Trang chủNewsThế giớiSố phận căn cứ quân sự của Nga ở Armenia giữa “tâm...

Số phận căn cứ quân sự của Nga ở Armenia giữa “tâm bão”


Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm căn cứ quân sự của đất nước ông ở Armenia vào năm 2013, nhà lãnh đạo Nga đã thể hiện một giọng điệu tự tin. “Nga sẽ không bao giờ rời đi. Ngược lại, chúng tôi sẽ củng cố vị trí của mình ở đây”, ông nói vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, ngày nay, vị thế của Nga ở quốc gia vùng Kavkaz có vẻ đang bị lung lay hơn bao giờ hết. Niềm tin của người Armenia vào liên minh hàng thế kỷ của họ với Nga đang ở mức thấp. Các quan chức Armenia ngày càng công khai nói về việc cắt đứt quan hệ an ninh với Moscow và đã bắt đầu thực hiện những bước đầu tiên theo hướng đó.

Theo sau thông báo của Thủ tướng Nikol Pashinyan rằng Armenia Armenia đã đình chỉ việc tham gia vào Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn dắt, là thông báo của người đứng đầu Hội đồng An ninh Armenia Armen Grigoryan về yêu cầu chấm dứt hoạt động của Lực lượng biên phòng Nga tại Sân bay Quốc tế Zvartnots ở thủ đô Yerevan.

Đồng thời, Armenia đã đưa ra những đề nghị chưa từng có với phương Tây, bao gồm cả việc tranh luận về khả năng nộp đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Nhưng trước “cơn bão” địa chính trị này, Căn cứ quân sự số 102 của Nga ở Gyumri – yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ đối tác an ninh giữa hai nước – dường như đã “ăn sâu bám rễ” chắc chắn hơn bao giờ hết.

Tiền đồn quân sự

Xe tăng, máy bay phản lực và tháp canh của căn cứ này là biểu hiện cụ thể cho niềm tin truyền thống của người Armenia vào sự bảo vệ của Nga trước các thế lực thù địch nước ngoài. Hàng nghìn binh sĩ và sĩ quan Nga từ lâu đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày ở Gyumri, thành phố lớn thứ hai của Armenia.

Và ngay cả khi ngày càng có nhiều đồn đoán về những sự “xoay trục” có thể xảy ra, căn cứ này vẫn có khả năng “miễn nhiễm” trước sự thay đổi mạnh mẽ của Armenia về chính sách đối ngoại.

Hợp đồng cho thuê căn cứ sẽ hết hạn vào năm 2044, và cả những người phản đối cũng như những người ủng hộ sự hiện diện của căn cứ Nga trên đất Armenia đều không thấy nhiều khả năng nó sẽ bị đóng cửa trước thời điểm đó.

“Chúng tôi hài lòng với họ”, một người Armenia có cửa hàng nằm gần căn cứ cho biết. “Có một số người ở Yerevan muốn họ rời đi, nhưng chúng tôi ở Gyumri muốn họ ở lại”, người đàn ông này cho biết, đề cập đến binh sĩ Nga đồn trú tại Căn cứ quân sự số 102.

Thế giới - Số phận căn cứ quân sự của Nga ở Armenia giữa “tâm bão”

Cổng vào Căn cứ quân sự số 102 của Nga ở Gyumri, Armenia. Ảnh: Sputnik

Chức năng chính của căn cứ, được thành lập vào năm 1941, được thể hiện rõ ràng từ vị trí của nó: Ở rìa phía Tây của Gyumri, cách biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, kẻ thù lâu năm của Armenia, chưa đầy 10 km. Người Armenia từ lâu đã trông cậy vào sự bảo vệ của Nga, và Gyumri đã đóng một vai trò quan trọng trong công tác phòng thủ.

Sự hiện diện của người Nga ở đây khiến biên giới Armenia-Thổ Nhĩ Kỳ trở thành “phần cuối cùng của Bức màn sắt”, ông Levon Barseghian, Chủ tịch Câu lạc bộ Nhà báo Asparez có trụ sở tại Gyumri, cho biết.

Ngày nay, một tấm biển ở lối vào chính của căn cứ có chân dung Tổng thống Nga Putin nghiêm khắc và câu trích dẫn: “Sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Nga là sự đảm bảo đáng tin cậy cho hòa bình trên hành tinh của chúng ta, vì sức mạnh này duy trì và sẽ duy trì sự cân bằng chiến lược giữa các lực lượng trên thế giới”.

Mặc dù vậy, căn cứ này không thể hiện được nhiều sức mạnh của Nga. Phần lớn khí tài quân sự tại căn cứ là thế hệ cũ: xe tăng T-72, hệ thống phòng không S-300 và máy bay chiến đấu MiG-29.

