Trang chủNewsNhân quyềnNâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu...

Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật


Ngày 21/03, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, lễ khởi động dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật tại Việt Nam” được tổ chức với sự tham gia của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quỹ Nippon, Quỹ Đối tác Giáo dục Toàn cầu (GPE), Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cùng nhiều chuyên gia giáo dục trong nước và quốc tế.

Nước sạch đến với trẻ em dân tộc thiểu số Lai Châu
Mang Trung thu đến cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai
Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật
Quang cảnh sự kiện.

Dự án được khởi động từ tháng 3/2024 và hoàn thành vào tháng 12/2026. Đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án là trẻ em mầm non của 6 dân tộc: Mông, Ê-đê, Khmer, J’rai, Bahnar, Thái được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia tốt các hoạt động tại trường mầm non và sẵn sàng vào lớp 1; học sinh tiểu học của 8 dân tộc: Bahnar, Chăm, Ê-đê, Khmer, J’rai, Mnông, Mông, Thái được tăng cơ hội học và sử dụng tiếng mẹ đẻ, tiếp cận với các tài liệu về văn hóa của dân tộc mình; trẻ em khuyết tật được hỗ trợ về giáo dục hòa nhập, các kỹ năng đặc thù để từng bước hòa nhập và học tập có hiệu quả hơn.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi khẳng định, đây là sự kiện rất có ý nghĩa đối với giáo dục Việt Nam và đặc biệt là đối với trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số, trẻ em thiệt thòi.

Thứ trưởng chia sẻ, thời gian qua, giáo dục Việt Nam đã có bước phát triển, giáo dục từ mầm non đến đại học có sự thay đổi cơ bản, qua đó đảm bảo nhu cầu học tập, quyền được học tập của trẻ em, học sinh.

Bên cạnh sự thay đổi và nỗ lực, theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi, giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở những khu vực vùng sâu, vùng xa. Tuy đã có những thay đổi về chính sách, về y tế nhưng trẻ em khuyết tật vẫn còn chiếm tỷ lệ không nhỏ và đang rất cần sự quan tâm, chung sức của gia đình, nhà trường, xã hội.

“Hôm nay, chúng tôi rất vui mừng khi Tổ chức Đối tác toàn cầu về giáo dục, Quỹ Nippon và Tổ chức Cứu trợ trẻ em đã hướng tới những đối tượng hỗ trợ mà Việt Nam đang rất cần là trẻ em vùng dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật. Đó không chỉ là hướng tới phổ cập giáo dục, đảm bảo sự công bằng trong giáo dục mà còn là hướng đến sự nhân văn cao cả của giáo dục”, Thứ trưởng nói.

Thứ trưởng cam kết, Bộ GD&ĐT sẽ giao nhiệm vụ cho các Vụ, Cục, các đơn vị liên quan để phối hợp triển khai hiệu quả nguồn quỹ.

Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật
Đại diện các đơn vị phối hợp cắt băng khởi động Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật tại Việt Nam.

Chia sẻ tại buổi lễ, ông Yohei Sasakawa, Chủ tịch Quỹ Nippon của Nhật Bản bày tỏ hy vọng, các mô hình của Quỹ sẽ hỗ trợ trẻ khuyết tật cũng như tập trung vào giải quyết các vấn đề tồn tại để giúp trẻ em khuyết tật, trẻ em là người dân tộc thiểu số được tiếp cận giáo dục tốt nhất.

Đại diện Tổ chức Đối tác toàn cầu về giáo dục (GPE), ông Charles North, Phó Tổng Giám đốc khẳng định, việc khởi động dự án nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật đánh dấu thời khắc quan trọng với giáo dục Việt Nam và dự án sẽ đưa giáo dục hoà nhập tại Việt Nam tiến xa hơn nữa.

“Với mối quan hệ tốt đẹp đã, đang xây dựng, chúng ta vẫn có thể làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ nhiều hơn các trẻ em, để không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”, ông Charles North nói.

Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật tại Việt Nam được Quỹ GPE và NIPPON viện trợ 100% với tổng kinh phí là 121 tỷ đồng, tương đương 5,15 triệu đô la Mỹ.

Dự án gồm 3 cấu phần: Đảm bảo trẻ em dân tộc thiểu số lứa tuổi mầm non được tiếp cận tăng cường Tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ; tăng cường sử dụng tiếng mẹ đẻ và bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số trong trường tiểu học, do Vụ Giáo dục Dân tộc chủ trì thực hiện; tăng cường giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật và trẻ em dân tộc thiểu số.

Thái Nguyên: trẻ em dân tộc thiểu số có thêm sách để đọc

Thái Nguyên: trẻ em dân tộc thiểu số có thêm sách để đọc

Các em nhỏ người dân tộc thiểu số của Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Văn Lăng (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) sẽ có thêm sách để đọc từ món quà công trình thư viện “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” vừa được Chi đoàn 3 (Đoàn Thanh niên cơ quan Ban Tổ chức Trung ương) phối hợp Chi đoàn Ban Công tác thiếu nhi (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) trao tặng ngày 25/3/2023.

Bình Thuận: Phát động cuộc thi

Bình Thuận: Phát động cuộc thi “Lắng nghe con nói”

Mới đây, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Bình Thuận vừa phát động cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi lần thứ nhất với tên gọi “Lắng nghe con nói”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện nhất quán chính sách dân tộc “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển”, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng giáo dục, đạo tạo là quốc sách hàng đầu; là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ đất nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

Hàng nghìn phần quà giúp “thắp sáng niềm tin” cho trẻ em khuyết tật ở ĐBSCL

Sáng 12/9, tại Công an TP Cần Thơ, Trung ương Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tổ chức chương trình "Thắp sáng niềm tin cho em" lần thứ 9. Tuy nhiên, khoảng hơn 90% trẻ khuyết tật thiếu điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, hội nhập xã hội và môi trường sống an toàn. Cơ...

Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước thềm năm học mới

Tại các địa phương có học sinh người dân tộc thiểu số đã và đang chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi...

Lần đầu tiên xiếc Việt kết hợp cùng ảo thuật và âm nhạc Nhật Bản

Chương trình do NSND Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, các nghệ sĩ Nhật Bản Ai và Yuki đạo diễn và dàn dựng; hợp tác cùng Đoàn nghệ sĩ Nhật Bản thuộc Công ty Zenpro Corporated inc và Công ty Cổ phần Mother Brain Việt Nam. Các buổi diễn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Nam phân bổ kinh phí xây dựng 100 nhà Đại đoàn kết do Đà Nẵng hỗ trợ

Đây là nguồn ngân sách Thành phố Đà Nẵng hỗ trợ cho tỉnh Quảng Nam 6 tỷ đồng để xây dựng 100 nhà Đại đoàn kết cho hộ gia đình có công cách mạng, hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong vùng căn cứ cách mạng của Quảng Nam – Đà Nẵng thời kháng chiến. UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản số 964/UBND-KGVX...

Đại sứ Việt Nam tại Campuchia trình Quốc thư

Ngày 7/2/2025 tại Phnom Penh, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Campuchia Nguyễn Minh Vũ đã trình Quốc thư lên Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni. Sau nghi lễ chính thức, Quốc vương Sihamoni đã dành thời gian tiếp Đại sứ Nguyễn Minh Vũ và các thành viên trong đoàn Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia. Tại buổi tiếp, Quốc...

Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác Chiến giữa Việt Nam – Thái Lan

Chiều 7/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Urawadee Sriphiromya nhân dịp Đại sứ bắt đầu nhiệm kỳ công tác. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Urawadee Sriphiromya - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Tại buổi tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng bà Urawadee Sriphiromya được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn...

Cà Mau triển khai hoạt động đối ngoại năm 2025

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động đối ngoại năm 2025. Trong đó, tỉnh tập trung mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư, đẩy mạnh ngoại giao văn hóa và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đối ngoại. Theo kế hoạch, Cà Mau sẽ tập trung mở rộng quan hệ hợp tác với địa phương các nước theo...

