Trang chủNewsThế giớiBulgaria, Romania gia nhập một phần khối Schengen

Bulgaria, Romania gia nhập một phần khối Schengen


Bulgaria và Romania gia nhập một phần khối đi lại tự do Schengen với việc bỏ kiểm soát biên giới đường không và đường biển, sau 13 năm chờ đợi.

Kể từ ngày 31/3, người dân có thể di chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không giữa hai quốc gia Đông Âu và hầu hết các nước còn lại của Liên minh châu Âu (EU) mà không cần phải qua kiểm soát thị thực và hộ chiếu.

Chính phủ Romania cho biết các quy định của Schengen sẽ áp dụng cho 4 cảng biển và 17 sân bay, trong đó có sân bay Otopeni gần thủ đô Bucharest, đóng vai trò là trung tâm lớn nhất cho các chuyến bay Schengen. Các nguồn nhân lực, trong đó có cảnh sát biên giới và nhân viên nhập cư sẽ được triển khai đến các sân bay để “hỗ trợ hành khách và phát hiện những người muốn rời Romania theo cách bất hợp pháp”. Việc kiểm tra ngẫu nhiên sẽ được thực hiện để phát hiện người mang giấy tờ giả và chống nạn buôn người.

Bulgaria và Romania hy vọng sẽ hội nhập hoàn toàn vào Schengen cuối năm nay, nhưng Áo cho đến nay chỉ nhượng bộ ở các tuyến đường hàng không và đường biển. Các tuyến đường bộ ở Bulgaria và Romania chưa được đưa vào do lo ngại sẽ tạo điều kiện cho những người di cư ngoài EU dễ dàng vào các quốc gia khác trong khối.





Du khách đi cạnh các biển báo mới được lắp đặt quy định khu vực Schengen và không thuộc Schengen tại sân bay lớn nhất Romania, Henri Coanda, rạng sáng 31/3 ngay sau khi nước này gia nhập khối. Ảnh: AFP

Du khách đi cạnh các biển báo mới được lắp đặt quy định khu vực Schengen và không thuộc Schengen tại sân bay lớn nhất Romania, Henri Coanda, rạng sáng 31/3. Ảnh: AFP

“Đây là thành công lớn cho cả hai nước và là thời khắc lịch sử đối với Schengen, khu vực đi lại tự do lớn nhất thế giới. Chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một châu Âu vững mạnh hơn, đoàn kết hơn cho mọi công dân của chúng ta”, người đứng đầu Liên minh châu Âu (EU) Ursula von der Leyen cho hay.

Dù chỉ là thành viên một phần, việc được nhận vào Schengen là “cột mốc quan trọng” đối với Bulgaria và Romania, theo nhà phân tích chính sách đối ngoại Stefan Popescu.

“Bất kỳ người Romania nào phải đi làn đường tách riêng với các công dân châu Âu khác đều cảm thấy bị đối xử khác biệt”, ông nói.

Ivan Petrov, giám đốc tiếp thị 35 tuổi người Bulgaria sống ở Pháp, cho biết anh rất hào hứng với việc đi lại ít mệt mỏi hơn và có thể tiết kiệm thời gian.

Được thành lập năm 1985, khu vực Schengen cho phép hơn 400 triệu người đi lại tự do mà không cần kiểm soát biên giới nội bộ. Với sự gia nhập của Bulgaria và Romania, khu vực Schengen hiện bao gồm 29 thành viên, trong đó có 25 trong tổng số 27 quốc gia thành viên EU, cùng với Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein.

Bulgaria và Romania là hai quốc gia thành viên EU duy nhất không được hưởng đầy đủ lợi ích của Schengen. Croatia, quốc gia gia nhập EU sau hai nước, đã được chấp nhận hoàn toàn vào khu vực Schengen hồi tháng 1/2023.

“Những nỗ lực của chúng tôi nhằm gia nhập Schengen ở biên giới đất liền đang tiếp tục ở nhiều kênh ngoại giao”, Bộ trưởng Nội vụ Romania Catalin Predoiu nói.

Các tài xế xe tải Romania hối thúc chính phủ nhanh chóng đạt được điều này để giải quyết tình trạng xếp hàng dài mà họ đang phải đối mặt. Liên minh vận tải đường bộ chính của Romania cho biết thời gian chờ đợi trung bình ở biên giới với Hungary là 16 giờ. Các hãng vận tải Romania ghi nhận thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm vì chờ đợi quá lâu ở biên giới.

Các doanh nghiệp Bulgaria cũng bày tỏ thất vọng khi quy định tự do đi lại chưa được áp dụng cho đường bộ. Họ chỉ ra rằng “chỉ 3% hàng hóa của Bulgaria được vận chuyển bằng đường hàng không và đường biển, 97% còn lại bằng đường bộ”.





Vị trí Bulgaria và Romania trong khối Schengen. Đồ họa: WEF

Vị trí Bulgaria và Romania trong khối Schengen. Đồ họa: WEF

Huyền Lê (Theo AFP, DW)




Source link

Cùng chủ đề

Romania và Bulgaria chính thức gia nhập khu vực Schengen của EU

(CLO) Romania và Bulgaria đã xóa bỏ kiểm soát biên giới trên bộ vào ngày hôm nay, chính thức trở thành thành viên đầy đủ của khu vực tự do đi lại Schengen thuộc Liên minh châu Âu (EU). ...