“Căn cứ này chưa bao giờ có khả năng chiến đấu với các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn lực ở đó khá hạn chế, với khoảng 4.000-5.000 quân nhân, 80 xe tăng”, ông Leonid Nersisian, nhà phân tích quân sự tại APRI Armenia, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Yerevan, cho biết. “Nó phù hợp hơn về mặt chính trị”.

Quan hệ rạn nứt

Niềm tin của Armenia vào sự bảo đảm an ninh của Nga bắt đầu suy yếu vào năm 2020, trong cuộc chiến thứ hai với Azerbaijan liên quan khu vực Nagorno-Karabakh.

Trong khi giao tranh diễn ra trên lãnh thổ được quốc tế công nhận là của Azerbaijan – do đó về mặt kỹ thuật không kích hoạt nghĩa vụ phòng thủ chung của Nga, nhiều người Armenia vẫn coi quan điểm của Nga trong cuộc xung đột là quá công bằng đối với một quốc gia được cho là đồng minh của họ.

Sau xung đột, Armenia đã tìm cách tăng cường liên minh quân sự, hoan nghênh việc mở rộng căn cứ của Nga và việc Moscow triển khai một số binh sĩ đến biên giới với Azerbaijan.

Nga hiện duy trì một tiểu đoàn ở thành phố Goris, gần biên giới Azerbaijan, được thành lập để hỗ trợ lực lượng 2.000 quân Nga được triển khai tới Karabakh theo thỏa thuận ngừng bắn chấm dứt cuộc chiến năm 2020. Moscow cũng đã thiết lập các đồn biên phòng mới dọc theo phần phía Nam của biên giới Armenia-Azerbaijan.

Căng thẳng thực sự trong mối quan hệ Armenia-Nga bắt đầu ngay sau khi Tổng thống Putin phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine vào tháng 2/2022. Trong các sự kiện liên quan đến Azerbaijan sau đó, Armenia cho rằng lẽ ra điều khoản phòng thủ tập thể của CSTO phải được kích hoạt. Nhưng không có gì xảy ra.

Thế giới - Số phận căn cứ quân sự của Nga ở Armenia giữa “tâm bão” (Hình 2).

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tại Điện Kremlin, Moscow, tháng 5/2023. Ảnh: PM Armenia webiste

Các quan chức Armenia ngày càng chỉ trích đồng minh truyền thống của mình. Thủ tướng Pashinian cho biết trong các cuộc phỏng vấn rằng liên minh với Nga là một “sai lầm chiến lược”, và “thật không may là chúng tôi chưa nhìn thấy những lợi thế” của căn cứ Nga ở Gyumri.

Trong những tuần gần đây, những lời nói gay gắt đã bắt đầu chuyển thành hành động. Armenia cho biết đã gửi văn bản yêu cầu Lực lượng biên phòng Nga đảm bảo an ninh tại sân bay ở Yerevan rời đi trước ngày 1/8.

Các quan chức Nga đã phản ứng thận trọng. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitriy Peskov chỉ nói rằng các liên hệ giữa chính quyền Nga và Armenia sẽ tiếp tục “ở mọi cấp độ có thể”.

Phó Chủ tịch Thứ nhất Ủy ban Quốc phòng tại Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, Viktor Bondarev, gọi yêu cầu rút quân của Armenia là “bước đi không thân thiện lớn đầu tiên, nó ám chỉ rằng chúng tôi không còn được chào đón ở Armenia nữa. Trên thực tế, đây là sự trượt dốc chậm rãi và ổn định của Armenia hướng tới tình trạng không thân thiện”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, đây chỉ là một trong “một loạt các bước đi không thân thiện” có nguy cơ gây ra “thiệt hại không thể khắc phục” cho quan hệ song phương.

Hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng phát biểu tương tự rằng Moscow sẽ “xem xét lại” một cách nghiêm túc mối quan hệ với Yerevan nếu Armenia tiếp tục rời xa đồng minh truyền thống và liên kết với phương Tây.

Yếu tố quyết định

Sự hỗn loạn trong vài năm qua đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong nhận thức của công chúng Armenia về các mối đe dọa an ninh của họ. Trong một cuộc thăm dò được công bố hồi đầu tháng 3, Viện Cộng hòa Quốc tế nhận thấy rằng 66% người Armenia coi mối quan hệ của họ với Nga có thể so sánh với mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.

Những người được hỏi cũng coi Nga chỉ là đối tác an ninh quan trọng thứ 4 của họ, sau Pháp, Iran và Mỹ.

