 1958 tại xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã dạy bơi miễn phí cho trẻ em để phòng chống đuối nước. Sinh ra và lớn lên bên các dòng sông, bà Trần Thị Kim Thia (hay còn gọi là Sáu Thia) luôn thấu hiểu nỗi lo sợ của các bậc phụ huynh khi những đứa trẻ nhà mình vui chơi bên bờ...

Hội chợ Thiết kế Stockholm 2025 khẳng định vị thế Bắc Âu

Hội chợ Thiết kế Stockholm 2025 quy tụ hơn 300 thương hiệu, giới thiệu xu hướng thiết kế bền vững, tối giản và sáng tạo, khẳng định vị thế hàng đầu Bắc Âu. Hội chợ Thiết kế Stockholm 2025, diễn ra từ ngày 3 - 9/2 tại trung tâm triển lãm Stockholmsmässan, một lần nữa khẳng định vị thế của mình là sự kiện thiết kế nội thất và ánh sáng hàng đầu tại khu vực...

Mới nhất

Cảnh báo nguy hiểm khi tự ý dùng Tamiflu

Tamiflu là thuốc kê đơn và cần phải có đơn thuốc từ bác sỹ trước khi sử dụng. Tamiflu là thuốc kê đơn và cần phải có đơn thuốc từ bác sỹ trước khi sử dụng. Theo hướng dẫn điều trị cúm của Bộ Y tế Việt...

Lợn hương-heo hương là giống lợn gì mà nông dân Tây Ninh nuôi thành công, bán giá nhà giàu?

Heo hương là giống heo bản địa quý hiếm, có nguồn gốc từ một số địa phương vùng núi phía Bắc. Hiện giống heo hương (giống lợn hương) đang được Hợp...

Thông tin mới vụ tài xế mở cửa xe ô tô bất cẩn gây tai nạn

(NLĐO) - Cơ quan công an đã xác định được danh tính tài xế mở cửa xe ô tô bất cẩn gây tai nạn xôn xao trên...

ĐH Sư phạm Hà Nội 2 công bố môn thi, dạng câu hỏi kỳ thi riêng năm 2025

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 vừa công bố đề án tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đào tạo trình độ đại học hình thức chính quy năm 2025. Theo đó, trường tổ chức 8 môn thi gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý. Môn...

Vì sao VEC cần tăng vốn điều lệ lên hơn 38.000 tỷ đồng?

Việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC là cần thiết và cấp bách giúp VEC có khả năng tiếp cận các nguồn vốn, điều kiện để đầu tư các dự án mở rộng và các dự án mới. ...

Mới nhất