Romania hủy kết quả bầu cử tổng thống sau cáo buộc Nga can thiệp

Tòa án hiến pháp Romania ngày 6.12 ra phán quyết hủy kết quả vòng đầu tiên của kỳ bầu cử tổng thống, sau kh cói tin tình báo cáo buộc Nga thực hiện chiến dịch ủng hộ ứng viên cực hữu. ...

Romania bất ngờ hủy kết quả bầu cử tổng thống, các bên phản ứng dữ dội

(CLO) Tòa án Tối cao Romania đã hủy bỏ cuộc bầu cử tổng thống đang diễn ra sau những cáo buộc về sự can thiệp từ bên ngoài, đồng thời ra phán quyết vào thứ Sáu rằng toàn bộ quá trình sẽ phải được tiến hành lại. ...

Romania phải kiểm phiếu lại trong cuộc bầu cử đầy chia rẽ

(CLO) Toà án Hiến pháp Romania (CCR) đã yêu cầu kiểm phiếu lại cuộc bầu cử tổng thống vòng một diễn ra vào ngày 24/11, sau khi ứng cử viên cực hữu Calin Georgescu bất ngờ giành chiến thắng. ...

Phát động cuộc thi vẽ tranh kỷ niệm 75 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Romania-Việt Nam

Nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa Romania và Việt Nam (1950 - 2025), Đại sứ quán Romania và Lãnh sự quán Romania tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi vẽ tranh dành cho thiếu nhi Việt Nam.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Lung lay vận mệnh gia tộc Duterte

Là đại diện của gia tộc cựu Tổng thống Duterte quyền lực trong chính trường Philippines, Phó Tổng thống Sara Duterte đang chịu bủa vây từ hàng loạt cáo buộc và đứng trước nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời bàn họp tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ), các quan chức Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.

Cùng chuyên mục

Ông trùm bất động sản Ai Cập muốn tái thiết Dải Gaza với 27 tỉ USD

Ông Hisham Talaat Moustafa, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn bất động sản Talaat Moustafa Holding Group của Ai Cập đã phác thảo kế hoạch tạo ra một 'xã hội văn minh' ở Gaza trong vòng 3 năm, với chi phí khoảng...

100 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản-Thổ Nhĩ Kỳ qua lăng kính thời trang

Một buổi trình diễn thời trang kỷ niệm 100 năm quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản vừa diễn ra tại thành phố Istanbul, với sự kết hợp giữa kimono truyền thống và các thiết kế đương đại.

UAV lạ bay qua nơi lực lượng Ukraine học sử dụng tên lửa Patriot tại Đức

Cảnh sát Đức đang điều tra nhiều vụ máy bay không người lái (UAV) lạ bay qua căn cứ không quân nơi lực lượng Ukraine đang trải qua khóa huấn luyện sử dụng hệ thống phòng không Patriot. ...

Quan hệ Mỹ – Nhật: Lụy nhỏ, được lớn

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba là lãnh đạo quốc gia thứ hai gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump từ sau ông Trump trở lại cầm quyền. ...

Châu Âu không nên là “ưu tiên hàng đầu” của Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo rằng việc Washington áp thuế với châu Âu sẽ đẩy lạm phát ở Mỹ tăng cao.

Mới nhất

Lên mạng tìm mẹo dọn dẹp nhà cửa, vợ phát hiện người chồng ngoại tình

Một người phụ nữ phát hiện chồng ngoại tình sau khi lên mạng tìm kiếm mẹo dọn dẹp nhà cửa vì nhận thấy nhiều đồ vật trong nhà đổi màu một cách bí ẩn. ...

Sắp xếp, lựa chọn nhân sự các cơ quan Quốc hội ngay sau kỳ họp bất thường

Ngay sau kỳ họp bất thường lần thứ 9, sẽ sắp xếp con người ở các cơ quan, đơn vị của Quốc hội; giải quyết chính sách sau khi sắp xếp; lựa chọn nhân sự, cán bộ. Ban chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025 sáng nay tổ chức hội nghị lần thứ nhất. Ủy viên Bộ Chính...

Trung Quốc miễn thị thực cho đoàn du khách ASEAN tới Tây Song Bản Nạp

Các đoàn khách du lịch (2 người trở lên) từ 10 nước ASEAN mang hộ chiếu phổ thông và được các công ty lữ hành nội địa Trung Quốc tổ chức có thể nhập cảnh vào Tây Song Bản Nạp mà không cần thị thực.Du lịch đón Tết trở thành xu hướng mới nổi của người dân Trung QuốcCao...

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)

Chiều nay 10/2, Bộ Công Thương tổ chức phiên họp lần thứ nhất Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Theo chương trình dự kiến, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì phiên họp. Cùng tham dự có Thứ trưởng Nguyễn...

Mới nhất