Tại Gyumri, các ý kiến về căn cứ quân sự Nga dường như còn trái chiều. Nhiều người đánh giá cao lợi ích kinh tế mà nó mang lại cho thành phố: Binh lính, sĩ quan Nga và gia đình họ mua sắm trong các cửa hàng và ăn uống trong các nhà hàng địa phương.

“Họ tiêu tiền vào các cửa hàng và quán cà phê ở đây nên chúng tôi không thấy điều đó có gì xấu cả”, chủ một cửa hàng đối diện căn cứ cho biết.

Thế giới - Số phận căn cứ quân sự của Nga ở Armenia giữa “tâm bão” (Hình 3).

Căn cứ quân sự số 102 ở Gyumri là yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ đối tác an ninh giữa Nga và Armenia. Ảnh: Armen Press

Một người đàn ông bán điện thoại di động đã qua sử dụng tại khu chợ trung tâm ở Gyumri thì cho biết, dù ông đã mất niềm tin vào người Nga với tư cách những người đảm bảo an ninh, nhưng điều đó không thay đổi quan điểm của ông về căn cứ ở Gyumri. “Căn cứ đã ở đây từ lâu và nó không làm phiền ai cả”, người đàn ông này nói.

Cho dù Armenia quyết định hướng nhiều hơn tới châu Âu và rời xa Nga bao xa, Căn cứ số 102 có thể sẽ là thành phần “khó đánh bật nhất” trong mối quan hệ Armenia-Nga. Các quan chức Armenia cũng tỏ ra thận trọng khi nói về căn cứ này, chỉ nói rằng việc trục xuất lính Nga không nằm trong chương trình nghị sự.

Thủ tướng Pashinian, khi được hỏi về vấn đề này trong một cuộc phỏng vấn, đã nói: “Chúng tôi không thảo luận về một câu hỏi như vậy. Bây giờ chúng tôi tập trung hơn vào việc thảo luận các vấn đề khác”.

Ông Nersisian, nhà phân tích quân sự tại APRI Armenia, cho biết yếu tố quyết định số phận của căn cứ có thể sẽ phụ thuộc vào việc Armenia cố gắng đa dạng hóa các mối quan hệ an ninh, hay Armenia quyết liệt xích lại gần phương Tây hơn.

“Nếu đó là một phong trào toàn diện hướng tới các đồng minh mới, thì việc đó (đóng cửa căn cứ) có thể xảy ra vào một lúc nào đó”, vị chuyên gia nhận định. “Nếu nó giống như một sự cân bằng của hệ thống hiện có, một sự đa dạng hóa thực sự, thì có lẽ căn cứ sẽ vẫn tồn tại”.

Minh Đức (Theo RFE/RL, Asbarez)





Nguồn

Cùng chủ đề

Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về tiến trình đàm phán hòa bình giữa Azerbaijan và Armenia?

Các Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan ngày 27/8 đã hội đàm tại thủ đô Ankara, trong đó trao đổi về một số vấn đề nổi cộm, đặc biệt là tiến trình đàm phán hòa bình đang diễn ra giữa Baku và Yerevan.

Armenia đình chỉ việc tham gia khối an ninh do Nga dẫn dắt

Armenia đã đình chỉ việc tham gia vào Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu, Thủ tướng Nikol Pashinyan cho biết trong một cuộc phỏng vấn phát sóng trên truyền hình Pháp hôm 22/2. Ông Pashinyan cũng cho biết Azerbaijan, quốc gia mà Armenia đã tham gia 2 cuộc chiến trong 3 thập kỷ qua, đã không tuân thủ các nguyên tắc cần thiết để đạt được một hiệp ước hòa bình...

Mua sắm vũ khí vì “quyền tồn tại của đất nước”, Armenia đề xuất ký thỏa thuận kiểm soát chung với Azerbaijan

"Hãy ký một thỏa thuận kiểm soát vũ khí", là lời đề nghị mới của Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan dành cho Azerbaijan hôm 13/1.

Ngoại trưởng Áo quan ngại trước lệnh phong tỏa Hành lang Lachin

Ngày 18/7, Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg kêu gọi Armenia và Azerbaijan trao đổi về nhiều vấn đề, đặc biệt là việc mở cửa Hành lang Lachin trong thời gian tới.

Tổng thống Iran nói Armenia-Azerbaijan cần làm điều này để tiến tới thỏa thuận hòa bình

Ngày 26/6, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi có cuộc điện đàm với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, trong đó gợi ý hướng đi cho hòa bình Armenia-Azerbaijan.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Hải Phòng

Ngày 20/1, Hội hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc và Hội người Hàn Quốc tại Hải Phòng tổ chức Giao lưu hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc và ra mắt Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hải Phòng. Thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hải Phòng. (Ảnh:...

