Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVụ Trường quốc tế AISVN: Có một khoảng trống pháp lý

Vụ Trường quốc tế AISVN: Có một khoảng trống pháp lý


Phó giám đốc Sở Giáo dục vào Đào tạo TP.HCM Lê Thụy Mỵ Châu trao đổi thông tin liên quan trường AISVN tại buổi họp báo chiều 21-3 - Ảnh: Thanhuytphcm.vn

Phó giám đốc Sở Giáo dục vào Đào tạo TP.HCM Lê Thụy Mỵ Châu trao đổi thông tin liên quan trường AISVN tại buổi họp báo chiều 21-3 – Ảnh: Thanhuytphcm.vn

Nhiều vấn đề được đặt ra từ vụ việc tại Trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), khi trường đang gặp khó khăn tài chính khiến nhiều giáo viên đình công và nhiều nhóm phụ huynh viết đơn cầu cứu khắp nơi.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên gia giáo dục độc lập Bùi Khánh Nguyên – người có nhiều năm theo dõi lĩnh vực giáo dục quốc tế – cho rằng ngay cả trong tình huống xấu nhất, quyền được học xuyên suốt của học sinh cần được các bên tính toán kỹ lưỡng.

Luật chưa quy định trường hợp trường học phá sản

* Một trường phổ thông tư thục liệu có thể tuyên bố “phá sản” không, thưa ông?

– Theo tôi biết thì trong Luật Giáo dục lẫn Điều lệ trường phổ thông hiện chưa có quy định về trường hợp trường học phá sản. Điều này có thể do trường công lập vẫn chiếm tỉ lệ áp đảo và giữ vai trò trọng yếu trong nền giáo dục quốc gia.

Tuy nhiên, nếu xét về phương diện trường tư hoạt động như một doanh nghiệp, hoàn toàn tuân theo quy luật thị trường, bao gồm quy luật cung cầu và quy luật đào thải, thì tình huống trường học bị phá sản là hoàn toàn có thể xảy ra.

Ở một số nước như Mỹ cũng có các trường học bị phá sản khi gặp khó khăn tài chính vì không tuyển đủ học sinh hoặc không tìm đủ nguồn tài trợ.

* Trong tình huống xấu nhất trường không thể tiếp tục hoạt động, liệu rằng các học sinh có phải “bơ vơ” vì bỗng nhiên mất chỗ học không, thưa ông?

– Dù tình huống một trường tư thục phá sản về lý thuyết có thể xảy ra, nhưng giáo dục là một lĩnh vực kinh doanh có những điều kiện kèm theo. Do vậy, cơ quan quản lý giáo dục cần đưa ra hướng dẫn để xử lý tình huống phát sinh, ổn định việc học cho học sinh.

Ví dụ cơ quan quản lý giáo dục có thể làm trung gian giới thiệu các trường có chương trình học tương đương để học sinh chuyển tiếp.

Mặt khác, thông thường hệ thống công lập có thể sẵn sàng bảo trợ cho một trường tư nào đó buộc phải phá sản vì khó khăn hoặc buộc phải đóng cửa vì sai phạm.

Nhưng cũng phải thấy rằng với học sinh đã học chương trình quốc tế, ngay cả khi trường công mở cửa hỗ trợ tiếp nhận học sinh, các em hầu như khó có thể theo học chương trình Việt Nam vì không tương thích.

Giáo dục phổ thông khác với các loại hình dịch vụ khác ở chỗ đòi hỏi sự ổn định và liên tục. Ở một mức độ nào đó, giáo dục là một loại “dịch vụ thiết yếu” với trẻ em giống như lương thực, nước uống, điện… do vậy cũng cần có một cơ chế đảm bảo an ninh giáo dục.

Vụ Trường quốc tế AISVN: Có một khoảng trống pháp lý- Ảnh 2.Chuyên gia Bùi Khánh Nguyên

Cần cơ chế phòng ngừa từ xa

Một hoạt động trải nghiệm tại Trường AISVN được tổ chức vào năm 2023 - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Một hoạt động trải nghiệm tại Trường AISVN được tổ chức vào năm 2023 – Ảnh: TRỌNG NHÂN

* Phụ huynh có thể làm gì để đòi quyền lợi của mình trong tình huống này, thưa ông?