Bài đọc nhiều

USCIRF công bố báo cáo thiếu khách quan về tự do tôn giáo Việt Nam

Những năm qua, USCIRF không có thiện chí trong việc trao đổi, làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam mà chủ yếu liên kết, tham vấn các thông tin, tài liệu về tôn giáo của Việt Nam từ các tổ chức phản động người Việt lưu vong có hoạt động khủng bố, tài trợ khủng bố chống Nhà nước Việt Nam quyết liệt và cực đoan.

Vinh danh 26 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về tam nông

Tại sự kiện, Ban tổ chức đã lần lượt trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 10 giải khuyến khích, 10 giải chuyên đề được trao cho các tác giả, nhóm tác giả đến từ các cơ quan báo chí cả nước. Giải...

Thanh Hóa: Nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng

(LĐXH) - Với nhiều giải pháp, mô hình hay, sáng tạo, các lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng phối hợp với chính quyền địa phương nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ). Các mô hình này giúp người lầm lỡ xóa bỏ mặc cảm, tự ti, sớm trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…Sau 1 năm triển khai, thực hiện công tác xây dựng, nhân rộng mô hình THNCĐ,...

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Là người dân tộc Mông được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, thời gian qua, được sự hậu thuẫn của những cá nhân, tổ chức phản động, thiếu thiện chí, Vàng Chỉnh Mình đã lập ra cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” để tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhiều tỉnh chưa quan tâm đúng mức các Khu Bảo tồn Biển, Vườn Quốc gia

Ngày 23-12, tại TP Hội An (Quảng Nam), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (NN&PTNN) phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị Bảo vệ và phát triển nguồn lợi Thủy sản – vì Ngành Thủy sản xanh và phát triển...

Cùng chuyên mục

“Nước trời” của người Tà Riềng

Đến xã Đắc Tôi, huyện vùng biên Nam Giang (Quảng Nam) mà không một lần thưởng thức “nước trời” thì quả thật uổng phí. Khắp dãy Trường Sơn, những vạt rừng đoák xanh tươi đựng thứ nước màu trắng đục, thơm dịu, nồng nàn đã gắn bó với đồng bào Tà Riềng (một nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié-Triêng) và trở thành đặc sản quê hương Nam Giang. Nơi đây gọi là rượu tà vạt.Có cuộc trở về...

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Là người dân tộc Mông được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, thời gian qua, được sự hậu thuẫn của những cá nhân, tổ chức phản động, thiếu thiện chí, Vàng Chỉnh Mình đã lập ra cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” để tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Quyền tiếp cận nước sạch trong pháp luật quốc tế và Việt Nam

Nước là một nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng phải đến tháng 7/2010, quyền tiếp cận nước sạch mới được Liên hợp quốc (LHQ) công nhận là một quyền cơ bản của con người. Tại Việt Nam, quyền tiếp cận nước sạch không chỉ được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý, mà còn là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Là một trong những đơn vị thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, với mục đích giáo dục, cải tạo, đưa người phạm tội trở lại cộng đồng, có cơ hội phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội và không tái phạm, Công an tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình giúp phạm nhân được đặc xá năm 2024 tái hòa nhập cộng đồng.

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Mới nhất

Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp tham gia thực hiện những nhiệm...

Kiếm bộn tiền khi giá vàng lập đỉnh, đại gia vàng sắp chi 200 tỉ đồng chia cổ tức

(NLĐO) – Mỗi ngày, một đại gia vàng lãi sau thuế gần 5,8 tỉ đồng, sắp chi cổ tức tiền mặt gần 200 tỉ đồng cho...

Nô nức hành hương về Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên dự Pháp hội Cầu an

(NLĐO)- Từ ngày mùng 10 đến 12 Tết Xuân Ất Tỵ (từ 7 đến 9-2), Đức Gyalwang Drukpa đã chủ trì khai đàn Pháp hội Cầu an...

Mới nhất