Ông Trump muốn chấm dứt xung đột Nga

Ông Keith Kellogg, đặc phái viên hòa bình Ukraine do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chọn, cho hay ông Trump đặt mục tiêu chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong vòng 100 ngày kể từ ngày nhậm chức. ...

Vũ khí hạt nhân chiến thuật Nga sắp triển khai có sức công phá bằng 3 lần bom nguyên tử

Ngày 14/6, hãng thông tấn TASS (Nga) đưa tin, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã tiết lộ rằng, vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga đặt tại nước này mạnh gấp 3 lần những quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.

Châu Âu lục đục vì khí đốt Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 22.12 bất ngờ sang thăm Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục đích chính được cho là gia hạn thỏa thuận cung cấp khí đốt. ...

Ông Tập Cận Bình cảnh báo tham nhũng là ‘mối đe dọa lớn nhất’

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 6.1 cảnh báo tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, và thúc giục quyết tâm giải quyết vấn đề này. ...

Cùng chuyên mục

Giải lo cho người tuổi Tỵ

Không ít người ngại sinh con tuổi Tỵ vì một số lý do, nhưng thực tế người sinh năm Tỵ cũng có nhiều điểm có lợi và đã có cả những cá nhân kiệt xuất trên thế giới. ...

Liên đoàn Arab cảnh báo về kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza, Ai Cập tỏ thái độ cứng rắn

Liên đoàn Arab ngày 26/1 cảnh báo về "những nỗ lực đánh bật người Palestine khỏi vùng đất của họ", sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất kế hoạch di dời dân cư ở dải Gaza tới Ai Cập và Jordan.

Tổng thống Zelensky thay chỉ huy đội quân chủ chốt lần 3 trong một năm

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 26.1 đã thay chỉ huy của một đội quân chủ chốt chịu trách nhiệm bảo vệ thành phố Pokrovsk đang có nguy cơ cao rơi vào tay lực lượng Nga. ...

Lãnh đạo Anh – Mỹ điện đàm, nhất trí sớm đối thoại trực tiếp

Hai nhà lãnh đạo Anh-Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa hai bên trong cuộc điện đàm ngày 26/1.

Mỹ và Colombia ăn miếng trả miếng ngay lập tức

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26.1 ra lệnh áp thuế quan và trừng phạt đối với Colombia để trả đũa việc nước này từ chối chấp nhận các chuyến bay trục xuất người di cư. ...

Mới nhất

Cung đường rực rỡ ven sông Sài Gòn

(NLĐO) - Điểm nhấn của đường hoa trên phố đi bộ Bạch Đằng dịp Tết Ất Tỵ 2025 là hình ảnh cánh hoa Dầu - biểu tượng...

Người cuối cùng giữ nghề món ‘mứt nhà nghèo’ xứ Huế

TPO - Mỗi dịp cận kề Tết Nguyên đán, gian bếp nhỏ của bà Lê Thị Tư (86 tuổi, phường Thủy Xuân, TP. Huế) lại thoang thoảng hương thơm ngọt ngào của mứt sắn - một món ăn dân dã nhưng thấm đượm hương vị quê hương mỗi độ xuân về. TPO - Mỗi dịp cận kề...

Phạm Thị Huyền Trang lừa 13.000 người: Loạt kịch bản người Việt mất nghìn tỷ

Phạm Thị Huyền Trang và đồng phạm lừa 1.000 tỷ đồng của 13.000 người dân khiến bao gia đình tan nát. Trước đó là TikToker Mr Pips bị bắt cùng 5.000 tỷ, hay TGĐ Công ty Triệu nụ cười, Tâm Lộc Phát Vàng Anji… Đủ chiêu trò lấy tiền của nạn nhân Ngày 24/1, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết,...

10 cách mặc chân váy ngắn trẻ trung cho Tết

Chân váy ngắn là món thời trang thích hợp để diện trong dịp Tết. ...

Cité de l'Océan của thành phố Biarritz – nơi gắn kết con người và biển cả

Cùng với Thủy cung Biarritz, Cité de l'Océan ở nước Pháp mang lại cho khách tham quan một góc nhìn khoa học, công nghệ, văn hóa và giải trí độc đáo và mới mẻ về thế giới biển.Hang động Lascaux tại Pháp - nơi lưu giữ thông điệp của người tiền sửLàng Biot ở miền Nam nước Pháp: Nơi...

Mới nhất

Bình ổn ngày cận Tết