– Khi trường tuyên bố đóng cửa, phụ huynh có quyền đòi lại phần học phí chưa sử dụng để có thể chuyển sang học trường khác. Nếu phần học phí đã đóng và đã bị sử dụng, cần phải có cơ quan thanh tra việc sử dụng nguồn lực của trường có sai sót dẫn tới tiền học phí của học sinh bị chiếm đoạt hay không.

Nếu trường chỉ giải trình nguyên nhân do lương giáo viên quá cao là một giải trình chưa hết trách nhiệm, cần phải có sự kiểm tra của cơ quan quản lý hoặc tổ chức kiểm toán độc lập. Về quan hệ dân sự, phụ huynh có quyền khởi kiện pháp nhân nhà trường hoặc cá nhân lãnh đạo quản lý của nhà trường và tham gia vào hội nghị chủ nợ.

* Có thể có những biện pháp phòng ngừa từ xa những sự việc tương tự không, thưa ông?

– Theo tôi, rất cần có cơ chế giám sát chặt chẽ được luật hóa để ngăn chặn bất cứ một tổ chức nào có động cơ không trong sáng, ví dụ muốn dựng lên một mô hình giáo dục, thu tiền trước của học sinh rồi sau đó “rút ruột” nguồn lực của trường và tìm cách phá sản theo quy trình “trách nhiệm hữu hạn”.

Tôi cũng đặt câu hỏi với các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ở đây. Họ đã kiểm định trường như thế nào? Kết quả kiểm định của trường ra sao? Phụ huynh có quyền được biết kết quả đó hay đó là thông tin “bí mật” của nhà trường?

Theo tôi biết, các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục các trường quốc tế như CIS (Hội đồng các trường quốc tế) và WASC (Hiệp hội các trường miền Tây nước Mỹ) đều có những tiêu chí kiểm định chặt chẽ, trong đó bao gồm cả những nội dung về quản trị trường học và nguồn lực tài chính.

Trường học không có chức năng đầu tư tài chính

* Phụ huynh đóng một khoản tiền lớn từ trước, có thể lên tới vài tỉ, sau đó con nhận được ưu đãi học phí hoặc được hoàn tiền sau khi hết học. Từ vụ việc lần này, nhiều người tiếp tục đặt ra câu hỏi về mức độ rủi ro khi tham gia các gói đầu tư này. Quan điểm của ông thế nào?

– Các gói đầu tư giáo dục vẫn là các gói đầu tư có rủi ro, thậm chí có những gói rủi ro rất cao. Sự rủi ro nằm ở chuyện phụ huynh phải đóng tiền trước. Có những gói thu tiền trước của học sinh tới 12 năm hoặc 15 năm.

Trong khi đó, pháp nhân của trường học là “công ty trách nhiệm hữu hạn” – người chủ trường có thể không phải chịu trách nhiệm trên phần tài sản cá nhân của họ trong trường hợp phá sản, cộng thêm việc không có gói bảo hiểm cho các khoản “tiền gửi” này, hay các quỹ trích lập dự phòng bắt buộc trong giáo dục nên rủi ro luôn nằm ở phía người đầu tư (tức là phụ huynh).

Để bảo vệ họ, chỉ có công cụ pháp luật rõ ràng mới có thể ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro. Hiện nay trước mắt, tôi thấy đã có chỉ đạo không cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học thu học phí dài hạn, theo sau một số sự vụ các trung tâm ngoại ngữ thông báo phá sản.

Điều này là hợp lý và có thể áp dụng cho các trường, ví dụ trường học không được phép thu học phí trước quá một năm học. Bởi vì khi thu trước học phí nhiều hơn một năm học, về bản chất đó là thỏa thuận đầu tư trước và một trường học thông thường không có chức năng đầu tư tài chính như vậy.



Nguồn

Cùng chủ đề

Lùm xùm ở trường đắt tiền, phụ huynh nhà giàu cũng “khóc”

(Dân trí) - Hàng loạt vụ việc lùm xùm trong năm 2024 ở một số trường quốc tế, trường đắt đỏ gây xôn xao dư luận. Giáo viên "đình công", chủ tịch trường bị treo băng rôn đòi nợ, vụ việc Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) nợ phụ huynh hơn 3.200 tỷ đồng kéo dài hơn một năm tiếp tục gây xôn xao.Sự việc vỡ lở từ tháng 9 năm ngoái, khi có nhiều phụ huynh treo băng...

Chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP HCM về vụ việc Trường Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn

(NLĐO)- Chủ tịch UBND TP HCM giao Sở GD-ĐT phối hợp các ban, ngành liên quan đảm bảo quyền lợi cho học sinh Trường Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn sớm ổn định học tập ...

Sở GD&ĐT TPHCM thông tin Trường quốc tế Saigon Star chưa được cấp phép

(Dân trí) - Sở GD&ĐT TPHCM vừa chính thức thông tin sự việc Trường quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (Saigon Star) phải ngưng hoạt động do bị cưỡng chế đất, chưa được cấp phép hoạt động giáo dục. Cụ thể, về thông tin Trường quốc tế Ngôi sao Sài Gòn không có tên trong danh mục các trường ngoài công lập do Sở GD&ĐT TPHCM quản lý nhưng vẫn tồn tại gần nhiều năm qua, Sở GD&ĐT TPHCM cho...

Trường quốc tế SaiGon Star hoạt động trái phép, Sở GD&ĐT 4 lần mời làm việc bất thành

TPO - Liên quan đến việc Trường quốc tế ngôi sao Sài Gòn (SaiGon Star) đang hoạt động thì bị thu hồi đất, Sở GD&ĐT TPHCM cho hay, đơn vị này đã 4 lần mời đại diện nhà trường lên làm việc để phối hợp giải quyết nhưng bất thành. TPO - Liên quan đến việc Trường quốc tế ngôi sao Sài Gòn (SaiGon Star) đang hoạt động thì bị thu hồi đất, Sở GD&ĐT TPHCM cho hay, đơn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thị trường hoa Tết Ất Tỵ: Ai thắng, ai thua?

Thị trường hoa Tết 2025 "chật vật" hơn khi người tiêu dùng duy trì xu hướng tiết kiệm sau một năm kinh tế nhiều biến động. Cũng theo ông Minh, những lô bán mai cạnh ông năm nay cũng trong tình trạng tương tự...

Vừa khai trương quán cơm chay đã nhận cuộc gọi lừa đảo nhiều hơn số ngày mở cửa

Vừa mở quán cơm chay, chủ tiệm ở Đà Nẵng đã nhận được cuộc gọi lừa đảo nhiều hơn số ngày mở cửa. Đã cảnh báo nhưng nhiều người vẫn bị lừaTrao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo Phòng Tuyên truyền - Hỗ...

Phát hiện ‘núi’ bánh kẹo đổ trong bãi rác La Phù, lãnh đạo huyện Hoài Đức nói gì?

Hàng loạt bánh kẹo được đổ thành 'núi' trong một bãi rác thuộc Khu công nghiệp La Phù (xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội), UBND huyện Hoài Đức nói sẽ 'đi đến cùng sự việc'. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối...

Mỹ tăng mạnh thâm hụt thương mại trong tháng trước khi ông Trump nhậm chức

Thâm hụt thương mại Mỹ tăng mạnh trong tháng 12-2024 khi hàng hóa từ các quốc gia tranh thủ đổ vào trước khi ông Trump nhậm chức và bắt đầu áp thuế cao. Thâm hụt thương mại của Mỹ tăng mạnh trong tháng 12-2024,...

Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới chỉ lý do khiến dự báo nhu cầu vàng tăng năm nay

Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới cho rằng những bất ổn về địa chính trị và kinh tế vĩ mô có thể sẽ là những tình huống xảy ra thường xuyên năm nay, và làm tăng nhu cầu về vàng như một tài sản lưu trữ của cải và phòng ngừa rủi ro. ...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Nữ thiên tài đứng sau DeepSeek, chinh phục các “ông lớn” công nghệ

La Phúc Nhài không chỉ là một nhà khoa học nữ xuất sắc mà còn là hình mẫu truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ đam mê công nghệ. ...

Hơn 4.000 giáo viên Hà Nội gửi tâm thư mong điều chỉnh chính sách thu nhập tăng thêm

"Tôi cũng là viên chức Thủ Đô nhưng không được hưởng chế độ Nghị quyết 46 của HĐND Thành Phố như các viên chức khác, tôi thấy bất công quá", một giáo viên bày tỏ. ...

4 ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2025: Bắt đầu nhận đăng ký gian tư vấn

Từ sáng nay 4-2, ban tổ chức bắt đầu nhận đăng ký gian tư vấn của các đơn vị giáo dục tham gia bốn ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 tại TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ và Hà Nội. Bốn...

Hàng loạt lớp học thêm dừng hoạt động

TP - Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm có hiệu lực đã tác động đáng kể tới giáo viên và nhà trường. TP - Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm có hiệu lực đã tác động đáng kể tới giáo viên và nhà trường. Chuyển sang học trực tuyến Chị Nguyễn Thi Hương (Nam Định) cho biết, ngay trước khi nghỉ Tết nguyên đán, giáo viên dạy môn Toán của...

Cùng chuyên mục

Học sinh, phụ huynh Hà Nội sốt ruột ngóng môn thi thứ ba vào lớp 10

Năm đầu tiên thi lớp 10 theo chương trình mới, quy chế mới và cả thay đổi lớn về ôn tập, dạy thêm nhưng đến nay học sinh Hà Nội vẫn chưa biết kế hoạch tuyển sinh lớp 10 thế nào. ...

Người dân tỉnh/thành nào kết hôn muộn nhất?

Năm 2023, độ tuổi kết hôn của người dân địa phương này đã vượt quá 30, cao hơn mức trung bình cả nước. ...

Việt Nam khẳng định bước tiến mạnh mẽ trong giáo dục số

Tổ chức Khan Academy (trụ sở tại Silicon Valley, Hoa Kỳ) vừa công bố rằng trong năm 2024, Việt Nam đã chính thức vươn lên vị trí thứ hai toàn cầu (ngoại trừ Hoa Kỳ) về số lượng người dùng trên nền tảng học trực tuyến miễn phí Khan Academy, đứng sau Brazil. Đây là một bước tiến lớn, thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy giáo dục và chuyển đổi số tại Việt Nam.

Từ công nhân nhà máy trở thành giảng viên ở tuổi 21

TRUNG QUỐC - Từng trượt cấp 3 và nghỉ học đi làm ở tuổi 15, sau 5 năm nỗ lực, hiện Khương Vũ Hà là giảng viên Trường Trung cấp chuyên nghiệp Kỹ thuật Hóa học Hà Nam. Khương Vũ Hà sinh năm 2002 ở Hà Nam (Trung Quốc). Năm 2017, tham gia kỳ thi cấp 3 nhưng không đỗ, Vũ Hà quyết định nghỉ học, đến Quảng Đông làm công nhân dây chuyền trong nhà máy, mặc cho bố...

Giáo viên với 3 kì vọng về giáo dục cho năm mới 2025

TPO - Năm mới luôn là dịp để nhìn lại, suy ngẫm và hướng về tương lai với hi vọng đổi mới và phát triển. Là nhà giáo, họ mong muốn năm 2025 sẽ có những bước tiến đáng kể trong giáo dục, đặc biệt ở những khía cạnh quan trọng: sự phân luồng giáo dục phổ thông, thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học, các kì thi cấp quốc gia và quốc tế. TPO -...

Mới nhất

Người dân tỉnh/thành nào kết hôn muộn nhất?

Năm 2023, độ tuổi kết hôn của người dân địa phương này đã vượt quá 30, cao hơn mức trung bình cả nước. ...

Việt Nam khẳng định bước tiến mạnh mẽ trong giáo dục số

Tổ chức Khan Academy (trụ sở tại Silicon Valley, Hoa Kỳ) vừa công bố rằng trong năm 2024, Việt Nam đã chính thức vươn lên vị trí thứ hai toàn cầu (ngoại trừ Hoa Kỳ) về số lượng người dùng trên nền tảng học trực tuyến miễn phí Khan Academy, đứng sau Brazil. Đây là một bước tiến lớn, thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy giáo dục và chuyển đổi số tại Việt Nam.

Từ công nhân nhà máy trở thành giảng viên ở tuổi 21

TRUNG QUỐC - Từng trượt cấp 3 và nghỉ học đi làm ở tuổi 15, sau 5 năm nỗ lực, hiện Khương Vũ Hà là giảng viên Trường Trung cấp chuyên nghiệp Kỹ thuật Hóa học Hà Nam. Khương Vũ Hà sinh năm 2002 ở Hà Nam (Trung Quốc). Năm 2017, tham gia kỳ thi cấp 3 nhưng không đỗ,...

“Làng chài miền Tây” trên cao nguyên

Lòng hồ thủy điện Sê San diện tích khoảng 56 km2, nằm giữa 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. ...

Mới nhất